Nghiên cứu khoa học " Tiềm năng của du lịch sinh thái tại các Khu bảo tồn của Việt Nam " - Pdf 14

Tiềm năng của du lịch sinh thái tại các Khu bảo tồn của Việt Nam

Nguyễn Ngọc Quang
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Tính đến ngày 30 tháng 5 năm 2003 cả nước ta đã có 25 Vườn Quốc gia và 115 Khu
Bảo tồn Thiên nhiên (sau đây gọi chung là KBT) được thành lập và trong tương lai sẽ có
nhiều hơn nữa các KBT được thành lập trong cả nước. Các KBT và các VQG ra đời là điều
kiện rất tốt để bảo tồn các nguồn gen động thực vật quý hiếm trước các hiểm hoạ bị tuyệt
chủng. Mặt khác, các KBT cũng đang chứa đựng một tiềm năng rất lớn về du lịch sinh thái
mà chưa được khai thác hợp lý.
Trên thế giới, đặc biệt là tại các nước phát triển như Thuỵ Điển, Nhật Bản, Mỹ các
KBT được xây dựng dựa trên sự kết hợp giữa bảo tồn và phát triển du lịch, nhiều loại hình
du lịch được hình thành như leo núi, thăm động vật hoang dã trong xe bảo vệ, theo dõi cuộc
sống của các loài linh trưởng, ngắm nhìn các loại động thực vật biển Gần đây, một số nước
Châu Phi cũng rất chú trọng phát triển loại hình du lịch này, ở một số nước như Uganda,
Nigeria việc phát triển du lịch sinh thái được đưa vào trong chiến lược phát triển kinh tế
của đất nước.
ở Việt Nam, từ lâu đã có những chuyến thăm quan, cắm trại tại các khu rừng tự nhiên
(Cúc Phương, Nam Cát Tiên) nhưng các chuyến thăm quan này thường chỉ dừng lại ở mức
phục vụ cho học tập và nghiên cứu. Thuật ngữ “du lịch sinh thái” mới chỉ thực sự xuất hiện
gần đây sau khi phong trào “thăm miệt vườn” phát triển.
Trong khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi chỉ xin đưa ra một số đánh giá chung về
tiềm năng, lợi thế và hạn chế của hoạt động du lịch sinh thái tại các KBT.
1. Tiềm năng, lợi thế và hạn chế
Tiềm năng:
- Tính đa dạng sinh học tại các KBT là rất cao, tại đây có rất nhiều loài động, thực vật
quý hiếm.
- Tại hầu hết các KBT, địa hình đều chia cắt rất phức tạp là điều kiện tốt cho các hoạt
động du lịch mạo hiểm.
- Không khí ở các KBT là hoàn toàn trong lành giúp cho du khách có cảm giác thoải
mái, giảm căng thẳng.

Trong khi đó có rất nhiều du khách nước ngoài, đặc biệt là ở các nước phát triển cho
biết rằng, mục đích của họ đến Việt Nam là muốn được thăm những phong cảnh thiên
nhiên hùng vĩ, tìm hiểu truyền thống dân tộc tại vùng núi và vùng nông thôn Việt
Nam.
- Trình độ và thái độ của các hướng dẫn viên còn kém, họ không hiểu biết nhiều về
vùng du lịch, cũng như chưa học được cách ứng xử và xử sự với từng loại du khách
khác nhau.
- Thông tin liên lạc còn yếu kém, điều này được phản ảnh ở các khía cạnh như vùng
phủ sóng và chất lượng của hệ thống thông tin chưa tốt cũng như kiến thức của người
sử dụng hạn chế hoặc chưa quan tâm. Việc xây dựng, quảng cáo các tour du lịch
xuyên quốc gia là chưa có, điều này tạo ra một khoảng cách lớn giữa cầu và cung.
- Cuối cùng là khả năng quản lý, trình độ nhận thức của các cơ quan và người dân địa
phương còn hạn chế nên đã không hấp dẫn được du khách. Hiện tượng trộm cắp, ăn
xin, lừa đảo du khách chính là những kẻ thù lớn nhất của du lịch nói chung cũng như
du lịch sinh thái nói riêng.

2. Một số khuyến nghị
- Một chiến lược hành động cụ thể về du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng
phải được xây dựng từ cấp Trung ương đến cấp tỉnh. Trong chiến lược này cần phải
chỉ rõ các tiềm năng, lợi thế cũng như hạn chế thách thức của địa phương, qua đó sẽ
có những định hướng cơ bản cho các hoạt động thực thi sau này.
- Có thể nói, thông tin, quảng cáo đóng vai trò quan trọng nhất đối với du lịch. Các
thông tin đầu tiên về vùng du lịch du khách sẽ đề đều xuất phát từ thông tin, quảng
cáo do vậy nếu hệ thống thông tin, quảng cáo càng rộng và có chất lượng thì sẽ có
nhiều du khách và ngược lại. Chính vì vậy, việc ứng dụng có chất lượng thông tin đa
loại hình (internet, báo, đài, tivi, tờ rơi ) sẽ có ý nghĩa quyết định đến hoạt động du
lịch.
- Đào tạo, nâng cao nhận thức là một trong những hoạt động cụ thể nhất nhằm nâng
cao chất lượng du lịch sinh thái, việc đào tạo có thể chia ra 3 loại hình:
+ Đào tạo nâng cao kỹ năng quản lý cho các nhà quản lý, tổ chức du lịch


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status