đề cương ôn tập cơ sở văn hóa việt nam - Pdf 14

Câu 1:Khái niệm văn hoá, cấu trúc của văn hoá?
• Khái niệm văn hoá:
Đã có rất nhiều các tổ chức, các quốc gia và các chuyên gia nghiên cứu về văn hoá đưa ra các
khái niệm về văn hoá và các vấn đề liên quan, và hiện tại chưa có một khái niệm nào về văn hoá
được thống nhất tuyệt đối. Có thể đưa ra một số quan niệm, khái niệm và định nghĩa về văn hoá
như sau:
Chủ tịch Hồ Chí Minh: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo
và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật,
những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những
sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá.
Cố TT Phạm Văn Đồng: Văn hóa bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức
với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo
vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu để bảo vệ mình và
không ngừng lớn mạnh.
PGS.TS Trần Ngọc Thêm: Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do
con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con
người với tự nhiên và xã hội của mình.
UNESCO: Văn hoá hôm nay có thể coi là một tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật
chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã
hội. Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con
người, những hệ thống các giá trị, những phong tục và những tín ngưỡng.
• Cấu trúc văn hoá :
- Văn hoá sản xuất: Nền văn minh nông nghiệp xóm làng với không gian định hình sinh
tồn và phát triển là miền Đồng Bằng sông nước tựa núi tiếp biển.
- Văn hoá vũ trang: Nghệ thuật chiến đấu của người Việt là cơ động bằng thuyền - thạo
thuỷ chiến và dung dân binh hỗ trợ quân binh.
- Văn hoá sinh hoạt: Lối sống của từng cộng đồng, từng gia đình và từng cá nhân được
thể hiện qua cách ăn, cách mặc ,cách ở.
Câu 2: Cách ứng xử của người Việt với đặc điểm môi trường
1. Môi trường tự nhiên:
Khái niệm : Môi trường là tổng thể những nhân tố tự nhiên xung quanh chúng ta gồm

tâm trồng trọng, Việt Nam có 1 danh mục rau quả mùa nào thức ấy, phong phú vô cùng . Đối với
người Việt Nam thì " đói ăn rau, đau uống thuốc " là chuyện tất nhiên.
" Ăn cơm không rau như người già chết ko kèn trống "
Hay " Ăn cơm không rau như đánh nhau ko có người đỡ ".
Tuy nhiên nói đến rau trong bữa ăn không thể ko nhắc đến 2 món đặc thù là rau muống và dưa
cà.
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Các loại gia vị đa dạng như: hành , gừng, tỏi , ớt, tiêu, húng, mùi, răm, thì là cũng ko thể thiếu
đc trong bữa ăn của người Việt
+ Đứng thứ 3 trong cơ cấu ăn và đứng hàng đầu thức ăn động vật của người Việt là các loại thủy
sản, sản phẩm của vùng sông nước. Sau " Cơm rau" thì " Cơm cá" đó là món ăn thông dụng nhất
" Có cá đổ vạ cho cơm , con cá đánh ngã bát cơm là thế". Từ các loại thủy sản người việt có thể
chế ra nhiều loại nước chầm đc biệt như các loại nước mắm, thiếu nước mắm chưa thể thành bữa
cơm, cơm nước mắm ko phải lúc nào cũng đồng nghĩa với bình dân, các bà phi tần nhà nguyễn
từng lấy nc mắm để tiến vua. Từ tiếng việt danh từ " Nước mắm " đã đi vào ngôn ngữ loài người
và có mặt trong từ điển bách khoa đông tây.
+ Ở vị trí cuối cùng trong cơ cấu bữa ăn người Việt là thịt, phổ biến như thịt gà, lợn, trâu, bò
Đặc sản bình dân như thịt chó và các sơn hào hải vị khác.
* Đồ uống hút
Truyền thống của người Việt có trầu, cau , thuốc lào, nước vối. rượu gạo, chúng đều là những
sản phẩm cổ truyền của nghề trồng trọt đông nam á.
+ Ăn Trầu Cau
+ Rượu
+ Cây chè và tục uống chè
• Tính tổng hợp trong nghệ thuật ẩm thực của người Việt .
Tính tổng hợp trong nghệ thuật ẩm thực của người Việt trước hết là cách chế biến đồ ăn, hầu hết
các món ăn người Việt đều là sản phẩm pha chế tổng hợp, nói về cách chế biến tổng hợp tục ngữ
VN có 1 hình ảnh so sánh thật dí dỏm: " Nấu canh xuông ở chuồng mà nấu ". Cách pha chế tổng
hợp ko chỉ cầu kì ở mùi vị món ăn mà còn cầu kì ở các cách chế biền món ăn như: xào, nấu,

uống theo vùng khí hậu , theo mùa. Ăn theo mùa tức là tận dụng tối đa môi trường tự nhiên để
phục vụ con người là hòa mình vào tự nhiên tạo nên sự cân bằng biện chứng giữa con người với
môi trường. Thức ăn theo mùa hay mùa nào thức ấy " Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể, chim
ngói mùa thu, chim cu mùa hè "
+ Tình biện chứng trong việc ăn uống không chỉ thể hiện ở việc ăn phải hợp thời tiết , phải đúng
mùa, và người Việt Nam sành ăn còn phải biết chọn đúng bộ phận có giá trị ( chuối sau, cau
trước,đầu chép, mép trôi, môi mè, lườn trắm ). Thời điểm có giá trị còn là lúc thức ăn đang trong
quá trình âm dương chuyển hóa, đang ở dạng âm dương cân bằng hơn cả và vì vậy mà rất giàu
chất dinh dưỡng ( trứng lộn, nhộng, lợn sữa, ong non )
b) Mặc
* Người việt chon trang phục do ảnh hưởng bởi 2 nhân tố
+ Khí hậu
+ Nghề nghiệp
* Đặc điểm trang phục của người Việt:
- Ăn chắc mặc bền
- Ăn no mặc ấm
- Người đẹp vì lụa lúa tốt vì phân
- Chân tốt vì hài , tai tốt vì hoa
* Trang phục vủa người Việt:
Nam giới: Khố , áo bà ba , áo the , quần , khăn đóng,…
Nữ giới: yếm , áo cánh , áo dài, váy , quần , khăn , nón ,…
c) Ở và đi lại
• Ứng phó với khoảng cách giao thông.
+) Ở xã hội Việt Nam cổ truyền, do bản chất nông nghiệp sống định
cư cho nên con người ít có nhu cầu di chuyển.Đặc biệt nhiều cụ già ở nông thôn thậm chí còn ít
khi đi xa.Vì vậy ,dễ dàng hiểu được giao thông trước đây chủ yếu bằng đường bộ,thuộc loại lĩnh
vực kém phát triển.
Từ thế kỉ XX còn phát triển các phương tiện đi lại bằng gia súc: trâu, ngựa, voi. Nhưng phổ
biến vẫn là đôi chân.
+) Hoạt động chủ yếu của người nông nghiệp Việt Nam là di chuyển gần từ nhà ra đồng,từ nhà

+. Về cách thức kiến trúc thì đặc điểm của ngôi nhà VN truyền thống là rất động và linh hoạt.
Chất động linh hoạt đó trước hết được thể hiện ở lối kết cấu khung, cốt lõi của ngôi nhà là bộ
phận khung chịu lực tạo nên bởi các bộ phận liên kết với nhau trong ko gian 3 chiều: theo chiều
đứng, theo chiều ngang và theo chiều dọc. Tất cả các chi tiết của ngôi nhà được liên kết với nhau
bằng mộng, mộng là cách ghép theo nguyên lý âm dương phần lồi ra của 1 bộ phận này với chỗ
lõm vào có hình dáng và kích thước tương ứng của 1 bộ phận khác.
+. Về hình thức kiến trúc thì ngôi nhà là tấm gương phản ánh đặc điểm của truyền thống văn hóa
dân tộc.
Trước hết là môi trường sông nước phản ánh qua cách làm nhà sán với vách riêng và mái cong
hình thuyền. Rồi tính cộng đồng thể hiện ở việc trong nhà ko chia thành nhiều phòng nhỏ biệt lập
như phương tây.
Người Việt Nam có truyền thống thờ cúng tổ tiên và hiếu khách cho nên việc ưu tiên cho bộ bàn
ghế tiếp khách là ko ngoại lệ. Hình thức kiến trúc ngôi nhà còn tuân thủ nguyên tắc coi trọng số
lẻ của truyền thống văn hóa nông nghiệp : Ngọ môn 5 cửa 9 lầu, cột cờ 3 cấp, số gian của ngôi
nhà bao giờ cũng là số lẻ.
Cách liên kết theo lối ghép mộng âm dương giúp cho các bộ phận vừa gắn bó chặt chẽ lại vừa cơ
động và linh hoạt. Nhìn chung chỉ trong 1 việc ở, ta cũng thấy nguyên lý âm dương và ý muốn
hướng tới 1 cuộc sống hài hòa chi phối con người Việt Nam 1 cách trọn vẹn.
2. Môi trường xã hội :
• Môi trường xã hội là những nhóm người, những tập đoàn, những lĩnh vực hoạt động,
những yếu tố hợp thành một tổ chức, những thể chế (pháp luật, kinh tế, xã hội, nghề
nghiệp,…) xung quanh con người
• Cơ cấu xã hội Việt Nam cổ truyền:
Gia đình và dòng họ
Làng
Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội đó chính là cách chọn lọc, dung hòa và tích hợp nhiều
nguồn gốc tạo ra văn hóa Việt Nam. Đó là quá trình:◊Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội đó
chính là cách chọn lọc, dung hòa và tích hợp nhiều nguồn gốc bộc lộ tính chủ động và khả năng
chi phối, tác dộng trở lại của văn hóa bản địa trong quá trình tiếp nhận. Dung hợp giữa văn hóa
bản địa và văn hóa ngoại lai

của những đặc điểm văn hoá dân tộc, vùng miền. Mục đích và ý nghĩa của lời chào hỏi chính là
ta tự đặt mình trong mối quan hệ của cách xử thế đã được quy định và được xã hội chấp nhận.
Khi muốn thiết lập mối quan hệ giữa những người mới gặp, thì lời giới thiệu của người thứ ba là
rất cần thiết. Phép lịch sự dạy chúng ta tôn trọng người khác đó chính là một nghệ thuật sống tế
nhị. Tôn trọng người tiếp xúc với mình chính là ta đang tôn trọng chính bản thân mình. Trong
thời buổi cơ chế thị trường hiện nay, cuộc sống ngoài xã hội diễn ra vô cùng phức tạp, đa dạng,
những lời khuyên về những hành động ứng xử có văn hóa quả thật là khó đối với một số bạn trẻ
hiện nay, nói thế nhưng không có nghĩa là thế hệ trẻ hiện nay không quan tâm tới việc ứng xử có
văn hóa, mà do áp lực của học tập, công việc nên đôi khi họ chưa chú trọng tới việc ứng xử với
nhau có tế nhị và có văn hóa. Để có thể tiếp xúc trò chuyện với người khác một cách thoải mái
thì bản thân chúng ta phải biết thích ứng với những gì đang diễn ra xung quanh mình. Sự cân
bằng tình cảm đó sẽ đem lại cho ta một cảm giác thoải mái, tin tưởng trong sự giao tiếp. Khéo
ứng xử, và ứng xử có tế nhị là không nên làm phiền người khác, không đi sâu vào đời tư của họ,
biết giữ một khoảng cách tình cảm giữa mình với người tiếp xúc, đặc biệt khi mới gặp, không
nên kể chuyện đời tư của mình một cách dễ đãi, không mời đến nhà những người ít quen biết.
Nếu có cách đối nhân xử thế đúng đắn, có phép lịch sự trong giao tiếp thì người ta sẽ có
nhận thức đúng đắn về đạo đức tư cách lối sống của mình. Điều này giúp chúng ta ngày càng
trưởng thành lên và có kinh nghiệm sống ngày càng phong phú. Cách đối nhân xử thế là thể hiện
vốn sống của mỗi cá nhân, sự hiểu biết của mỗi người về các mối quan hệ xã hội người với
người.
Câu 3: Chức năng cơ bản của văn hoá
Văn hoá có 5 chức năng là: Chức năng giáo dục; chức năng nhận thức dự báo; chức năng thẩm
mỹ và chức năng giải trí, chức năng kế tục và phát triển lịch sử.
Nội dung cơ bản của các chức năng đó như sau:
- Chức năng giáo dục: là chức năng mà văn hoá thông qua các hoạt động, các sản phẩm của
mình nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của con người,
làm cho con người dần dần có những phẩm chất và năng lực theo những chuẩn mực xã hội đề ra.
Văn hoá thực hiện chức năng giáo dục không chỉ bằng những giá trị đã ổn định là truyền thống
văn hoá mà còn bằng cả những giá trị đang hình thành. Các giá trị này tạo thành một hệ thống
chuẩn mực mà con người hướng tới. Nhờ vậy, văn hoá đóng vai trò quyết định trong việc hình

tộc.
 Bản sắc văn hoá dân tộc là một kiểu tổng hợp, kết hợp những phẩm chất, những giá trị
văn hoá nội sinh và ngoại sinh tạo thành linh hồn, sức sống bền vững của dân tộc, có
những nét ưu trội hơn một số dân tộc khác, mang tính ổn định trong quá trình lịch sử đấu
tranh và xây dựng của dân tộc đó.
Các yếu tố thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc
 Sự gắn kết giữa Nhà – Làng – Nước
 Ngôn ngữ
 Tôn giáo
Câu 5: Khái niệm ngôn ngữ . Những đặc trưng cơ bản của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam
• Khái niệm ngôn ngữ:
Ngôn ngữ là hệ thống để giao thiệp hay suy luận dùng một cách biểu diễn, phép ẩn dụ, và
một loại ngữ pháp theo lôgic, mỗi cái đó bao hàm một tiêu chuẩn hay sự thật thuộc lịch sử và
siêu việt. Nhiều ngôn ngữ sử dụng điệu bộ, âm thanh, ký hiệu, hay chữ viết, và cố gắng
truyền khái niệm, ý nghĩa, và ý nghĩ, nhưng mà nhiều khi những khía cạnh này nằm sát quá,
cho nên khó phân biệt nó.
Ngôn ngữ không phải là một bộ “quy tắc và ngữ pháp”. Ngôn ngữ là công cụ người ta dùng để
biểu đạt ý nghĩa và tình cảm của mình đối với người khác, qua đó để người ta hiểu nhau.
• Những đặc trưng cơ bản của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam:
Nghệ thuật ngôn từ Việt Nam có TÍNH BIỂU TRƯNG cao. Tính biểu trưng thể hiện ở
xu hướng khái quát hóa, ước lệ hóa, công thức hóa với những cấu trúc cân đối, hài hòa.
Xu hướng ước lệ bộc lộ ở chỗ tiếng Việt thích những cách diễn đạt bằng các con số biểu
trưng. Lối tư duy tổng hợp mọi yếu tố, lối sống ổn định có quan hệ tốt với hết thảy mọi
người dẫn đến xu hướng trọng sự cân đối hài hòa trong ngôn từ – một biểu hiện khác của
tính biểu trưng. Tính cân xứng là một đặc tính rất điển hình của tiếng Việt.
Khái niệm: Lễ hội là hình thức sinh hoạt tập thể của nhân dân sau những ngày lao động vất vả
hoặc là một dịp để mọi người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, hoặc liên
quan đến những sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân hoặc chỉ đơn thuần là những hoạt động có
tính chất vui chơi, giải trí nên có sức hấp dẫn cao đối với khách.
Những giá trị của lễ hội cổ truyền Việt Nam:

với truyền thống văn hoá độc đáo đang bị mai một. Chính trong môi trường tự nhiên và xã hội
như vậy, hơn bao giờ hết con người càng có nhu cầu hướng về, tìm lại cái nguồn cội tự nhiên của
mình, hoà mình vào với môi trường thiên nhiên; trở về, tìm lại và khẳng định cái nguồn gốc cộng
đồng và bản sắc văn hoá của mình trong cái chung của văn hoá nhân loại. Chính nền văn hoá
truyền thống, trong đó có lễ hội cổ truyền là một biểu tượng, có thể đáp ứng nhu cầu bức xúc ấy.
Đó cũng chính là tính nhân bản bền vững và sâu sắc của lễ hội có thể đáp ứng nhu cầu của con
người ở mọi thời đại.
Giá trị cân bằng đời sống tâm linh:
Bên cạnh đời sống vật chất, đời sống tinh thần, tư tưởng còn hiện hữu đời sống tâm linh. Đó là
đời sống của con người hướng về cái cao cả thiêng liêng - chân thiện mỹ - cái mà con người
ngưỡng mộ, ước vọng, tôn thờ, trong đó có niềm tin tôn giáo tín ngưỡng. Như vậy, tôn giáo tín
ngưỡng thuộc về đời sống tâm linh, tuy nhiên không phải tất cả đời sống tâm linh là tôn giáo tín
ngưỡng. Chính tôn giáo tín ngưỡng, các nghi lễ, lễ hội góp phần làm thoả mãn nhu cầu về đời
sống tâm linh của con người, đó là “cuộc đời thứ hai”, đó là trạng thái “thăng hoa” từ đời sống
trần tục, hiện hữu.
Xã hội hiện đại với nhịp sống công nghiệp, các hoạt động của con người dường như được
“chương trình hoá” theo nhịp hoạt động của máy móc, căng thẳng và đơn điệu, ồn ào, chật chội
nhưng vẫn cảm thấy cô đơn. Một đời sống như vậy tuy có đầy đủ về vật chất nhưng vẫn khô
cứng về đời sống tinh thần và tâm linh, một đời sống chỉ có dồn nén, “trật tự” mà thiếu sự cởi
mở, xô bồ, “tháo khoán” Tất cả những cái đó hạn chế khả năng hoà đồng của con người, làm
thui chột những khả năng sáng tạo văn hoá mang tính đại chúng. Một đời sống như vậy không có
“thời điểm mạnh”, “cuộc sống thứ hai”, không có sự “bùng cháy” và “thăng hoa”.
Trở về với văn hoá dân tộc, lễ hội cổ truyền con người hiện đại dường như được tắm mình trong
dòng nước mát đầu nguồn của văn hoá dân tộc, tận hưởng những giây phút thiêng liêng, ngưỡng
vọng những biểu tượng siêu việt cao cả - chân thiện mỹ, được sống những giờ phút giao cảm hồ
hởi đầy tinh thần cộng đồng, con người có thể phô bày tất cả những gì là tinh tuý đẹp đẽ nhất của
bản thân qua các cuộc thi tài, qua các hình thức trình diễn nghệ thuật, cách thức ăn mặc lộng lẫy,
đẹp đẽ khác hẳn ngày thường Tất cả đó là trạng thái “thăng hoa” từ đời sống hiện thực, vượt
lên trên đời sống hiện thực. Nói cách khác, lễ hội đã thuộc về phạm trù cái thiêng liêng của đời
sống tâm linh, đối lập và cân bằng với cái trần tục của đời sống hiện thực.

múa lân ; các hình thức sân khấu chèo, hát bội, rối nước, cải lương ; các trò chơi, trò diễn:
Đánh cờ người, chọi gà, chơi đu, đánh vật, bơi trải, đánh phết, trò trám sẽ ra đời và duy trì như
thế nào trong lòng dân tộc suốt hàng nghìn năm qua. Và như vậy thì dân tộc và văn hoá dân tộc
sẽ đi đâu, về đâu, sẽ còn mất ra sao?
Đã ai đó từng nói làng xã Việt Nam là cái nôi hình thành, bảo tồn, sản sinh văn hoá truyền thống
của dân tộc nhất là trong hoàn cảnh bị xâm lược và đồng hoá. Trong cái làng xã nghèo nàn ấy,
ngôi đình mái chùa, cái đền và cùng với nó là lễ hội với “xuân thu nhị kỳ” chính là tâm điểm của
cái nôi văn hoá đó. Không có làng xã Việt Nam thì cũng không có văn hoá Việt Nam.
Điều này càng cực kỳ quan trọng trong điều kiện xã hội công nghiệp hoá, hiện đại hoá và toàn
cầu hoá hiện nay, khi mà sự nghiệp bảo tồn, làm giàu và phát huy văn hoá truyền thống dân tộc
trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, thì làng xã và lễ hội Việt Nam lại gánh một phần trách nhiệm
là nơi bảo tồn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc
Cấu trúc của lễ hội cổ truyền Việt Nam: Bao gồm 2 phần chính : phần lễ(yếu tố chính) và phần
hội ( yếu tố phát sinh)
Phần lễ:
• Phần chính, mang ý nghĩa tạ ơn và xin thần linh bảo trợ
• Gồm các nghi thức (dâng rượu, dâng trà, dâng hoa quả, dâng thức ăn mặn)
• Mỗi lễ hội chứa đựng ý nghĩa riêng
Phần hội là phần khác nhau giữa các lễ hội . Phần đáng lưu ý là trò diễn. Trò diễn là hoạt
động mang tính nghi lễ, diễn lại toàn bộ hay một phần hoạt động của nhân vật được
phụng thờ. Chẳng hạn trò diễn Thánh Gióng đánh giặc Ân trong hội Gióng hay Quang
Trung đại phá quân Thanh trong lễ hội Đống Đa.
• Phần trò chơi, thi đấu, biểu diễn liên quan đến nhân vật thờ phụng
• Trình tự: từ nơi thờ vọng đến nơi diễn ra một sự kiện nào liên quan nhân vật thờ phụng .
Các trò diễn trong lễ hội là các lớp văn hoá tín ngưỡng của các thời kỳ lịch sử khác nhau
lắng đọng lại, phản ánh những sinh hoạt của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước gắn kết
với nhân dân được phụng thờ.
• Các trò chơi gắn với nhiều thời kỳ được lắng đọng lại, phản ánh cách sinh hoạt của dân
cư và nhân vật thờ phụng
• Các trò chơi gắn với ước vọng con người. Ví dụ: Cầu mưa (đốt pháo); Cầu an (Thả diều);

tiếp thu để củng cố quyền lực của nhà vua. Ngay từ thời Lý – Trần, trung với vua không tách rời
trung với nước, vì đó là những ông vua thực sự điều hành cuộc chiến tranh giữ nước của dân
tộc Việt Nam đi đến thắng lợi. Ở Việt Nam, “trung” thường gắn với “nghĩa” nhằm đề cao trách
nhiệm của con người đối với Tổ quốc, quê hương, làng xóm. Cũng chính vì thế, trong Hịch
tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn thường gắn “trung” với “nghĩa”. Hơn nữa, nếu nhà nước phong kiến
tập quyền muốn trở nên hùng mạnh thì phải quan tâm đến con người, đến nhân dân và do đó,
“nghĩa” không tách rời “nhân”. Ngọn cờ nhân nghĩa là để “yên dân”, để giải phóng nhân dân
khỏi áp bức của quân xâm lược.
[2]
Thời kỳ khi chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng, Nho giáo không ngừng củng cố và phát
triển cho đến vào giữa thế kỷ 19, yêu cầu tất yếu này dần như bị suy sụp và dần nhạt phai khi sự
du nhập mạnh mẽ của phương Tây của thực dân Pháp, tuy nhiên Nho giáo vẫn là công cụ ảnh
hưởng đối với những nhà yêu nước cách mạng như Phan Bội Châu, Nguyễn Thái Học hay Hồ
Chí Minh,
ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHÂN SINH
Nho giáo đều ảnh hưởng đến con người, giúp cho người ta hiếu học và thành công hơn trong xã
hội, đặc biệt, bản tính "Thiện" luôn đề cao các giá trị về chính trị, phẩm chất quý giá, phạm trù
với chữ "Nhân" do Khổng Tử để lại, chữ "Nhân" được coi là nguyên lý để quy định bản tính,
quan hệ giữa người với người, từ quý tộc đến nông dân
[3]
Ảnh hưởng đến tác phẩm, văn học và châm ngôn
Nho giáo được xem là có sức lan tỏa và ảnh hưởng đến Văn học Việt Nam, điển hình như hai
bản tuyên ngôn độc lập như "Nam Quốc Sơn Hà" của Lý Thường Kiệt và "Bình Ngô Đại Cáo"
của Nguyễn Trãi đề cao tính dân tộc, nguyện vọng dành độc lập của Nhân dân Việt Nam, trong
đó ở tác phẩm "Nam Quốc Sơn Hà" có kể đến câu: "Sông núi nước Nam, vua Nam ở, rành rành
định phận tại sách Trời" đã nhắc đến nước Nam đã có chủ quyền và luôn chống lại sự uy hiếp từ
phía phương Bắc cho dù chứng mình với trời đất mà nhân dân kính phụng.
Câu châm ngôn "Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn" đã có từ nghìn năm của dân tộc Việt Nam, đối
với Nho giáo, chữ "Lễ" luôn nhắc đến người dân rằng phải học lễ độ, ứng xử tôn ti trật tự, đề cao
tính lễ kính với người và phải có trên dưới rõ ràng, còn chữ "Văn" luôn nhắc nhở phải học Văn

đời nhà Hậu Lê thì Nho giáo được coi là quốc giáo và Phật giáo đi vào giai đoạn suy thoái. Đến
cuối thế kỷ XVIII, vua Quang Trung cố gắng chấn hưng đạo Phật, chỉnh đốn xây chùa, nhưng vì
mất sớm nên việc này không có nhiều kết quả. Đến thế kỷ 20, mặc dù ảnh hưởng mạnh của quá
trình Âu hóa, Phật giáo Việt Nam lại phát triển mạnh mẽ khởi đầu từ các đô thị miền Nam với
các đóng góp quan trọng của các nhà sư Khánh Hòa và Thiện Chiếu
[5]
.
Tóm lại, lịch sử Phật giáo Việt Nam trải qua bốn giai đoạn:
· từ đầu công nguyên đến hết thời kỳ Bắc thuộc là giai đoạn hình thành và phát triển rộng
khắp;
· thời Nhà Lý - Nhà Trần là giai đoạn cực thịnh;
· từ đời Hậu Lê đến cuối thế kỷ 19 là giai đoạn suy thoái;
· từ đầu thế kỷ 20 đến nay là giai đoạn phục hưng.

Đặc điểm của Phật giáo Việt Nam
Trên bước đường truyền bá và hội nhập, Phật giáo luôn luôn cố gắng thực hiện hai điều đó là khế
lý và khế cơ. Nếu thiếu đi một trong hai yếu tố này Phật giáo sẽ chẳng còn là Phật giáo nữa. Duy
trì và phát triển hai yếu tố này, Phật giáo được truyền vào Việt Nam và các nước khác.
Khế lý là nói về mặt tư tưởng nhờ khế lý nên dù ở thời gian và không gian nào, giáo lý Phật-đà
vẫn hợp với chân lý, tư tưởng vẫn luôn luôn phong phú, sâu sắc mà vẫn giữ được bản chất của
mình và chỉ có một vị đó là vị giải thoát
[13]
.
Khế cơ thiên trọng về mặt lịch sử nhờ khế cơ nên dù trong hoàn cảnh và quốc độ nào thì sự sinh
hoạt, thể hiện, truyền đạt cũng luôn luôn đa dạng
[13]
. Tùy theo phong tục tập quán của mỗi quốc
gia mà vẫn không hề mất gốc (Phật giáo). Nói một cách khác thì có thể tùy nghi phương tiện
theo từng vùng miền để truyền bá giáo lý Phật-đà nhưng không làm mất đi bản sắc của Phật giáo
là ứng hợp với mọi tầng lớp và căn cơ chúng sanh.

tông phái khác nhau. Các chùa miền Nam còn có xu hướng kết hợp Tiểu thừa vớiĐại thừa. Nhiều
chùa mang hình thức Tiểu thừa (thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, sư mặc áo vàng) nhưng lại theo giáo
lý Đại thừa; bên cạnh Phật Thích Ca Mâu Ni còn có các tượng Phật nhỏ khác, bên cạnh áo vàng
còn có áo nâu, áo lam.
Tổng hợp giữa Phật giáo với các tôn giáo khác
Tín ngưỡng truyền thống đã tiếp nhận Phật giáo ngay từ đầu Công nguyên. Sau đó Phật giáo
cùng tín ngưỡng truyền thống tiếp nhận Đạo giáo. Rồi tất cả cùng tiếp nhận Nho giáo để làm nên
"Tam giáo đồng nguyên" (cả ba tôn giáo có cùng một gốc) và "Tam giáo đồng quy" (cả ba tôn
giáo có cùng một mục đích). Ba tôn giáo trợ giúp lẫn nhau: Nho giáo lo tổ chức xã hội, Đạo giáo
lo thể xác con người, Phật giáo lo tâm linh, kiếp sau của con người. Trong nhiều thế kỷ, hình ảnh
"Tam giáo tổ sư" với Thích Ca Mâu Ni ở giữa,Lão Tử ở bên trái, Khổng Tử ở bên phải đã in sâu
vào tâm thức mọi người Việt
[14]
.
Ngoài ra Phật giáo Việt Nam còn được hòa trộn với tất cả các tôn giáo khác để hình thành Đạo
Cao Đài vào thập niên 1920 với quan điểm là "Thiên nhân hợp nhất" và "Vạn giáo nhất lý".
Tính hài hòa âm dương
Sau tính tổng hợp, hài hòa âm dương là một trong những đặc tính khác của lối tư duy nông
nghiệp, nó ảnh hưởng rất lớn đến Phật giáo Việt Nam làm cho Phật giáo Việt Nam có phần thiên
về nữ tính.
Các vị Phật Ấn Độ xuất thân là nam giới, khi vào Việt Nam bị biến thành "Phật ông - Phật
bà". Phật Bà Quan Âm (biến thể của Quán Thế Âm Bồ Tát) là vị thần hộ mệnh của vùng Nam Á
nên còn được gọi là Quan Âm Nam Hải. Ngoài ra người Việt còn có những vị Phật riêng của
mình như Man Nương Phật Mẫu (tên khác: Phật Mẫu), Quan Âm Thị Kính (tên khác: Quan Âm
Tống Tử), Quan Âm Diệu Thiện (tên khác: Phật Bà Chùa Hương, Bà chúa Ba).
Tính linh hoạt]
Phật giáo Việt Nam còn có một đặc điểm là rất linh hoạt, mà nhà Phật thường gọi là "tùy duyên
bất biến; bất biến mà vẫn thường tùy duyên" nghĩa là tùy thuộc vào tình huống cụ thể mà người
ta có thể tu, giải thích Phật giáo theo các cách khác nhau. Nhưng vẫn không xa rời giáo lý cơ bản
của nhà Phật. Ví dụ: Các vị bồ tát, các vị hòa thượng đều được gọi chung là Phật, Phật Bà Quan

Câu 8: Trình bày những đặc điểm của văn hóa: nhà Nguyễn, Nhà Lý, nhà Trần, Thời kỳ
Pháp thuộc, văn hóa Việt Nam hiện đại. Có thể khai thác những giá trị văn hóa (vật thể,
phi vật thể) của thời kỳ này phục vụ hoạt động kinh doanh DL
1. Nhà Lý
• Tôn giáo, tín ngưỡng
Trong các tôn giáo Đại Việt thời Lý, Phật giáo về cơ bản là tôn giáo có ảnh hưởng nhiều nhất,
ngoài ra Nho giáo và Đạo giáo cũng có tác động đến đời sống chính trị xã hội. Thời Lý, bên cạnh
tín ngưỡng dân gian truyền thống có tư tưởng tam giáo đồng nguyên, coi trọng cả 3 tôn giáo này.
Đạo Phật phát triển và truyền bá rộng rãi. Năm 1031, nhà Lý cho xây 950 ngồi Chùa. Năm
1129, khánh thành 84000 bảo tháp
Phật giáo được truyền vào từ thời Bắc thuộc, vẫn đóng vai trò ảnh hưởng lớn hơn cả. Sau khi lên
ngôi, Lý Công Uẩn cho xây dựng nhiều chùa, phát hàng ngàn lạng vàng thuê thợ đúc chuông đặt
trong các chùa.
Các vua Lý kế nghiệp cũng tiếp tục xây dựng chùa chiền, đúc chuông, tô tượng, cử sứ sang
Trung Quốc xin nhà Tống kinh Phật, biến các chùa thành nơi cầu đảo, làm lễ tạ ơn khi chiến
thắng quân xâm lược, lễ đại xá… Các quý tộc và nhân dân cũng đóng góp xây dựng nhiều chùa ở
các địa phương.
Việc chú trọng xây dựng chùa thời Lý được sử gia Lê Văn Hưu thời Trần ghi nhận là “xây tường
cao ngất, tạc cột chùa bằng đá, làm chùa thờ Phật lộng lẫy hơn cả cung điện của vua”
Chùa chiền mọc lên khắp nơi và trở thành biểu tượng của Phật giáo. Chùa thời Lý được chia làm
3 hạng: Đại, Trung và Tiểu danh lam. Nổi lên các chùa lớn là chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa
Dạm (Bắc Ninh), chùa Long Đọi (Hà Nam). Năm 1049, Lý Thái Tông cho xây chùa Diên Hựu,
dựng cột đá ở giữa ao, làm tòa sen của Phật Quan Âm đặt trên cột đá. Năm 1105, Lý Nhân
Tông cho sửa lại, vét hồ Liên Hoa đài, gọi là hồ Linh Chiểu, ngoài hồ có hành lang chạm vẽ chạy
xung quanh, ngoài hồ có hành lang lại đào hồ Bích Trì có cầu bắc qua để đi lại…
Do du nhập vào Đại Việt qua những con đường khác nhau và do sự tiếp nhận của nhân dân
đương thời, Phật giáo không có một dòng duy nhất. Có dòng hòa với tín ngưỡng dân gian cổ
truyền (các chùa Pháp Vân, chùa Pháp Vũ, chùa Diên Hựu - Một Cột…), có dòng thiên về Mật
Tông (với những nhà sư giỏi về pháp thuật và chữa bệnh), có dòng thoát tục, có dòng tu tại gia
lấy “cái tâm” làm gốc… Trong trào lưu đó, giai cấp thống trị mong muốn tìm ra một tôn giáo

Phi Long thông với cung Nghênh Xuân, cửa Đan Phượng thông với cửa Uy Viễn, hướng
chính nam dựng điện Cao Minh, đều có 3 thềm rồng, trong thềm rồng có hành lang dẫn
ra xung quanh bốn phía
Cấm Thành (nơi ở của vua) có trục đối xứng bắc – nam, điện Càn Nguyên ở trên núi
Nùng (Long Đỗ). Nhà Lý cho xây dựng 36 cung, 49 điện ở khu trung tâm Cấm thành Thăng
Long. Công trình hoàng thành Thăng Long, qua kết quả khai quật của giới khảo cổ học Việt
Nam từ năm 2002 đã cho thấy những dấu tích của nghệ thuật kiến trúc thời Lý. Đó là những
công trình mang các đặc điểm
• Đẹp và công phu
• Phong phú về loại hình (từ 3 hàng chân cột tới 6 hàng chân cột một vì)
• Quy mô rộng lớn (có kiến trúc dài 13 gian vẫn chưa kết thúc trong hố khai quật)
• Trang trí rất tinh xảo, kết hợp hài hòa giữa các chất liệu gỗ - đá - gạch - đất nung
• Quy hoạch thống nhất và cân xứng
Việc khai quật khu Hoàng thành Thăng Long ở 18 Hoàng Diệu (Hà Nội) còn giúp các nhà
khảo cổ nhận diện mặt bằng kiến trúc tại đây
• Chân cột bằng đá, móng trụ sỏi, nền nhà lát gạch vuông, có cống thoát nước
• Mặt bằng kiến trúc kiểu chữ nhật nhiều gian, có từ 3 cột đến 6 cột, bên cạnh các mặt bằng
kiểu lục giác, bát giác
Các sử gia đánh giá kiến trúc hoàng thành Thăng Long đánh dấu bước chuyển biến vượt bậc
của nghệ thuật kiến trúc và quy hoạch kinh thành Thăng Long
Bến sông Hồng có điện Hàm Quang, bên hồ Kim Minh có điện Hồ Thiên Bát Giác, trên hồ
Dâm Đàm có cung Tây Hồ. Trong kinh thành có các vườn ngự uyển như Xuân Quang,
Thượng Lâm, Quỳnh Lâm, Bảo Hoa Đời Lý Thái Tông làm thêm điện Tuyên Đức, điện
Diên Phúc có thềm trước gọi là thềm rồng (long trì), phía đông thềm rồng đặt điện Văn
Minh, phía tây đặt điện Quang Vũ.
• Chùa, đền, miếu
Chùa chiền mọc lên khắp nơi và trở thành biểu tượng của Phật giáo. Chùa thời Lý được chia
làm 3 hạng: Đại, Trung và Tiểu danh lam
Nổi lên các chùa lớn là chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Dạm (Bắc Ninh), chùa Long Đọi (Hà
Nam). Năm 1049, Lý Thái Tông cho xây chùa Diên Hựu (chùa Một Cột), dựng cột đá ở giữa

Nghệ thuật đúc chuông – tô tượng rất phổ biến. Nước Đại Việt có 4 công trình nghệ thuật
bằng đồng nổi tiếng được gọi là “An Nam tứ đại khí” thì 3 trong số đó được tạo ra thời Lý
1. Tháp Báo Thiên còn gọi là Đại Thắng Tư Thiên Tháp, được xây trên một quả gò
cạnh hồ Lục Thủy vào tháng ba năm 1057 đời vua Lý Thánh Tông, trong phạm
vi chùa Báo Thiên. Tháp xây 12 tầng, cao mấy chục trượng
2. Chuông Quy Điền (chùa Một Cột – Hà Nội) đúc năm 1080 thời Lý Nhân Tông.
3. Tượng Phật Di Lặc chùa Quỳnh Lâm (Đông Triều, Quảng Ninh) do nhà sư Dương
Không Lộ đúc, cao 6 trượng (khoảng 20 mét).
Ngoài 3 tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao trên, các tác phẩm khác được xem là tiêu biểu gồm có
• Tượng Phật A Di Đà ở chùa Phật Tích - Bắc Ninh. Tượng được tạc năm 1057, cao 2,77
mét, liền với bệ. Nét mặt tượng trầm tư nhưng vẫn rạng rỡ
• Các tượng linh điểu (Garuda)
• Tượng người có cánh đánh trống (Kinnari) mang phong cách nghệ thuật Cham Pa, nét
mặt đẹp dịu dàng, trầm tư
• Tượng sư tử chùa Hương Lãng dài gần 3 mét, rộng 1,5 mét có vẻ dũng mãnh
• Dãy 10 con thú nằm ở cửa tiền đường chùa Phật Tích
• Tượng rồng nằm dài theo bậc thềm, tượng người, voi, ngựa…
Các tượng người hay vật đều sinh động và có hồn; đường cong lớn và dày đặc, nét uyển
chuyển mềm mại, dù làm bằng chất liệu nào. Bố cục các tác phẩm điêu khắc đẹp cân xứng,
hài hòa
• Giáo dục
Nhà Lý là triều đại phong kiến đầu tiên ở Việt Nam xác lập hệ thống giáo dục khoa cử có hệ
thống
[1]
. Từ đầu công nguyên thời Bắc thuộc, các triều đại Trung Quốc đã truyền bá chữ Nho, mở
trường học tại Việt Nam, với quan niệm là công cụ đồng hóa
[2]
. Đến thế kỷ 10, chữ Hán đã trở
thành chữ viết chính thức, nhưng số người biết chữ Nho rất ít ỏi. Các nhà sư thường là lớp trí
thức quan trọng bên cạnh các viên chi hậu, viên ngoại lang.

gia chư tử. Tuy nhiên, do ảnh hưởng đậm nét của Phật giáo và một phần của Đạo giáo, Nho giáo
chưa có vị trí độc tôn như sau này. Các trường lớp còn dạy nhiều kiến thức về Phật giáo và Đạo
giáo
[7]
. Chữ viết chính thức trong giáo dục vẫn kế tục các đời trước là chữ Hán
[8]
.
Như vậy vào thời Lý dù rất coi trọng đạo Phật nhưng từ trung kỳ đã coi trọng đạo Nho hơn
trước, vì Nho giáo là học thuyết giải quyết được các mối quan hệ cơ bản (vua – tôi, cha – con, vợ
- chồng, bằng hữu ), làm ngọn cờ cho sự ổn định xã hội, để thống nhất và quản lý xã hội. Điều
đó không chỉ bảo vệ cho quyền lợi của nhà Lý mà còn đặt nền móng cho sự phát triển giáo dục
và khoa cử Nho học của các vương triều sau này
[9]
.
• Khoa cử
Cùng việc mở Quốc Tử Giám, nhà Lý quan tâm tới việc tổ chức thi cử để lựa chọn nhân tài mà
các triều đại trước đó chưa thực hiện.
Khoa thi đầu tiên được nhà Lý tổ chức vào tháng 2 năm 1075, niên hiệu Thái Ninh thời vua Lý
Nhân Tông, gọi là thi Minh kinh bác học. Lê Văn Thịnh người làng Báo Tháp xã Đông Cứu (nay
thuộc huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh) đỗ đầu cùng hơn 10 người trúng tuyển. Ông trở thành thủ
khoa đầu tiên trong lịch sử Việt Nam
[10]
.
Việc mở khoa thi Nho giáo đầu tiên đánh dấu mốc về việc nhà Lý chính thức tuyển người theo
Nho giáo làm quan bên cạnh tầng lớp quan lại thiên về kiến thức Phật giáo trước đó
[11]
. Trong kỳ
thi thứ tư, thí sinh phải viết luận về chủ đề Y quốc thiên (thiên trị nước) và thiên tử truyện (truyện
đế vương).
Các khoa thi không hỏi riêng về kiến thức một lĩnh vực Nho giáo đơn thuần mà hỏi cả về Phật

tự hào của một dân tộc đang vượt qua nhiều thử thách.
Dưới hình thức này hay hình thức khác, sự phong phú của văn học thời kỳ này biểu hiện tính
chất dung hòa nhất giữa Phật giáo-Nho giáo và các tín ngưỡng dân gian thuần túy của dân tộc.
Tính chất trang trọng trong ngôn ngữ biểu hiện (chữ Hán), tính uyên bác trong chiều sâu tư
tưởng khiến cho văn học đời nhà Lý trở thành một đỉnh cao, ảnh hưởng sâu rộng đến đời Trần
mà gần nhiều thế kỷ văn học trung đại nối tiếp khó bề sánh kịp. Tuy mức độ ảnh hưởng và quảng
bá văn chương không đi sâu vào tầng lớp bình dân nhưng văn học đời Lý vẫn khẳng định được
giá trị bác học độc đáo của mình. Thời kỳ này, văn học dân gian vẫn độc lập phát triển.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status