Sáng kiến kinh nghiệm " MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC “ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN- HỌC SINH TÍCH CỰC ” doc - Pdf 15

ĐỀ TÀI
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC “
XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN-
HỌC SINH TÍCH CỰCGiáo viên hướng dẫn :
Sinh viên thực hiện :


MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC
“ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN- HỌC SINH TÍCH CỰC ”
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Yếu tố quyết định thành công của phong trào thi đua “ Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” là lòng quyết tâm, nhận thức đầy đủ, tinh thần trách
nhiệm cũng như năng lực, biện pháp giáo dục ngày càng được nâng cao và sự
huy động tham gia tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm
đạt được mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả;
đồng thời phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập
và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả.
Các biện pháp giáo dục tích cực mang lại nhiều lợi ích mong muốn cuả
học sinh, giúp các em có tâm trạng vui vẻ lúc ở nhà, tinh thần thoải mái khi đến
trường học tập và vui chơi đạt kết quả tốt. Tinh thần thoải mái làm cho các em
thân thiết với mọi thành viên trong gia đình, thân thiện với bạn bè và trường lớp,
vui vẻ, yêu thích đến trường và tích cực học tập.
II./ CƠ SỞ LÍ LUẬN
Trong thời kỳ đất nước hội nhập quốc tế, chúng ta đang dần đến nền kinh tế
tri thức , đó là nơi đòi hỏi học sinh cần có những kĩ năng tư duy bậc cao, tự tin
phát triển năng lực của mình, từng bước sử dụng có hiệu quả công nghệ dạy học
tiên tiến để đổi mới phương pháp dạy học, để yêu cầu trên đạt kết quả hiện thực
cần phải có những biện pháp tích cực trong việc xây dựng mô hình đó là :

Trường học thân thiện – học sinh tích cực”, ngay từ đầu đợt phát động, cùng
những kinh nghiệm được tích lũy qua phong trào “ dạy tốt học tốt” trước đây, tôi
đã có thêm hành trang tự tin để chỉ đạo đổi mới dạy học áp dụng các biện pháp
tích cực nhằm tạo mô hình lớp học thân thiện ở trường tôi, phát huy cao nhất
khả năng tích cực, chủ động và vốn sống của học sinh.
Thực trạng tại Trường tôi là một trường có nhiều khó khăn như điều kiện
cơ sở vật chất của nhà trường thiếu, các em học sinh của địa phương đặc thù là
vùng thuần nông điều kiện kinh tế khó khăn cho nên còn nhiều hạn chế về tinh
thần , vật chất vì vậy người giáo viên cần phải chủ động, sáng toạ tìm các biện
pháp tích cực để giúp đỡ các em có được sự tự tin về bản thân, sự hứng thú chủ
động trong học giúp các em từng bước hoàn thiện để phát triển những kĩ năng
cần thiết mà xã hội yêu cầu. Từ đó, tôi đã chủ động, mạnh dạn đề ra những biện
pháp tích cực để xây dựng hình thành mô hình thân thiện-tích cực trong trường
học vào thực tế trong quá trình giảng dạy.
IV./ NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP
1. Nội dung
* Xây dựng môi trường ,trường học thân thiện: bảo đảm các lớp học an
toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát và ngày càng đẹp hơn. Học sinh tích cực
tham gia tạocảnh quan lớp học, giữ gìn vệ sinh lớp học và cá nhân.
* Giảng dạy tích cực: Các thầy, cô giáo tích cực đổi mới phương pháp
giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý
thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh. Hiệu quả dạy và học ngày
càng cao.
* Rèn luyện kỹ năng học, sinh hoạt theo nhóm và kỹ năng ứng xử hợp lý
với các tình huống bằng trò chơi học tập tích cực.
* Hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh qua các tiết sinh hoạt tập thể lớp
thân thiện.
* Giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc và anh hùng cách mạng
2/ Những giải pháp
a) Xây dựng môi trường lớp học thân thiện:

của học sinh và không thay đổi cách thức dạy học của mình ở từng bài, từng tiết
học. Thực trạng đó cho thấy: giáo viên chúng ta cần phải đổi mới cách thức dạy
học, phải cần có các biện pháp cụ thể để xây dựng được môi trường thân thiện
ngay trong lớp học, làm sao để tạo cho học sinh sự hứng thú, có nhu cầu nhận
thức và chủ động tích cực trong việc học tập của mình.
d) Rèn luyện kỹ năng học, sinh hoạt theo nhóm: Nhóm tích cực và trò
chơi học tập tích cực.
* Nhóm tích cực:
Với phương pháp nhóm tích cực mới cần hướng tới là làm sao cho các em
phát huy hết khả năng học tập theo hướng tích cực chủ động, sáng tạo các em
phải tự bộc lộ mình, tự tìm tòi, tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới… và
theo tôi thông qua cách làm việc theo nhóm ở một số hoạt động thậm chí khi học
sinh đã nắm được cách làm việc theo nhóm thì các em có điều kiện hợp tác trao
đổi, tự học lẫn nhau và có trách nhiệm với các thành viên trong nhóm.
Ở trường tôi, để học sinh có điều kiện hợp tác trao đổi giúp đỡ lẫn nhau
cùng giải quyết các nhiệm vụ tôi giao, dùng biện pháp tổ chức học nhóm như
nhóm nhỏ, nhóm lớn.
Khi làm việc theo nhóm tự các nhóm có quyền lựa chọn cách thực hiện
nào tuỳ thích, sao cho khi nhóm trình bày phải đạt được yêu cầu .
e) Hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh qua các tiết sinh hoạt tập thể
lớp thân thiện.
Trong giờ sinh hoạt cần tạo cho các em tâm thế thoải mái, không gây sức
ép nặng nề đối với học sinh bằng những lời trách phạt, phê bình. Trong mỗi tiết
sinh hoạt, tự nhận xét ưu, khuyết điểm bằng nhiều hình thức khác nhau như: Cán
bộ lớp nhận xét, cá nhân tự nhận xét Bên cạnh đó, cũng cần tạo điều kiện cho
học sinh bày tỏ những suy nghĩ của mình qua một tuần họcp. Qua đó, sẽ nắm
được tâm tư, nguyện vọng của từng học sinh mà có những biện pháp giáo dục
phù hợp.
Cũng trong tiết sinh hoạt , cũng cần đưa ra những yêu cầu, nội dung về
rèn luyện đạo đức, học tập rồi tổ chức cho học sinh thảo luận lập kế hoạch hành

sinh yếu 15%. Năm học 2009-2010, 2010-2011 có học sinh giỏi đạt giải cấp
huyện, cấp tỉnh.
Các em học sinh ngày càng năng động hơn, tư duy của các em phát triển hơn
nhiều so với đầu năm. Ngoài ra, các em còn biết lập cho mình những kế hoạch
học tập ở lớp, ở nhà và cả kế hoạch giúp đỡ những bạn học chậm.
- So với đầu năm học những học sinh thụ động nhút nhát, lười học, ỷ lại các
em đã dần mạnh dạn hơn, tự tin hơn, thân ái mạnh dạn giao tiếp với bạn bè.
Trong các giờ học, các em đã có ý kiến phát biểu với thầy cô, với bạn bè.
- Mối quan hệ bạn bè trong lớp ngày càng tốt đẹp hơn, các em luôn biết
quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ nhau trong học tập.
VI/ KẾT LUẬN
Trong tình hình hiện nay, với xu hướng đổi mới giáo dục, thiết nghĩ đổi mới
phương pháp dạy học là một vấn đề vô cùng quan trọng. Chính việc vận dụng
những phương pháp dạy học tích cực đã giúp tôi “xây dựng trường học thân
thiện- Học sinh tích cực” đạt hiệu quả qua . Trong quá trình vận dụng những
phương pháp dạy học tích cực này, sự say mê học tập và những tiến bộ rõ rệt của
học sinh chính là nguồn động lực thúc đẩy tôi luôn nỗ lực và phấn đấu không
ngừng. Việc áp dụng giảng dạy theo hướng chuyên môn hóa đã tạo mọi nhiều
thuận lợi cho người giáo viên nắm bắt được các đối tượng học sinh. Từ đó sẽ vận
dụng những phương pháp dạy học tích cực sao cho phù hợp, từng bước uốn nắn
và tạo điều kiện để các em khắc phục những mặt còn tồn tại đồng thời giúp các
em phát huy tối đa khả năng của bản thân.
VII/ ĐỀ NGHỊ
+Nên cụ thể hóa các tiêu chí cuộc vận động thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện – học sinh tích cực” đối với nhà trường, lớp học và từng đối tượng giáo
viên, học sinh.
+Trong sơ, tổng kết cuộc vận động thi đua “Xây dựng trường học thân thiện –
học sinh tích cực” nên mạnh dạn nêu các gương điển hình thực hiện tốt cuộc vận
động để làm gương tiêu biểu cho các trường, các cá nhân GV, HS noi gương
thực hiện.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status