bài tập thực tập phân tích thiết kế hệ thống quản lý sinh viên tại trường học - Pdf 15

I.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRẦN ĐẠI NGHĨA
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
***

Nhóm thực hiện: Nhóm 3 - Lớp CP 08.91.1
1. Hoàng Thị Ngọc
2. Trần Thanh Phú
3. Ngô Hồng Ngọc Huyền
4. Võ Thị Trúc Linh
5. Phạm Thị Dung

Bài tập môn học
THỰC TẬP
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
Đề tài: Quản lý sinh viên tại trường Đại học
Giáo viên phụ trách: Lê Thị Mỹ Dung
Phân tích thiết kế hệ thống Nhóm 3
MỤC LỤC
Chương I. Khảo sát hệ thống 3
Hồ sơ khảo sát chi tiết hệ thống 3
Nhiệm vụ cơ bản: 3
Cơ cấu tổ chức: 4
4. Vẽ mô hình tiến trình nghiệp vụ: 9
Hồ sơ xác lập dự án: 11
Phạm vi, khả năng , mục tiêu của dự án: 11
Lập dự trù và kế hoạch triển khai dự án theo biện pháp khả thi: 14
Chương 2. Phân tích hệ thống về chức năng 15
Sơ đồ phân rã chức năng (BDF) 15
Gom nhóm chức năng 18
Vẽ mô hình BFD: 19

hướng đi của bài toán, giới hạn của bài toán và chức năng của bài toán.
Nói đến quản lý sinh viên thì đầu tiên ta cần xác định được các đối tượng cần
quản lý trong suốt quá trình sinh viên theo học tại trường. Thông thường thì các đối
tượng của quản lý sinh viên là: Sinh viên, Giáo viên,Lớp học, Môn học, Khoa, Kết
quả, Chính sách.
Sau khi đã xác định được các đối tượng cần quản lý, ta phải tìm ra các thông tin
liên quan đến các đối tượng. Mục đích của việc tìm các thông tịn liên quan đến các
đối tượng là lấy cơ sở để quản lý các đối tượng được chọn.
Với đối tượng là “Sinh viên” thì có các thông tin liên quan sau: Mã sinh viên, Họ
tên sinh viên, Giới tính, Ngày sinh, Quê quán, Nơi ở hiện tại, Điện thoại liên lạc, Số
chứng minh nhân dân, Sinh viên thuộc lớp nào quản lý, Loại chính sách áp dụng.
Với đối tượng là “Giáo viên” thì có các thông tin liên quan sau: Mã giáo viên,
Họ tên giáo viên, Giới tính, Ngày sinh, Trình độ chuyên môn (Cử nhân, Thạc sĩ,
Tiến sĩ), Chức vụ, Tuổi, Quê quán, Nơi ở hiện tại, Điện thoại liên lạc, Số chứng
minh nhân dân.
Với đối tượng là “Lớp” thì có các thông tin liên quan sau: Mã lớp học, Tên lớp
học, Sĩ số.
Với đối tượng là “Môn học” thì có các thông tin liên quan sau: Mã môn học, Tên
môn học, Số Đơn vị học trình (ĐVHT).
Với đối tượng là “Khoa” thì có các thông tin liên quan sau: Mã khoa, Tên khoa.
Với đối tượng là “Kết quả” thì có các thông tin liên quan sau: Mã sinh viên, Mã
môn học, Điểm trung bình môn, Điểm tổng kết học kỳ I(HKI), Điểm tổng kết HKII,
Điểm tổng kết năm học, Xếp loại học tập, Xếp loại rèn luyện, Ghi chú (Được lên lớp/
Ở lại).
Giảng viên: Lê Thị Mỹ Dung 3/46
Phân tích thiết kế hệ thống Nhóm 3
Với đối tượng là “Chính sách” thì có các thông tin liên quan sau: Mã chính sách,
Tên chính sách, Giảm (bao nhiêu phần trăm học phí).
Cơ cấu tổ chức:
Quản lý sinh viên gồm 3 hệ thống tổ chức: Phòng đào tạo, phòng hành chính,

Ngoài ra, Tiểu đoàn quản lý công tác rèn luyện, thi đua sẽ có một Ban kiểm toán,
trợ giúp cho phòng hành chính trong việc triển khai việc thu học phí và các khoản thu
khác từ sinh viên.
Giảng viên: Lê Thị Mỹ Dung 4/46
Phân tích thiết kế hệ thống Nhóm 3
1. Quy trình xử lý:
Sau một thời gian tìm hiểu thực tế về quy trình quản lý sinh viên tại trường Đại
học Trần Đại Nghĩa, em có thể mô tả lại quy trình hoạt động của nhà trường trong
công tác này như sau:
Trước khi thực hiện công việc quản lý thì phải có sinh viên, vì nếu không có sinh
viên thì ta không thể làm được công việc quản lý. Vì thế, công tác tuyển sinh hằng
năm cần đảm bảo làm tốt. Hội đồng nhà trường sẽ tổ chức tuyển sinh theo đề thi
chung và thời gian quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời công tác chấm
thi được thực hiện ngay sau đó. Và các thí sinh sau khi nhận được giấy báo trúng
tuyển sẽ xem xét nguyện vọng học của mình xem có phù hợp với nhu cầu tuyển sinh
của nhà trường thì đến nộp hồ sơ và làm thủ tục nhập học, tại phòng quản lý đào tạo
đại học. Các thí sinh này chính thức trở thành sinh viên của nhà trường và chịu sự
quản lý, giám sát của nhà trường trong suốt quá trình học tập, tu dưỡng ở trường.
Đối với những sinh viên năm thứ nhất, ngay khi đến làm thủ tục nhập học đều
phải mang theo học phí và các khoản đóng góp khác(có ghi rõ trong giấy báo nhập
học), nộp tại Ban kiểm toán - Tiểu đoàn quản lý công tác rèn luyện, thi đua. Hai công
việc này được thực hiện cùng lúc nhằm tránh tình trạng có những sinh viên có nhiều
do dự trong quá trình chọn trường học, ngành học và rất có thể sẽ rút hồ sơ ngay khi
vừa mới nộp hồ sơ, gây khó khăn cho công tác lưu trữ và quản lý (đặc biệt là quản lý
quân số, vì sự thay đổi liên tục). Việc nộp học phí cũng được thực hiện tương tự đối
với sinh viên năm thứ 2, 3, 4 tại Ban Kiểm toán, nhưng được giới hạn trong một thời
gian xác định và được Tiểu đoàn quản lý sinh viên thông báo rõ để sinh viên chủ
động đến nộp.
Sau khi kết thúc kỳ hạn nộp hoc phí, Ban kiểm toán sẽ lập một danh sách bao gồm
những sinh viên đã hoàn thành, chưa hoàn thành học phí và những sinh viên thuộc

Ban khảo thí sẽ gửi bài thi về từng khoa - nơi có giáo viên phụ trách giảng dạy môn
học đó, lớp đó để các giáo viên chấm bài. Sau đó, bảng điểm sẽ được thông báo về
từng lớp để sinh viên biết mình thi đậu hay trượt. Ban khảo thí sẽ theo chỉ đạo của
Phòng đào tạo tổ chức cho các sinh viên thi trượt được thi lại. Và vẫn đảm bảo các
bước như trên cho đến khi công bố điểm thi lại cho các sinh viên. Sau lần thi lại này,
nếu sinh viên vẫn thi trượt thi phải đợi Phòng đào tạo tổ chức cho học lại. Lưu ý: Khi
hết kỳ hạn nộp học phí, phòng đào tạo nhận được danh sách thống kê những sinh viên
còn nợ học phí từ phòng hành chính, thì những sinh viên đó sẽ không được thi kết
thúc học phần.
Khoa sẽ có trách nhiệm quản lý điểm học tập ‘gốc’ của sinh viên từ sổ điểm của
từng giáo viên. Giáo viên hằng ngày tới lớp giảng dạy sẽ kiểm tra bài cũ đầu giờ và
lưu điểm vào trong sổ điểm cá nhân của mình. Đồng thời, giáo viên cũng lưu tất cả
điểm dọc đường, điểm thi kết thúc học phần của sinh viên vào sổ điểm cá nhân của
mình. Cuối năm nộp sổ cho Khoa để Khoa quản lý, tiện cho việc giải quyết những
khiếu nại, thắc mắc sau này của sinh viên về điểm.
Ngay đầu mỗi năm học, sau khi sinh viên nghỉ hè vào trường nhập học trở lại,
Phòng đào tạo sẽ trình báo cáo trước Hội đồng nhà trường về kết quả học tập của sinh
viên trong năm học vừa qua để Hội đồng nhà trường trích quỹ thi đua và khen thưởng
(bằng khen, học bổng…) đối với những cá nhân, tập thể xuất sắc, hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao, ví dụ như: Sinh viên giỏi môn học, Sinh viên giỏi toàn khóa,
Gương mặt trẻ tiêu biểu Và xử lý kỷ luật với những đối tượng vi phạm(cảnh cáo,
buộc ngưng học để trả nợ môn, buộc thôi học… ngay trong năm đó).
Hằng ngày, khi tới trường sinh viên cần đảm bảo đúng tác phong quy định. Sẽ có
một đội “Cờ đỏ” đứng tại cổng trường kiểm tra, rà soát. Nếu không vi phạm qui định
về đồng phục của nhà trường, sinh viên đó sẽ được vào trường học, ngược lại, sẽ bị
nhắc nhở, chỉnh đốn lại cho đúng rồi mới được vào, nếu không chịu chấp hành hoặc
có ý chống đối thì sẽ không được vào trường. Cứ như thế, tùy vào mức độ vi phạm
mà sinh viên sẽ bị cảnh cáo, xử phạt ở những mức độ khác nhau (trừ điểm rèn luyện
Giảng viên: Lê Thị Mỹ Dung 6/46
Phân tích thiết kế hệ thống Nhóm 3

Cách đánh mã số theo qui ước của Khoa.
Giảng viên: Lê Thị Mỹ Dung 7/46
Phân tích thiết kế hệ thống Nhóm 3
 Môn học:
• Tên môn học:Bắt buôc phải nhập
• Số ĐVHT: Bắt buộc phải nhập
• Để phân biệt các môn học với nhau người ta cho mỗi môn học một mã số ký
hiệu riêng
 Lớp:
• Tên lớp: Bắt buộc phải nhập
• Sĩ số lớp: Bắt buộc phải nhập
• Để phân biệt các lớp học với nhau người ta cho mỗi lớp học một mã số riêng
 Kết quả:
Để phiếu kết quả đánh giá được khách quan, phòng đào tạo sẽ cho in các thông tin
ra mẫu biểu:
• Mã sinh viên
• Mã môn học
• Điểm trung bình môn
• Điểm tổng kết HKI
• Điểm tổng kết HKII
• Điểm tổng kết năm học
• Xếp loại học tập
• Xếp loại rèn luyện
• Ghi chú (nếu có)
 Chính sách:
• Mã chính sách: Bắt buộc phải nhập
• Tên chính sách: Bắt buộc phải nhập
Tùy theo từng loại chính sách, Phòng hành chính sẽ áp dụng những cơ chế miễn
giảm học phí khác nhau cho sinh viên.
 Khoa:

của luồng thông tin.
-Nhãn(tên) luồng dữ liệu: Vì thông tin mang trên luồng, nên tên là “danh
từ”+”Tính từ” nếu cần thiết.
Biên lai
 Kho dữ liệu (Data Store):
- Khái niệm: Kho dữ liệu là thông tin cần lưu lại trong khoảng thời gian, để sau
đó một hay vai chức năng xử lý hoặc tác nhân trong sử dụng. Nó bao gồm một
nghĩa rất rộng là các dạng dữ liệu lưu trữ.
Giảng viên: Lê Thị Mỹ Dung 10/46
Dạ
y
học
Phân tích thiết kế hệ thống Nhóm 3
- Biểu diễn: Kho dữ liệu được biểu diễn bằng một hình chữ nhật hở hai đầu,
hay là cặp đoan thẳng sau song song trên đó có ghi nhãn của kho.
- Nhãn: Bởi vì kho chứa các dữ liệu nên tên của nó là danh từ kèm theo tính từ
nếu cần thiết, nó nói lên nội dung thông tin chứ không phải là giá mang thông
tin:
Phòng học
Hồ sơ xác lập dự án:
Phạm vi, khả năng , mục tiêu của dự án:
 Phạm vi dự án: Ở đây chúng em chỉ nghiên cứu một dự án nhỏ và vừa về việc
quản lý sinh viên ở một trường Đại học quân sự.
 Trong hệ thống có các hệ con mà chúng em nghiên cứu như sau:
- Phòng đào tạo
- Phòng hành chính
- Tiểu đoàn công tác rèn luyện, thi đua
 Các hạn chế đối với dự án:
- Không đảm bảo nhân sự khi thực hiện dự án:
+ Mô tả rủi ro:

+ Biện pháp khắc phục:
Nếu như dự án đang tiến hành mà vì lý do nào đó bị thiếu hụt nguồn nhân lực
thì ngay lập tức phải đẩy nhanh tiến độ, có kế hoạch tuyển dụng mới vào các bộ phận
thiếu hụt để lấp đầy chỗ trống.
- Thiết kế không hợp lý:
+ Mô tả rủi ro :
Trong quá trình xây dựng dự án,ở một số giai đoạn nhất định ví dụ như triển
khai bản thiết kế không hợp lý dẫn đến việc tiến hành rất khó khăn không thể thực hiện
được
+ Tình huống xuất hiện: Việc thiết không hợp lý diễn ra trong quá trình thiết
kế về hệ thống. Hậu quả là xảy ra các rủi ro do những thiết kế không hợp lý đó gây ra.
Một số tình huống xuất hiện như: Hệ thống không chạy suôn sẻ được như trong thiết kế.
+ Độ lớn và tầm quan trọng:
Việc thiết kế không hợp lý nếu xảy ra thì sẽ dẫn đến việc tiến hành xây dựng
dự án gặp phải nhiều khó khăn,ngưng trệ và yêu cầu bắt buộc phải đặt ra là phải tiến
hành thiết kế lại rất mất thời gian( ảnh hưởng đến tiến độ của hệ thống) và làm các chi
phí khác nảy sinh
+ Mức độ ảnh hưởng của rủi ro:
Mức độ ảnh hưởng của rủi ro phụ thuộc vào mức độ sai lệch,không hợp lý
của thiết kế.
+ Biện pháp phòng ngừa:
Giảng viên: Lê Thị Mỹ Dung 12/46
Phân tích thiết kế hệ thống Nhóm 3
Tiến hành phân tích cẩn thận hệ thống.Khi tiến hành thiết kế hệ thống phải
dựa trên tính khả thi của những thiết kế đó và phải phải phù hợp với mô hình chung của
bài toán
+ Biện pháp khắc phục: Tiến hành chỉnh sửa một cách khoa học có hệ thống
những bất hợp lý trong thiết kế
- Thiếu kinh nghiệm thực tế:
+ Mô tả rủi ro:

+ Độ lớn và tầm quan trọng của rủi ro: Lớn
+ Mức độ ảnh hưởng của rủi ro: Lớn
+ Biện pháp phòng ngừa:
Sắp xếp lịch chủ động, họp nhóm lại thực hiện và đề ra một lịch biểu sắp xếp
mới sao cho phù hợp với yêu cầu mới.
+ Biện pháp khắc phục:
Cố gắng hết sức đảm bảo tiến độ.
Lập dự trù và kế hoạch triển khai dự án theo biện pháp khả thi:
d) Hồ sơ điều tra va xác lập dự án
e) Dự trù về thiết bị
f) Kế hoạch triển khai dự án:
Hinh 2. Kế hoạch triển khai dự án
Giảng viên: Lê Thị Mỹ Dung 14/46
Phân tích thiết kế hệ thống Nhóm 3
Chương 2. Phân tích hệ thống về chức năng
Sơ đồ phân rã chức năng (BDF)
1. Xác định chức năng chi tiết:
Để xây dựng được mô hình phân cấp chức năng của hệ thống ta phải sử dụng hai
phương pháp cơ bản:
- Sử dụng phương pháp Bottom up để tìm kiếm những chức năng chi tiết.
- Sử dụng phương pháp Topdown để gom nhóm các chức năng chi tiết thành
các chức năng ở mức cao hơn.
- Thực hiện cho đến khi thu được chức năng của toàn bộ hệ thống.
Bước 1: Từ quy trình xử lý mà ta đã khảo sát trong thực tế về hệ thống ta sẽ
gạch chân tất cả các động từ + bổ ngữ liên quan đến công việc của hệ thống bán hàng.
Ở đây ta có tất cả 46 chức năng:
1. Tổ chức tuyển sinh theo đề thi chung 2. Chấm thi
3. Nhu cầu tuyển sinh 4. Nộp hồ sơ
5. Thủ tục nhập học 6. Thủ tục nhập học
7. Chọn trường học, ngành học 8. Rút hồ sơ

• 5 + 6 +40  Thủ tục nhập học
• 4 +9  Nộp hồ sơ
• 11 + 13  Nộp học phí
• 16 + 20  Dạy lớp nào, môn nào, tại phòng học nào
• 10 + 29  Quản lý quân số
• 17 + 41  Trình báo cáo
• 30 + 45 + 46 Trừ điểm rèn luyện chuyên cần
• 37 + 38  Lưu điểm học phần
Sau bước gom nhóm giản lược này ta còn lại 36 Chức năng:
1. Tổ chức tuyển sinh theo đề thi chung
2. Chấm thi
3. Nhu cầu tuyển sinh
4. Nộp hồ sơ
5. Thủ tục nhập học
6. Chọn trường học, ngành học
7. Rút hồ sơ
8. Quản lý quân số
9. Nộp học phí
10. Lập một bảng phân công giảng dạy
11. Trông giữ xe
12. Nộp ngân sách nhà trường
13. Dạy lớp nào, môn nào, tại phòng học nào
14. Trình báo cáo
15. Dạy nhiều môn
16. Dạy nhiều lớp
17. Gửi tới từng khoa, từng lớp học và các tiểu đoàn
18. Nắm được công việc
19. Dạy đúng tiết, dạy đủ tiết
20. Dạy bù giờ cho lớp
21. Thông báo với lớp

4. Trông giữ xe
5. Nộp ngân sách nhà trường
6. Phân công giảng dạy
7. Trình báo cáo
8. Gửi tới từng khoa, từng lớp học và các tiểu đoàn
9. Nắm được công việc
10.Yêu cầu giáo viên dạy đủ số tiết
11. Thông báo với lớp
12. Chuẩn bị bài học
13. Cho mượn sách học tập
14. Giám sát thực hiện công tác trông coi thi
15. Lưu điểm học phần
16. Giải quyết những khiếu nại, thắc mắc
17. Trích quỹ thi đua và khen thưởng
Giảng viên: Lê Thị Mỹ Dung 17/46
Phân tích thiết kế hệ thống Nhóm 3
18. Xử lý kỷ luật
19. Đứng tại cổng trường kiểm tra, rà soát
Bước 4: Trong danh sách những chức năng được chọn ở bước 3, loại bỏ những
chức năng không có ý nghĩa với hệ thống :
1. Trình báo cáo
2 Nắm được công việc
3. Trông giữ xe
4. Nộp ngân sách nhà trường
5. Thông báo với lớp
6. Gửi tới từng khoa, từng lớp học và các tiểu đoàn
7. Chuẩn bị bài học
Bước 5: Chỉnh sửa lại tên các chức năng được chọn ở bước 4 sao cho phù hợp
với hệ thống, ta sẽ có được các chức năng đã được chọn như sau:
1. Tổ chức tuyển sinh

2. Phân công giảng dạy
3. Yêu cầu giáo viên dạy đủ số tiết
4. Giám sát thực hiện công tác
trông coi thi
5. Lưu điểm học phần
6. Giải quyết những khiếu nại,
thắc mắc
7. Trích quỹ thi đua và khen thưởng
Quản lý hành chính
1. Nộp học phí
2. Trích quỹ thi đua khen thưởng
Quản lý công tác rèn luyện, thi đua
1. Quản lý quân số
2. Xử lý kỷ luật
Vẽ mô hình BFD:
Giảng viên: Lê Thị Mỹ Dung 19/46
Phân tích thiết kế hệ thống Nhóm 3
Hình3. Mô hình phân cấp chức năng tổng hợp của hệ thống Quản lý sinh viên
Giảng viên: Lê Thị Mỹ Dung 20/46
Phân tích thiết kế hệ thống Nhóm 3
Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD)
Định nghĩa các ký hiệu sử dụng trong mô hình:
 Các chức năng:
- Được biểu diễn bằng hình Oval có ghi tên chức năng
- Tên chức năng = Động từ + Bổ ngữ
- Biểu diễn:
 Các luồng dữ liệu
- Là dòng chuyển dời thông tin vào ra của một chức năng nào đó.
- Tên luồng = Danh từ + Tính từ
- Biểu diễn:

- Có thể xuất hiện các kho dữ liệu.
- Bổ sung thêm các luồng dữ liệu nội tại nếu cần thiết.
Giảng viên: Lê Thị Mỹ Dung 23/46
Phân tích thiết kế hệ thống Nhóm 3
Hình 5. Sơ đồ luồng mức 1 của QL Sinh viên
Mức 2:
DFD dưới mức đỉnh phân rã từ DFD mức đỉnh. Các chức năng được định nghĩa
riêng từng biểu đồ hoặc ghép lại thành một biểu đồ trong trường hợp biểu đồ đơn.
♦ Sơ đồ luồng mức 2 của quản lý sinh viên bộ phận đào tạo
Hình 6. Sơ đồ luồng dữ liệu mức 2 – Quản lý Đào tạo
Giảng viên: Lê Thị Mỹ Dung 24/46
Phân tích thiết kế hệ thống Nhóm 3
♦ Sơ đồ luồng dữ liệu mức 2 của quản lý sinh viên bộ phận Hành chính.
Hình 7. Sơ đồ luồng dữ liệu mức 2 – Quản lý Hành chính
Giảng viên: Lê Thị Mỹ Dung 25/46

Trích đoạn Cỏc mụ hỡnh và phương tiện biểu diễn dữ liệu
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status