Quan điểm lịch sử cụ thể với quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay - Pdf 17

ĐỀ CƯƠNG TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Đề tài: " Quan điểm lịch sử cụ thể với quá trình xây dựng và phát triển nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay"
A. MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
I. QUAN ĐIỂM LỊCH SỬ CỤ THỂ
1. Cơ sở khách quan của quan điểm lịch sử cụ thể
2. Yêu cầu của quan điểm lịch sử cụ thể
3. Tại sao phải vận dụng quan điểm lịch sử vào quá trình xây dựng nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
II. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH
HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA DƯỚI GÓC NHÌN CỦA QUAN ĐIỂM
LỊCH SỬ CỤ THỂ
1. Những điều kiện cụ thể ảnh hưởng đến quá trình xây dựng nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.1. Những điều kiện trong nước
1.2. Những điều kiện khu vực và thế giới
2. Thực trạng quá trình xây dựng nền KTTT định hướng XHCN ở Việt
Nam dưới tác động của những điều kiện cụ thể
2.1. Giai đoạn 1986-1991
2.2. Giai đoạn 1991 đến nay
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM XÂY DỰNG NỀN KTTT THEO
ĐỊNH HƯỚNG XHCN
1. Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần:
2. Mở rộng phân công lao động, phát triển kinh tế vùng, lãnh thổ tạo lập
đồng bộ các yếu tố thị trường.
3. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
4. Giữ vững ổn định chính trị, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới các
chính sách tài chính tiền tệ giá cả.
5. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống điều tiết kinh tế vĩ mô, đào tạo đội

I. QUAN ĐIỂM LỊCH SỬ CỤ THỂ
1. Cơ sở khách quan của quan điểm lịch sử cụ thể
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là cơ sở
hình thành quan điểm lịch sử cụ thể. Mọi sự vật hiện tượng của thế giới đều tồn
tại, vận động và phát triển trong những điều kiện không gian và thời gian cụ thể
xác định. Điều kiện không gian và thời gian có ảnh hưởng trực tiếp tới tính chất,
đặc điểm của sự vật. Cùng một sự vật nếu tồn tại trong những điều kiện không
gian và thời gian cụ thể khác nhau thì tính chất và đặc điểm của nó sẽ khác nhau
thậm chí có thể làm thay đổi hoàn toàn bản chất của sự vật.
2. Yêu cầu của quan điểm lịch sử cụ thể
Quan điểm lịch sử có 3 yêu cầu:
Thứ nhất là khi phân tích và xem xét sự vật, hiện tượng phải đặt nó trong
điều kiện không gian và thời gian cụ thể của nó, phải phân tích xem những
điều kiện không gian ấy có ảnh hưởng như thế nào đến tính chất, đặc điểm
của sự vật, hiện tượng. Phải phân tích cụ thể mọi tình hình cụ thể ảnh hưởng
đến sự vật hiện tượng.
Thứ hai là khi nghiên cứu một lý luận, một luận điểm khoa học nào đó
cần phải phân tích nguồn gốc xuất xứ, hoàn cảnh làm nảy sinh lý luận đó. Có
như vậy mới đánh giá đúng giá trị và hạn chế của lý luận đó. Việc tìm ra
những điểm mạnh và điểm yếu có tác dụng trực tiếp đến quá trình vận dụng
sau này.
Thứ ba là khi vận dụng một lý luận nào đó vào thực tiễn phải tính đến
điều kiện cụ thể của nơi được vận dụng. Điều kiện này sẽ ảnh hưởng trực tiếp
đến kết quả của sự vận dụng đó.
3. Tại sao phải vận dụng quan điểm lịch sử vào quá trình xây dựng
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
2
Trước tiên cần phải khẳng định rằng KTTT định hướng XHCN cũng là
một dạng vật chất. Nền kinh tế Việt Nam là một dạng vật chất xã hội theo sự
phân loại của triết học Mác – Lênin. Chính vì thế nền KTTT định hướng

LỊCH SỬ CỤ THỂ
1. Những điều kiện cụ thể ảnh hưởng đến quá trình xây dựng nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.1. Những điều kiện trong nước
Đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu xuất phát điểm của nền kinh tế của nước
ta khi mới bắt đầu đổi mới. Bức tranh chung của nền kinh tế Việt Nam năm
trước khi đổi mới là tăng trưởng thấp 3,7% /năm, làm không đủ ăn và dựa vào
nguồn viện trợ là chính. Thu nhập quốc dân trong nước sản xuất chỉ đáp ứng
được 80-90% thu nhập quốc dân sử dụng. Đến năm 1985 tỷ trọng thu từ bên
ngoài chiếm 10,2% thu nhập quốc dân sử dụng, nợ nước ngoài lên tới 8,5 tỷ
rúp và 1,9 tỷ USD. Cũng vào các năm đó nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng
hoảng trầm trọng, siêu lạm phát tăng ở mức 774,7% vào các năm 1986 kéo
theo giá cả leo thang và vô phương kiểm soát.
Sự tàn phá nặng nề của chiến tranh và nền kinh tế bao cấp yếu kém dài
để lại nhiều hậu quả nặng nề: cơ sở vật chất kém với nền khoa học công nghệ,
kỹ thuật lạc hậu, hầu hết các hệ thống máy móc trong các xí nghiệp đều do
Liên Xô cũ giúp đỡ từ chiến tranh nên năng suất lao động thấp, chất lượng
kém.
Điều kiện địa lý cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng mạnh mẽ đến
nền kinh tế. Về địa hình nước ta trải dài trên nhiều vĩ tuyến, bề ngang hẹp, địa
hình phức tạp mang đậm nét của sự phân dị sâu sắc về điều kiện tự nhiên,
kinh tế, xã hội. Các đặc điểm này chi phối sự phân công lao động xã hội theo
4
lãnh thổ và phát triển các vùng kinh tế. Nằm ở Tây Thái Bình Dương và Đông
Nam Á, khu vực khá phát triển cao, ổn địng, nơi cửa ngõ của giao lưu kinh tế.
Việt Nam có nhiều khả năng phát triển nhiều loại hình kinh tế khác nhau dựa
trên những lợi thế về vận tải biển, dịch vụ viễn thông, du lịch. Tài nguyên
khoáng sản phân bố không đều trên các vùng, ngay ở mỗi vùng cũng phân tán
và thiếu đồng bộ không gắn với nhau gây khó khăn cho việc khai thác sử
dụng chúng và ảnh hưởng đến việc bố trí kinh tế các vùng. Về dân số nước ta


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status