Thực hành tiết kiệm trong tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh ở trường trung học - Pdf 14

Năm học 2011- 2012

Người có bốn nết : Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa thì không thành trời.
Thiếu một phương thì không thành đất.
Thiếu một đức thì không thành người.
Như vậy, theo quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một trong bốn đức
tính không thể thiếu được của con người là phải biết tiết kiệm. Thừa hưởng
truyền thống của quê hương, ý thức cao về lợi ích của sự tiết kiệm, Người luôn
tiết kiệm ở mọi lúc, mọi nơi, trong công việc cũng như trong cuộc sống thường
ngày. Bên cạnh đó Người vẫn luôn nhắc nhở, kêu gọi mọi người tiết kiệm. Tiết
kiệm trở thành phương châm sống của Người. Tiết kiệm cũng đã trở thành chính
sách hàng đầu của Đảng và Nhà nước suốt trong những năm kháng chiến trường
kỳ gian khổ. Không chỉ trong thời chiến mà ở ngay thời bình hay bất cứ thời đại

nào, tiết kiệm vẫn luôn là một chính sách, phương châm sống đúng đắn. Vì vậy,
khẩu hiệu “Tiết kiệm là quốc sách” cho đến nay vẫn mang ý nghĩa tích cực lớn
lao trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và đổi mới đất nước.
Tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khoá XI, ngày 29 tháng 11 năm 2005 Quốc hội đã thông qua Luật Thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí.
Theo tinh thần Đại hội Đại biểu toàn quốc lần X của Đảng quán triệt thì
“đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí là một nhiệm vụ trọng tâm của
công tác xây dựng Đảng, nhiệm vụ trực tiếp thường xuyên của cả hệ thống chính
trị và toàn xã hội”. Vì vậy, cần tích cực phòng ngừa và đấu tranh phòng chống
tham nhũng, lãng phí để thực hành tiết kiệm, đặc biệt là tiết kiệm của công. Việc
thực hành tiết kiệm không thể mang lại hiệu quả cao nếu mỗi cá nhân không tự ý
thức tự giác tiết kiệm. Càng không thể thực hiện tiết kiệm một cách hình thức,
máy móc, rập khuôn bởi đôi khi như thế lại là lãng phí.
Ngày 07 tháng 11 năm 2006, Bộ Chính trị (khoá X) đã ban hành Chỉ thị
06-CT/TW về “Tổ chức Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh”. Mục đích của cuộc vận động là: Làm cho toàn Đảng, toàn

kiến, phân công công việc cho cán bộ giáo viên, xếp thời khoá biểu giảng dạy
đến việc tổ chức sử dụng trang thiết bị giảng dạy và học tập đặc biệt là khâu tổ
chức kiểm tra đánh giá học sinh. Trong đề tài kinh nghiệm này, tôi xin đề cập
nội dung Thực hành tiết kiệm trong tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh ở
trường trung học. Đề tài tuy không lạ với nhiều đơn vị, cá nhân nhưng với
những điều chỉnh trong cách tổ chức kiểm tra và những thay đổi trong in ấn hy
vọng rằng sẽ giúp nhiều đơn vị có thể tiết kiệm phần nào chi phí hoạt động
chuyên môn.
II. Phần nội dung
1. Cơ sở lý luận
1.1. Tầm quan trọng của kiểm tra đánh giá
Định hướng phát triển giáo dục được Đảng ta khẳng định qua nhiều kỳ
đại hội và tiếp tục được khẳng định trong văn kiện hội nghị lần thứ 9 khoá X
“Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo toàn diện, phát triển nguồn
nhân lực… tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục và
công tác quản lý giáo dục ”.
Ba thành tố quan trọng trong quá trình dạy học là người dạy, người học và
nội dung, phương tiện, phương pháp dạy học. Như vậy, với nội dung dạy học là
chương trình giáo dục trung học phổ thông đã được ban hành. Với đặc điểm hiện
nay của lực lượng giáo viên và học sinh ở tỉnh Kiên Giang thì cần thiết có sự đổi
mới phương pháp, cách thức tổ chức và phương tiện dạy học nhằm làm cho
người học tích cực hơn trong việc tiếp thu, lĩnh hội và tìm tòi nguồn kiến thức.
Một trong những mục tiêu quan trọng của đổi mới giáo dục phổ thông là
đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy, đánh giá nhằm phát huy tính
tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh.
Để đánh giá hiệu quả đào tạo của nhà trường trong từng giai đoạn cụ thể
cần thiết dựa trên kết quả nhiều mặt của quá trình giáo dục như kết quả hai mặt

phải xuất phát từ nhu cầu công việc và trong phạm vi dự toán được
duyệt; thực hiện khoán chi văn phòng phẩm, sách, báo, tạp chí đến người sử
dụng.
2. Người quyết định mua sắm văn phòng phẩm, sách, báo, tạp chí và
những người có liên quan vi phạm quy định tại khoản 1 Ðiều này gây lãng phí
thì phải bồi thường và bị xử lý kỷ luật.
Như vậy, thực hành tiết kiệm trong tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh vừa
nhằm đảm bảo hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục, vừa thực hiện tốt Luật Thực
hành tiết kiệm chống lãng phí và phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo

đức Hồ Chí Minh. Ở góc độ đơn vị, điều này sẽ góp phần giảm chi trong đơn vị,
chống lãng phí chi tiêu xã hội.
2. Kiểm tra, đánh giá trong hoạt động giáo dục hiện nay
Để đánh giá khách quan hiệu quả giảng dạy và học tập các địa phương,
đơn vị cần có một mức chuẩn chung hay nói cách khác là cần có đề chung. Bộ
Giáo dục và Đào tạo hằng năm tổ chức kỳ thi Tốt nghiệp trung học phổ thông
qua đó có thể đánh giá hiệu quả dạy- học của các địa phương và công nhận
thành quả học tập của học sinh trung học phổ thông trong cả nước. Ở cấp tỉnh,
Sở giáo dục và Đào tạo Kiên Giang thường xuyên tổ chức kiểm tra theo đề
chung cho học sinh trung học phổ thông toàn tỉnh qua đó các trường có thể tự
đánh giá và điều chỉnh quá trình dạy học của đơn vị mình. Ở hầu hết các huyện,
Phòng Giáo dục cũng tổ chức kiểm tra chung cho học sinh vào cuối mỗi học kỳ,
nhất là với khối lớp cuối cấp (học sinh lớp 5 và lớp 9).
Trong các cuộc hội thảo chuyên môn, các phòng chuyên môn của Sở cũng
khuyến khích các trường trung học phổ thông tổ chức kiểm tra định kỳ sử dụng
đề chung cho học sinh toàn trường. Qua việc sử dụng đề chung toàn trường, giáo
viên và học sinh các lớp có thể tự so sánh kết quả và điều chỉnh quá trình dạy-
học của mình. Hiệu quả của việc tổ chức kiểm tra theo đề chung đã được khẳng
định ở chất lượng tốt hơn của đề kiểm tra, đồng thời, kết quả kiểm tra là thước
đo để điều chỉnh quá trình dạy học của các lớp và giáo viên bộ môn. Chính vì

hoạt động chuyên môn, mà cụ thể là trong tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh.
Còn rất nhiều trường trong tỉnh thực hiện kiểm tra theo cách thức phổ biến trước
đây là photo đề thi và học sinh làm bài trên giấy thi riêng biệt, thường là giấy
đôi dùng trong kiểm tra, thi học kỳ. Qua khảo sát, các trường như THPT Gò
Quao, THCS Bình An, THPT Châu Thành huyện Châu Thành… vẫn thực hiện
theo cách thức này.
Vấn đề đặt ra là cần tổ chức kiểm tra sử dụng đề chung toàn trường với
chi phí thấp nhất trong in ấn đề, giấy thi và công tác tổ chức coi kiểm tra. Với
nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên có hạn, qua nhiều năm tổ chức kiểm tra
định kỳ theo hình thức tập trung cho học sinh toàn trường tôi đã rút ra một số

giải pháp hiệu quả nhằm tiết kiệm tối đa chi phí, đảm bảo chất lượng của kỳ
kiểm tra.
3. Giải pháp đã thực hiện
3.1. Xếp phòng kiểm tra phù hợp
Để việc tổ chức kiểm tra theo đề chung toàn trường mang lại hiệu quả cao
nhất thiết phải sắp xếp lại học sinh giữa các lớp thành các đơn vị phòng kiểm tra
với số lượng học sinh có giới hạn (thường là 24 học sinh/ phòng như phòng thi
tốt nghiệp). Học sinh tất cả các lớp sẽ được chia đều ở các phòng theo thứ tự
A,B,C. Thông thường, khi xếp phòng kiểm tra sẽ có phòng cuối cùng không đủ
24 học sinh. Vì vậy, để tiết kiệm nhân lực giám thị coi kiểm tra phó hiệu trưởng
phụ trách chuyên môn nên chia đều số học sinh ở các phòng kiểm tra, nên các
phòng có thể có đến 25 hoặc 26 học sinh. Với số học sinh này vẫn đảm bảo cho
giám thị thực hiện tốt nhiệm vụ coi thi, không để xảy hiện tượng quay cóp.
Các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện, xã thường có hiện
tượng học sinh bỏ học trong học kỳ 1. Tỉ lệ bỏ học đặc biệt cao ở học sinh đầu
cấp vì vậy sau thi học kỳ 1, bộ phận chuyên môn nên sắp xếp lại phòng kiểm tra
nhằm loại bỏ tên những học sinh đã bỏ học. Với tỉ lệ bỏ học phổ biến ở các
trường huyện là 5% ở khối lớp 10 thì số học sinh bỏ học đến sau thi học kỳ 1
tương đương với 01 phòng kiểm tra. Khi loại học sinh bỏ học khỏi danh sách

quy định cụ thể trách nhiệm của giáo viên ngay từ đầu năm học. Việc phân công
coi kiểm tra cần có văn bản và được công khai với tất cả giáo viên, nhất là giáo
viên được phân công.
3.3. Sử dụng tiết kiệm giấy, mực.
Hiện nay, ở hầu hết các trường trung học việc sử dụng giấy kiểm tra, đề
kiểm tra vẫn theo cách thức truyền thống, gây nhiều tốn kém, lãng phí. Khi tổ
chức kiểm tra, nhà trường in đề và phát cho học sinh. Học sinh sử dụng giấy
kiểm tra thông thường được bán trên thị trường với giá từ 300 đến 350 đồng/tờ.

Đây là loại giấy đôi thường được sử dụng trong tất cả các kỳ thi. Qua 3 năm
khảo sát thực tế bài làm của học sinh từ năm 2006 đến 2008, có đến hơn 99%
các em chỉ viết khoảng hơn 1 trang đến gần 2 trang giấy của bài kiểm tra 45
phút thông thường. Như vậy, ở mỗi bài kiểm tra một học sinh đã lãng phí 50%
số tiền giấy đã bỏ ra.
Theo các nghiên cứu, khảo sát khoa học vào năm 1995 của Amundson,
một nhà khoa học người Mỹ, cho thấy tốc độ viết tay trung bình của học sinh
tăng dần đến cuối bậc học phổ thông đạt 16 chữ trong 1 phút. Tuy nhiên đây là
mức trần cho tốc độ viết liên tục, không cần suy nghĩ và được nghiên cứu ở dạng
sao chép văn bản. Trong một nghiên cứu vào năm 1998 của Graham, Berninger,
Weintraub và Schafer cho thấy, khi làm bài kiểm tra hoặc làm các công việc
thành phần khác cần phối hợp suy nghĩ và viết thì tốc độ viết giảm đi chỉ còn
gần một nữa tốc độ tối đa.
Như vậy, với khoảng thời gian 45 phút dành cho làm bài kiểm tra định kỳ
nếu học sinh khá giỏi thì có thể viết khoảng 500 từ. Những học sinh khác thì sẽ
viết được ít hơn vì phải dành thời gian suy nghĩ, nhất là với những câu hỏi khó,
những nội dung cần tổng hợp kiến thức để giải quyết vấn đề. Từ đó có thể khẳng
định học sinh chỉ sử dụng chưa đầy hai trang giấy A4 cho mỗi bài kiểm tra 45
phút với đề bài yêu cầu trả lời bằng ngôn ngữ chữ viết.
Với các đề kiểm tra trắc nghiệm, trước đây học sinh thường trả lời ở một
tờ giấy riêng (không phải đề thi) bằng cách ghi lại số của câu hỏi và chữ cái của

học sinh ghi sai, làm lại (xem mẫu phụ lục 2). Qua 2 năm dần thực hiện cách
làm này đơn vị tôi chỉ có 06 trường hợp học sinh cần thêm giấy trắng làm bài và
đều là những trường hợp ghi sai, làm lại. Khi học sinh cần thêm giấy làm bài có
thể sử dụng các đề dư do có học sinh không dự kiểm tra hoặc sử dụng mẫu giấy
trắng có đầu phách và dòng kẻ ngang để học sinh viết bài (xem phụ lục 3).
4. Hiệu quả của giải pháp
4.1. Ở quy mô nhà trường
Từ năm 2008 trường THPT An Minh đã từng bước thực hiện các biện pháp

nêu trên. Đến năm học 2010- 2011 và năm học 2011- 2012 nhà trường đã áp
dụng đồng bộ tất cả các biện pháp và tiết kiệm trên 6.400.000 đồng. Hiệu quả
của giải pháp nêu trên còn tiết kiệm được hơn 40 giờ làm việc của giáo viên, cụ
thể như sau:
Đối với các môn Ngữ văn và Toán do thời gian làm bài có thể đến 90 phút
và thường yêu cầu vẽ hình nên vẫn thực hiện in đề và học sinh làm bài trên giấy
thi như cách làm thông thường.
Năm học 2007- 2008 số tiền hỗ trợ cho việc coi kiểm tra vượt giờ quy định
là hơn 50 tiết tương đương 3.000.000 đồng. Với cách xếp phòng kiểm tra và
phân công giám thị như đã nêu trên, năm học 2011- 2012 nhà trường không phải
chi cho công tác coi kiểm tra vượt giờ quy định. Số tiền tiết kiệm hơn 3.000.000
đồng.
Qua việc loại những học sinh bỏ học khỏi danh sách kiểm tra ở học kỳ 2,
tôi đã giúp nhà trường tiết kiệm gần 1000 tờ giấy thi ở khối lớp 10 (24 học sinh
X 40 bài) với giá tối thiểu hiện nay là 300 đồng/ tờ thì đã tiết kiệm khoảng
300.000 đồng mỗi học kỳ. Bên cạnh đó, mỗi bài kiểm tra giảm được 1 giám thị
nên tổng số giờ làm việc của giám thị được giảm là 40 giờ.
Với giải pháp 2 trong 1 được áp dụng ở các bài kiểm tra trắc nghiệm đã
tiết kiệm 01 tờ giấy làm bài cho mỗi bài kiểm tra trắc nghiệm khối 12. Ở các bài
kiểm tra tự luận thì ứng với mỗi học sinh vừa tiết kiệm tiền giấy làm bài, vừa tiết
kiệm được ½ tờ giấy đề cho mỗi lần kiểm tra các môn Lịch sử, Địa lý, Hoá học,

Thành tiền
125 0
Chủng loại 1 tờ giấy thi photo 2 mặt A4
Đơn giá 300 250
Thành tiền
300 250
425 250
20 20
900 900
7,650,000 4,500,000Tổng chi
Đề thi 1
môn
Giấy thi 1
môn
Tổng chi 1HS/1 bài
Nội dung chi
Số bài kiểm tra
Tổng số HS

III. Kết luận
Ngày 07/11/2011 thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành
Chỉ thị số 1973/CT-TTg về việc tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô,
lãng phí. Chỉ thị yêu cầu “Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức qua học tập liên hệ
bản thân và đề ra nhiệm vụ làm theo Bác”. Để việc học tập và làm theo tấm
gương của Bác đi vào cuộc sống phải bắt đầu từ những tiết kiệm nhỏ nhất có thể
thực hiện. Mỗi ½ trang giấy hoặc 175 đồng tiết kiệm được ở một học sinh trong
một lần kiểm tra không phải là nhiều, nhưng với trên 20 bài kiểm tra/ năm học
có thể áp dụng giải pháp này thì số tiền giấy tiết kiệm cho học sinh trung học
trên toàn tỉnh không phải là con số nhỏ. Đặc biệt hơn, sử dụng tiết kiệm giấy
Phụ lục 1
Trường THPT An Minh
Họ và tên: ………………………………………
Lớp: 10B…
BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT VẬT LÍ 10CB
Học kì 2 Năm học 2011 – 2012
Thời gian làm bài: 45 phút (ngày 08/3/2012)
Khoanh tròn chữ cái A, B, C hoặc D trước ý trả lời đúng nhất. Chú ý: Không bôi, sửa

Câu 1. Một bình chứa 0,2m

Câu 6. Một vật nằm yên có thể có
A. vận tốc. B. động năng. C. động lượng. D. thế năng.
Câu 7. Một khối khí lí tưởng qua thực hiện quá trình biến đổi mà kết quả là nhiệt độ tuyệt đối tăng gấp đôi và áp
suất tăng gấp đôi. Gọi V
1
là thể tích ban đầu của khí, thể tích cuối là V
2
thì
A. V
2
= 4V
1
. B. V
2
= 2V
1
. C. V
2
= V
1
. D. V
2
= V
1
/4.
Câu 8. Trong xilanh của một động cơ đốt trong, hỗn hợp khí ở áp suất 1,5atm, nhiệt độ 57
o
C, có thể tích
110cm
3

A. chuyển động theo một phương ưu tiên. B. dao động tại những vị trí cân bằng tạm thời.
C. sau mỗi khoảng thời gian 10
-11
s thì ngừng lại. D. hoàn toàn hỗn loạn.
Câu 14. Trong quá trình đẳng nhiệt của một khối lượng khí xác định, muốn tăng áp suất khí lên gấp đôi, ta phải
A. tăng thể tích lên gấp đôi. C. giảm thể tích đi một nửa.
B. tăng thể tích lên gấp bốn lần. D. giảm thể tích đi bốn lần.
Câu 15. Hệ thức nào sau đây phù hợp với phương trình trạng thái của khí lí tưởng ?
A.
1 1 2 2
pV p V
 ; B.
1 1 2 2 2 1
pVT p V T
 ; C.
1 2
1 2
p p
T T

; D.
1 2
1 2
V V
T T

.




 
C.
1 2
p mv mv
 
  
D.


1 2
p m v v
 


Câu 18. Khi nhiệt độ tuyệt đối tăng 6K
A. nhiệt độ Celcius cũng tăng 6
o
C. B. nhiệt độ Celcius tăng 267
o
C.
C. nhiệt độ Celcius tăng 279
o
C. D. nhiệt độ Celcius tăng hơn 6
o
C.
Câu 19. Một vật có khối lượng m = 50g chuyển động thẳng đều với vận tốc 50 cm/s thì động lượng của vật là
A. 200 g.cm/s. B. 0,025 kg.m/s. C. 0,25 kg.m/s. D. 2,5 kg.m/s.
Câu 20. Chọn câu SAI. Khi một vật chuyển động tròn đều thì
A. động năng của vật không đổi. B. động lượng của vật không đổi.
C. vận tốc góc không đổi. D. gia tốc hướng tâm của vật có độ lớn không đổi.

Câu 28. Chất khí ở 0
o
C có áp suất 5 atm. Coi thể tích khí là không đổi. Áp suất của nó ở 273
o
C là
A. 10 atm. B. 17,5 atm. C. 5 atm. D. 2,5 atm.
Câu 29. Khi các ngoại lực tác dụng lên vật sinh công dương thì
A. động năng của vật tăng. B. động năng của vật giảm.
C. cơ năng không đổi. D. cơ năng giảm.
Câu 30. Quá trình đẳng tích là quá trình biến đổi của một lượng khí nhất định, trong đó
A. nhiệt độ của chất khí không đổi. B. áp suất của chất khí không đổi.
C. thể tích của chất khí không đổi. D. hình dạng của chất khí không đổi.
Hết Phụ lục 2
Trường THPT An Minh KIỂM TRA MÔN SINH HỌC 11
Tổ Hóa –Sinh Thời gian làm bài 45 phút (ngày 03/3/2012)
Họ Tên:……………………………….Lớp 11….
Câu 1: Nêu vai trò của tim trong tuần hoàn máu ở động vật ? Tại sao
hệ tuần hoàn của cá ,chim, thú…được gọi là hệ tuần hoàn kín? (1 điểm)
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………… …
…………………………………………………………………………………………………





Câu 6: Điện thế nghỉ là gì? Nguyên nhân nào giúp duy trì nồng độ ion K
+
bên trong tế
bào luôn cao hơn so với bên ngoài tế bào khi tế bào ở trạng thái không bị kích thích? (1
điểm)
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Câu 7: Điện thế hoạt động là gì? Ở giai đoạn mất phân cực và giai đoạn đảo cực, loại
ion nào đi qua màng tế bào và sự di chuyển của ion đó có tác dụng gì? (1 điểm)
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

Câu 1
- Vai trò của tim trong tuần hoàn máu ở động vật :là cái bơm hút máu về và đẩy
máu đi (là động lực chính đẩy máu chảy tuần hoàn trong các mạch máu(0,5).
- Hệ tuần hoàn của cá ,chim, thú…được gọi là hệ tuần hoàn kín vì máu lưu
thông liên tục trong mạch kín (qua động mạch, mao mạch, tĩnh mạch rồi trở về
tim) (0,5).
Câu 2
- KN Cân bằng nội môi ( 0,5 )
- Ví dụ ( 0,5 )
Câu 3
- Phân biệt hiện tượng ứng động và hướng động ở thực vật: .(0,5)
+ ứng động : là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích
khôngđịnh hướng
+ Hướng động : là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích từ
1 hướng xác định
- Hiện tượng nở hoa ở hoa Mười giờ thuộc loại ứng động sinh trưởng (0,5)
Câu 4
- Khi ta dùng một chiếc que nhọn kích thích vào chân Ếch, chân đó sẽ co lại
(0,5)
- Phản ứng của ếch có phải là phản xạ không điều kiện. (0,5)
Câu 5
Mỗi ví dụ (0,25)
Câu 6
- KN Điện thế nghỉ. (0,5)
- Bơm Na-K. (0,5)
Câu 7
- KN Điện thế hoạt động. (0,5)
- Ở giai đoạn mất phân cực và giai đoạn đảo cực, ion Na
+
nào đi qua màng tế

…….………………………………………………………………………………
……….……………………………………………………………………………
………….…………………………………………………………………………
…………….………………………………………………………………………
……………….……………………………………………………………………
………………….…………………………………………………………………
…………………….………………………………………………………………
……………………….……………………………………………………………
………………………….…………………………………………………………
…………………………….………………………………………………………
……………………………….……………………………………………………
………………………………….…………………………………………………
…………………………………….………………………………………………
……………………………………….……………………………………………
………………………………………….…………………………………………
…………………………………………….………………………………………
……………………………………………….……………………………………
………………………………………………….…………………………………
…………………………………………………….………………………………
……………………………………………………….……………………………
………………………………………………………….…………………………
…………………………………………………………….………………………
……………………………………………………………….……………………
………………………………………………………………….…………………
…………………………………………………………………….………………
……………………………………………………………………….……………
……………………………………………………………………….……………

Mã…………………

Mục lục

I. Phần mở đầu …………………………………………… ……. 1
II. Phần nội dung ……………………………………………… . 4
1. Cơ sở lý luận ……………………………………………… 4
1.1. Tầm quan trọng của kiểm tra đánh giá ……………… 4
1.2. Thực hành tiết kiệm …………………………………… 5
2. Kiểm tra đánh giá trong hoạt động giáo dục hiện nay … 6
3. Giải pháp đã thực hiện …………………………………… 8
3.1. Xếp phòng kiểm tra phù hợp ………………………. 8
3.2. Phân công hợp lý giám thị ………………………… 8
3.3. Sử dụng tiết kiệm giấy, mực ………………………… 9
4. Hiệu quả của giải pháp …………………………………… 11


NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
(Tổng số điểm đánh giá: 100 điểm)
1. Tính sáng tạo (30 điểm):
- Có đối tượng nghiên cứu mới (10 điểm), điểm đạt: điểm
- Có giải pháp mới và sáng tạo (10 điểm), điểm đạt: điểm
- Có đề xuất hướng nghiên cứu mới (10 điểm), điểm đạt: điểm
cộng mục 1, điểm đạt: điểm
2. Lợi ích (30 điểm)
cộng mục 2, điểm đạt: điểm
3. Khoa học (20 điểm)
- Có phương pháp nghiên cứu, (10 điểm),điểm đạt: điểm
- Trình bày lôgic, nội dung dễ hiểu, (10 điểm) điểm đạt: điểm
cộng mục 3, điểm đạt: điểm
4. Phổ dụng (10 điểm)
cộng mục 4, điểm đạt: điểm
5. Đúng yêu cầu về hình thức (10 điểm)
cộng mục 5, điểm đạt: điểm

Tổng cộng số điểm đạt được: điểm
Xếp loại:

, ngày tháng năm 2012
TM. HỘI ĐỒNG
CHẤM SKKN CẤP CƠ SỞ
(Ký tên)


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status