Giáo viên chủ nhiệm với công tác xây dựng tâm lý tích cực cho học sinh có biểu hiện rối nhiễu - Pdf 14

Giáo viên chủ nhiệm với công tác xây dựng tâm lý tích cực cho học sinh có biểu hiện rối nhiễu
tâm lí bậc Trung học cơ sở
A. MỞ ĐẦU
Trong các lĩnh vực khoa học nghiên cứu về con người thì nghiên cứu về tâm lí từ
lâu đã trở thành một đề tài được rất nhiều người quan tâm trong đó có các nhà giáo
dục học. Đối tượng chính để các nhà giáo dục học nghiên cứu đó chính là tâm lí học
sinh trong đó có học sinh trung học cơ sở. Có một nhà sư phạm nổi tiếng của nước
ngoài đã từng nói rằng: “Điều quan trọng nhất đối với nhà giáo là phải hiểu người
rồi mới dạy người”. Còn nhà giáo dục nổi tiếng V.A. Xukhômlinxki cũng từng khẳng
định: “Muốn giáo dục con người về mọi mặt thì trước tiên cần tìm hiểu con người về
mọi mặt như thế”. Lời khẳng định của nhà giáo dục ấy có ý muốn nói rằng: để tác
động đến người học có hiệu quả nhất thì nhất định người giáo viên phải tìm hiểu tâm
lí người học. Chính vì thế những tri thức cơ bản về đặc điểm phát triển tâm lí học sinh
là thực sự cần thiết đối với tất cả các nhà giáo dục, từ nhà quản lí đến người trực tiếp
giảng dạy, chủ nhiệm học sinh.
Trên thế giới, người đầu tiên đặt nền móng cho việc nghiên cứu về vai trò của
giáo dục đối với sự hình thành và phát triển tâm lí học sinh thì phải kể đến công trình
nghiên cứu của nhà giáo dục I. M. Xêtrênôp. Công trình này đã tạo ra hứng thú và
góp phần thúc đẩy việc tìm hiểu nghiên cứu về tâm lí học sinh của các nhà giáo dục
khác được phát triển mạnh mẽ hơn.
Bên cạnh thành tựu trên còn có các công trình nghiên cứu về tâm lí học sinh của
các nhà giáo dục khác cũng rất nổi tiếng như: “Qui luật tâm lí” của Weber và Feiner,
“Trí nhớ” của Ebbi nhauz, “Cảm giác và vận động” của W. Wundt,… Ngoài ra còn
có những tác phẩm đầu tiên về tâm lí học sư phạm như: “Tâm lí học sư phạm” của
nhà giáo dục, nhà tâm lí học người Nga P.P. Karterv, “Nói chuyện với các nhà giáo
viên về tâm lí học” của nhà tâm lí học Mỹ W. James,… đã mở ra triển vọng cho sự
phát triển ngành khoa học nghiên cứu về tâm lí của học sinh.
Đến năm 1906, ở Nga tổ chức “hội nghị tâm lí học sư phạm” lần thứ nhất đã diễn
ra tại Peterburg. Các nhà giáo dục học và tâm lí học có mặt tại hội nghị này cho rằng:
Cần phải chỉ ra nguồn gốc phát triển tâm lí trong quan hệ của nó với quá trình dạy
học. Chính vì thế nhà giáo dục học Mararencô đã khẳng định rằng: “Nhà giáo dục

được rằng mình chưa đủ khả năng. Mâu thuẫn này được tạo ra từ những thay đổi lớn
trong tâm lí học sinh.
Bên cạnh đó lứa tuổi này các em cũng đang đứng trước một thử thách rất lớn của
cuộc sống. Đó là sự phát triển rất nhanh của thế giới nói chung và của Việt Nam nói
riêng về mọi mặt: kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ,… kéo theo các mối quan hệ
con người này càng đa dạng, phức tạp. Chính vì thế đời sống tâm lí của học sinh nói
chung và học sinh trung học cơ sở nói riêng đang có nhiều biến động to lớn với nhiều
biểu hiện đáng lo ngại. Các em thường có những biểu hiện của trạng thái rối nhiễu
tâm lí như: trầm cảm, rối loạn lo âu, chống đối không tuân thủ, gây hấn,…Những biểu
hiện đó nếu không được điều chỉnh, giải tỏa kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả đáng tiếc ảnh
hưởng đến học tập, khó tiếp thu kiến thức, kết quả kém, chán học, bỏ học,… Vậy câu
hỏi đặt ra là làm thế nào để học sinh có khó khăn về mặt tâm lí như trên có thể nhận ra
chính mình, từ đó thay đổi hành vi, thái độ, tự tái lập lại thế cân bằng tâm sinh lí của
bản thân theo hướng tích cực hơn, ở trình độ cao hơn? Đây cũng chính là vấn đề đáng
quan tâm của những người làm nghề giáo dục mà đặc biệt là những giáo viên chủ
nhiệm – những người luôn trực tiếp đồng hành với các em.
2
Giáo viên chủ nhiệm với công tác xây dựng tâm lý tích cực cho học sinh có biểu hiện rối nhiễu
tâm lí bậc Trung học cơ sở
Xuất phát từ cơ sở lí luận trên cùng với việc nhận thấy sự cần thiết của vấn đề cần
làm, bản thân cũng là một giáo viên cấp trung học cơ sở và đã từng có nhiều năm
được ban lãnh đạo nhà trường tin tưởng phân công làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi
nhận thấy rằng: là một giáo viên chủ nhiệm ngoài các chức năng: quản lí, giáo dục,
dạy học, giáo viên còn có thêm chức năng tư vấn tâm lí hoặc xây dựng tâm lí tích cực
cho những em có biểu hiện rối nhiễu tâm lí. Muốn như vậy thì giáo viên phải nắm
chắc được bản chất, nguyên nhân của từng loại biểu hiện rối nhiễu tâm lí để từ đó đề
ra các giải pháp, góp phần xây dựng tâm lí tích cực cho các em. Vì thế tôi quyết định
lựa chọn đề tài “Giáo viên chủ nhiệm với công tác xây dựng tâm lí tích cực cho học
sinh có biểu hiện rối nhiễu tâm lí bậc trung học cơ sở”. Đề tài đã được thể nghiệm
tại trường trung học cơ sở nơi tôi công tác và bước đầu đã thu được một số kết quả

học sinh trung học cơ sở nói riêng đã và đang phải chịu áp lực rất nhiều phía từ gia
đình, nhà trường và xã hội. Chính vì thế khiến nhiều em đã quá căng thẳng và dẫn đến
hiện tượng rối nhiễu tâm lí.
Qua các phương tiện thông tin đại chúng cho thấy, tình trạng học sinh lứa tuổi
thiếu niên có biểu hiện rối nhiễu tâm lí ngày càng tăng, trong đó những biểu hiện
thường gặp nhất là trầm cảm, rối loạn lo âu, chống đối không tuân thủ, gây hấn,…
Theo thống kê của viện sức khỏe tâm thần cho biết, nước ta có khoảng 3- 6% dân số
mắc bệnh trầm cảm trong đó chủ yếu là lứa tuổi học sinh trung học cơ sở. Còn số liệu
của bệnh viện tâm thần trung ương năm 2005 cho thấy trong tổng số 5.000 người có
biểu hiện bất thường khi đến khám thì có tới 30% là học sinh trung học cơ sở. Theo
điều tra của bệnh nhi trung ương tại một số trường trung học cơ sở thì cũng có tới
20% học sinh lo lắng, có biểu hiện của bệnh rối loạn tâm trí hay còn gọi là trầm cảm.
4
Giáo viên chủ nhiệm với công tác xây dựng tâm lý tích cực cho học sinh có biểu hiện rối nhiễu
tâm lí bậc Trung học cơ sở
Trên đây quả thật là những con số đáng lo ngại, đáng để cho mọi người phải quan
tâm. Bên cạnh đó, số học sinh mắc chứng rối loạn lo âu cũng đáng phải báo động.
Hiện nay, cả nước có khoảng 10% học sinh mắc bệnh. Với căn bệnh này, nếu để kéo
dài và không được tư vấn kịp thời, đúng cách thì sẽ dẫn đến lo âu bệnh lí và cũng là
nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm và rối loạn tâm thần thực sự.
Quả thật với những vấn đề rối nhiễu tâm lí như trên nếu không được điều chỉnh
kịp thời sẽ ảnh hưởng đến học tập của học sinh và kéo theo những hậu quả khó lường.
Đây chính là vấn đề nan giải không những đối với gia đình, toàn xã hội mà còn là thử
thách rất lớn đối với ngành giáo dục khi những mầm non tương lai của đất nước đang
đứng trước bờ vực của sự mất cân bằng về trạng thái tâm lí.
b. Thực trạng học sinh trung học cơ sở tỉnh, huyện và tại trường địa phương nơi
công tác.
Năm học 2012- 2013 đối với cấp trung học cơ sở thuộc tỉnh Nghệ An nói chung
và địa bàn huyện Đô Lương nói riêng đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận.
Chúng ta thực sự vui mừng vì qua “kì thi học sinh giỏi quốc gia năm 2013 tỉnh có 95

- Năm học 2011- 2012, một em học sinh lớp 8 trường THCS Thái Sơn- Đô Lương-
Nghệ An khi bị mẹ hỏi có lấy tiền của mẹ không, sau đó vì tính tự ái em đã treo cổ
trên cành xoan trong vườn tự vẫn.
Riêng trường trung học cơ sở tại địa phương- nơi tôi công tác, tuy chưa đến mức
nghiêm trọng như những vụ việc nói trên, nhưng qua công tác giảng dạy và chủ nhiệm
lớp, tôi nhận thấy một số em có những biểu hiện rối nhiễu tâm lí như: biểu hiện của
chứng trầm cảm, rối loạn lo âu, chống đối không tuân thủ, gây hấn. Đây là những rối
loạn tâm lí thường hay xảy ra khi học sinh có ức chế đối với một vấn đề nào đó trong
cuộc sống. Với vai trò, trách nhiệm của một giáo viên chủ nhiệm trực tiếp giảng dạy,
quản lí, giáo dục các em, tôi nhận thấy mình cần phải xây dựng tâm lí tích cực cho các
em, giúp các em từ bỏ những suy nghĩ tiêu cực, có thêm niềm tin, nghị lực sống, giúp
cho việc học tập được tốt hơn.
2. Thực trạng công tác chủ nhiệm trong việc xây dựng tâm lí tích cực cho những
học sinh có biểu hiện rối nhiễu tâm lí.
a. Ưu điểm:
* Đối với giáo viên:
Ngoài những nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm lớp đã được quy
định trong điều 31, điều lệ trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông và
Trung học phổ thông nhiều cấp học ban hành kèm theo thông tư số 12/2011/TT-
BGDĐT ngày 28/3/2011 thì giáo viên chủ nhiệm lớp hiện nay còn có quyền được tư
vấn, tham vấn, hỗ trợ cho những học sinh có khó khăn về mặt tâm lí và những người
có tác động tiêu cực đến tâm lí học sinh. Vấn đề này đã được nêu rõ tại điều 16 mục 1
và điều 31 mục 6 của điều lệ Trường trung học, Trung học phổ thông nhiều cấp học.
Từ những quy định cụ thể của điều lệ cho thấy giáo viên chủ nhiệm là người được
ưu tiên hơn giáo viên bộ môn khác ở chỗ họ được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ tư
vấn và có thể tư vấn cho học sinh khi cần thiết.
Quá trình tư vấn xây dựng tâm lí tích cực cho học sinh, giáo viên còn nhận được
sự động viên, ủng hộ, quan tâm kịp thời của ban lãnh đạo nhà trường. Đây cũng là
điều kiện thuận lợi để giáo viên hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
6

chủ nhiệm trường bạn, tôi nhận thấy rằng lí do ngại tư vấn tâm lí cho học sinh của các
giáo viên chủ nhiệm là xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Ý kiến thứ nhất họ cho rằng
công việc chủ nhiệm hiện nay đã quá nhiều việc, thêm một chức năng tư vấn nữa liệu
có làm được không, đây quả là một vấn đề quá tải đối với giáo viên. Ý kiến thứ hai
cho rằng những đặc thù mang tính quy luật trong sự phát triển tâm lí học sinh gây ra
những khó khăn nhất định cho giáo viên chủ nhiệm trong việc xác định, phân loại
những học sinh có biểu hiện rối nhiễu tâm lí. Đây cũng là một lứa tuổi có tâm sinh lí
7
Giáo viên chủ nhiệm với công tác xây dựng tâm lý tích cực cho học sinh có biểu hiện rối nhiễu
tâm lí bậc Trung học cơ sở
thay đổi bất thường, một lứa tuổi thực sự khó bảo. Một số ý kiến khác lại xuất phát từ
việc tiếp cận phụ huynh học sinh. Do nhận thức còn hạn hẹp nên một số phụ huynh
khi giáo viên đề cập đến vấn đề của con em mình thì họ tỏ ra phẫn nộ, từ chối hợp tác
hoặc nói những lời thiếu khiếm nhã tới giáo viên. Một số phụ huynh khác do gánh
nặng cơm áo gia đình cho nên họ khoán hẳn con cái cho giáo viên chủ nhiệm muốn
làm sao thì làm. Chính vì thế vấn đề xây dựng tâm lí tích cực cho học sinh có biểu
hiện rối nhiễu tâm lí hiện nay vẫn còn tồn tại những khó khăn nhất định.
Ngoài ra một số giáo viên chủ nhiệm khi học sinh có vấn đề tâm lí cần chia sẻ thì
giáo viên lại tỏ ra lúng túng vì chưa tìm hiểu sâu về nghiệp vụ tư vấn tâm lí, hoặc trò
cần chia sẻ thì giáo viên lại có tiết dạy.
* Đối với học sinh:
Khi được giáo viên chủ nhiệm quan tâm, hỏi han và tỏ ý muốn giúp đỡ thì các em
lại ngại chia sẻ tâm sự của mình, thậm chí có em còn phản ứng bằng cách sống thu
mình, ngại giao tiếp, ngại tham gia các phong trào của đội, trường, các hoạt động xã
hội khác,…
* Đối với nhà trường:
Mặc dù chức năng tư vấn, tham vấn hỗ trợ học sinh có khó khăn về tâm lí đã được
BGD và ĐT chỉ thị cho các trường học thực hiện từ năm 2005 nhưng ở một số trường
học hiện nay vẫn chưa có giáo viên tư vấn tâm lí chuyên trách. Bên cạnh đó cơ sở vật
chất như phòng tư vấn tâm lí chưa có hoặc chưa được đảm bảo. Hơn nữa do ngân

hành trang tốt nhất để bước vào đời. Thế nhưng theo tôi mỗi giáo viên chúng ta cần
nhận thức đúng, đủ vai trò, trách nhiệm của mình đó là ngoài các chức năng dạy học,
giáo dục, quản lí học sinh thì chúng ta còn phải nâng cao vai trò trách nhiệm của mình
trong việc giúp đỡ những học sinh có khó khăn về tâm lí bởi nếu không ổn định được
về tâm lí thì các em khó có thể học tập tốt được. Đây không chỉ là những quy định về
chức năng của giáo viên chủ nhiệm đã được phổ biến trong điều lệ trường Trung học
cơ sở, trường Trung học phổ thông, trường Trung học phổ thông nhiều cấp học của
Bộ Giáo dục và Đào tạo mà còn là xuất phát từ lòng nhiệt tình, sự tận tâm của một
người làm giáo dục. Do đó mỗi giáo viên hãy tự ý thức rằng đằng sau trách nhiệm của
gia đình đối với các em thì trách nhiệm của thầy cô cũng đóng một vai trò rất quan
trọng và có ảnh hưởng rất lớn đối với sự hình thành nhân cách và phát triển trí tuệ của
các em. Một kết quả học tập tốt chỉ thực sự đến với những em học sinh cần cù cộng
với việc các em được sở hữu thân hình khỏe mạnh và tâm lí ổn định. Một lớp chủ
nhiệm thật xuất sắc khi số học trong lớp ấy học tập, nề nếp tốt và học sinh hoàn toàn
khỏe mạnh về thể trạng và ổn định về tinh thần. Còn gì vui bằng khi mỗi giáo viên
chủ nhiệm chúng ta làm được tất cả những điều đó cho các em. Chính vì thế là giáo
viên – những người cha, người mẹ thứ hai của các em chúng ta hãy vì tình thương, sự
đồng cảm, sẻ chia, hãy cho các em một cảm giác yên tâm hơn, vững vàng hơn khi ở
trường, nhất là những em có biểu hiện rối nhiễu tâm lí, các em đang rất cần chúng ta
hơn bao giờ hết. Khi đã nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình, chắc chắn giáo
viên sẽ tìm ra hướng giải quyết tốt nhất cho các em.
2. Giáo viên chủ nhiệm cần nắm bắt được tâm lí lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở.
Chúng ta biết lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở là một lứa tuổi có tâm sinh lí hết
sức phức tạp. Đặc điểm nổi bật ở lứa tuổi này là tâm trạng dễ thay đổi thất thường. Có
lúc đang vui nhưng chỉ là một cớ gì đó lại sinh ra buồn ngay hoặc đang lúc bực mình
9
Giáo viên chủ nhiệm với công tác xây dựng tâm lý tích cực cho học sinh có biểu hiện rối nhiễu
tâm lí bậc Trung học cơ sở
nhưng gặp điều gì thích thú lại tươi cười ngay. Ở lứa tuổi này có nhiều sự thay đổi về
sinh lí trong cơ thể các em và sự thay đổi đó có ảnh hưởng tới tâm lí học sinh. Đó là

ra bất cần với cuộc sống, tự tử, hoặc thường hay nói không muốn sống, …khi được
người khác hỏi han thường hay có phản ứng không tốt, không hợp tác với người giao
tiếp. Các em thường hay bực bội vô cớ, đổ lỗi cho người khác về những lỗi lầm mà
mình gây ra, có những hành vi lệch chuẩn, gây hấn, vi phạm pháp luật,
10
Giáo viên chủ nhiệm với công tác xây dựng tâm lý tích cực cho học sinh có biểu hiện rối nhiễu
tâm lí bậc Trung học cơ sở
Hiện nay do áp lực từ nhiều phía, tình trạng học sinh có biểu hiện rối nhiễu tâm lí
xảy ra ngày càng nhiều và có thể phân ra từng loại biểu hiện rối nhiễu như: trầm cảm,
tự tử, rối loạn lo âu, chống đối không tuân thủ, gây hấn,… Nếu để kéo dài việc học
sinh mắc những biểu hiện trên thì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến học tập của các em.
Chính vì thế giáo viên làm công tác chủ nhiệm cần xác định đúng những học sinh có
biểu hiện rối nhiễu tâm lí, sau đó cần phân loại để từ đó tìm ra những hướng tư vấn
thích hợp vì không phải loại biểu hiện nào hướng tư vấn cũng giống nhau. Để xác
định đúng học sinh có biểu hiện, giáo viên chủ nhiệm cần quan sát những biểu hiện
tâm lí của các em trong điều kiện tự nhiên, nhất là trong hoạt động vui chơi, học tập,
lao động, giao tiếp. Vì chính trong những môi trường ấy học sinh mới bộc lộ rõ nhất
những trạng thái bất thường về tâm lí của mình.
Năm học 2012- 2013, tôi được ban lãnh đạo trường giao cho nhiệm vụ dạy học và
chủ nhiệm lớp 8B. Khi mới nhận nhiệm vụ của mình tất cả giáo viên chủ nhiệm trong
trường ai cũng ái ngại cho tôi rằng năm học trước vị thứ về nề nếp, học tập của lớp ấy
luôn đứng bét trường. Thú thật lúc đầu tôi cũng rất lo lắng. Chính vì thế ngay từ
những ngày đầu làm công tác chủ nhiệm tôi đặc biệt để ý đến những học sinh của lớp
tôi để tìm hiểu nguyên nhân vì sao lại như vậy. Một thời gian tôi nhận thấy một trong
những nguyên nhân khiến cho lớp tôi thường có vị thứ đội sổ của trường đó là do 3
em học sinh trong lớp.
Trường hợp thứ nhất là em Nguyễn Thị Vân, trong các hoạt động của lớp, đội,
trường như lao động, thu gom giấy loại, các cuộc thi cấp chuyên hiệu của đội,… em
chưa tham gia các hoạt động này, quan sát em ngồi học tôi trông em có vẻ mệt mỏi,
uể oải không tập trung, thỉnh thoảng không hiểu có chuyện gì lại tự nhiên khóc. Giờ

gây ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thi đua hàng tuần của cả lớp - một trong những
nguyên nhân khiến cho lớp thường xếp vị thứ cuối trường. Chính vì thế theo tôi ngay
từ khi học sinh mới có biểu hiện, giáo viên chủ nhiệm là người phải có trách nhiệm
can thiệp bước đầu cho các em, giúp các em giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh trầm trọng
phải tìm đến chuyên gia tư vấn tâm lí chuyên trách hoặc phải điều trị bằng cách dùng
các loại thuốc, chưa kể là các em có tâm lí tiêu cực tất xảy ra những hệ lụy khó lường.
4. Giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu nguyên nhân vì sao học sinh lại mắc những
biểu hiện rối nhiễu tâm lí như vậy.
Để có được hướng đi đúng cho việc xây dựng tâm lí tích cực cho mỗi học sinh có
biểu hiện rối nhiễu tâm lí như đã nói ở trên, giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu nguyên
nhân vì sao mỗi học sinh lại có những biểu hiện như vậy. Chúng ta biết rằng khi xảy
ra một vấn đề nào đó ắt phải có nguyên nhân của nó. Thông thường một đứa trẻ được
sinh ra vốn tâm lí rất bình thường, nhưng do một số nguyên nhân chủ quan, khách
quan nào đó khiến cho học sinh ấy có những biểu hiện, hành vi bất thường. Ở đây tôi
muốn đề cập đến cả hai nguyên nhân khách quan và chủ quan xuất từ bản thân các
em, gia đình nhà trường và xã hội.
a. Nguyên nhân từ phía bản thân các em.
Để xã hội ngày càng phát triển thì cần phải có nhiều nhân tài. Vì thế để đáp ứng
yêu cầu đó thì học sinh ngày nay đang ra sức học tập tốt trong đó có lứa tuổi học sinh
trung học cơ sở. Với tâm lí luôn sợ thua kém bạn bè nên các em đã lao vào học, học
bất kể giờ giấc ngày, đêm mà các em chưa ý thức được rằng phải có lúc để cho đầu óc
nghỉ ngơi thư giãn. Chính vì thế để phấn đấu thực hiện những mơ ước tốt đẹp ấy là rất
chính đáng nhưng chỉ có điều, mức độ điều chỉnh mà các em đặt ra là quá cao nên khó
12
Giáo viên chủ nhiệm với công tác xây dựng tâm lý tích cực cho học sinh có biểu hiện rối nhiễu
tâm lí bậc Trung học cơ sở
có thể đạt được. Hậu quả là có nhiều em vì quá căng thẳng dẫn đến những khủng
hoảng về tinh thần.
b. Nguyên nhân từ phía gia đình.
Hầu hết các phụ huynh đều có tâm lí chung là muốn con mình học giỏi, đạt điểm

hình phạt gây tổn thương đến tinh thần các em mà chúng ta đã từng thấy vấn đề này
13
Giáo viên chủ nhiệm với công tác xây dựng tâm lý tích cực cho học sinh có biểu hiện rối nhiễu
tâm lí bậc Trung học cơ sở
trên một số phương tiện thông tin đại chúng. Vì thế làm cho các em cảm thấy luôn tự
ti về mình, sự mặc cảm bản thân vì thua kém bạn bè đã dẫn đến tâm lí một số học sinh
có biểu hiện xa lánh bạn bè, ngại giao tiếp, sống thu mình,…
d. Nguyên nhân từ phía xã hội.
Xã hội ngày nay với sự phát triển vũ bão của khoa học kĩ thuật, công nghệ thông
tin đã tạo điều kiện thuận lợi cho con người có thể chiếm lĩnh những tri thức mới.
Song bên cạnh những ưu thế đó còn tồn tại một số nguyên nhân ảnh hưởng đến tâm lí
học sinh đó là việc học sinh dễ rơi vào các tệ nạn. Một trong những tệ nạn ấy là nạn
nghiện Game. Một số học sinh vì quá nghiện Game nên chơi bất kể thời gian, giờ
giấc. Đã có không ít những em vì quá cuốn hút say mê với trò chơi dẫn đến thần kinh
quá căng thẳng và có biểu hiện rối nhiễu tâm lí.
Nói về nguyên nhân dẫn đến những biểu hiện rối nhiễu tâm lí có rất nhiều, nhưng
điều cơ bản là mỗi giáo viên chúng ta phải biết tìm hiểu mỗi học sinh có biểu hiện rối
nhiễu là xuất phát từ nguyên nhân nào. Muốn tìm hiểu được điều đó, theo tôi giáo
viên chủ nhiệm cần tìm hiểu qua những kênh thông tin khác nhau như: có thể tìm hiểu
thông qua các em học cùng lớp, tìm hiểu gia đình học sinh, tìm hiểu qua thầy cô giáo
bộ môn, tổng phụ trách đội, BGH nhà trường, địa phương nơi cư trú.
Qua việc tìm hiểu tình hình các em và những thông tin như đã nói trên, tôi nhận
thấy nguyên nhân dẫn đến những biểu hiện rối nhiễu tâm lí học sinh đó là phần lớn
xuất phát từ phía gia đình.
Tìm đến nhà em Phạm thị Sáng, tôi mới thấy được tình cảnh của em rất đáng
thương. Nhà em nghèo. Bố thì chẳng làm được việc gì, suốt ngày uống rượu, đánh
đập, chửi bới mẹ con em vô cớ. Mẹ em trong một lần tai nạn giao thông nên mất sức
lao động. Vì thế gánh nặng của cơm áo gạo tiền đổ lên vai của Sáng. Em vốn tên là
Sáng, nhưng tôi thấy cuộc sống của em chẳng sáng tí nào. Trò chuyện với mẹ của em,
tôi có ý muốn hỏi bà vì sao gần đây Sáng lại có những biểu hiện tâm lí rối nhiễu như

Trường hợp của em Vân thì lại khác, em lớn lên trong sự đùm bọc yêu thương của
cả ba thế hệ: ông bà, bố mẹ, anh chị em. Thế nhưng Vân lại có biểu hiện của chứng
trầm cảm. Mẹ của Vân kể cho tôi nghe khi bà mang bầu Vân mới được hai tháng thì
bị cảm nặng nên dùng thuốc tây. Chính vì thế từ khi sinh ra cho đến khi được ba tuổi,
trái với những đứa trẻ khác thì Vân mới chỉ bập bẹ gọi được tiếng mẹ. Càng lớn, Vân
càng ít nói, không bao giờ chia sẻ với ai về điều gì, kể cả mẹ. Thể trạng của em yếu
nên em chẳng làm được việc gì, thỉnh thoảng tự nhiên em khóc không hiểu vì chuyện
gì. Các lớp sáu và bảy Vân còn vượt qua được nhưng do học tập ngày càng căng
thẳng, kiến thức ngày càng cao và nhiều khó tiếp thu nên Vân đã có một năm lưu ban
lại lớp tám không được lên lớp chín. Mẹ em nói:
- Có nhiều lúc tôi định cho nó nghỉ học nhưng tôi nghĩ lại sau này dù có đi làm công
nhân thì ít nhất cũng phải có bằng tốt nghiệp lớp chín, vì thế tôi lại tiếp tục xin cho
con đi học.
Bố mẹ bất lực trước những sai lầm của con và đã từng nhiều lần bị các chú công an
xã triệu tập vì tội quấy rối, phá phách sự bình yên của làng xóm, tôi đang nói đến
trường hợp của em Phạm Văn Đức. Qua chính quyền địa phương tôi được biết bố em
không có công ăn việc làm ổn định. Mẹ em quanh năm chỉ quanh quẩn với mấy sào
ruộng. Tìm hiểu kĩ tôi thấy cuộc sống gia đình em không được yên ấm, bố mẹ do
thiếu thốn về kinh tế nên thường xuyên cãi vã nhau. Em thiếu đi sự quan tâm, chăm
15
Giáo viên chủ nhiệm với công tác xây dựng tâm lý tích cực cho học sinh có biểu hiện rối nhiễu
tâm lí bậc Trung học cơ sở
sóc, yêu thương của bố mẹ của bố mẹ. Chính điều này đã tác động lớn đến tâm lí của
Đức khiến cho em thường có biểu hiện rối nhiễu tâm lí như: Phớt lờ yêu cầu đề nghị
của người lớn, luôn có hành động việc làm thách thức với người lớn, thiếu tình
thương đồng cảm với mọi người dẫn đến những hành vi tiêu cực. Chính vì lơ là trong
học tập nên dẫn đến kết quả học tập của em rất kém.
Mặc dù để tiếp cận gia đình học sinh tìm hiểu thêm thông tin về các em là một việc
làm rất khó khăn và mất rất nhiều thời gian nhưng tôi nghĩ chỉ có như vậy giáo viên
chủ nhiệm mới có nắm chắc được hoàn cảnh mỗi em và tìm hiểu đúng nguyên nhân

tâm lí bậc Trung học cơ sở
mình sống hòa đồng vui vẻ với các bạn hay chưa? Trong các phong trào hoạt động
của lớp, đội, trường em đã chủ động tham gia hay chưa?
Sau câu hỏi của tôi, em vẫn lặng im không trả lời. Tôi thấy đôi mắt của em bắt
đầu ngân ngấn lệ. Tôi vội nắm lấy tay em và đưa ánh mắt nhìn em với tất cả sự trìu
mến thân thương. Tôi vẫn chờ đợi câu trả lời của em hơn bao giờ hết. Năm phút sau
dường như để lấy lại được sự can đảm và đáp lại sự chờ đợi của tôi Vân mới thốt lên
rằng:
- Thưa cô…em… chưa ạ! Vì em thấy mình tham gia… cũng chẳng để làm gì. Em
cảm thấy mình thua kém các bạn. Nhiều khi không hiểu vì sao em cảm thấy buồn, học
không tập trung được.
Giọng Vân như đứt quãng, nghẹn ngào, em nhìn tôi với vẻ mặt buồn rầu. Sau câu
trả lời của em tôi thấy em đã thực sự đối mặt với cảm xúc thực sự của chính mình. Em
đã tự nhận ra chính mình.
Bằng giọng dịu dàng tôi nói với em rằng cuộc sống thật sự có ý nghĩa đối với mỗi
người khi mỗi người cảm thấy hạnh phúc với cuộc sống. Để cảm nhận được niềm
hạnh phúc đó, con người cần phải sống sao cho có ý nghĩa, nghĩa là phải tạo cho mình
một tâm thế vui vẻ, lúc nào cũng cảm thấy yêu đời, yêu cuộc sống. Tôi dẫn ra cho em
một vài trường hợp cụ thể về những người khuyết tật hoàn toàn mất khả năng vận
động, nhưng họ vẫn thiết tha yêu cuộc sống, và cống hiến cho cuộc đời này bằng tất
cả những gì mình có. Sự cống hiến đó không phải là những gì to tát mà có thể bằng
lời ca tiếng hát, bằng một bức tranh, bằng một câu chuyện,… lúc đó những sản phẩm
tinh thần mà họ tạo thật sự có ý nghĩa với cuộc đời này. Trái lại một số người luôn
thiếu niềm tin và nghị lực trong cuộc sống, ngại tham gia các hoạt động, ngại giao
tiếp, sống thu mình,… những người như vậy cô nghĩ họ chưa tôn trọng chính bản thân
mình và còn làm cho những người thân của họ thật sự phải phiền lòng.
Khi nghe tôi chia sẻ như vậy tôi thấy trong ánh mắt của Vân có gì đó thay đổi khác
thường so với mọi ngày. Tôi nghĩ đây là một tín hiệu tốt. Tôi tiếp tục đưa ra những
câu hỏi cho em rằng:
- Trong gia đình, em thấy mình là một người con, cháu hiếu thảo với ông, bà, bố, mẹ

- Em thấy các hoạt động, phong trào đó mang lại điều gì cho em?
Vân trả lời:
- Nó sẽ giúp em cảm thấy yêu đời, yêu cuộc sống hơn, niềm vui được nhân lên, giảm
bớt được sự mệt mỏi, căng thẳng.
Với câu hỏi:
- Vậy điều mong muốn lớn nhất của em trong năm học này là gì?
Vân nói:
- Em mong sức khỏe của mình được tốt hơn, sống hòa đồng vui vẻ với bạn bè, được
lên lớp để khỏi ông bà, bố mẹ, thầy cô phiền lòng.
Tôi tỏ ra rất hài lòng với mục tiêu em đã đặt ra, đã biết tự giải quyết, tự tìm hướng
đi cho riêng mình.
18
Giáo viên chủ nhiệm với công tác xây dựng tâm lý tích cực cho học sinh có biểu hiện rối nhiễu
tâm lí bậc Trung học cơ sở
Sau cuộc trò chuyện hôm ấy khoảng cách giữa cô trò chúng tôi được xóa bỏ. Trong
các tiết dạy, tôi quan sát thấy em tập trung hơn nhiều và đã giơ tay phát biểu xây dựng
bài. Giờ ra chơi, tôi thấy em đã bắt đầu tiếp xúc chuyện trò với một số bạn ngồi bên
cạnh. Những lần tập thể dục, ca múa hát ngoài trời, phong trào văn nghệ của lớp em
đã tham gia,… Nói tóm lại Vân đã có sự thay đổi tiến bộ rõ rệt.
Đối với em Phạm Thị Sáng, tôi đề nghị gặp riêng em tại trường nhưng lần đầu tiên
tôi như thấy em muốn trốn tránh lời đề nghị của tôi. Em nói rằng em phải đi bắt cua
để lấy tiền chi tiêu gia đình. Lần một không được nên lần thứ hai tôi quyết tâm phải
gặp và trò chuyện với em cho bằng được. Khi đưa ra lời đề nghị tôi nói ngay với em
rằng:
- Sáng à! Mặc dù cô chưa một lần đi bắt cua và chắc chắn rằng cô sẽ bắt không giỏi
bằng em nhưng cô hứa chiều nay sau khi cô trò chúng ta trò chuyện, trao đổi cô sẽ đi
bắt cua cùng em nhé! Cô nghĩ là em sẽ không từ chối lời đề nghị của cô chứ!
Với lời đề nghị này, tôi muốn trấn an và muốn em thật sự yên tâm không phải lo
lắng điều gì. Cuối cùng với lời đề xuất nhiệt tình của tôi, Sáng đã đồng ý. Thế rồi tôi
bắt đầu cuộc trò chuyện với em bằng một lời đề nghị:

đình. Không để tôi hỏi tiếp Sáng tiếp tục chủ động nói với tôi:
- Từ hôm đó các bạn cứ trêu chọc em bị điên, rằng em là đứa tâm thần, chỉ đứa tâm
thần mới trèo lên đài tưởng niệm hò hét, nên lúc nào em cũng sợ hãi, mất tự tin, sợ
các bạn chê cười.
Tôi dịu dàng bảo em rằng em không phải là người như vậy. Ai đó nói với em
những lời như vậy là những người đó chưa tốt. Cô sẽ gặp riêng các bạn để xử phạt
sau. Riêng cô luôn nhận thấy em là một người con hiếu thảo. Những lần bố đánh em
như vậy, cô biết em rất sợ nhưng em vẫn biết an ủi, động viên mẹ chứng tỏ em vẫn là
một người tinh tường trong quản lí cảm xúc. Em vẫn có thể kiểm soát tâm lí của
mình. Vì thế em không nên lo lắng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến học tập. Với hoàn
cảnh em như vậy cô sẽ đề xuất lên ban lãnh đạo nhà trường đề nghị miễn giảm tiền
học cho em vì gia cảnh khó khăn. Nghe tôi nói như vậy, Sáng tỏ ra rất vui mừng. Điều
đó thể hiện trên khuôn mặt, ánh mắt, nụ cười của em. Em còn cho tôi biết ước mơ sau
này của em là có công ăn việc làm ổn định, kiếm được nhiều tiền phụ giúp gia đình.
Tôi thấy mừng cho ước mơ nhỏ bé, giản dị nhưng đầy ý nghĩa của em. Tôi nắm chặt
tay em và nói một câu khẳng định rất chắc chắn rằng:
- Cô tin là em sẽ làm được. Cố gắng lên em nhé!
Từ hôm ấy trở đi, có chuyện gì trong gia đình Sáng đều chủ động gặp tôi sau giờ
học ở trường để chia sẻ. Tôi thấy mừng vì em đã xem tôi là một chỗ dựa tinh thần lớn
nhất của em. Chính vì được tôi trấn an kịp thời về tinh thần và giải tỏa được những lo
âu, căng thẳng, bức xúc về tâm lí nên từ đó trở đi tôi thấy em có nhiều tiến bộ. Em
không còn biểu hiện lo lắng sợ hãi như trước đây. Tôi thấy Sáng tự tin hơn ở bản thân
mình bằng sự biểu hiện ở nét mặt. Trong các giờ sinh hoạt lớp, có nhiều vấn đề em đã
mạnh dạn đưa ra chính kiến của mình. Em không còn lo lắng vì sợ các bạn chê cười
mà trái lại còn tỏ ra chủ động trong cách trò chuyện với các bạn. Kết quả học tập năm
học này của em có tiến bộ hẳn so với năm học trước.
Tiếp cận với em Phạm Văn Đức tôi bắt đầu từ sự cảm thông chia sẻ với hoàn cảnh
của em. Tôi nói với em rằng cô biết trong cuộc sống gia đình, em đang phải chịu
20
Giáo viên chủ nhiệm với công tác xây dựng tâm lý tích cực cho học sinh có biểu hiện rối nhiễu

có một cách tiếp cận học sinh của mình từ nhiều góc độ khác nhau để các em có thể tự
giãi bày, chia sẻ cảm xúc của mình. Theo tôi chìa khóa để đi đến sự thành công của
mỗi giáo viên chủ nhiệm là biết lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ, đồng cảm, gợi ra những
hướng đi tích cực cho các em. Những hướng đi này cũng phải phù hợp với từng loại
biểu hiện rối nhiễu. Với học sinh có biểu hiện trầm cảm, khi đã tìm ra nguyên nhân,
giáo viên phải hỗ trợ cho trẻ nói về vấn đề của mình bằng cách giáo viên đề nghị giúp
đỡ học sinh bằng hành động, lời nói nhẹ nhàng, thái độ quan tâm, lắng nghe và công
nhận cảm xúc của các em từ đó thấu hiểu và khuyến khích các em hoạt động thể chất,
21
Giáo viên chủ nhiệm với công tác xây dựng tâm lý tích cực cho học sinh có biểu hiện rối nhiễu
tâm lí bậc Trung học cơ sở
xã hội, dạy các em kĩ năng tự giải quyết vấn đề, đặt mục tiêu riêng. Với học sinh có
biểu hiện rối loạn lo âu, giáo viên hãy lắng nghe và tôn trọng cảm xúc của các em,
đảm bảo với các em rằng có những lúc các em sợ nhưng vẫn có khả năng quản lí cảm
xúc, khuyến khích ước mơ của các em.
Với học sinh có biểu hiện chống đối không tuân thủ, gây hấn, giáo viên nên chú ý
đến những yếu tố tích cực như khen ngợi, củng cố hành vi được mong đợi, giúp các
em cách thức để tự phân tán hoặc sao nhãng các ấm ức đã hiện lên để phòng ngừa
hành vi gây hấn.
Hướng dẫn các em đối đầu với những ấm ức theo cách phi bạo lực. Chia sẻ cảm
giác ấm ức đối với người bên kia. Dạy học sinh kĩ năng giao tiếp và thấu cảm.
Bằng việc nhận thức đúng vấn đề và có giải pháp thiết thực, với cái tâm của mỗi con
người, tôi nghĩ đây là một vấn đề mà bất kì một giáo viên nào cũng có thể làm được.
6. Gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh – một trong những tác nhân gây ảnh hưởng tâm
lí các em với mục đích giúp họ tìm cách tháo gỡ những rối nhiễu tâm lí cho con
trẻ.
Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi hình thành và phát triển nhân cách cá nhân.
Trẻ mới sinh ra, tâm hồn như tờ giấy trắng vô tư, trong sáng. Do vậy, việc nuôi nấng,
chăm sóc con cái trưởng thành nên người là một việc làm rất vất vả đối với mỗi bậc
phụ huynh. Thực tế cho thấy có rất nhiều phụ huynh họ nuôi dạy con rất tốt. Từ việc

nhờ vào bộ rễ. Gia đình phải là nền tảng vững chắc mà ở đó có sự quan tâm chăm sóc
của ông bà, cha, mẹ đối với con cháu. Nghe tôi nói như vậy bà tỏ ra rất hài lòng và
bảo với tôi rằng, “quả thật là cũng do thành kiến cổ hủ vẫn tồn tại cho nên tôi đã có
những cư xử không tốt với mẹ con cháu Sáng. Tôi hứa từ nay sẽ thay đổi cô à!” Tôi
thấy được sự thành khẩn trong ánh mắt bà và chợt nghĩ về Sáng, từ nay mẹ con em đã
bớt được một phần gánh nặng mà lâu nay đã phải vất vả chịu đựng.
Với bố của Sáng, thật là may mắn cho tôi khi tìm đến nhà tôi thấy ông hoàn toàn
tỉnh táo không có dấu hiệu của một người vừa mới uống rượu. Đây là điều đáng mừng
vì tôi có thể dễ dàng trao đổi với ông về chuyện của Sáng. Bất ngờ vì sự xuất hiện của
tôi nhưng ông vẫn mời tôi vào nhà. Tôi bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cách kể cho ông
nghe rằng lớp tôi chủ nhiệm có những em hoàn cảnh rất khá giả. Chính vì thế cho nên
bố mẹ đầu tư cho các em rất nhiều kể cả vật chất, tinh thần và thời gian học tập cũng
rất đảm bảo. Còn em Sáng nhiều hôm lên lớp tôi thấy em rất hay hồi hộp, căng thẳng,
lo âu không tập trung được vào việc học. Có hôm tôi gạn hỏi nhưng em không trả lời
thế rồi tôi phải tìm đủ mọi cách thì em mới chia sẻ với tôi rằng em rất thương bố mẹ.
Đặc biệt bố đã phải chịu nhiều vất vả vào Nam ra Bắc để kiếm tiền nuôi chúng em ăn
học. Em nói với tôi là bố có nỗi khổ riêng mà không ai hiểu được chính vì thế em
không giận bố vì những lần bố quát mắng em. Dù sao đó cũng là bố của em. Em phải
đi bắt nhiều cua để phụ giúp bố mẹ trong chi tiêu gia đình. Tôi nói với ông sau những
lần bị bố đánh đập, em rất khổ tâm, bên cạnh đó lại sợ các bạn chê cười chính vì thế
em thường khó tập trung trong giờ học, kết quả học tập sút kém. Nghe tôi nói đến đây
trong ánh mắt người bố với khuôn mặt hao gầy và có nhiều nếp nhăn đã thoáng lên
nỗi xót xa ân hận. Ông nói với tôi rằng ông là một người cha chưa tốt, chưa bao giờ
hiểu được tâm tư tình cảm của con, ông đã làm khổ con. Tôi cảm thấy dường như
cuộc trò chuyện của tôi đã đánh thức được tình cảm cha con trong ông. Chính vì thế
nên tôi khuyên ông đừng nên tạo áp lực với con cái vì bản thân em đã chịu gánh nặng
của gia đình rồi. Cha mẹ nên tạo điều kiện gần gũi với con hơn bằng cách nói chuyện,
23
Giáo viên chủ nhiệm với công tác xây dựng tâm lý tích cực cho học sinh có biểu hiện rối nhiễu
tâm lí bậc Trung học cơ sở

các em có thể nhận ra chính mình, thay đổi hành vi thái độ, tự tái lập lại thế cân bằng
tâm lí của bản thân theo hướng tích cực hơn ở trình độ cao hơn. Bên cạnh đó giáo
viên chủ nhiệm cũng cần phải vận dụng thế mạnh này trong việc trao đổi, tư vấn cho
phụ huynh học sinh, phải có được sự kết hợp chặt chẽ giữa phụ huynh và giáo viên
chủ nhiệm thì mới mong quá trình hỗ trợ tâm lí cho các em có được thành công.
7. Phát huy vai trò của đội ngũ ban cán sự, tập thể lớp trong việc giúp đỡ các học
sinh có khó khăn về tâm lí tham gia tốt các phong trào thi đua của lớp, đội.
24
Giáo viên chủ nhiệm với công tác xây dựng tâm lý tích cực cho học sinh có biểu hiện rối nhiễu
tâm lí bậc Trung học cơ sở
Thông thường khi được ban lãnh đạo phân công lớp chủ nhiệm, các giáo viên
thường quan tâm nhiều hơn đến vấn đề học sinh lớp ấy có ngoan hay không, có tinh
thần đoàn kết gắn bó hay không mà chưa chú trọng đến vấn đề làm sao để giúp các
em có được tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, yêu thương đùm bọc lẫn nhau.
Thực tế cho thấy một lớp chủ nhiệm có học sinh mắc vấn đề rối nhiễu tâm lí nhưng
trong lớp ấy thiếu đi tinh thần đoàn kết, thiếu tình yêu thương giữa các em học sinh
thì lớp ấy khó có thể tiến bộ được trong học tập cũng như trong mọi phong trào của
lớp. Tôi đã từng thấy điều này ngay khi mới nhận lớp chủ nhiệm. Khi tìm hiểu kĩ
nguyên nhân tôi nhận thấy rằng, một bộ phận học sinh trong lớp thường có thái độ thờ
ơ, thiếu tình thương, sự đồng cảm, sẻ chia đối với những bạn có khó khăn về tâm lí.
Một số em vốn đã không giúp gì được cho bạn lại còn phát ngôn ra những lời gây tổn
thương rất lớn đến tinh thần các bạn, vì thế vô tình các em đã tạo nên rào cản rất lớn
giữa các học sinh có biểu hiện rối nhiễu tâm lí với các bạn khác trong lớp. Lâu dần
thành quen đã gây nên sự cô lập tách biệt hoàn toàn giữa các bạn, làm cho những học
sinh có khó khăn về tâm lí chỉ biết sống thu mình, ngại giao tiếp, ngại tham gia các
hoạt động xã hội dẫn đến lớp có chiều hướng đi xuống.
Khi phát hiện ra nguyên nhân của vấn đề, tôi đã có biện pháp nhằm giúp học sinh
có biểu hiện rối nhiễu tâm lí có thể hòa đồng với các bạn trong lớp bằng cách phát
huy vai trò của đội ngũ ban cán sự, tập thể lớp trong việc giúp đỡ các bạn có khó khăn
về tâm lí tham gia tốt các phong trào thi đua của lớp, đội.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status