Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về hỗ trợ tư pháp đối với hoạt động của trọng tài thương mại - Pdf 27

MỤC LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................19
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT............................................................................................................................19
SÁCH, BÁO, TẠP CHÍ:...............................................................................................................................................20
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ:...................................................................................................................................20
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau hơn 20 năm đổi mới và mở cửa thị trường theo chủ trương của Đảng cộng
sản Việt Nam đề xướng từ Đại hội VI (12/1986), Việt Nam bắt đầu thực hiện mô hình
kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được
nhiều kết quả và thành tựu đáng kể, đem lại những thành quả to lớn về kinh tế và xã
hội. Nền kinh tế nước ta có những chuyển biến tích cực, hợp tác và giao lưu thương mại
ngày càng phát triển. Song cũng trong bối cảnh kinh tế đó, các quan hệ thương mại
ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp. Các quan hệ này không chỉ được thiết lập giữa
các chủ thể kinh doanh trong nước mà còn mở rộng đến các cá nhân, tổ chức nước
ngoài. Chính vì vậy, tranh chấp xảy ra trong thương mại là điều không thể tránh khỏi và
cần được quan tâm giải quyết kịp thời.
Pháp luật Việt Nam nói chung, cũng như pháp luật thương mại nói riêng đã quy
định nhiều hình thức giải quyết tranh chấp như: thương lượng, hoà giải, toà án hay
trọng tài. Trên thế giới, phương thức giải quyết bằng trọng tài được áp dụng rất rộng rãi
nhưng ở Việt Nam thì phương thức giải quyết tranh chấp này vẫn còn những hạn chế
nhất định. Nguyên nhân chủ yếu là do pháp luật nước ta còn những quy định chưa phù
hợp và chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu thực tế, trong đó tiêu biểu là các quy định về việc
hỗ trợ tư pháp đối với hoạt động của trọng tài thương mại trong quá trình giải quyết
tranh chấp. Tuy nhiên nước ta đang từng bước hoàn thiện phương thức giải quyết tranh
chấp bằng con đường trọng tài, tiêu biểu là sự ra đời của Luật trọng tài thương mại năm
2010 cơ bản đã khắc phục được những điểm chưa phù hợp của Pháp lệnh trọng tài
thương mại năm 2003.
Nước ta đang thực hiện chủ trương khuyến khích giải quyết tranh chấp bằng con
đường trọng tài thương mại khi phát sinh tranh chấp giữa các bên. Vấn đề trên xuất phát
từ nhu cầu của các chủ thể kinh doanh, các thể nhân, pháp nhân muốn giải quyết việc

Luận văn trình bày gồm những phần:
− Mục lục.
− Lời mở đầu.
− Chương 1: Khái quát chung về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và sự cần
thiết của việc hỗ trợ tư pháp đối với hoạt động của trọng tài thương mại.
− Chương 2: Cơ sở lý luận và pháp lý về việc hỗ trợ tư pháp đối với hoạt động của
trọng tài thương mại.
− Chương 3: Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về hỗ trợ tư pháp đối
với hoạt động của trọng tài thương mại.
− Kết luận vấn đề.
− Danh mục tài liệu tham khảo.
Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI
VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC HỖ TRỢ TƯ PHÁP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
1.1 Khái quát chung về trọng tài thương mại
1.1.1 Khái niệm trọng tài thương mại
Trọng tài là thể thức giải quyết tranh chấp theo đó các bên đưa những tranh chấp
ra trước một trọng tài viên hoặc ủy ban trọng tài để giải quyết và trọng tài sau khi xem
xét vụ việc sẽ đua ra một phán quyết ràng buộc các bên tranh chấp. Giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài thương mại là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt của
trọng tài viên, với tư cách là một bên tứ ba độc lập nhằm chấm dứt các xung đột bằng
cách đưa ra một phán quyết buộc các bên tham gia tranh chấp phải thực hiện.
Theo Pháp lệnh trọng tài thương mại được Ủy ban thường vụ Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XI thông qua ngày 25 tháng 2 năm 2003, có
hiệu lực ngày 01 tháng 07 năm 2003 (PLTTTM 2003) được hiểu là: Trọng tài là
phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên
thỏa thuận và tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng do Pháp lệnh này quy định.
Theo Luật trọng tài thương mại 2010 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010, có hiệu

Thứ ba, theo pháp luật của nhiều nước và theo pháp luật Việt Nam điều ghi nhận
sự hỗ trợ của Tòa án đối với việc tổ chức và hoạt động của trọng tài thương mại. Tòa án
hỗ trợ trọng tài về các nội dung như: thông qua trình tự, thủ tục công nhận và cho thi
hành quyết định của trọng tài thương mại, Tòa án đảm bảo các quyết định của trọng tài
thương mại được thực thi trên thực tế khi các bên tranh chấp không tự nguyện thi hành,
Tòa án hỗ trợ trọng tài trong việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, kê biên tài
sản, cấm chuyển dịch quyền sở hữu tài sản đang tranh chấp, chỉ định trọng tài viên.
Nhìn chung, mỗi quốc gia áp dụng các quy tắc tố tụng trọng tài khác nhau nhưng về cơ
bản các quy tắc này cũng có nhưng điểm chung do hầu hết các trung tâm trọng tài trên
thế giới đều xây dựng dựa trên khuôn mẫu của Luật trọng tài mẫu UNCITRAL
1
.
Thứ tư, trọng tài thương mại tồn tại dưới hai hình thức cơ bản đó là trọng tài vụ
việc và trọng tài quy chế.
Thứ năm, phán quyết của trọng tài thương mại có giá trị chung thẩm và không
thể kháng cáo trước bất kì cơ quan, tổ chức nào. Trọng tài chỉ xét xử 1 lần và phán
quyết có giá trị chung thẩm, và nếu không bị hủy thì phán quyết được chuyển sang ngay
Cơ quan thi hành án. Đó chính là lý do doanh nghiệp thích giải quyết tranh chấp bằng
trọng tài vì tranh chấp được giải quyết rất nhanh. Hai bên có thể thỏa thuận yêu cầu
trọng tài giải quyết trong 1 - 2 tháng, còn nếu đưa ra Tòa án có thể mất vài năm.
1.1.3 Phân loại trọng tài thương mại
Nhìn chung, trọng tài ở nhiều nước trên thế giới thường tổ chức dưới hai hình
thức là trọng tài Ad-hoc (trọng tài vụ việc) và trọng quy chế (trọng tài thường trực).
Trọng tài Việt Nam cũng được phân thành hai hình thức bao gồm:
Trọng tài Ad-hoc (trọng tài vụ việc): là hình thức trọng tài do các bên thành lập
để giải quyết cho từng vụ tranh chấp mà họ yêu cầu. Sau khi vụ việc đã được giải quyết
xong thì trọng tài Ad-hoc sẽ tự giải tán.
1
Luật trọng tài mẫu quốc tế của UNCITRAL thông qua tháng 12/1966 tại khóa họp thứ XXI Đại hội đồng liên
hiệp quốc.

Sự ra đời của trọng tài thương mại là một tất yếu trong việc đa dạng hoá các cơ
quan giải quyết tranh chấp phát sinh trong vấn đề kinh tế. Theo đó, các nước trên thế
giới nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng, ngoài Toà án, đều có một cơ quan tài
phán khác là trọng tài thương mại.
Trọng tài thương mại giúp giải quyết nhanh gọn và hiệu quả các tranh chấp góp
phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong mỗi quốc gia, và trên phạm vi quốc tế. Ở nước
ta hiện nay, việc mở rộng khả năng, cơ hội cho các nhà sản xuất kinh doanhthì việc sử
dụng trọng tài để giải quyết tranh chấp sẽ thúc đẩy quá trình hội nhập của Việt Nam với
cộng đồng quốc tế, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh
phát triển kinh tế xã hội.
1.2 Khái quát chung về giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của phương thức giải quyết tranh chấp
thương mại bằng trọng tài
1.2.1.1 Sự hình thành và phát triển của trọng tài trước khi có Luật trọng tài
thương mại 2010
1.2.1.1.1 Giai đoạn trước khi PLTTTM 2003 có hiệu lực
Trước khi có PLTTTM 2003, ở Việt Nam tồn tại hai loại hình trọng tài,
bao gồm trọng tài kinh tế nhà nước và trọng tài phi Chính phủ.
• Đối với trọng tài kinh tế nhà nước
Trọng tài kinh tế nhà nước là mô hình trọng tài do Nhà nước lập ra, có
có chức năng giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các hợp đồng kinh tế của các doanh
nghiệp nhà nước
2
. Như vậy, thực chất, trọng tài kinh tế nhà nước là cơ quan của Nhà
nước, vừa thực hiện chức năng quản lý kinh tế, vừa thực hiện chức năng giải quyết các
tranh chấp kinh tế giữa các tổ chức kinh tế nhà nước. Mô hình này được hình thành đầu
tiên bằng Nghị định số 20/TTg
3
ngày 14/4/1960. Sau đó, được nâng lên bằng Pháp lệnh
trọng tài kinh tế nhà nước năm 1990

Luật tổ chức Tòa án
thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh trong mua bán ngoại thương và hoạt
động hàng hải có ít nhất một bên là chủ thể nước ngoài. Chuyển sang nền kinh tế thị
trường, Hội đồng trọng tài ngoại thương và Hội đồng trọng tài hàng hải được hợp nhất
lại và đổi tên thành Trung tâm trọng tài thương mại quốc tế Việt Nam (VIAC) đặt bên
cạnh Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam bởi Quyết định 204-TTg ngày
28/4/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Trung tâm trọng tài quốc tế Việt
Nam bên cạnh Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam.
o Trung tâm trọng tài kinh tế
Hàng loạt các trung tâm trọng tài kinh tế ra đời sau khi Nghị định
116/CP
6
có hiệu lực. Có năm trung tâm trọng tài được thành lập theo Nghị định này: 02
trung tâm trọng tài tại thành phố Hà Nội, 01 trung tâm trọng tài tại thành phố Hồ Chí
Minh, 01 trung tâm trọng tài tại thành phố Cần Thơ và 01 trung tâm trọng tài tại tỉnh
Bắc Giang).
Như vậy, tuy các trung tâm trọng tài được thành lập theo Nghị định
116/CP mang bản chất là hình thức trọng tài phi Chính phủ, nhưng lại chịu sự điều
chỉnh của nhiều văn bản khác nhhau. Cụ thể, VIAC hoạt động theo Quyết định
204/TTg, còn 05 trung tâm trọng tài lại được thành lập và hoạt đọng theo quy định của
Nghị định 116/CP. Tuy nhiên, các văn bản pháp luật điều chỉnh ở giai đoạn này đều có
giá trị pháp lý thấp, mới dừng ở mức cao nhất là Nghị định. Nội dung văn bản còn
nhiều bất cập, thiếu đồng bộ và chưa có cơ chế bảo đảm cần thiết để hành hành có hiệu
quả. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng do cơ bản là do được ban
hành trong bối cảnh nước ta đang chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền
kinh tế thị trường thì đây là một khái niệm hoàn toàn mới, chưa hề có trong thực tiễn
Việt Nam. Đã có thời chúng ta loay hoay với những khái niệm như thế nào là trọng tài
kinh tế, trọng tài thương mại, tiêu chí nào để xác định đó là tranh chấp khinh tế, tranh
chấp kinh doanh hay tranh chấp thương mại
7


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status