Báo cáo nghiên cứu khoa học " NGHỀ THƠ TRONG QUAN NIỆM CỦA CHẾ LAN VIÊN " - Pdf 14



41
NGHỀ THƠ TRONG QUAN NIỆM CỦA CHẾ LAN VIÊN
Trần Hoài Anh
Trường Đại học Sư phạm, Đại
học Huế

Chế Lan Viên không phải là người duy nhất vừa sáng tác,vừa chiêm nghiệm
về bản thể thơ. Câu hỏi “Thơ là gì? ” luôn là nỗi ám ảnh đối với người làm thơ và
người yêu thơ. Vì vậy, những suy nghĩ về nghề thơ cũng là điều mà các nhà thơ
luôn trăn trở. Với Chế Lan Viên, quan niệm về nghề thơ đã trở thành một phần
không thể thiếu trong hệ thống quan niệm thơ, gắn liền với hành trình sáng tạo
hơn năm mươi năm của ông.
Vậy nghề thơ trong quan niệm của Chế Lan Viên là gì? Đây là vấn đề có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn rất lớn khi chúng ta tìm được câu trả lời từ chính
sáng tác của nhà thơ.
1. Với Chế Lan Viên thơ là một nghề:
Thật ra, chẳng phải Chế Lan Viên là người đầu tiên đề ra quan niệm "thơ là
một nghề". Ngay từ xưa ở phương Đông, Lục Du (đời Tống) cũng đã quan niệm
rằng: "Thơ là một trong sáu nghề (lục nghệ). Không thể lấy thái độ chơi vui của 42
trẻ con mà đối xử với nó được! Nếu quả thật con muốn học làm thơ, thì công phu
của thơ chính là ở ngoài thơ đó" [8].Quan niệm này cũng tương hợp với quan
niệm của phương Tây khi Marie Noel cho rằng: "Cỏ mọc, tiếng động, hoang
mang bên đường cái, con chim, làn gió đều dạy tôi nghề làm thơ" [9]. Còn ở
nước ta, theo Xuân Diệu, trong Phủ biên tạp lục, còn lưu lại thư của Nguyễn Cư
Trinh (1716-1767) trả lời Mạc Thiên Tích, trong đó có viết: "Tóm lại nghề thơ
không ngoài việc căn bản phải trung hậu, ý nghĩa phải hàm súc và phải có cái

Bốn bên vạn thiên hà mà sao vắng ngắt?
Nhưng chẳng lẽ vì thế mà bỏ nghề, thôi chẳng chiêm tinh.
(Chiêm tinh)
Nhà thơ Lê Đạt cũng đã từng phát biểu rằng: "Không người thơ nào không
trải qua những cơn tuyệt vọng muốn quẳng thơ đi làm một nghề gì khác cho nó 44
khỏe. Nhưng thơ là một nghiệp, một tình yêu đắm đuối" [4]. Tuy có nhiều điểm
rất khác nhau trong quan niệm thơ, nhưng ở quan niệm về nghề thơ Lê Đạt và
Chế Lan Viên đã có những điểm tương đồng.
Thơ là một nghề, nhưng không phải là một nghề bình thường như bao nghề
khác. Đó là một nghề rất đặc biệt. Chế Lan Viên đã cho rằng đây là nghề của bề
sâu, nghề của những tìm tòi trăn trở, nghề của tình yêu đắm đuối, của niềm say
mê sáng tạo.
2. Thơ là nghề của "bề sâu", của lao động thầm lặng, nghiêm túc và
sáng tạo:
Trong tác phẩm Đời thừa, Nam Cao quan niệm: ''Sự cẩu thả trong bất cứ
một nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì
thật là đê tiện'' [10]. Còn Lê Đạt thì cho rằng: ''Theo tôi thơ là một nghề, đã là
nghề thì phải có kỷ luật lao động. Không nên thụ động thắp hương chờ mà phải
chủ động gọi hứng đến. Công việc này đòi hỏi một kỷ luật nghiệt ngã và gian
khổ''[4]. Như vậy, dù viết văn hay làm thơ thì công việc sáng tạo của người cầm
bút cũng đòi hỏi một tinh thần lao động nghiêm túc và có trách nhiệm cao với tác
phẩm của mình. Song, cũng như các nhà thơ khác, Chế Lan Viên không những
xem lao động thơ là một nghề nghiêm túc, sáng tạo mà với ông đó còn là nghề
của bề sâu: ''Thơ là nghề của bề sâu. Nghề thơ cũng như nghề giếng vậy, chỉ có
đi sâu mới tìm ra nước'' [12]. Cái ''bề sâu'' của nghề thơ mà Chế Lan Viên nói đến
phải chăng là sự đi sâu khám phá thế giới nội tâm con người, sự ''lặn sâu'' vào
cuộc đời để chạm đến những bến bờ hư thực của cõi tâm linh? Đi vào "hiện thực

để khám phá, để sáng tạo trong nghề, nhà thơ phải biết ''đánh hơi tài như kẻ đi
săn'', phải biết tìm ''những câu thơ ẩn giữa rừng như thú dữ'' (Săn thơ), phải biết
kịp nắm bắt khoảnh khắc thăng hoa của sự sáng tạo khi: ''một thi pháp vụt ngang
đầu lóe sáng'' (Thơ về thơ) Có như thế thì thơ mới đạt đến độ chín của tư duy
và chiều sâu của tâm hồn. Độ nhạy cảm, độ tinh tế của nghề thơ cũng chính là ở
đó.
Như vậy, để sáng tạo thơ, thi nhân phải sống giữa cõi mộng và thực, giữa
tỉnh và mơ, giữa tiềm thức và vô thức, giữa hiện hữu và hư vô. Do đó, không thể
xem lao động thơ là một lao động bình thường mà là lao động sáng tạo của chiều
sâu trí tuệ và tâm linh, là "nghề của bề sâu" như Chế Lan Viên quan niệm. Vì
quan niệm như vậy nên ông là người luôn trăn trở, tìm hiểu khám phá các khía
cạnh của thơ và công việc làm thơ qua hàng loạt các bài mang tính chất lý luận
về thơ: Nghĩ về thơ, Nghĩ về nghề, nghĩ về thơ, nghĩ , Sổ tay thơ, Thơ bình
phương - Đời lập phương, Thơ về thơ, đúng như nhận định của Vũ Tuấn Anh:
''Chế Lan Viên là nhà thơ có nhiều trăn trở, suy nghĩ về nghề: Sổ tay thơ, Nghĩ về
thơ, nghĩ về nghề, nghĩ Dưới hình thức những đoạn thơ ngắn, những câu thơ có
vẻ ''ghi vội'' là lý luận về thơ, là kinh nghiệm tích lũy, là thể nghiệm mạnh dạn
của một nhà thơ đã có bốn mươi năm cầm bút nghĩ về rất nhiều khía cạnh của
nghề'' [1]. 47
Với ý thức sâu sắc về nghề, Chế Lan Viên luôn có quá trình lao động thơ
nghiêm túc, luôn có khát vọng sáng tạo để làm mới chính thơ mình: ''Anh làm
việc rất kỹ với cả bài thơ và từng câu thơ, từng ý, từng hình ảnh, từng chữ. Có thể
nói trong thơ Chế Lan Viên có những bài chưa hay, những bài ta không thích,
nhưng bài nào cũng chứa đựng một cái gì đó mới mẻ, hầu như không có bài nào
tẻ nhạt, viết cẩu thả'' (Nguyễn Văn Hạnh) [2]. Bởi vì là nhà thơ, hơn ai hết Chế
Lan Viên ý thức được rằng sản phẩm cuối cùng của nghề thơ là tác phẩm, đứa
con tinh thần mà nhà thơ để lại cho đời. Và đây cũng là một chuẩn giá trị để làm

mặt biển hôm nay, mà quên đi rằng nó đã thao thức suốt đêm qua ở phía bên kia
chân trời nghệ thuật" [13]. Song nhà thơ ''không đưa ngay trái tim mình cho
độc giả/Mà hái một trái cây đưa cho họ" (Nhà thơ I), tức là nhà thơ không bày tỏ
trực tiếp tư tưởng tình cảm của mình mà bày tỏ gián tiếp thông qua tác phẩm. Vì
thế, sự tồn tại của nhà thơ và nghề thơ bao giờ cũng gắn liền với sự tồn tại của
tác phẩm. Và tác phẩm bao giờ cũng là cái chân giá trị để định danh nhà thơ:
Khi ta kỷ niệm Nguyễn Du chả ích gì cho Nguyễn
Chẳng qua để kẻ yêu thơ khỏi tủi trong lòng.
Ông đã hóa mây trắng ngang trời hoài niệm,
Hóa ra Kiều cao gấp mấy đời ông. 49
(Kỷ niệm Nguyễn Du)
Quả thật, nếu không có Truyện Kiều liệu Nguyễn Du có được như thế
không? Qua một hiện tượng cụ thể, Chế Lan Viên đã khái quát một chân lý:
chính tác phẩm làm nên sự bất tử của nhà thơ. Và những cảm nhận của ông về
thơ Nguyễn Trãi một lần nữa lại khẳng định chân lý muôn đời này: "Chúng tru di
máu, tru di người, chứ tru di thơ sao được?/Ngọc sáng ngời là hóa thân của máu,
của hồn oan" (Thơ Nguyễn Trãi). Song, Chế Lan Viên cũng cảnh báo rằng: dẫu
cho tác phẩm thơ có trở thành bất tử chăng nữa, thì nhà thơ cũng không vì thế mà
tự mãn, vì sự đào thải là qui luật của tất cả mọi nghề nghiệp. Song sự đào thải và
tự đào thải trong nghề thơ lại càng oan nghiệt hơn. Vì vậy, nếu nhà thơ chỉ biết
gặm nhấm vào "danh vọng già nua/Lượm tên tuổi mình rụng quanh gốc già như
quả khế chua/Lượm cái hào quang cũ héo hon như chùm táo rụng'' (Cuối mùa),
''không biến đời anh thành tác phẩm dành cho đời'' thì họ sẽ tự đưa tên tuổi và
nghề thơ của mình lên ''giàn hỏa'' và ''đời chẳng biết lấy cớ gì để tha cho anh cả''
(Hạt gạo).
Tóm lại, đi suốt hành trình hơn năm mươi năm sáng tạo, Chế Lan Viên
không những là nhà thơ lớn, mà còn là một nhà văn hóa, nhà lý luận phê bình

9. Đoàn Thêm trích dịch, Quan niệm và sáng tác thơ, Viện Đại học
Huế (1962).
10. Tuyển tập Nam Cao. Nxb Văn học, Hà Nội (2003).
11. Chế Lan Viên. Điêu tàn, tác phẩm và dư luận, Nxb Văn học, Hà Nội
(2001).
12. Chế Lan Viên. Suy nghĩ và bình luận, Nxb Văn học, Hà Nội (1971)
13. Chế Lan Viên. Phê bình văn học, Nxb Văn học, Hà Nội (1962).
14. Chế Lan Viên. Từ gác Khuê Văn đến quán Trung Tân, Nxb Tác
phẩm mới, Hà Nội (1981).

TÓM TẮT
Chế Lan Viên không những là một nhà thơ lớn mà còn là một nhà lý luận
phê bình có những đóng góp không nhỏ vào việc hiện đại hóa thơ ca cũng như lý
luận văn học dân tộc. Trong từng giai đoạn sáng tác, ông đều có những bài viết
mang ý nghĩa khái quát như một tuyên ngôn về quan niệm thơ của mình. Trong
đó, quan niệm về nghề thơ là một yếu tố không thể thiếu trong hệ thống quan
niệm về thơ của Chế Lan Viên. 52
Quan niệm thơ là một nghề, đó là nghề bề sâu, nghề của sáng tạo gắn với
vô thức, với tâm linh và tác phẩm thơ là nhân tố khẳng định sự tồn tại của nghề
thơ trong quan niệm Chế Lan Viên là sự tiếp biến quan niệm thơ phương Đông,
phương Tây và dân tộc, đồng thời cũng thể hiện cái nhìn độc đáo của ông về
nghề thơ. Đó là sự đóng góp của Chế Lan Viên vào hệ thống lý luận về thơ của
dân tộc. POEM MAKING AS AN OCCUPATION IN CHE LAN VIEN’S VIEW


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status