[Cây xanh] phan tich thiet ke he thong quan ly benh vien phần mềm quản lý học sinh - Pdf 14

GVHD: Ths. Nguyễn Danh Tú Phần mềm quản lý
học sinh
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN
PHẦN MỀM QUẢN LÝ HỌC SINH
Đơn vị thiết kế: Công ty cổ phần giải pháp phần mềm Cây Xanh (GreenTree, JSC)
Nhóm phát triển dự án:
• Trần Văn Hậu
• Nguyễn Quang Tú (Team Leader)
• Nguyễn Huy Giang
• Phạm Sơn Tùng
• Đỗ Anh Tuấn
Nhóm đối tác:
• Nguyễn Xuân Cảnh (CEO)
• Lê Xuân Dũng (CMO)
• Nguyễn Duy Khánh (CCO)
• Phạm Đình Việt (CFO)
Mục lục
CÂY XANH 1/104
1
GVHD: Ths. Nguyễn Danh Tú Phần mềm quản lý
học sinh
GIỚI THIỆU CÔNG TY
Công ty cổ phần giải pháp phần mềm Cây Xanh (Green Tree Joint Stock
Company) được thành lập tháng 01-2014 tại văn phòng TC-306 bởi một đội ngũ kỹ sư
Bách Khoa giàu tính sáng tạo, năng động, cần cù, nhiệt huyết trong lĩnh vực đưa ra các
giải pháp phần mềm, các hệ thống quản lý và cổng thông tin điện tử, với định hướng
hoạt động cung cấp các giải pháp và dịch vụ phần mềm cho lĩnh vực quản lý nói chung
tại Việt Nam và quốc tế. Trong thời gian hoạt động, Green Tree, JSC đã liên tục phát
triển và trở thành một trong những công ty trẻ, năng động và có uy tín cao trong lĩnh
vực hoạt động của mình. Green Tree, JSC có đội ngũ quản trị chính thức 5 thành viên
vào tháng 04-2014 và hoạt động trong 2 lĩnh vực chính.

 Tiết kiệm chi phí nhân lực
 Liên kết gần gũi Nhà trường-Phụ huynh-Học sinh
Trong bài này sẽ giải quyết bài toán “Quản lý trường trung học phổ thông”, bài
toán được mô tả sơ lược như sau:
Trong nhà trường trung học phổ thông, mỗi học sinh khi nhập trường phải nộp
một bộ hồ sơ cá nhân. Các thông tin về từng học sinh sẽ được nhà trường quản lý thông
qua hồ sơ và tiến hành làm thẻ học sinh cho từng học sinh.
Sau mỗi học kì, mỗi học sinh có thể nhận được các loại điểm thi học kì của từng
môn. Cuối học kì, nhà trường tổng kết điểm trung bình của môn, của từng học kì cho
mỗi học sinh. Học sinh sẽ nhận được kết quả học tập và nhận xét về ý thức học tập và
xếp loại vào cuối mỗi kì và cả năm.
Ban quản trị có trách nhiệm cung cấp các quy định tính điểm, các đánh giá xếp
loại, quy định về khen thưởng kỉ luật. Cuối mỗi kì học, Ban giám hiệu nhận được các
báo cáo về tình hình chung của từng lớp và đưa ra quyết định khen thưởng cho từng tập
thể lớp và cá nhân học sinh và ra quyết định danh sách lên lớp.
Các phần dưới sẽ là khảo sát hệ thống và chi tiết các bước giải quyết bài toán
này.
I. KHẢO SÁT HỆ THỐNG QUẢN LÍ HỌC SINH
1. Khảo sát tình hình thực tế tại trường THPT Trung Giã
1.1 Giới thiệu trường THPT Trung Giã
Trường THPT Trung Giã nằm trên địa bàn xã Trung Giã – Sóc Sơn – Hà Nội,
trường mới được lại xây dựng nên cơ sở vậy chất rất khang trang, quang cảnh trường
rộng rãi thoáng mát. Hiện nay trường THPT Trung Giã có 30 phòng học, 10 phòng chức
năng. Trường có 100% cán bộ đạt chuẩn và trên chuẩn. Trường hiện đang có 1375 học
sinh trong đó khối lớp 10 có 10 lớp tổng số học sinh là 497, khối lớp 11 có 10 lớp tổng
số học sinh là 455, khối lớp 12 có 9 lớp tổng số học sinh là 423. Thành tích của học sinh
trong các cuộc thi tuyển sinh đại học, cao đẳng, thi tốt nghiệp phổ thông, rồi đến các
cuộc thi học sinh giỏi luôn đạt kết quả cao. Trường THPT Trung Giã đã đạt danh hiệu
trường chuẩn quốc gia vào năm 2013.
1.2 Cơ cấu tổ chức và sự phân công trách nhiệm

• Điểm do giáo viên bộ môn cung cấp, giáo viên chủ nhiệm ghi điểm vào sổ cái rồi tính
điểm trung bình học kỳ và cả năm sau đó gửi điểm lên phòng giám hiệu
Một số lãnh đạo, giáo viên nhà trường đã quản lí học sinh, công việc của mình
trên máy tính, sử dụng các phần mềm tin học phổ dụng như WORD, EXCEL nhưng
chưa có phần mềm nào được xây dựng một cách hệ thống và chuyên sâu phục vụ cho
quá trình quản lý học sinh.
CÂY XANH 4/104
4
GVHD: Ths. Nguyễn Danh Tú Phần mềm quản lý
học sinh
Việc quản lý học sinh của trường chủ yếu vẫn dựa trên các giấy tờ nên việc quản
lý còn gặp một số vấn đề khó khăn. Việc cập nhật sự thay đổi chậm, phải tẩy xoá hay
phải làm mới hoàn toàn mỗi khi bổ sung hoặc xoá khi có học sinh chuyển trường hay có
học sinh chuyển tới mất rất niều thời gian, nhiều khi dẫn tới lỗi trong dữ liệu lưu trữ.
Sau đây là một số mẫu giấy tờ thường được sử dụng tại trường:
Học bạ
Phần lý lịch
Phần ghi điểm, hạnh kiểm
CÂY XANH 5/104
5
GVHD: Ths. Nguyễn Danh Tú Phần mềm quản lý
học sinh
Phần đánh giá kết quả trong từng năm học
Các mẫu báo cáo thông kê
Cho từng học sinh
- Bảng điểm chi tiết môn học
CÂY XANH 6/104
6
GVHD: Ths. Nguyễn Danh Tú Phần mềm quản lý
học sinh

• Giấy báo điểm
• Hộ khẩu đem theo để đối chiếu
Bộ phận Tiếp nhận học sinh nhận thông tin về học sinh, kiểm tra, phân loại học
sinh. Nếu thiếu thiếu sót những thông tin quan trọng phải yêu cầu học sinh cung cấp
ngay, có thể cử bộ phận đi xác minh thông tin về học sinh nếu cảm thấy cần thiết. Khi
thông tin về học sinh đã đúng, đủ Bộ phận Tiếp nhận học sinh tiến hành lập hồ sơ học
sinh. Việc cập nhật sơ đồ học sinh được diễn ra trong tất cả các năm tiếp theo khi học
sinh còn học tại trường khi. Sau khi lập xong hồ sơ học sinh, bộ phận tiếp nhận học sinh
tiến hành phân lớp, phân nhóm học sinh. Việc tiến hành phân lớp tuân theo nguyên tắc
riêng của mỗi trường có thể có lớp chuyên hoặc lớp chất lượng cao. Học sinh mới được
phân vào các khối lớp, danh sách lớp được lập rõ ràng. Công việc cuối cùng của bộ
phận Tiếp nhận học sinh là phân công giáo viên chủ nhiệm cho từng lớp. Mỗi lớp phân
công một giáo viên chủ nhiệm chụi trách nhiệm quản lý và hướng dẫn các em cách thức
phương pháp học tập, qui chế ngay từ những ngày đầu khi bước vào trường. Danh sách
của từng lớp và giáo viên chủ nhiệm được lập và lưu vào trong kho dữ liệu.
• Đầu mỗi năm học dữ liệu học sinh được cập nhật bổ sung, hồ sơ học sinh và
danh sách lớp được gửi về Bộ phận thiết lập kế họach.
Bộ phận thiết lập kế hoạch giảng dạy: khi đã nhận được đầy đủ thông tin về học
sinh, giáo viên, thông tin giáo dục của cấp trên căn cứ vào qui chế dạy và học ở trường
bộ phận Thiết lập kế hoạch giảng dạy phân công giáo viên dạy các môn học cho các lớp,
lập Thời khoá biểu cho tất cả các lớp, tất cả các môn học. Bảng phân công giáo viên,
Thời khoá biểu sau khi được lập được gửi lại cho học sinh, giáo viên và gửi sang bộ
phận quản lý điểm, hạnh kiểm. Thời khoá biểu được lập cho toàn bộ năm học, nếu
không thực sự cần thiết thì sẽ không thay đổi.
• Trong quá trình học tập, rèn luyện giáo viên chủ nhiệm và giáo viên các bộ
môn có trách nhiệm quản lý và đánh giá kết quả của mỗi học sinh. Kết quả này được
cập nhật liên tục vào Bảng điểm, hạnh kiểm riêng của mỗi giáo viên. Tuy nhiên giai
đoạn này không nằm trong hệ thống quản lý học sinh.
• Cuối mỗi học kỳ năm học, giáo viên gửi Bảng điểm và đánh giá hạnh kiểm
của từng học sinh cho Bộ phận quản lý điểm và hạnh kiểm. Bộ phận quản lý điểm căn

- Tần suất: không cố định, tuỳ thuộc vào thông tin đến
- Quy tắc: Mỗi học sinh chỉ có duy nhất một hồ sơ
- Lời bình:
 Hồ sơ học sinh phải được cập nhật liên tục hàng năm hoặc mỗi khi có
sự thay đổi trong quá trình học của học sinh
 Thông tin trong hồ sơ học sinh phải chính xác, đầy đủ, rõ ràng,tránh
trùng lặp, nhầm lẫn.
2.2 Quy trình lập thời khóa biểu
- Điều kiện ban đầu: Đầu năm học bộ phận thiết lập kế hoạch giảng dạy phải
lập thời khoá biểu cho từng lớp trong từng học kì
- Thông tin đầu vào: dữ liệu về danh sách lớp, số lượng giáo viên, danh mục
môn học, số ngày học, số tiết học
- Kết quả đầu ra: lịch học của từng lớp
- Nơi sử dụng: học sinh, ban lưu trữ
- Tần suất: Đầu năm học (1lần duy nhất )
- Quy tắc:
 Mỗi lớp chỉ có một thời khoá biểu
 Thời khoá biểu của mỗi lớp hoàn toàn khác nhau
 Thời khoá biểu phải trùng với kế hoạch giảng dạy của giáo viên
 Không được nhầm lẫn về ngày học, giờ học, giáo viên, số lượng tiết
học, số môn học
- Lời bình: Lập thời khoá biểu ngay từ đầu năm học tạo nên sự thống nhất, có
kế hoạch trong dạy và học. Cần sử dụng người có giỏi tính toán và có kinh
nghiệm để lập thời khoá biểu, nên sử dụng máy tính hỗ trợ. Đầu năm học
phải tiến hành lập thời khóa biểu cho cả hai học kì.
2.3 Quy trình lập kế hoạch giảng dạy
- Điều kiện ban đầu: Đầu năm học bộ phận phải lập kế hoạch giảng dạy cho
từng giáo viên bộ môn, trong từng học kì
- Thông tin đầu vào: dữ liệu về danh sách lớp, số lượng giáo viên, danh mục
môn học, số ngày học, số tiết học

 Điểm TBCN = (Điểm TBHK2 *2 + Điểm TBHK1) / 3
- Lời bình:
 Kết quả điểm phải được giáo viên chủ nhiệm thông báo đến từng
học sinh, nếu cần thiết có thể thông báo cho phụ huynh học sinh
 Điểm của học sinh phải chính xác, đầy đủ, rõ ràng, đúng quy tắc
2.5 Quy trình báo cáo, thống kê, in ấn
Công việc in thời khóa biểu
- Điều kiện ban đầu: khi yêu cầu của ban giám hiệu cần lập thời khóa biểu cho
từng lớp
- Thông tin đầu vào: Kết quả lập thời khóa biểu do bộ phận tính toán gửi
- Kết quả đầu ra: Thời khoá biểu theo từng lớp
- Nơi sử dụng: học sinh, ban lưu trữ
- Tần suất: Đầu năm học ( lập cho cả hai học kì )
Lời bình: In thời khoá biểu phải đúng với yêu cầu đã gửi đến, tránh nhầm lẫn
gây hậu quả trong công tác dạy và học của nhà trường
Công việc in kế hoạch giảng dạy
- Điều kiện ban đầu: khi yêu cầu của ban giám hiệu hoặc giáo viên cần in kế
hoạch cho từng giáo viên theo từng môn học
- Thông tin đầu vào: Kết quả lập kế hoạch giảng dạy do bộ phận tính toán gửi
CÂY XANH 14/104
14
GVHD: Ths. Nguyễn Danh Tú Phần mềm quản lý
học sinh
- Kết quả đầu ra: kế hoạch giảng dạy của từng giáo viên theo từng môn học
- Nơi sử dụng: giáo viên, ban lưu trữ
- Điều kiện ban đầu: khi yêu cầu cần in kế hoạch cho từng giáo viên theo từng
môn học
- Thông tin đầu vào: Kết quả lập kế hoạch giảng dạy do bộ phận tính toán gửi
- Kết quả đầu ra: kế hoạch giảng dạy của từng giáo viên theo từng môn học
- Nơi sử dụng: giáo viên, ban lưu trữ

15
GVHD: Ths. Nguyễn Danh Tú Phần mềm quản lý
học sinh
- Kết quả đầu ra: Bằng khen, giấy khen, quyết định khen thưởng, quyết định kỉ
luật
- Nơi sử dụng: ban giám hiệu
- Tần suất: tuỳ thuộc vào yêu cầu gửi đến
- Lời bình: quyết định khen thưởng kỉ luật phải đúng với mẫu biểu đã quy định
trước đó và phải có dấu và chữ kí xác nhận của nơi trao quyết định
3. Mong muốn của khách hàng và mục tiêu, yêu cầu, lợi ích của hệ thống mới
Với phương pháp quản lý điểm thủ công trong hệ thống cũ thì sẽ mất thời gian,
mất sức và còn nhiều bất cập. Một lớp có nhiều học sinh, một trường có rất nhiều lớp
nên việc quản lý như vậy sẽ rất cồng kềnh. Ví dụ khi muốn tìm kiếm thông tin của một
học sinh thi cần tìm lại hồ sơ của học sinh đó trong kho hồ sơ việc này là không dễ do
có rất nhiều hồ sơ. Do thực tế khi lưu trữ thông tin có thể phải thêm 1 số thông tin quản
lí mới công việc này với hệ thống cũ là rất khó khăn. Ví dụ như khi muốn lưu trữ thêm
thông tin liên lạc của phụ huynh học sinh là số điện thoại và email. Do vậy các trường
THPT cần có một phần mềm chuyên biệt để quản lý học sinh một cách khoa học và
hiệu quả nhất.
3.1 Mong muốn của khách hàng về hệ thống mới
Hệ quản học sinh PTTH có nhiệm vụ cơ bản như sau:
• Quản lý học sinh trên tất cả các mặt từ khi bắt đầu vào trường, mỗi năm
học cho đến khi tốt nghiệp ra trường
• Quản lý đội ngũ giáo viên, quản lý các lớp các bộ môn
• Khi kết thúc mỗi học kỳ và năm học làm tốt công tác sơ kết tổng kết, xét
các danh hiệu, xét lưu ban, lên lớp và tốt nghiệp
• Thông tin bảo đảm bí mật, an toàn, sắp xếp hợp lý để tiện khai thác, tìm
kiếm sửa chữa
3.2 Mục tiêu của hệ thống mới
• Mục tiêu cung cấp hệ thống quản lý thông tin giáo dục toàn diện

Giảm bớt thời gian tiếp nhận hồ sơ, chỉ cần một người để
tiếp nhận hồ sơ học sinh cho cả trường.
Bộ phận thiết lập kế
hoạch giảng dậy
Giảm bớt thời gian của việc thiết lập kế hoạch giảng dạy, sắp
lịch nhanh không bị trùng lặp.
Bộ phận Quản lý
điểm và hạnh kiểm
Nhập đểm nhanh chóng, sửa chữa điểm nhập sai dễ dàng,
không cần tính điểm cho học sinh phần mềm tự động tính
điểm và đưa ra kết quả tống kết.
Ban giám hiệu Dễ dàng xem các báo cáo thống kế, để đưa ra các nhận xét
4. Xử lý sơ bộ, tổng hợp kết quả khảo sát
4.1 Sơ đồ tổng thể hệ thống mới cần xây dựng
Sơ đồ
tổng
thể
Học sinh Bộ phận tiếp
nhận học
sinh
Bộ phận
thiết lập kế
hoạch giảng
dạy
Bộ phận
quản lý
điểm, hạnh
kiểm
Ban giám hiệu
CÂY XANH 17/104

học sinh khác
Cấu trúc và
khuôn dạng
Kiểu số nguyên, tự động tăng khi thêm bản ghi mới
Loại hình Sơ cấp
Số lượng Số lượng cho phép 100000 học sinh
Ví dụ Học sinh: Lê Trần Cường
Lời bình Mã học sinh phải là duy nhất, không có hai học sinh có cùng mã số
Tên dữ liệu: Họ tên học sinh
Định nghĩa Họ tên học sinh
Cấu trúc và
khuôn dạng
Kiểu ký tự, độ dài 30 ký tự. Nhập tự do với yêu cầu không ít hơn 2 từ.
Loại hình Sơ cấp
Số lượng Số lượng cho phép 100000 học sinh
Ví dụ Học sinh: Lê Trần Cường
Lời bình Tên học sinh phải đầy đủ, chính xác theo tên trong giấy khai sinh
Tên dữ liệu: Ngày sinh
Định nghĩa Ngày sinh của từng học sinh
Cấu trúc và
khuôn dạng
Kiểu SmallDateTime, được định dạng theo kiểu dd-mm-yyyy
Loại hình Sơ cấp
Số lượng Số lượng cho phép 100000 học sinh
Ví dụ 26-4-1984
Lời bình Ngày sinh phải đúng theo giấy khai sinh
Tên dữ liệu: Giới tính
Định nghĩa Giới tính của học sinh
Cấu trúc và
khuôn dạng

Ví dụ Lê Văn Hải
Lời bình Có thể bỏ trống khi không có bố
Tên dữ liệu: Họ tên Mẹ
Định nghĩa Họ tên đầy đủ của mẹ
CÂY XANH 19/104
19
GVHD: Ths. Nguyễn Danh Tú Phần mềm quản lý
học sinh
Cấu trúc và
khuôn dạng
Kiểu ký tự, độ dài 30 ký tự
Loại hình Sơ cấp
Số lượng Số lượng cho phép 100000
Ví dụ Trần Kim Hạnh
Lời bình Có thể bỏ trống khi không có mẹ
Tên dữ liệu: Mã môn học
Định nghĩa Mã của môn học xác định là duy nhất cho mỗi môn học
Cấu trúc và
khuôn dạng
VarChar(4)
Loại hình Sơ cấp
Số lượng Tối đa 15
Ví dụ Mã môn Văn – VH
Lời bình
Tên dữ liệu: Tên môn học
Định nghĩa Tên môn học
Cấu trúc và
khuôn dạng
Chuỗi ký tự, độ dài tối đa là 30
Loại hình Sơ cấp

Tên dữ liệu: Mã Giáo viên
Định nghĩa Mã giáo viên dạy trong trường, phân biệt với giáo viên khác
Cấu trúc và
khuôn dạng
Số nguyên, tăng tự động
Loại hình Sơ cấp
Số lượng Tối đa 100
Ví dụ Nguyễn Thu Thuỷ có mã 1
Lời bình
Tên dữ liệu: Tên giáo viên
Định nghĩa Tên đầy đủ giáo viên
Cấu trúc và
khuôn dạng
NVarChar(30)
CÂY XANH 20/104
20
GVHD: Ths. Nguyễn Danh Tú Phần mềm quản lý
học sinh
Loại hình Sơ cấp
Số lượng Tối đa 100
Ví dụ Lê Thu Thuỷ
Lời bình
Tên dữ liệu: Điểm
Định nghĩa Điểm giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh
Cấu trúc và
khuôn dạng
Int, 0<= điểm < =10
Loại hình Sơ cấp
Số lượng
Ví dụ

Thống kê số lượng học sinh giảng dạy theo môn học
Thống kê tỷ lệ điểm học sinh (khá, giỏi, trung bình)
Thống kê tỷ lệ điểm thi học kỳ
Với toàn trường
Bảng thống kê tổng hợp xếp loại
4.4 Tổng hợp dữ liệu
• Bảng tổng hợp các hồ sơ
STT Tên – Vai trò Công việc liên quan
D1
• Hồ sơ học sinh ( Học bạ)
D2
• Danh sách lớp
D3
• Bảng điểm cá nhân theo môn
học và theo học kỳ
D4
• Thời khoá biểu
CÂY XANH 21/104
21
GVHD: Ths. Nguyễn Danh Tú Phần mềm quản lý
học sinh
D5
• Hạnh kiểm
D6
• Danh sách học viên lưu ban,
khen thưởng, kỷ luật
D7
• Các thống kê
 Bảng tổng hợp các dữ liệu
STT Tên gọi Kiểu DL Cỡ Khuôn dạng Quy tắc

đối ít ảnh hưởng. Ngày nay, phần mềm là một yếu tố tốn kém trong nhiều hệ thống dựa
trên máy tính. Lỗi lầm ước lượng chi phí lớn có thể tạo ra chênh lệch giữa lợi nhuận và
thất thoát. Ước lượng về chi phí và công sức phần mềm không thể nào cho một kết quả
chính xác được bởi có quá nhiều tham biến (con người, kĩ thuật, môi trường, chính
trị…) ảnh hưởng đến chi phí chung của phần mềm và công sức càn để phát triển nó. Tuy
vậy việc ước lượng dự án phần mềm có thể được biến đổi từ một nghệ thuật thành một
dãy các bước hệ thống để đưa ra các ước lượng với độ rủi ro chấp nhận được.
Để đạt được các ước lượng chi phí và công sức tin cậy, một số tuỳ chọn nảy
sinh:
1. Trì hoãn việc ước lượng tới giai đoạn sau trong dự án (chúng ta có thể đạt được
ước lượng chính xác 100% sau khi dự án đã hoàn tất).
CÂY XANH 22/104
22
GVHD: Ths. Nguyễn Danh Tú Phần mềm quản lý
học sinh
2. Dùng các kĩ thuật phân rã tương đối đơn giản để sinh ra ước lượng về chi phí và
công sức dự án.
3. Phát triển một mô hình kinh nghiệm cho chi phí và công sức làm phần mềm.
4. Thu được một hay nhiều công cụ ước lượng tự động.
Các ước lượng chi phí phải đưa ra ngay từ đầu. Tuy nhiên chúng ta đợi càng lâu
thì càng biết nhiều, biết càng nhiều thì ước lượng càng chính xác, càng ít có khả năng
phạm phải lỗi lầm trầm trọng trong ước lượng. Những ước lượng về công sức con người
cần có (thường theo người/ tháng), thời hạn dự án theo ngày tháng (theo thời gian lịch)
và chi phí( theo đồng). Trong nhiều trường hợp, ước lượng được thực hiện bằng cách
dùng kinh nghiệm quá khứ xem như hướng dẫn duy nhất. Nếu một dự án mới rất giống
về kích cỡ và chức năng với một dự án quá khứ thì rất có thể là dự án mới sẽ đòi hỏi chi
phí cũng tương tự như dự án cũ. Người ta phát triển một số kĩ thuật ước lượng để phát
triển phần mềm. Mặc dù mọi kĩ thuật đều có điểm mạnh và điểm yếu của nó, tất cả
chúng đều có một số thuộc tính chung như sau:
- Phải thiết lập phạm vi dự án trước.

tố luôn tồn tại trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống. Tuy nhiên, với đặc
thù riêng của mình, nhận diện và kiểm soát rủi ro trong các dự án phần mềm là điều
không hề đơn giản. Mọi rủi ro đều tạo ra vấn đề, đều gây ảnh hưởng xấu tới các dự án
phần mềm, do đó những kỹ sư phần mềm phải có những biện pháp nhận diện rủi ro hiệu
CÂY XANH 23/104
23
GVHD: Ths. Nguyễn Danh Tú Phần mềm quản lý
học sinh
quả, thẩm định xác suất xuất hiện, tác động nếu nó xuất hiện và giải quyết nó một cách
hiệu quả để đạt được phần mềm tốt theo yêu cầu của khách hàng.
Phân tích rủi ro là điều chủ chốt cho việc quản lý dự án phần mềm tốt và quá
nhiều dự án được tiến hành mà không cần xem xét đến rủi ro. Phân tích rủi ro, đánh giá
rủi ro thực tế là một loạt các bước quản lý rủi ro: xác định rủi ro, đánh giá rủi ro, phân
loại rủi ro, chiến lược quản lý rủi ro, giải quyết rủi ro, điều khiển rủi ro.
Xác định rủi ro
- Rủi ro là 1 hay nhiều sự việc chưa nhưng có khả năng xảy ra trong tương lai có
tác động đến dự án, và khi sự việc đó xảy ra thường sẽ gây ảnh hưởng xấu tới dự án, cản
trở sự hoàn thành của dự án.
- Rủi ro dự án xác định các vấn đề yêu cầu, khách hàng, tài nguyên, nhân sự,
lịch biểu, ngân sách, tiềm năng và ảnh hưởng của chúng lên dự án phần mềm.
- Rủi ro kĩ thuật xác định các vấn đề tiềm năng về thiất kế, cài đặt, giao diện,
kiểm chứng và bảo trì. Bên cạnh đó, độ mơ hồ riêng, độ bất trắc kĩ thuật, sự lạc hậu kĩ
thuật và kĩ thuật mũi nhọn cũng là những nhân tố rủi ro. Rủi ro kĩ thuật xuất hiện bởi vì
vấn đề khó giải quyết hơn ta tưởng.
- Rủi ro nghiệp vụ là ở bên trong bởi chúng có thể làm sáng tỏ kết quả của ngay
cả dự án phần mềm tốt nhất.
*) Rủi ro về mặt kĩ thuật: Đây là rủi ro thường thấy của bất kì dự án phần mềm
nào không phụ thuộc vào quy mô cũng như phạm vi ứng dụng của nó. Bởi một dự án
phần mềm muốn triển khai được phải có một nền tảng kĩ thuật hỗ trợ, đơn giản nhất là
các máy tính cá nhân thông thường. Đối với các dự án lớn thì các phương tiện kĩ thuật

học sinh
- Mất sự hỗ trợ của cấp quản lý cao do thay đổi mối quan tâm hay do
thay đổi mối quan tâm.
- Mất cam kết về tài chính hay nhân sự.
Ước lượng rủi ro
Ước lượng rủi ro là cố gắng xác định tỷ lệ theo hai cách có thể xảy ra rủi ro có
thực và hậu quả của các vấn đề liên quan tới rủi ro đó, nếu nó xuất hiện. Người lập kế
hoạch dự án cùng với các nhà quản lý và các nhân viên kỹ thuật thực hiện 4 hoạt động
ước lượng rủi ro:
- Lập thang phản ánh khả năng cảm nhận được rủi ro.
- Phác họa những hậu quả của rủi ro.
- Ước lượng ảnh hưởng của rủi ro lên dự án và sản phẩm.
- Chú ý đến độ chính xác của dự phòng rủi ro sao cho không có hiểu
lầm.
Thang được xác định hoặc theo thuật ngữ có hoặc không, định tính hay định
lượng. Các câu hỏi trong khoản mục rủi ro có thể được trả lời có hay không. Cách tiếp
cận này không khả quản, cách tiếp cận tốt nhất là theo xác suất rủi ro sẽ xuất hiện và tác
động của rủi ro nếu nó xuất hiện. Người lập kế hoạch dự án có thể ước lượng được xác
suất rủi ro sẽ xuất hiện và tác động của rủi ro nếu nó xuất hiện.
- Xác suất rủi ro sẽ xuất hiện: chúng ta có thể dùng tỉ lệ 0-1 để mô tả xác suất của rủi ro.
Rủi ro có xác suất 0 được gọi là không có cơ hội xuất hiện. Rủi ro có xác suất là 0.90
được gọi là chắc chắn xảy ra. Xác suất trong khoảng 0 đến 1 thì rủi ro có cơ hội xuất
hiện. Người ta có thể ước lượng xác suất trên bằng cách phân tích thống kê về các độ đo
thu được từ các dự án quá khứ hay các thông tin khác…
- Tác động của rủi ro nếu nó xuất hiện: Chúng ta có thể dùng thang 0 đến 1 để mô tả tác
động của rủi ro. Rủi ro có tác động 0 được gọi là không có tác động. Rủi ro với tác động
1 được gọi là đình chỉ (nguy hiểm nghiêm trọng dẫn đến dự án không thực hiện được).
Đánh giá rủi ro
Việc đánh giá rủi ro là rất quan trọng và phải được thực hiện một cách nghiêm
túc khi đành giá rủi ro, ta thực hiện theo các bước sau:


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status