Báo cáo nghiên cứu khoa học "Khoa học và công nghệ với sự phát triển kinh tế xã hội của Nghệ An " doc - Pdf 15

Khoa học và công nghệ với sự phát triển kinh tế -
xã hội của Nghệ An
Ngày 18/5/2011 vừa qua, UBND tỉnh Nghệ An đã tổ chức gặp mặt các cán bộ
khoa học tiêu biểu có những đóng góp quan trọng trong các hoạt động nghiên cứu,
ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.
Đây là một hoạt động ý nghĩa nhằm ghi nhận và tôn vinh đóng góp của những cán
bộ làm khoa học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Tại buổi lễ, TS Hồ
Đức Phớc - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND Tỉnh đã tổng kết, đánh giá về
hoạt động KH&CN của tỉnh trong thời gian qua, đồng thời chỉ ra các định hướng
phát triển cho ngành KH&CN Nghệ An trong thời gian tới.
Ngày 18/5/2011 vừa qua, UBND tỉnh Nghệ An đã tổ chức gặp mặt các cán bộ
khoa học tiêu biểu có những đóng góp quan trọng trong các hoạt động nghiên cứu,
ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.
Đây là một hoạt động ý nghĩa nhằm ghi nhận và tôn vinh đóng góp của những cán
bộ làm khoa học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Tại buổi lễ, TS Hồ
Đức Phớc - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND Tỉnh đã tổng kết, đánh giá về
hoạt động KH&CN của tỉnh trong thời gian qua, đồng thời chỉ ra các định hướng
phát triển cho ngành KH&CN Nghệ An trong thời gian tới.
I. Hướng tới phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh,
những năm vừa qua khoa học và công nghệ (KH&CN) đã được triển khai đồng bộ
và đạt được những kết quả tích cực. Đội ngũ trí thức KH&CN đã có những đóng
góp quan trọng cho sự phát triển KT-XH của tỉnh. Trong đó, nổi bật là:
1. Tham mưu, tư vấn, phản biện xây dựng những chủ trương, quyết sách
chiến lược của tỉnh về KT-XH
Quy hoạch phát triển KT-XH dài hạn; Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ; Chiến
lược phát triển trên một số lĩnh vực: kinh tế miền Tây, kinh tế biển, quy hoạch phát
triển đô thị; Quy hoạch nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, dịch vụ; chiến lược cán
bộ… Bên cạnh đó, đội ngũ trí thức cũng đề xuất, tham gia đóng góp, phản biện
nhiều vấn đề quan trọng về chính sách phát triển, nhất là về nông nghiệp, công
nghiệp, thương mại, chính sách đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao…
Có thể nói, những thay đổi trong nhận thức của lãnh đạo tỉnh về tiềm năng, lợi thế,

Sở KH&CN đã tư vấn cho UBND tỉnh ban hành kịp thời các văn bản quản lý
nhà nước trên tất cả các lĩnh vực: quản lý tiêu chuẩn đo lường chất lượng; quản lý
công nghệ; quản lý sở hữu trí tuệ; quản lý an toàn bức xạ; khuyến khích doanh
nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm.
Các hoạt động KH&CN ở cả cấp ngành và cấp huyện đều đã và đang đi vào nề
nếp, mang lại hiệu quả bước đầu. Những kinh nghiệm quản lý này đã được nhiều
địa phương chia sẻ, học hỏi.
Bằng nhiều hoạt động tích cực và thực hiện khá bài bản trong quản lý nhà nước
trên các lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng và sở hữu trí tuệ, đã từng bước
tạo được sự chuyển biến về mặt nhận thức và quan tâm của xã hội (đặc biệt là các
doanh nghiệp) đối với các lĩnh vực này. Nhờ đó, hiện nay nhiều doanh nghiệp trên
địa bàn đã quan tâm nhiều hơn đến công tác sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn đo lường
chất lượng, đưa ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả
năng cạnh tranh trên thị trường.
6. Coi trọng việc xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ KH&CN
Những năm qua, tỉnh đã có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao,
đồng thời khuyến khích cán bộ, công chức học tập nâng cao trình độ. Đặc biệt, tỉnh
luôn coi trọng và tích cực huy động sự tham gia đóng góp của đội ngũ cán bộ khoa
học thuộc các trung tâm KH&CN đóng trên địa bàn tỉnh như: Trường Đại học Vinh,
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc
Trung Bộ…
II. Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhưng so với tiềm năng và
nhu cầu phát triển, hoạt động KH&CN của Nghệ An vẫn còn một số tồn tại, đang
đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết như:
1. Thiếu những đề tài - dự án lớn nhằm tập trung giải quyết những vấn đề mang tính
then chốt của kinh tế - xã hội
Mặc dù tỉnh đã tổ chức được nhiều đề tài - dự án KH&CN hướng vào giải
quyết những vấn đề cụ thể, nhưng vẫn còn thiếu những đề tài - dự án lớn nhằm tập
trung giải quyết những vấn đề mang tính then chốt của KT-XH. Các vấn đề hệ
trọng về kinh tế, kỹ thuật và xã hội của tỉnh vẫn thiếu sự tư vấn, phản biện của

khác phải khai thác tối đa và hợp lý các tiềm năng và lợi thế cũng như hoá giải các
thách thức và trở ngại nhằm phát triển KT-XH của tỉnh một cách bền vững. Từ
những kết quả và kinh nghiệm đã đạt được, trước bối cảnh và yêu cầu mới, Nghệ
An cần phải tiếp tục bổ sung, điều chỉnh các chương trình KH&CN trọng điểm,
trong đó chuyển mạnh theo những định hướng sau:
1. Tập trung nguồn lực nghiên cứu những đề tài - dự án lớn, góp phần tạo ra
sản phẩm hàng hoá có sức cạnh tranh
Trong thời gian tới, ngành KH&CN vẫn phải tổ chức các đề tài - dự án nhỏ,
nhằm giải quyết các yêu cầu thiết thực, bức xúc mới phát sinh trong đời sống
KT-XH ở các cơ sở và các ngành. Nhưng các đề tài - dự án này chủ yếu nên
được phân cấp cho các ngành và cấp huyện. Tỉnh phải tập trung nguồn lực
KH&CN, tài chính để nghiên cứu ứng dụng những đề tài - dự án lớn có khả năng
tạo ra sản phẩm hàng hoá mới hoặc nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm
hàng hoá đã có.
2. Cần nghiên cứu cơ chế và giải pháp để tổ chức tư vấn, phản biện khoa học
cho lãnh đạo tỉnh đối với những quyết sách, chủ trương lớn về KT-XH
Đây là một vấn đề khá bức xúc hiện nay. Do đó, Sở KH&CN phải là cơ quan
phát hiện, đề xuất và chủ trì các vấn đề cần tư vấn và phản biện khoa học cho
UBND tỉnh. Sở cũng cần phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật
tỉnh để tổ chức phản biện xã hội đối với những vấn đề cần thiết.
Riêng về khoa học xã hội và nhân văn, bên cạnh việc phát huy các thế mạnh về
văn hoá và lịch sử, cần phải chuyển mạnh sang nghiên cứu và giải quyết các vấn đề
cốt yếu đang đặt ra trong đời sống KT-XH của tỉnh, như: đánh giá thực chất tiềm
năng và định hướng phát triển; môi trường đầu tư và giải pháp phát huy nguồn lực
con người… Tổ chức điều tra, đánh giá dư luận xã hội trước các kỳ họp Hội đồng
nhân dân tỉnh hoặc trước các sự kiện chính trị lớn. Đồng thời, tổ chức điều tra
nghiên cứu những biến đổi về cơ cấu xã hội và sự phân hoá giàu nghèo ở địa
phương. Qua đó, cung cấp cho lãnh đạo tỉnh những thông tin chính xác và khách
quan về bức tranh xã hội, cũng như dư luận xã hội và tâm tư của các tầng lớp nhân
dân về những chủ trương, chính sách của tỉnh.

gắng lớn. Tuy nhiên, chính sách quan trọng nhất, bền vững nhất và sòng phẳng
nhất với trí thức là làm sao cho trí thức có thu nhập cao hoặc xứng đáng từ
chính lao động sáng tạo của mình. Muốn vậy, không có cách nào khác là phải
huy động được nhiều nguồn đầu tư, nhiều đặt hàng cho khoa học. Trong đó, nguồn
ngân sách nhà nước dù quan trọng cũng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, nguồn đầu tư từ
doanh nghiệp, từ xã hội là quan trọng. Đề xuất một chính sách hợp lý để huy động
được các nguồn đầu tư này là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về
KH&CN./.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status