Quan điểm lịch sử cụ thể với quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường - Pdf 14

ĐẶTVẤNĐỀ
Sau 30 năm xây dựng nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, gần 20 năm qua
Đảng và nhà nước ta đã tiến hành xây dựng nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Trong gần 20 năm
đổi mới vừa qua chúng ta đãđạt được những thành tựu quan trọng không chỉở
trong nước mà cả trong quan hệ quốc tế. Đồng thời chúng ta cũng đang phải đối
mặt với những vấn đề khó khăn không nhỏ.
Có thể nói gần 20 năm đổi mới và phát triển kinh tế, xã hội ở VN đã vận
động trong ánh sáng và trong mảng tối, trong sự trong lành và cả bụi bặm của
cuộc sống, nhiều góc cạnh của thực tế trong nước và quốc tếđầy biến động. Qua
gần hai thập kỷ trăn trở tìm tòi vừa thực nghiệm trong nước vừa quan sát thế
giới. Từng bước chuẩn xác hóa quan niệm trong tư duy, hoạt động trong thực
tiễn, cách diễn đạt bằng ngôn từ. Tới Đại hội IX năm 2001, chúng ta xác định
rằng nền KTTT định hướng XHCN là mô hình tổng quát của nước ta trong suốt
thời kỳ quáđộđi lên CNXH, phát triển nền KTTT ấy làđường lối chiến lược lâu
dài của Đảng và nhà nước ta.
Ngày nay thế giới đã bước sang thế kỷ 21, là thế kỷ văn minh và sáng tạo,
loài người đang bước những bước vững chắc của mình trong công cuộc làm chủ
thế giới, những thành tựu khoa học không ngừng gia tăng, những phát minh
khoa học tiến bộ ngày càng được ứng dụng nhiều vào thực tiễn, nên năng suất
lao động ngày càng nâng cao, xã hội ngày càng phát triển vàđời sống con người
được nâng lên rõ rệt cả về vật chất lẫn tinh thần.
Việt Nam chúng ta cũng tồn tại trong thế giới không ngừng vận động và
biến đổi ấy.
Như trên đã nói nước ta đã chuyển sang nền KTTT gần 20 năm. Mặc
dùđãđạt được nhiều thành tựu to lớn nhưng bên cạnh đó cũng đặt ra những khó
khăn thách thức không nhỏ cho đất nước ta. Sở dĩ như vậy là vì KTTT luôn có
hai mặt tích cực và tiêu cực của nó. Chính vì thế mà giờđây so với các nước trên
thế giới thì Việt Nam vẫn còn là một nước nghèo nàn lạc hậu, KHKT chậm phát
1
triển và hiệu quả sản xuất chưa cao nên đời sống nhân dân chưa được cải thiện

2
đóđể tiếp tục xây dựng nền kinh tế Việt Nam để nước ta có thể sánh vai với các
nước phát triển trên thế giới.
3
NỘIDUNG
1. Sự cần thiết xây dựng nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta.
1.1. Tình hình kinh tế Việt Nam trước thời kỳđổi mới (1976-1985).
Sau ngày giải phóng đất nước, nhân dân Việt Nam đứng trước một cơ hội
mới để xây dựng và phát triển nền kinh tế vì có thuận lợi cơ bản là tiềm năng
kinh tế của hai miền có thể bổ sung cho nhau. Tuy nhiên, do xuất phát điểm của
nền kinh tế thấp kém lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, cùng với những vấp váp,
sai lầm trong các chính sách kinh tế nên đến năm 1985 kinh tế nước ta đã rơi
vào khủng hoảng và vòng xoáy của lạm phát, thể hiện trên những mặt chủ yếu
sau đây:
1.1.1. Kinh tế tăng trưởng thấp.
Từ năm 1976 đến năm 1985, tổng sản phẩm xã hội tăng 50% tức là bình
quân mỗi năm trong giai đoạn này chỉ tăng 4,6%. Đã thế sản xuất kinh doanh lại
kém hiệu quả nên chi phí vật chất cao và không ngừng tăng lên. Năm 1980, chi
phí vật chất chiếm 41,9% tổng sản phẩm xã hội; năm 1985 tăng lên chiếm
44,1%. Do vậy, thu nhập quốc dân qua hai kế hoạch 5 năm tăng 38,8%, bình
quân mỗi năm tăng 3,7%.
1.1.2. Làm không đủăn và dựa vào nguồn bên ngoài ngày càng lớn.
Năm 1985, dân số cả nước gần 59,9 triệu người tăng 25,7% so với năm
1975. Như vậy, trong 10 năm 1975-1985 bình quân mỗi năm dân số tăng là
2,3%. Đểđảm bảo đủ việc làm và thu nhập của nhân dân không giảm thìít nhất
nền kinh tế phải tăng 7% mỗi năm. Nhưng trên thực thế nền kinh không đạt
mức đó nên sản xuất trong nước luôn luôn không đáp ứng được nhu cầu tiêu
dùng tối thiểu. Thu nhập quốc dân sản xuất trong nước chỉ bằng 80% đến 90%
nhu cầu sử dụng. Tích luỹ tuy nhỏ bé, nhưng toàn bộ tích luỹ và một phần quỹ
tiêu dùng phải dựa vào nguồn nước ngoài. Trong những năm 1976 -1980 thu

ở Việt Nam.
Kinh tế hàng hoá là một kiểu tổ chức kinh tế- xã hội, trong đó sản phẩm
sản xuất ra để trao đổi để bán ra thị trường. Mục đích của sản xuất trong kinh
5
tếhàng hoá không phải để thoả mãn nhu cầu trực tiêp của người sản xuất mà
nhằm để bán, tức làđể thoả mãn nhu cầu của người mua, đáp ứng nhu cầu của xã
hội.
Kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hoá. Trong
đó, toàn bộ các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” của sản xuất đều thông qua thị
trường. KTHH và KTTT không đồng nhất với nhau, chúng khác nhau về trình
độ phát triển và về cơ bản chúng có cùng nguồn gốc và cùng bản chất.
1.2.1. Cơ sở khách quan của sự tồn tại và phát triển KTTT ở Việt Nam.
Phân công lao động xã hội với tính cách là cơ sở chung của sản xuất hàng
hoá chẳng những không mất đi mà trái lại còn được phát triển cả về chiều rộng
lẫn chiều sâu. Phân công lao động trong từng khu vực, từng địa phương cũng
ngày càng phát triển. Sự phát triển của phân công lao động được thể hiện ở tính
phong phú, đa dạng và chất lượng ngày càng cao của sản phẩm đưa ra trao đổi
trên thị trường. Trong nền kinh tế nước ta, tồn tại nhiều hình thức sở hữu đó là:
sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu hỗn hợp. Do đó tồn tại
nhiều chủ thể kinh tếđộc lập, lợi ích riêng, nên quan hệ kinh tế giữa họ chỉ có thể
thực hiện bằng quan hệ hàng hoá tiền tệ. Thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế
tập thể tuy cùng dựa trên chếđộ công hữu về tư liệu sản xuất, nhưng các đơn vị
kinh tế vẫn có sự khác biệt nhất định, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh
doanh, có lợi ích riêng. Mặt khác, các đơn vị kinh tế còn có sự khác nhau về
trình độ kĩ thuât-công nghệ, về trình độ tổ chức quản lý, nên chi phí sản xuất chi
phí sản xuất và hiệu quả sản xuất cũng khác nhau.
Quan hệ hàng hoá- tiền tệ còn cần thiết trong quan hệ kinh tếđối ngoại,
đặc biệt trong điều kiện phân công lao động quốc tếđang phát triển ngày càng
sâu sắc, vì mỗi nước là một quốc gia riêng biệt đối với các hàng hoáđưa ra trao
đổi trên thị trường, thế giới. Sự trao đổi ởđây phải theo nguyên tắc ngang giá.

7
Nền kinh tế nước ta khi bước vào thời kì quáđộ lên CNXH còn mang tính
tự cung tự cấp, vì vậy sản xuất hàng hoá phát triển sẽ phá vỡ dần kinh tế tự
nhiên và chuyển thành kinh tế hàng hoá, thúc đẩy sự xã hội hoá sản xuất.
Kinh tế hàng tạo ra động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Do
cạnh tranh giữa những người sản xuất hàng hoá buộc mọi chủ thể sản xuất phải
cải tiến kĩ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất để giảm chi phí sản xuất
đến mức tối thiểu, nhờđó có thể cạnh tranh được về giá cả, đứng vững trên thị
truờng. Quá trình đó giúp thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, nâng cao năng
suất lao động xã hội.
Trong nền KTHH, người sản xuất phải căn cứ cào nhu cầu của người tiêu
dùng, của thị trường quyết định sản xuất sản phẩm gì, với khối lượng bao nhiêu,
chất lượng như thế nào. Do đo KTHH kích thích tính năng động sáng tạo của
chủ thể kinh tế, kích thích việc nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, cũng như
tăng khối lượng hàng hoá và dịch vụ.
Phân công lao động xã hội làđiều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng
hoa, đến lượt nó sự phát triển KTHH sẽ thúc đẩy sự phân công lao động xã hội
và chuyên môn hoá sản xuất. Vì thế phát huy được tiềm năng lợi thế của từng
vùng, cũng như lợi thế của đất nước có tác dụng mở rộng quan hệ kinh tế với
nước ngoài.
Sự phát triển của KTTT sẽ thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất,
do đó tạo điều kiện ra đời của sản xuất lớn, có tính xã hội hoá cao, đồng thời
chọn lọc được những người sản xuất kinh doanh giỏi, hình thành đội ngũ cán bộ
quản lý có trình độ lao động lành nghềđáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.
Như vậy, phát triển KTTT là một tất yếu kinh tếđối với nước ta, một nhiệm vụ
kinh tế cấp bách để chuyển nền kinh tế lạc hậu của nước ta thành nền kinh tế
hiện đại, hội nhập vào sự phân công lao động quốc tế. Đó là con đường đúng
đắn để phát triển lực lượng sản xuât, khai thác có hiệu quả tiềm năng của đất
nước vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
8

tế, với sựđa dạng của các hình thức sở hữu và các hình thức tổ chức sản xuất
kinh doanh, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủđạo.
Thứ hai, phát triển nền KTTT định hướng XHCN có sự quản lý của nhà
nước đảm bảo thống nhất giữa sự phát triển, tăng trưởng kinh tế với công bằng
xã hội.
Thứ ba, xây dựng nền KTTT hội nhập vào nền KTTT khu vực và thế giới
với nhiều hình thức quan hệ và liên kêt phong phú, đa dạng.
Với định hướng trên, mục thiêu phát triển nền KTTT định hướng XHCN
được xác định là: tạo ra sự phát triển năng động, hiệu quả cao của nền kiinht tế.
Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực hiện có, tăng thêm các nguồn lực mới
bằng cách nâng cao tỷ lệ tiết kiệm, tăng tích luỹ vàđầu tư hiện đại hoá, đổi mới
cơ cấu kinh tế, tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế cao... đểđưa nước ta thoát khỏi
tình trạng một nước nghèo và kém phát triển.
Theo mục tiêu đó, có thể xác định những đặc trưng, bản chất của nền
KTTT định hướng XHCN ở nước ta:
Một là KTTT định hướng XHCN là một kiểu tổ chức nền kinh tế trong
quá trình đi lên CNXH từ một nước nông nghiệp lạc hậu, kinh tế còn kém phát
triển, kiểu tổ chức nền kinh tế này nhằm nhanh chóng đưa nước ta đạt đến mục
tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”.
Hai lànền kinh tế thị trường định hướng XHCN là một nền kinh tế gồm
nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác phải trở thành
nền tảng và kinh tế nhà nước giữ vai trò chủđạo. Các thành phần kinh tếđều vận
động theo định hướng chung và theo khuôn khổ pháp luật của nhà nước XHCN.
Ba là kinh tế thị trường định hướng XHCN mang bản chất của CNXH.
Bốn là KTTT định hướng XHCN là mô hình kinh tế “mở” cả với bên
trong và với bên ngoài. Tồn tại trong nhiều hình thái kinh tế XH, hoạt động của
cơ chế thị trường không chỉ chịu sự tác động của các quy luật kinh tế hàng hoá
mà còn chịu sự chi phối của các quy luật kinh tếđặc thù của các PTSX chủđạo.
10
Do vậy mô hình cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước trong nền kinh


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status