PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU OGC - Pdf 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC
o0o
TIỂU LUẬN
MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Đề tài: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ
PHIẾU CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẠI DƯƠNG
(OGC)
Giáo viên hướng dẫn : TS. Phan Trần Trung Dũng
Hà N?i, tháng 4-2014
Tiểu luận môn Phân tích tài chính GVHD: TS. Phan Trần Trung Dũng
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển mở của hội nhập của nền kinh tế, sự phong phú đa
dạng của các loại hình doanh nghiệp, phân tích tài chính ngày càng trở lên quan
trọng và cần thiết không chỉ với các nhà quản lý doanh nghiệp mà còn thu hút sự
quan tâm chú ý của nhiều đối tượng khác đặc biệt là các nhà đầu tư. Việc phân
tích tài chính và định giá cổ phiếu là một công đoạn không thể thiếu trong tất cả
các quyết định đầu tư của cá nhân cũng như tổ chức. Làm tốt nội dung đó sẽ giúp
nhà đầu tư biết được giá trị thực của cố phiếu, tìm ra được cơ hội đầu tư và ra
quyết định đầu tư phù hợp. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích
tình hình tài chính và định giá cổ phiếu đối với quản trị đầu tư, kết hợp với kiến
thức lý luận được tiếp thu ở nhà trường và tài liệu tham khảo thực tế, tôi xin chọn
chọn đề tài “ Phân tích tình hình tài chính và định giá cổ phiếu Công ty Cổ phần
Tập Đoàn Đại Dương” với các vấn đề khái quát như sau:
Chương I: Tổng quan Công ty cổ phần Tập Đoàn Đại Dương.
Chương II: Tình hình tài chính của Công ty cổ phần Tập Đoàn Đại
Dương.
Chương III: Phân tích định giá cổ phiếu OGC
Do chưa có báo cáo hợp nhất đến 31/12/2013, để thuận lợi cho việc so sánh
và tính toán các chỉ tiêu. Bài tiểu luận sử dụng các kết quả đến 31/12/2012.


16/4/2010: Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Dương (OGC) đã được Sở giao dịch
chứng khoán Hồ Chí Minh quyết định chấp thuận niêm yết với số vốn điều lệ 2.500 tỷ
đồng. Giá trị vốn hóa trên thị trường của OGC xấp xỉ 10.400 tỷ đồng, tăng 38,7% so với
giá chào sàn. Tính thanh khoản của mã cổ phiếu OGC khá cao và thường xuyên nằm
trong danh sách 10 cổ phiếu giao dịch nhiều nhất. . Hiện tại mã cổ phiếu OGC của
Công ty đang là một mã blue-chip trên sàn Hose.

Tiểu luận môn Phân tích tài chính GVHD: TS. Phan Trần Trung Dũng
14/07/2010: Công ty cổ phần Tập đoàn Đại Dương hợp tác với SSG xây dựng
Trung tâm thương mại lớn tại Văn Thánh, Quận Bình Thạnh- TP HCM. Theo thỏa
thuận này Tập đoàn Đại Dương sẽ được quyền khai thác 5 tầng đế của tòa tháp làm
Trung tâm thương mại.
01/10/2010: Công ty cổ phần Khách sạn Dịch vụ Đại Dương, thành viên của Tập
đoàn Đại Dương đã niêm yết 100 triệu cổ phiếu trên sàn chứng khoán HNX với tổng
giá trị chứng khoán niêm yết là 1.000tỷ đồng.
07/10/2010: Công ty cổ phần Tập đoàn Đại Dương ký kết hợp tác kinh doanh
với Legamex và Lega Fashion House tại TP HCM – đây là dự án hỗn hợp khu trung
tâm Thời trang – Thương mại- Dịch vụ và cao ốc văn phòng với diện tích sàn là
60.000m2. Với tổng vốn đầu tư 800 tỷ đồng.
31/12/2010: Khai trương khách sạn 5 sao StarCity Saigon, đây là một trong
những khách sạn đầu tiên trong hệ thống chuỗi khách sạn mang thương hiệu StarCity
của Công ty cổ phần Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương, thành viên của Tập đoàn Đại
Dương.
22/06/2011: Tập đoàn Đại Dương và Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam ký kết
thỏa thuận hợp tác toàn diện nhằm khai thác phát huy thế mạnh, kinh nghiệm và năng
lực của mỗi bên trên các lĩnh vực hoạt động kinh doanh.
11/07/2011: Công ty cổ phần Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương, Ngân hàng
TMCP Đại Dương- thành viên của Tập đoàn Đại Dương và Công ty liên doanh khách
sạn quốc tế Lào Cai ký kết hợp đồng vay vốn và quản lý khách sạn cho dự án xây dựng
khách sạn tiêu chuẩn quốc tế 4 sao và tổ hợp vui chơi giải trí tại Lào Cai.

Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng, Vinh, Quảng Ninh…
Lĩnh vực Khách sạn:
Công ty Cổ phần Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương thuộc Tập đoàn Đại Dương
đầu tư xây dựng chuỗi khách sạn cao cấp mang thương hiệu Starcity Hotel đạt tiêu
chuẩn quốc tế từ 4 sao trở lên tại TP HCM, Nha Trang, Hội An, Hà Nội, Vinh và Hạ
Long nâng tổng số phòng đưa vào khai thác trong thời gian tới lên trên 1.300 phòng.
Với số vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, công ty đã niêm yết trên sàn chứng khoán HNX vào
tháng 10 năm 2010.
Lĩnh vực Dịch vụ Tài chính:
Công ty cổ phần Chứng khoán Đại Dương (OCS) có vốn điều lệ 300 tỷ đồng .
Định hướng hoạt động các năm tiếp theo của công ty là đầu tư công nghệ hiện đại, nâng
cao chất lượng đội ngũ nhân sự và cung cấp dịch vụ chứng khoán đạt chuẩn trong nước
và khu vực.
Tập đoàn Đại Dương sở hữu 20% cổ phần của Ngân Hàng Thương mại Cổ phần
Đại Dương (OceanBank). OceanBank đã ngày càng khẳng định được vị thế của mình
trên thị trường tài chính ngân hàng cũng như từng bước gây dựng được niềm tin vững
bền trong lòng công chúng. Từ một ngân hàng với vốn điều lệ 300 triệu đồng, năm
2011, OceanBank có vốn điều lệ lên 4000 tỷ đồng.Với sự hợp tác đắc lực của cổ đông
chiến lược, đối tác chiến lược Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, OceanBank đã có
sự chuẩn bị về mọi mặt, sẵn sàng cho những bước chuyển mình mới: Đến năm 2013,
OceanBank sẽ trở thành một ngân hàng đa năng, hiện đại có tầm vóc tương xứng với
một ngân hàng TMCP lớn trong nước, có năng lực tài chính, mạng lưới khách hàng, hệ

Tiểu luận môn Phân tích tài chính GVHD: TS. Phan Trần Trung Dũng
thống chi nhánh, nguồn nhân lực và công nghệ…đủ mạnh để tạo điều kiện tốt nhất cho
việc chuyển hướng hành một ngân hàng hàng đầu trong giai đoạn 2013-2020
Lĩnh vực Truyền Thông:
Công ty cổ phần Tập đoàn Đại Dương sở hữu 50% vốn điều lệ của Công ty Cổ
phần Truyền thông Đại Dương (OMC). Thành lập từ năm 2006, đến nay OMC đã trở
thành đơn vị đi đầu trong lĩnh vực truyền thông, phát thanh, truyền hình, quảng cáo

chuyên nghành kiến trúc sư. Trước khi làm việc tại Tập đoàn Đại
Dương, ông đã từng đảm nhiệm các vị trí Phó Tổng Giám đốc
Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển hạ tầng Hoàng Thành, phó
Tổng Giám đốc Công ty TNHH Capital- Hoàng Thành, Tổng
giám đốc của Công ty cổ phần Tập đoàn Đại Dương.
Với những kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng tích lũy được qua
15 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đầu tư – bất động
sản, OGC tin tưởng ông Thụ sẽ vững vàng chèo lái và dẫn dắt
Công ty vượt qua mọi khó khăn, thách thức để tiếp tục phát triển
và khẳng định vị trí, củng cố hơn nữa uy tín của Công ty và
thương hiệu của Tập đoàn Đại Dương tại Việt Nam

Ông PREBEN HJORTLUND
Thành viên HĐQT
Ông từng giữ các chức vụ quan trọng như Giám đốc khu vực,
Chuyên gia liên kết cho UNIDO, Trưởng Khu vực trong Bộ Quốc
phòng Đan Mạch, Giám đốc điều hành của Trung tâm Công nghệ
Quốc tế Hà Nội. Ông còn là Chủ tịch HĐQT Khách sạn Trấn Vũ
Hà Nội, Trung tâm Thương mại Thế giới Hà Nội, Công ty TNHH
Y khoa Công nghệ cao Shimadzu Vietnam, Hà Nội và là hội viên
của nhiều Tổ chức, các Quỹ nổi tiếng trên thế giới.
Ông Preben tốt nghiệp Thạc sỹ Kinh tế – Đại học Aalborg, Đan
Mạch
Ông DƯƠNG TRỌNG NGHĨA
Tổng Giám đốc
Theo Quyết định số 244/2013/QĐ-HĐQT-OGC, ông Dương Trọng
Nghĩa trở thành Tổng Giám đốc của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại
Dương kể từ ngày 07/10/2013.
Ông Dương Trọng Nghĩa có hơn 10 năm kinh nghiệm ở cương vị
cao cấp trong các công ty kiểm toán Delloite và Ernst & Young.

Hiện đồng thời đang là thành viên Ban kiểm soát Công ty Cổ phần
Chứng khoán Đại Dương.
Ông Tuyến tốt nghiệp Cử nhân kinh tế.
Bà Nguyễn Thị Quỳnh Nga
Trưởng Ban Kiểm soát
Hiện nay là trưởng Ban kiểm sóat Công ty cổ phần Tập Đoàn Đại
Dương kiêm Trưởng phòng kế toán Công ty cổ phần đầu tư và xây
dựng Sông Đà.
Bà Nga tốt nghiệp Cử nhân kinh tế.


Tiểu luận môn Phân tích tài chính GVHD: TS. Phan Trần Trung Dũng

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo
Thành viên Ban kiểm soát
Hiện là thành viên Ban kiểm soát Công ty cổ phần Tập Đoàn Đại
Dương kiêm Phó Tổng Giám Đốc Công ty cổ phần chứng khoán
Đại Dương
Bà tốt nghiệp Thạc sỹ Luật Kinh tế.

Bà Nguyễn Thị Lan Hương
Thành Viên Ban Kiểm soát
Hiện là thành viên Ban Kiểm soát Công ty Cổ phần Tập Đoàn Đại
Dương kiêm Chánh Văn phòng HĐQT Ngân hàng TMCP Đại
Dương.
Bà Hương tốt nghiệp Cử nhân Luật.
5. Cơ cấu tổ chức:
6. Cơ cấu cổ đông:

Tiểu luận môn Phân tích tài chính GVHD: TS. Phan Trần Trung Dũng


Tiểu luận môn Phân tích tài chính GVHD: TS. Phan Trần Trung Dũng
Doanh thu từ các công ty con và công ty liên kết:
2. Tốc độ tăng trưởng và hiệu quả hoạt động đầu tư của OGC:
Tính từ 2008 đến 2012, tổng tài sản của OGC đã tăng gần 16 lần. Mức tăng chủ
yếu đạt được nhờ tăng trưởng của Nợ phải trả hơn 22 lần và Vốn chủ sở hữu tăng 8,5
lần so với năm 2008, chi tiết như sau:
+ Vốn chủ sở hữu của OGC gia tăng chủ yếu nhờ sự đóng góp của Chủ tịch
HĐQT Hà Văn Thắm và các tổ chức cá nhân liên quan. Ngoài ra còn có sự tham gia
của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước khác trong giai đoạn 2007-2010.
+ Nợ phải trả của OGC tăng trưởng bình quân hơn 90%/năm, chủ yếu hình thành
từ nguồn vốn vay ngân hàng và phát hành trái phiếu. Đồng thời OGC cũng duy trì tỷ
trọng đáng kể của Khoản phải trả - phải nộp ngắn hạn khác qua các năm tài chính. Theo
thuyết minh BCTC của OGC, đây là các khoản đặt cọc, thanh toán mua trái phiếu chưa
thực hiện, các khoản ứng trước chủ yếu phát sinh với các bên liên quan của OGC.

Tiểu luận môn Phân tích tài chính GVHD: TS. Phan Trần Trung Dũng
OGC đang được các tổ chức tín dụng Việt Nam đánh giá xếp hạn tín nhiệm khá
cao khi liên tục phát hành thành công trái phiếu công ty cho các tổ chức này trong 2
năm 2011 và 2012, cụ thể:
Từ khi thành lập năm 2007 đến nay, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của OGC luôn
âm qua các năm, trong đó nguyên nhân chủ yếu là việc liên tục gia tăng các Khoản phải
thu, Hàng tồn kho và lỗ ghi nhận từ hoạt động đầu tư. Dòng tiền từ đầu tư của OGC
cũng liên tục âm do công ty tiến hành góp vốn vào đơn vị liên kết và cho vay, mua lại
các công cụ nợ của đơn vị khác. Sự thiết hụt của hai dòng tiền trên được bù đắp bằng
dòng tiền từ hoạt động đầu tư tài chính, thông qua phát hành cổ phiếu và từ năm 2011
cho đến nay chủ yếu từ hoạt động đi vay.

Tiểu luận môn Phân tích tài chính GVHD: TS. Phan Trần Trung Dũng
Với khoản đầu tư gần 2.350 tỷ đồng vào các công ty con và gần 1.270 tỷ đồng

Chỉ số công nợ cho thấy xu hướng sử dụng các khoản nợ tài chính để tài trợ các
khoản đầu tư của Công ty. Tuy nhiên số công nợ ngắn hạn trên tổng tài sản lại giảm
xuống, điều này thể hiện định hướng mục tiêu đầu tư của Công ty vào Bất động sản,
đặc biệt là loại hình khách sạn nghỉ dưỡng và các loại đầu tư dài hạn khác. Công ty sử
dụng nợ để tài trợ gia tăng tài sản, do đó các chỉ số đòn bẩy tài chính đều tăng lên qua
các năm tài chính.
Chỉ số khả năng hoạt động:
Chỉ số 2010 2011 2012
Hệ số quay vòng phải thu khách hàng 19.01 18.02 14.89
Thời gian trung bình thu tiền khách hàng (ngày) 19.20 20.26 24.51
Hệ số quay vòng HTK 176.58 34.08 6.68
Thời gian trung bình xử lý HTK (ngày) 2.07 10.71 54.66
Hệ số quay vòng phải trả nhà cung cấp 16.12 16.15 15.33
Thời gian trung bình thanh toán cho nhà cung
cấp (ngày)
22.64 22.60 23.81
Hệ số vòng quay tài sản (lần) 0.25 0.17 0.14
Chỉ số khoản phải thu cho thấy công ty có thời gian thu tiền bình quân khá
nhanh (<1 tháng). Thời gian chênh lệch giữa các khoản phải thu và phải trả không quá
lớn, điều này thể hiện dòng tiền tương đối ổn định. Công ty chú trọng khai thác tối đa
hiệu quả tài chính của dòng tiền hoạt động. Hệ số vòng quay tổng tài sản càng giảm qua
các năm tài chính. Do công ty định hướng bước sang lĩnh vực kinh doanh bất động sản

Tiểu luận môn Phân tích tài chính GVHD: TS. Phan Trần Trung Dũng
làm trọng tâm, việc mua bán và thâu tóm các tài sản phải có thời gian mới tạo được
nguồn thu cho Công ty.
Các chỉ số sinh lời:
Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS) 0.38 0.14 0.07
ROE (%) 22.54 5.65 2.79
ROA (%) 11.47 4.68 5.65

[Rm-E(Rm)]
[Ry-E(Ry)]
1 381.45 -0.008743507 0.02184827 0.000460821 -0.000151906
2 378.13 0.020304008 0.02417504 0.000057468 0.000071283
3 385.88 0.016597074 0.01487222 0.000015007 0.000000388
4 392.34 0.01506779 0.00575754 0.000005497 -0.000021135
5 398.30
0.020390781
0.00720659 0.000058791 -0.000058008
6 406.50
TB 0.012723229 0.01477193 0.000119517 -0.000031875
Beta = Beta = Covar (Ri, Rm)/Var (Rm) = -3,749497693
1.2. Tính g, D1

Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 TB
ROE 22.54% 5.65% 2.79% 0.10
EPS 2382.80 625.14 311.62
DPS 800 200 500
B 0.3357389 0.319928336 1.604535487 0.75340091
g 2.55%
D1 512
1.3. Định giá cổ phiếu
Giả sử cổ tức OGC tăng trưởng từ năm 2013-2015 với tốc độ g sau đó tăng trưởng ổn
định vĩnh viễn.
 Giai đoạn 1: Từ năm 2012 đến năm 2015 với tăng
trưởng cổ tức qua các năm là g = 2,55%
 Giai đoạn 2: Từ năm 2016, cổ tức ổn định vĩnh
viễn, g = 0
Giá trị cổ phiếu đầu năm 2014 là 10.800đ. Vậy cổ phiếu
OGC được định giá quá thấp so với giá trị giao dịch

0.02547
Payout ratio
0.34 0.32 1.60 0.75
R 0,143998024 1 2
t-1 T t+1 t+2
EPS (x)
311.6167 319.5533 327.6921
BPS (b)
11082.5900 11161.3916 11242.2001
REPS (xa_t)
-3620.6026 -3640.4799
Discount factor
0.7377 0.5442
Discounted
-2670.9934 -1981.2648
Vo 857
Giá trị cổ phiếu tính bằng phương pháp này chênh lệch tương đối cao so với thị giá.
Điều này cho thấy áp dụng các mô hình định giá thông thường rất khó xác định giá trị
thực của mã OGC. Thay vào đó, nhà đầu tư nên chú ý việc thâu tóm và sát nhập các
công ty sở hữu các tài sản gần đây mà sẽ có giá trị sinh lời trong tương lai. Trên cơ sở
đó, khuyến nghị nhà đầu tư nên nắm giữ cổ phiếu trong dài hạn.

Tiểu luận môn Phân tích tài chính GVHD: TS. Phan Trần Trung Dũng
KẾT LUẬN
Bài phân tích về Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Dương một lần nữa khẳng
định tầm quan trọng của việc phân tích tài chính và định giá cổ phiếu đối với việc
ra quyết định của nhà đầu tư. Từng nhà đầu tư cần phải có những phân tích, suy
xét của riêng mình trước khi đưa ra quyết định mua hay bán, tránh bị ảnh hưởng
bởi những trào lưu tâm lý trên thị trường. Có như vậy thì từng nhà đầu tư mới có
thể tìm kiếm được cho mình những cơ hội đầu tư sinh lời bất kể tình hình giá cả


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status