skkn giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục đạo đức học sinh lớp 10a9 - Pdf 18

Giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục đạo đức học sinh lớp 10A9
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài:
“ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VỚI CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
HỌC SINH LỚP 10A9”.
Họ và tên: Nguyễn Thị Điệp
Sinh ngày: 10/5/1977
Năm vào ngành: 2002
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Ba Vì
Trình độ chuyên môn: Cử Nhân tiếng Anh sư phạm.
Giáo viên: Nguyễn Thị Điệp- Trường THPT Ba Vì
1
Giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục đạo đức học sinh lớp 10A9
PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận.
Giáo viên chủ nhiệm lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết
định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. Giáo viên
chủ nhiệm lớp là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ
đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh. Giáo
viên chủ nhiệm lớp phải biết phối hợp với các giáo viên bộ môn, chỉ huy quản
lý học sinh trong lớp học tập, lao động, công tác. Chủ nhiệm cũng là người phối
hợp với các tổ chức, đoàn thể trong trường trong đó quan hệ nhiều ở cấp THPT
là đoàn trường, chi đoàn giáo viên, Hội cha mẹ học sinh, để làm tốt công tác
dạy- học- giáo dục học sinh trong lớp phụ trách.
Vậy mà, trong thực tế có những quan niệm sai lầm trong nhận thức về chức
vụ giáo viên chủ nhiệm lớp chưa tương xứng với tầm quan trọng của chức vụ
này chưa đúng với các văn bản luật cũng như các văn bản quản lí giáo dục quy
định và thậm chí có cả những phương pháp giáo dục lỗi thời…Ở đâu đó, còn tồn

học sinh; là người gần gũi, tiếp xúc trực tiếp, thường xuyên với học sinh; là kênh
truyền đạt những mong muốn, suy nghĩ của học sinh tới Ban giám hiệu nhà
trường và ngược lại. Thực tế cho thấy, phần lớn đội ngũ giáo viên tại các trường
đang rất thiếu kinh nghiệm để có thể làm tốt vai trò của người quản lý lớp học.
Trong khi đó, nghành sư phạm chưa quan tâm đúng mức tới việc rèn luyện
nghiệp vụ sư phạm, đặc biệt là công tác chủ nhiệm lớp, chưa chú trọng đúng
mức đến kỹ năng giáo dục hay kỹ năng làm công tác chủ nhiệm cho sinh viên
dẫn đến tình trạng nhiều giáo viên trẻ lúng túng với công tác này.
Cùng chung với thực trạng trên, Trường THPT Ba Vì cũng có rất nhiều giáo
viên trẻ, mới ra trường, những giáo viên mới ra trường có lợi thế trong việc làm
tốt công tác chủ nhiệm bởi họ có tinh thần nhiệt huyết, cách nói chuyện mới mẻ
nên dễ gần gũi với học sinh. Nhưng cái mới đó lại dẫn đến nhiều bất cập trong
công tác chủ nhiệm. Trong khi đó, những giáo viên lâu năm là người dạn dày
kinh nghiệm nhưng vì một vài lý do về tuổi tác, tình trạng sức khoẻ nên họ
không tham gia vào công tác chủ nhiệm.
3. Đặc điểm lớp 10A9.
Giáo viên: Nguyễn Thị Điệp- Trường THPT Ba Vì
3
Giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục đạo đức học sinh lớp 10A9
Đầu năm học 2011- 2012, tôi được BGH Trường THPT Ba Vì phân công chủ
nhiệm lớp 10A9. Đây là một lớp đại trà với sĩ số 42 học sinh.
Lớp
10A9
HẠNH KIỂM HỌC LỰC
Sĩ số
42
Tốt Khá TB Yếu Kém Giỏi Khá TB Yếu Kém
10 17 5 02 0 0 7 35 0 0

- Về giới tính, lớp tôi có 23 học sinh nam và 19 học sinh nữ. Đặc biệt lớp tôi có

1. Mục tiêu.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tế vai trò của GVCN lớp trong công tác
giáo dục đạo đức học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 10, năm đầu tiên của một cấp
học mới đầy bỡ ngỡ, để đề ra những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục đạo đức cho học sinh đầu cấp ,là nền tảng cho hai năm kế tiếp và góp
phần hoàn thiện nhân cách học sinh trong những năm học ở cấp học THPT.
2. Nhiệm vụ.
- Nghiên cứu lý luận về các GVCN lớp đã thể hiện vai trò của mình như thế nào
trong công tác giáo dục đạo đức HS và đã đạt kết quả như thế nào?
- Đề ra những giải pháp hiệu quả và cụ thể việc áp dụng nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục đạo đức HS trong trường THPT.
- Những bài học kinh nghiệm từ việc trải nghiệm thực tế.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
1. Đối tượng.
- Nghiên cứu qua quá trình chủ nhiệm lớp 10A9 năm học 2011-2012.
2. Phạm vi nghiên cứu.
- Lớp 10A9 trường THPT Ba Vì – Hà Nội năm học 2011-2012.
3. Giả thuyết khoa học.
- Việc nghiên cứu trên nếu áp dụng đại trà thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả
giáo dục toàn diện trong trường THPT Ba Vì.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
+ Thu thập những thông tin lý luận về vai trò của người GVCN lớp trong công
tác giáo dục đạo đức học sinh trên các tập san giáo dục, các bài tham luận trên
Internet và tư liệu khác.
Giáo viên: Nguyễn Thị Điệp- Trường THPT Ba Vì
5
Giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục đạo đức học sinh lớp 10A9
2. Phương pháp quan sát:
+ Quan sát hoạt động học và sinh hoạt tập thể của học sinh lớp 10A9.

Giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục đạo đức học sinh lớp 10A9
- Tìm hiểu và nắm vững tình hình học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện
pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp;
- Cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo
viên bộ môn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên
quan trong hoạt động giảng dạy và giáop dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm.
-Nhận xét, đánh giá học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thưởng
và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm
tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn
chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh.
- Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.
Nhưng thực tế có nhiều GVCN lớp đặc biệt là chủ nhiệm trẻ chưa biết mình có
một quyền hạn nên chưa ai dám làm là đi dự giờ các giáo viên bộ môn trong lớp
khi mình thấy cần. GVCN được xếp loại học sinh, được thi hành kỉ luật học sinh
theo quy định, được hưởng giờ công tác theo định mức quy định, có các loại sổ
sách làm việc pháp quy trong hệ thống sổ sách của nhà trường. Từ đó nếu có
nhiều chủ nhiệm lớp trong trường có năng lực và bản lĩnh thì công cuộc giáo
dục sẽ đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
II. NHỮNG PHÂM CHẤT CẦN CÓ CỦA MỘT GVCN.
1. Tố chất để làm nên một GVCN lớp tốt.
Vì giáo viên chủ nhiệm là cán bộ quản lý lớp cho nên người dạy giỏi và người
chủ nhiệm giỏi không nhất thiết là một. Có đồng thuận, có lệch pha trong thực tế
là bình thường. Tố chất quan trọng của giáo viên chủ nhiệm là tố chất của một
con người hành động. Cũng như hiệu trưởng, chủ nhiệm lớp phải nghiêm túc và
cần một bộ óc kế hoạch hoá. Đối tượng quản lý trường học, lớp học là con người
phải giáo hoá do đó không thể có một chương trình cài đặt sẵn. Phải lao vào
làm. Thấy đúng thì tổng kết và áp dụng tiếp, thấy sai phải điều chỉnh kế hoạch
kịp thời hoặc huỷ bỏ theo quy trình: xây dựng kế hoạch - thực hiện kế hoạch -
kiểm tra kế hoạch - tổng kết và vạch kế hoạch mới. Rất cần ở chủ nhiệm lớp các
phẩm chất nhiệt tình, sâu sát, cần cù trí nhớ tốt, quan sát tinh, tâm lí giỏi, có khả

các em có thể tin tưởng, nhờ cậy được. Qua đó, các em sẽ biết sống nhẫn nại,
kiên trì và giàu lòng nhân ái. “ Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn
hoá chuyên môn, đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải
Giáo viên: Nguyễn Thị Điệp- Trường THPT Ba Vì
8
Giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục đạo đức học sinh lớp 10A9
có đức Cho nên thầy giáo cô giáo phải gương mẫu, nhất là đối với trẻ con”.
( Trích lời Bác Hồ dạy về rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức công dân).
III.NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI GVCN LỚP TRONG VIỆC KẾT HỢP
GIỮA NHÀ TRƯỜNG -GIA ĐÌNH- XÃ HỘI ĐỂ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
VÀ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH CHO HỌC SINH.
Như chúng ta đã biết, Nhà trường, gia đình và xã hội đóng một vai trò khá
quan trọng trong quá trình giáo dục phẩm chất, đạo đức, lối sống cho học sinh
bởi lẽ những phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống của học sinh được hình
thành và phat triển trong chính những không gian này.
Tuy nhiên Nhà trường, gia đình và xã hội lại có vai trò giáo dục khác nhau
trong sự hình thành và phát triển phẩm chất shính trị, đạo đức và lối sống của
học sinh. Trong tam giác giáo dục đó, Nhà trường được xem là yếu tố trung tâm,
chủ động, định hướng trong việc phối kết hợp với gia đình và xã hội. Nhà
trường có thể nói là môi trường giáo dục toàn diện nhất, là cơ quan nhà nước
thực hiện chức năng giáo dục chuyên nghiệp nhất nên Nhà trường là lực lượng
giáo dục hiệu quả nhất, hội tụ đủ những yếu tố để huy động sức mạnh giáo dục
từ phía gia đình và xã hội.
Mặc dù vậy nhưng hiện nay những vấn nan của xã hội như: ma tuý, cờ bạc, mại
dâm, rượu chè đang xâm nhập vào trường học và ảnh hưởng nghiêm trọng đến
đạo đức, nhân cách của học sinh. Bên cạnh đó, còn tồn tại một thực trạng đó là tỉ
lệ những cặp vợ chồng ly hôn ngày một gia tăng. Điều đó cũng ảnh hưởng sâu
sắc đến tâm lý, nhân cách của học sinh. Trước thực trạng trên, người giáo viên
chủ nhiệm phải biết kết hợp và phát huy vai trò của từng yếu tố nhằm giáo dục
tình hình và nhiệm vụ của đất nước, tình hình thời sự, chính trị trong và ngoài

-Thànhtích đạt được năm trước:
-Những môn học yêu thích:
- Nguyện vọng
Thông qua phiếu điều tra thông tin cá nhân, tôi đã nắm được đặc điểm về hoàn
cảnh gia đình, tâm lý, năng lực, sở trường và nguyện vọng của học sinh lớp
mình. Từ đó tôi đã hình thành các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh.
b.Làm danh bạ điện thoại lớp 10A9.
Chúng ta đang sống trong thời đại của công nghệ thông tin, con người cần phải
cập nhật thông tin hàng ngày, hàng giờ và người giáo viên chủ nhiệm cũng rất
Giáo viên: Nguyễn Thị Điệp- Trường THPT Ba Vì
10
Giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục đạo đức học sinh lớp 10A9
cần cập nhật thông tin về học sinh lớp mình. Do vậy, song song với việc làm
cuốn sơ yếu lý lịch về học sinh, tôi làm một cuốn danh bạ điện thoại của lớp chủ
nhiệm để thuận tiện trong việc trao đổi thông tin với học sinh, với cha mẹ các
em khi cần thiết. Và tôi phô tô cho Hội trưởng hội phụ huynh một cuốn, mỗi
thành viên trong lớp một cuốn.
Có trong tay cuốn danh bạ điện thoại của lớp tôi rất thuận lợi trong quản lý học
sinh và là kênh thông tin giữa Nhà trường và gia đình học sinh.
2. Lựa chọn ban cán sự lớp 10A9.
Thấy rõ được vai trò của người giáo viên chủ nhiệm là cố vấn cho học sinh
xây dựng lớp học thành đơn vị tập thể gắn bó, có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ
nhau, phát huy khả năng tự giác, tự quản của học sinh theo đúng tinh thần đổi
mới phương pháp giáo dục. Do vậy, ngay tiết sinh hoạt đầu năm tôi đã định
hướng xây dựng đội ngũ cán bộ lớp.
a. Cơ sở lựa chọn:
- Căn cứ vào hồ sơ học bạ của HS.
- Căn cứ sự tín nhiệm của tập thể lớp qua việc bình bầu dân chủ đầu năm học.
Là học sinh năng động, gương mẫu, nhiệt tình, có học lực khá trở lên, có uy tín
với các học sinh khác trong lớp.

* Thư kí lớp: Chu Phương Linh
- Nhiệm vụ của các lớp phó và thư kí lớp:
+ Ðôn đốc học sinh đi học đầy đủ, đúng giờ, đảm bảo học tập nghiêm túc;
+ Thực hiện và duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ theo chủ đề lớp đã chọn.
+ Ðiểm danh, ghi sổ đầu bài đầy đủ, kịp thời.
+ Lập danh sách học thuộc diện đối tượng ưu tiên, hoàn cảnh khó khăn, báo cáo
với giáo viên chủ nhiệm;
+ Tổ chức và quản lý học sinh thực hiện lao động XHCN và các hoạt động liên
quan đến sinh hoạt đời sống vật chất và tinh thần của lớp;
+ Tổ chức động viên, thăm hỏi những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau,
tai nạn
* Bí thư chi Đoàn 10A9: Dương Thị Loan
Giáo viên: Nguyễn Thị Điệp- Trường THPT Ba Vì
12
Giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục đạo đức học sinh lớp 10A9
Phó bí thư: Nguyễn Ngọc Linh.
Uỷ viên: Nguyễn ngọc Ánh
- Nhiệm vụ của cán bộ Đoàn :
+ Nắm bắt và tiếp thu những thông báo, chỉ thị của Đoàn trường để kịp thời triển
khai cho Đoàn viên trong chi đoàn thực hiện đầy đủ;
+ Thực hiện các phong trào ủng hộ, quyên góp… do huyện Đoàn và Đoàn
trường phát động.
3. Lập sơ đồ tổ chức lớp học.
a. Căn cứ để lập sơ đồ lớp:
- Căn cứ vào học lực của học sinh: học sinh yếu kém, chậm tiến ngồi trước; học
sinh khá giỏi ngồi sau.
- Căn cứ vào tình trạng sức khỏe của học sinh: học sinh thấp trước, cao sau; học
sinh mắt yếu ngồi gần bảng.
- Căn cứ vào nhiệm vụ của ban cán sự lớp: ngồi giữa và sau.
b. Sơ đồ tổ chức lớp học của lớp 10A9 như sau :

, A, B, C,D).
Có thể nói có cuốn sổ chủ nhiệm trong tay, tôi rất thuận lợi trong việc giám sát
và xếp loại học sinh vào cuối kì và cuối năm.
b. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm.
Giáo viên: Nguyễn Thị Điệp- Trường THPT Ba Vì
14
Giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục đạo đức học sinh lớp 10A9
Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm là một nội dung trong việc lập sổ chủ nhiệm và
khi kế hoạch chủ nhiệm tôi đã dựa vào các cơ sở chủ yếu như sau:
- Các mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch công tác giáo dục của trường, của Đoàn
thanh niên.
- Đặc điểm tình hình của lớp, số lượng, mặt mạnh, mặt yếu, thuận lợi, khó khăn,
học sinh có năng khiếu về các lĩnh vực, học sinh cá biệt
-Đặc điểm gia đình học sinh.
- Sau khi nắm chắc các cơ sở trên, tôi lập kế hoạch hoạt động cho năm học, cơ
cấu lớp, mục tiêu phấn đấu( học tập, nề nếp, các phong trào khác), biện pháp
thực hiện.
- Từ kế hoạch cả năm, tôi lần lượt xây dựng kế hoạch cho từng tháng, tuần rồi
thông báo, triển khai kịp thời đến học sinh để các em chủ động hơn trong học
tập và thi đua.
5. Xây dựng tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh.
Khi xây dựng tiêu chí đánh giá, xếp loại học sinh, tôi luôn bám sát vào nội
dung thông tư 23/29 v/v hướng dẫn đánh giá xếp loại học sinh THPT của Bộ GD
và ĐT; chủ trương nội quy của Nhà trường, Đoàn trường đề ra. Tôi xếp hạnh
kiểm học sinh theo từng tháng trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm với hình thức bình
xét công khai, dân chủ và có biên bản kèm theo.
6. Tổ chức họp phụ huynh học sinh đầu năm.
Xã hội phát triển với nhiều sự đổi thay trong đó kinh tế đất nước phát triển
cũng không ít tác động tiêu cực đến con người đặc biệt là sự sa sút về nhân cách
đạo đức của con người mà trong đó có học sinh. Thực tế cho thấy, các em ở lứa

Để có những kiến nghị thoả đáng về tâm tư, nguyện vọng của các bậc phụ huynh
và ngược lại những thông tin liên lạc cần thiết từ nhà trường gửi đến các bậc phụ
huynh. Chúng ta cần đề cử ra 3 phụ huynh vào ban đại diện cha mẹ học sinh của
Nhà trường. Thư kí ghi rõ họ tên, chức vụ của phụ huynh vào biên bản, kể cả
những ý kiến đóng góp.
II. CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH CHO LỚP 10A9.
Như tôi đã đề cập ở trên, giáo viên chủ nhiệm là người có vai trò rất quan
trọng trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, là người quản lý mọi hoạt
động của lớp, là người triển khai mội hoạt động của nhà trường đến lớp mình
chủ nhiệm, đến từng học sinh. Đồng thời giáo viên chủ nhiệm còn là người ảnh
Giáo viên: Nguyễn Thị Điệp- Trường THPT Ba Vì
16
Giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục đạo đức học sinh lớp 10A9
hưởng trực tiếp đến sự hình thành nhân cách ở học sinh. Nhận rõ được sứ mệnh
thiêng liêng đó, tôi đã luôn trăn trở một điều là làm thế nào để giáo dục đạo đức
cho học sinh lớp mình chủ nhiệm một cách hiệu quả nhất? Qua trao đổi với đồng
nghiệp, tìm hiểu tài liệu, tôi đã tìm ra những biện pháp tối ưu để giáo dục đạo
đức cho học sinh lớp 10A9 do tôi chủ nhiệm và tôi đã thu được một số thành
công nhất định. Sau đây là những biện pháp mà tôi đã áp dụng.
1. Giáo dục đạo đức học sinh trong giờ sinh hoạt lớp.
a. Tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần.
Mỗi tuần tôi có ít nhất một tiết sinh hoạt với lớp chủ nhiệm, đây chính là cơ
hội để tôi gặp gỡ, trao đổi, lắng nghe học sinh, đồng thời đây cũng chính là cơ
hội để tôi giáo dục đạo đức cho các em. Tôi để cho lớp trưởng tổ chức giờ sinh
hoạt theo đúng tuần tự sau:
+ Hoạt động 1: Tự kiểm điểm.
- Người tốt- Việc tốt: Tốt mặt nao? Mức độ và hình thức khen thưởng.
- Người vi phạm khuyết điểm: hành vi vi phạm như thế nào? Mức độ và hình
thức kỷ luật.
+ Hoạt động 2: Theo dõi tình hình chung của cả lớp.

sống, cách ứng xử với mọi người thông qua những câu chuyện trên sách báo,
nhưng câu chuyện có thật trong đồi sống hàng ngày và truyện cổ tích.
Tôi nêu ra một số học sinh vượt khó tôi đã tham khảo trên Internet:
- Em Phạm Thị Mai Quế- học sinh lớp 10A5 trường THPT Châu Văn Liêm-
Quận Ninh Kiều- Cần Thơ. Dù hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, bố bị mù,
mẹ bị liệt, cả nhà phụ thuộc vào người cậu ruột, nhưng bạn vẫn cố gắng học
tập, nhiều năm liền là học sinh giỏi và là học sinh tiêu biểu của trường THPT
Châu Văn Liêm.
- Em Nguyễn Thị Lệ Trinh- học sinh lớp 12 Trường THPT Trung An- Thốt Nốt
cũng có hoàn rất khó khăn nhưng đã vượt qua và thi đậu hai trường đại học với
điểm rất cao
Qua những câu chuyện người thật, việc thật đó, tôi đã giúp các em tự rút ra bài
học về lòng nhân ái, về ý chí. Nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
2.Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khoá.
Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, TDTT( các hoạt động phong trào) là những
hoạt động được thực hiện ngoài thời gian học tập, nhằm lôi cuốn đông đảo học
Giáo viên: Nguyễn Thị Điệp- Trường THPT Ba Vì
18
Giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục đạo đức học sinh lớp 10A9
sinh tham gia để mở rộng hiểu biết, tạo không khí vui tươi lành mạnh, tạo cơ hội
để học sinh rèn luyện thói quen sống trong cộng đồng và phát huy tối đa năng
lực, sở thích của từng cá nhân. Hoạt động phong trào là một mặt trong hoạt động
giáo dục cơ bản được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức
nhằm góp phần hình thành nhân cáh học sinh theo mục tiêu đào tạo, đáp ứng
nhu cầu đa dạng của xã hội. Hoạt động phong trào do nhà trường quản lí và chỉ
đạo, với sự tham gia của các lực lượng xã hội. Nó được tiến hành xen kẽ hoặc
tiếp nối hoạt động dạy học trong phạm vi nhà trường hoặc trong đời sống xã hội.
Hoạt động này diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín
quá trình đào tạo, làm cho quá trình này được thực hiện mọi lúc, mọi nơi. Hoạt
động phong trào là tổ chức cuộc sống của thanh thiếu niên để giáo dục, là cuộc

người mà trong đó có con em chúng ta.
+ Tôi đến thăm gia đình các em thường xuyên vi phạm kỷ luật để có thể nắm bắt
tình hình một cách chính xác nhất.
4. Phối hợp với giáo viên bộ môn để giáo dục đạo đức cho học sinh.
Đầu năm học, BGH trường THPT Ba Vì đã quán triệt trên hội đồng là giáo
viên có trách nhiệm giáo dục đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ của mọi thành
viên trong nhà trường, giáo dục đạo đức cho học sinh là một quá trình thường
xuyên, liên tục, diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi. Một giờ dạy trên lớp không chỉ đơn
thuần là truyền đạt kiến thức khoa học cho học sinh mà còn giáo dục cho các em
những hành vi, cử chỉ, tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan khoa học. Giáo
viên bộ môn cần phải chú ý đến liên hệ giáo dục đạo đức học sinh thông qua bài
học, tiết học. Thường xuyên nhắc nhở, uốn nắn những sai phạm của học sinh
trong giờ học. Vì thế việc phối hợp với giáo viên bộ môn là hết sức quan trọng
và cần thiết vì giáo viên bộ môn cũng nắm, hiểu sâu sắc hơn về đối tượng học
sinh của mình để có cách cư xử khéo léo, có phương pháp giảng dạy thích hợp
cho lớp nhằm đạt hiệu quả cao trong tiết dạy của mình. Thấy được những thuận
lợi đó, tôi thường xuyên trao đổi với giáo viên bộ môn để hiểu rõ về học sinh
trong lớp chủ nhiệm để kịp thời động viên, khích lệ những ưu điểm, những tiến
bộ cũng như nhắc nhở những sai phạm của các em một cách kịp thời. Từ đó góp
phần giáo dục và hình thành nhân cách cho học sinh.
Giáo viên: Nguyễn Thị Điệp- Trường THPT Ba Vì
20
Giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục đạo đức học sinh lớp 10A9
5. Phối hợp với tổ chức Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh để giáo dục
đạo đức cho học sinh.
Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm tôi luôn phối hợp chặt chẽ với các tổ
chức trên và đây cũng là biện pháp tối ưu.
- Khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động do Đoàn trường tổ chức,
giáo viên chủ nhiệm là người tham mưu cho các em như: mua tăm ủng hộ hội
người mù, ủng hộ đồng bào bão lụt, giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn.

có vẻ khác thường, khó dạy, thậm chí hư hỏng. Trong trường, học sinh dạng cá
biệt về đạo đức thường quậy phá, đánh lộn, trộm cắp, nổi bật vai trò thủ lĩnh, lập
băng nhóm nhẹ hơn một chút là dạng nữa về học tập, học sinh không học bài,
làm bài, học sinh chậm hiểu và rất mau quên Và học sinh bị gọi "cá biệt" là
học sinh có khiếm khuyết về tâm lý, do học sinh bị ảnh hưởng từ trong gia đình
của các em, đa số chúng ta khi thấy hành động khác thường, không ngoan của
học sinh thì cho là cá biệt và xử lý trên hành động do các em gây ra mà quên là
cần phải tìm cho ra nguyên nhân. Đôi khi sự cá biệt của những học sinh ấy lại do
từ cha mẹ chúng ( cuộc sống vợ chồng không hoà thuận, từ đó có ảnh hưởng đến
đặc điểm tâm sinh lý của các em đó là em Cao Văn Tú).
+ Không phải tự nhiên mà trẻ trở thành "cá biệt", đó là hậu quả của các vết
thương tâm lý mà vô tình người lớn chúng ta đã gieo vào đầu óc non nớt của trẻ
lúc sống trong môi trường gia đình cũng như ở trường học.
+ Gia đình khó khăn; một số học sinh bị bệnh và điều đáng lưu tâm là một số
học sinh ham chơi, học kém, chán học, bỏ học, có lối sống xa đoạ, em Phạm Thị
Hồng.
2 -Giải pháp:
-Trước hết, chúng ta hãy thương yêu , cố gắng để giúp học sinh vượt qua
những biến cố trong quá trình và nó đã trở thành vết thương tâm lý khó phai mờ
trong tâm hồn các em.
Lớp tôi chủ nhiệm có em Nguyễn Hồng Thế, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn,
tuy nhiên em lại rất ngoan và học tập có nhiều cố gắng, tôi luôn luôn ở bên cạnh
em, động viên và giúp đỡ em, lấy em là tấm gương cho các học sinh khác trong
lớp noi theo.
-Học sinh cá biệt thì cần được rèn luyện trong học tập và lối sống.
Giáo viên: Nguyễn Thị Điệp- Trường THPT Ba Vì
22
Giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục đạo đức học sinh lớp 10A9
+ GVCN cần có nề nếp kỷ cương để học sinh nhận thức kém trong việc thực
hiện các nội quy, luôn cho các em cơ hội để được dân chủ bàn bạc, trao đổi, thỏa

Giáo viên chủ nhiệm với công tác giáo dục đạo đức học sinh lớp 10A9
Trong giáo dục học sinh cá biệt còn có một yêu cầu quan trọng nữa đó là giáo
viên phải luôn luôn cải tiến, đổi mới phương pháp dạy. Tiết sau mới hơn tiết
trước. Sau một tiết học, học sinh học được nhiều tri thức bổ ích tạo nên sự đam
mê học hỏi, khám phá tự tin, khẳng định mình. Giáo dục học sinh cá biệt là một
nghệ thuật, nghệ thuật dạy trẻ. Khi đứng trên bục giảng tôi phải đóng nhiều vai;
tác giả kịch bản, đạo diễn, diễn viên, cả khán giả- tức là học sinh ngồi nghe
giảng trên lớp. Làm thầy, nhưng phải hiểu trò đang nghĩ gì, làm gì trong giờ học.
Bài giảng là ‘món ăn’, nếu nhàm chán, học trò sẽ bỏ ăn, bỏ học.
4. Phải biết tác động vào động cơ học tập và biết động viên kịp thời, đúng
lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng.
Phân tích cho các em thấy rõ tầm quan trọng của việc học tập. Tôi đã sưu tầm
và đưa ra một số tranh ảnh về nạn thất học, chỉ mới mấy tuổi đầu mà không
được đến trường, phải làm những việc nặng nhọc của người lớn rồi lại bị bạn bè
khinh bỉ, xa lánh, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Ngược lại, những em có
học thì làm việc thuận lợi, dễ dàng, càng ngày càng tiến thân, bạn bè ngưỡng
mộ, trầm trồ khen ngợi, cha mẹ được tiếng thơm. Tôi luôn biết trân trọng những
gì là tốt dù rất nhỏ của học sinh. Một lời động viên, khích lệ kịp thời khi các em
chỉ có một việc làm tốt rất nhỏ cũng đủ làm các em thấy tự tin hơn, thấy mình
thực sự có ích hơn. Tôi mạnh dạn giao việc cho các em, hướng dẫn các em để
chúng làm theo định hướng của mình nhưng vẫn phải để cơ hội cho các em thể
hiện tính sáng tạo.
IV. CÔNG TÁC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH.
1. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Bên cạnh công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, việc rèn luyện kỹ năng sống
cho học sinh cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác chủ
nhiệm của tôi khi nhận chủ nhiêm lớp 10A9. Để thực hiên tốt vai trò của mình
trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nhằm giúp học sinh hoàn thiện
nhân cách của mình, tôi không phó mặc cho BGH, Đoàn trường rèn luyện kỹ
năng cho học sinh theo hình thức sinh hoạt dưới cờ vì tính hiệu quả không cao,

học 2011-2012 lớp đã đạt được nhiều kết quả khả quan.
Lớp
10A9
HẠNH KIỂM HỌC LỰC
Sĩ số
42
Tốt Khá TB Yếu Kém Giỏi Khá TB Yếu Kém
Giáo viên: Nguyễn Thị Điệp- Trường THPT Ba Vì
25


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status