Báo cáo đề tài:" “ Khoảng cách giàu nghèo và những vấn đề đặt ra trong phát triển bền vững ở Việt Nam" potx - Pdf 15

MỤC LỤC
PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
An sinh xã hội là một trong những chính sách cốt lõi của mỗi quốc gia
bên cạnh các chính sách về kinh tế - xã hội. Hiện nay, an sinh xã hội đăng
được nghiên cứu dưới nhiều cấp độ khác nhau cới các cách tiếp cận khác
nhau.
Ở Việt Nam, an sinh xã hội với trụ cột cơ bản là bảo hiểm xã hội là một
chính sách lớn của Đảng và nhà nước ta, đã được thực hiện nay từ khi thành
lập nước Việt nam dân chủ cộng hòa . Do đó, việc nghiên cứu, tiếp thu những
tri thức của nhân loại trong lĩnh vựa an sinh xã hội để áp dụng cho phù hợp
với điều kiện hoàn cảnh của Việt Nam là rất cần thiết.
Qua 20 năm đổi mới đất nước, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to
lớn trong tất cả các lĩnh vực Kinh tế - Chính trị - Xã hội, hệ thống an sinh của
Việt Nam cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên việc chuyển đổi
từ nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa với quy luật cung cầu, cạnh tranh khắc nghiệt làm cho chi phí về
đời sống và dịch vụ xã hội cơ bản của các đối tượng bảo trợ xã hội và gia đình
họ của họ tăng nhanh so với thu nhập của họ. Thực tiễn những năm qua cho
thấy, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế, biến động bất lợi từ kinh tế thị
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Mai SVTH: Phạm Thị Trang
1
trường, thiên tai thì người nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội là những người
ganh chịu trước, thành tựu của tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng trưởng kinh tế
thì họ lại là người hưởng thụ sau. Việt Nam vẫn là một nước nghèo, năm 2010
GDP bình quân đầu người đạt 1.168 USD
(1)
Do đó, em quyết định chọn đề tài tiểu luận: “ Khoảng cách giàu nghèo
và những vấn đề đặt ra trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay”.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ
2.1. Mục tiêu

Theo hiệp hội an sinh thế giới ( ISSA):
An sinh xã hội giống như là sự chi phối kết hợp các thành tố (hợp phần) của
chính sách công, có thể điều chỉnh đáp ứng nhu cầu của người công nhân, các
công dân trong bối cảnh toàn cầu với sự thay đổi về kinh tế, xã hội, nhân
khẩu học chưa từng xảy ra
(3)
.

2()
Tài liệu hội thảo an sinh xã hội 2005 – Bộ Lao động Thương binh và Xã Hội
3()
New ISSA publication. December 2005
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Mai SVTH: Phạm Thị Trang
3
Ngoài ra, còn có các quan điểm về an sinh xã hội của Cơ quan phát
triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Ngân hàng Thế giới (WB), các tài liệu của
Nhật Bản, các tài liệu của Hoa Kỳ, các chuyên gia Việt Nam. Trên cơ sở
những khái niệm của các tổ chức quốc tế, các chuyên gia Việt Nam trong các
hội thảo, đã đúc kết để đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh hơn, phù hợp với về
an sinh xã hội, nó bao gồm cái phổ biến và cái đặc thù của việt nam như sau:
An sinh xã hội là một hệ thống các cơ chế, chính sách giải pháp của nhà
nước và cộng đồng nhằm trợ giúp mọi thành viên trong xã hội đối phó với
các rủi ro, các cú sốc về kinh tế - xã hội làm cho họ suy giảm hoặc mất
nguồn thu nhập do bị ốm đau thai sản, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, già cả
không còn sức lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác rơi vào
cảnh nghèo khổ, bần cùng hóa và cung cấp dịch vụ chăm soc sức khỏe cho
cộng đồng, thông qua các hệ thống chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế, trợ giúp xã hội và trợ giúp đặc biệt
(4)
.

này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của nước
ta.
Khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng biểu hiện rõ ở khoảng cách
giữa nhóm có thu nhập thấp với nhóm có thu nhập cao.
Khoảng cách giàu nghèo gia tăng làm cho xã hội xuất hiện nhiều tệ
nạn dẫn, bất bình đẳng trong xã hội gia tăng.
2.2. Thực trạng khoảng cách giàu nghèo và những vấn đề đặt ra trong
phát triển bền vững
Là một nước mới chuyển sang nền kinh tế thị trường, dưới sự quản lý
của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đạt được nhiều
kinh nghiệm quý báu từ những thành công và thất bại của mô hình phát triển.
Vì vậy, Đảng ta chỉ rõ trong quá trình phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
luôn luôn gắn liền với thực hiện công bằng xã hội. Sự công bằng xã hội, ở
nước ta được thể hiện ở cả khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất và khâu
phân phối kết quả sản xuất. Sự công bằng được thẻ hiện bằng việc tạo điều
kiện cho mọi người dân đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Mai SVTH: Phạm Thị Trang
5
mình, đảm bảo cho người nghèo, những người không may bị dị tật, tủi ro
được tiếp cận với những dịch vụ xã hội cơ bản, có khả năng vươn lên hòa
nhập vào cộng đồng. Nhờ đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam
khởi xướng, kinh tế nước ta liên tục tăng trưởng khá cao và ổn định. Nhịp độ
tăng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 1991 – 2005 là trên 7%/năm. Từ một
nước phải nhập khẩu lương thực Việt Nam đã có đủ lương thực cho một đại
bộ phận dân cư đảm bảo được an ninh lương thực và đã vươn lên vị trí số 2
trong các nước xuất khẩu lương thực thế giới. Đặc biệt cơ cấu kinh tế đã có sự
chuyển đổi rõ rệt từ ngông nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng GDP năm 2009 nông
nghiệp 20,7% công nghiệp 42,3 %, dịch vụ 39,1 %.
(5)
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, các lĩnh vực phát triển xã hội đã được

2.2.1. Khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam đang ngày càng nới rộng
Nếu như phân chia số hộ dân cư thành 5 nhóm thu nhập từ thấp đến
cao, ứng với 5 giải phân tầng bằng nhau, mỗi nhóm bằng 20% số hộ thì
khoảng cách chênh lệch giữa nhóm hộ giàu và hộ nghèo có xu hướng tăng
lên.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học vừa công bố tại Hội nghị cập
nhập nghèo do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức cuối tháng 3-2007:
Khoảng cách giữa các nhóm người giàu nhất và nhóm người nghèo nhất đang
bị nới rộng một cách liên tục và đáng kể.
Cụ thể năm 1992, hệ số chênh lệch giữa nhóm dân cư có thu nhập cao
nhất và nhóm dân cư có thu nhập thấp nhất là 5,6 lần, năm 2006 tỷ lệ này tăng
lên 8,38 lần. Do vậy tỷ lệ chi tiêu bình quân đầu người của nhóm giàu nhất
trong tổng chi tiêu dùng xã hội tăng từ 41,8% lên 44,7%, trong khi đó nhóm
nghèo nhất lại giảm từ 8,4% xuống còn 7,1% ở cùng thời kỳ.
(6)
Sự khác biệt trong chỉ số khoảng cách nghèo giữa nông thôn và thành
thị rất lớn, nhưng tốc độ gia tăng trong khoảng cách chi cho tiêu dùng có
chiều hướng chậm lại kể tử năm 1998 trở lại đây. Do đó mức độ bất bình
đằng ở nông thôn đang tiến gần hơn đến mức độ bất bình đẳng ở thành thị.
Một phần nguyên nhân là do di cư từ nông thôn ra thành thị đã tăng mạnh t ừ
khi Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới kinh tế.
6()
Thông tấn xã Việt Nam
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Mai SVTH: Phạm Thị Trang
7
Hiện nay, ở Việt Nam đang xuất hiện một nhóm nghèo mới. Đó là do
quá trình đô thị hoá khiến người lao động mất đất sản xuất, không kịp chuyển
đổi nghề nghiệp và di dân ra đô thị. Họ không có việc làm ổn định, thu nhập
thấp, không có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ y tế, giáo dục, đối mặt với
nhiều nguy cơ và tệ nạn xã hội và khả năng rơi vào đói nghèo của nhóm dân

7
. Chuyên gia
kinh tế cao cấp Jonanthan Pincus kết luận: nhìn tổng quát, tình hình an sinh
xã hội Việt Nam là luỹ thoái.
Ông phân tích thêm, người hưởng lợi ích từ an sinh xã hội của Việt
Nam lại là nhóm có thu nhập cao. Bất cứ lợi ích nào mà người nghèo nhận
được từ an sinh xã hội lại bị lấy lại bằng cách trả phí sử dụng và các khoản
chi tiêu khác cho y tế và giáo dục.
Chính phủ trợ cấp tiền cho các hộ nghèo nhất nhưng lại lấy đúng khoản
đó thông qua chi phí sử dụng. “Nếu một bên cho tiền thông qua an sinh xã
hội, một bên lấy lại thông qua các khoản phí, lợi ích của người dân thu được
sẽ bằng 0, thậm chí, ở con số âm”, ông Pincus nhấn mạnh.
Cũng theo thông tin từ UNDP công bố năm 2008, xét riêng về thu
nhập, nhóm 20% giàu nhất có thu nhập gấp 8 lần nhóm 20% nghèo nhất và
gấp 2,6 lần so với mức thu nhập bình quân của cả nước. Về an sinh xã hội,
nhóm 20% giàu nhất có thu nhập từ an sinh xã hội gấp 10 lần so với nhóm
20% nghèo nhất (660 nghìn đồng so với 70 nghìn đồng).
Cụ thể hơn, xét trên tất cả các thành phần của các chương trình an sinh
xã hội (bảo hiểm xã hội cho người đang đi làm và hưu trí, trợ cấp y tế, trợ cấp
giáo dục và phúc lợi xã hội) thì hai nhóm người giàu nhất đều được hưởng
phần lớn.
2.3. Nguyên nhân dẫn đến khoảng cách giàu nghèo ở nước ta ngày càng
gia tăng
Khoảng cách giàu nghèo ở nước ta ngày càng gia tăng là do ảnh hưởng
của rất nhiều nguyên nhân như: vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, trình độ dân
trí, cơ chế chính sách chưa được tốt …
7()
Việt nam.net
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Mai SVTH: Phạm Thị Trang
9

nhân, do vậy tạo nên sự khác biệt chênh lệch trong thu nhập, tài sản và hàng
loạt các mặt khác của cuộc sống tạo nên sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội.
2.4. Hậu quả của chênh lệch giàu nghèo ở nước ta
Bất bình đẳng gia tăng
Sự phân hóa giàu nghèo trên thực tế dẫn đến làm trầm trọng hơn những
bất bình đẳng xã hội. Đó là: Sự cách biệt giữa người giàu và người nghèo
ngày càng rộng. Những người giàu ngày càng có cơ hội phát triển do có
những điều kiện về vốn và kỹ thuật còn người nghèo phải làm thuê và bị
bóc lột. Họ rất ít có cơ hội tiếp cận và được đảm bảo những điều kiện sống cơ
bản, tối thiểu. Một mặt vì họ quá nghèo không đủ tài chính trang bị vốn, tri
thức, kĩ thuật mặt khác trong cơ chế thị trường hoạt động dịch vụ cơ bản có
xu hướng phục vụ người giàu là chính. Ở nông thôn người nghèo thường
thiếu vốn làm ăn, muốn có vốn họ phải thế chấp nhà cửa ruộng vườn nên
không có khả năng đảm bảo tài chính nếu thiên tai xảy ra, chính vì vậy họ
không dám đầu tư nên không thoát khỏi tình trạng nghèo thâm niên. Chính vì
vậy trong xã hội sự bất bình đẳng ngày càng trầm trọng.
Trong các hộ gia đình nghèo phụ nữ, trẻ em, người già lại là những
người thiệt thòi nhất, đặc biệt hộ nghèo thường rơi vào những gia đình là đối
tượng quan tâm của xã hội (gia đình liệt sĩ, thương binh, người có công với
nước ) thì vấn đề này càng trở nên phức tạp hơn.
Với nền kinh tế thị trường như hiện nay, thì phân phối không thể công
bằng: Đối với một số người giàu, giàu lên nhanh chóng nhờ một số hoạt động
siêu lợi nhuận như kinh doanh địa ốc, bất động sản, một số loại hình hoạt
động thương mại nhưng họ phải có vốn có tri thức tuy nhiên bên cạnh đó
có một số người làm giàu bất hợp pháp (buôn lậu, trốn thuế, tham nhũng )
Đặc biệt là tình trạng tham nhũng, quan lieu và các tệ nạn xã hội làm ảnh
hưởng tới sự ổn định chính trị -xã hội và không tạo động lực cho sự phát triển
kinh tế - xã hội.
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Mai SVTH: Phạm Thị Trang
11

Như vậy , trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khoảng cách chênh
lệch giàu nghèo có xu hướng ngày càng tăng lên và nó có ảnh hưởng tích cực
và tiêu cực đối với xã hội .
Vì vậy chúng ta phải nhận diện rõ ảnh hưởng của nó để phát huy mặt
tích cực, và giải quyết mặt tiêu cực của sự phân hóa giàu nghèo. Nếu không
giải quyết được mặt tiêu cực thì nó sẽ làm lệch hướng đường lối xây dựng đất
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Theo Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2009 của Ngân hàng thế giới
(WB), người nghèo ngày càng phải chi nhiều hơn “tiền túi” của mình cho các
dịch vụ xã hội, y tế và là một trong những nguyên nhân làm cho người nghèo
ngày càng ít sử dụng các dịch vụ y tế chuyên nghiệp. Xác suất bị còi xương
trong nhóm 20% dân nghèo nhất cao gấp 3 lần so với trẻ em của nhóm 20%
dân giàu nhất.
Trong khi đó, về mối liên hệ giưã tuổi cao và nghèo ở Việt Nam, báo
cáo cho biết, người cao tuổi có xu hướng làm việc và làm nhiều giờ hơn nếu
như không chung sống cùng người trong độ tuổi lao động. Khoảng nửa số phụ
nữ vẫn làm kinh tế ở độ tuổi 70 - 75 và 20% vẫn tiếp tục làm việc ở tuổi 80 -
85.
Mức độ bao phủ của chính sách xã hội còn thấp và chất lượng cung cấp
dịch vụ chưa đáp ứng yêu cầu của đối tượng thụ hưởng. Tỷ lệ lao động tham
gia bảo hiểm xã hội mới chiếm khoảng 17,6% lực lượng lao động, hơn 30%
lao động trong diện bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng chưa tham gia.
Kết quả xoá đói giảm nghèo chưa thật vững chắc, tỷ lệ hộ nghèo đã
thoát nghèo nhưng nằm sát chuẩn nghèo rất lớn (70,5-80%). Nước ta có
khoảng 1,3 triệu đối tượng cần hưởng trợ cấp xã hội, nhưng tỷ lệ đối tượng
chưa được hưởng trợ cấp xã hội còn rất lớn 48%.
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Mai SVTH: Phạm Thị Trang
13
2.5. Giải pháp nhằm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, đảm bảo an sinh
xã hội

phủ tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện đầy đủ, đúng, kịp thời, có hiệu quả
các chính sách bảo trợ xã hội, chính sách với hộ nghèo, h ộ đồng bào dân tộc
thiểu số đã được ban hành, không để bất kỳ người dân nào, hộ gia đình nào bị
đói, có chính sách mà không được hưởng; đồng thời các tỉnh, thành phố có
điều kiện về ngân sách sớm xem xét, quyết định mức trợ cấp xã hội cao hơn
mức quy định.
Tăng đầu tư và ngân sách cho thực hiện hiệu quả chính sách và các
chương trình mục tiêu về an sinh xã hội như việc làm, phát triển nguồn nhân
lực, dạy nghề, xuất khẩu lao động và an toàn vệ sinh lao động, giảm nghèo;
hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn; nâng cao mức sống của người có công;
chương trình trợ giúp người cao tuổi, chương trình chăm sóc thay thế trẻ em
đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng; chương trình trợ giúp người tàn tật;
chương trình phòng chống tệ nạn xã hội
Hoàn thiện và đổi mới phương thức quản lý, hoạt động của hệ thống sự
nghiệp cung cấp dịch vụ an sinh xã hội theo hướng đơn vị tự chủ và tự chịu
trách nhiệm, chuyển mạnh sang cung cấp dịch vụ công và chăm sóc đối tượng
dựa vào cộng đồng, bảo đảm cho sự phát triển bền vững lĩnh vực an sinh xã
hội.
2.6. Khuyến nghị
Việt Nam cần một phương pháp tiếp cận hiện đại, tích hợp với chính
sách xã hội, để giúp người dân đối phó với các nguy cơ xảy ra với sinh kế,
sức khỏe, tránh bị tái nghèo do ốm đau, khuyết tật, mất việc làm, tuổi cao từ
đó góp phần nâng cao năng suất lao động, khả năng sáng tạo của người dân.
Cần tăng cường cơ sở hạ tầng địa phương, phân bố lại đất đai, công
nhận về pháp lý các hình thức canh tác ở cộng đồng hoặc phát triển những
dịch vụ xã hội bằng ngôn ngữ địa phương.
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Mai SVTH: Phạm Thị Trang
15
Các Bộ, ngành nghiên cứu chủ động áp dụng các hình thức hỗ trợ cần
thiết đối với người nghèo, vùng nghèo, đối với những bộ phận xã hội ít được

Gia đình nôi ngoại ở xa, anh em nghèo nên khi hay tin mỗi người cũng
chỉ gửi vào giúp đỡ được vài ba trăm. Đến nay tất cả các chỗ vay tiền đã cạn,
những chỗ cho vay lãi suất cao cũng không cho chị vay nữa trong khi bệnh
viên đăng yêu cầu phải nộp viện phí cho anh Luận. Mỗi ngày trong bệnh viện
chi phí thuốc thang của anh lên đến 2,5 triệu đồng trong khi anh không có bảo
hiểm y tế.
Hiện nay gia đình chị đăng rất cần sự quan tâm giúp đỡ của chính
quyền và toàn xã hội để chị có đủ tiền chữa trị cho chồng và sinh con.
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Mai SVTH: Phạm Thị Trang
17
3.1. Nhận diện vấn đề
Gia đình chị Hảo đang gặp khó khăn về kinh tế.Anh luận đang phải
nằm viện vì tai nạn giao thông.Chị Hảo còn nửa tháng nữa là sinh. Con gái
đầu của chị bị bệnh rối loạn thần kinh.
3.2. Nguyên nhân
Vợ chồng anh Luận chị Hảo sức khỏe yếu nên đều đã nghỉ làm công
nhân mất nguồn thu nhập.
Anh Luận bị tai nạn chị Hảo sắp sinh không có nguồn lao động tạo ra
thu nhập để trang trải cho cuộc sống gia đình và tiền để chạy chữa cho anh
Luận cũng như việc chị Hảo sắp sinh.
3.3. Giải pháp
Giải pháp trước mắt
Kêu gọi sự giúp đỡ, ủng hộ từ các nhà hảo tâm, các cá nhân, tập thể để
gia đình chị trang trải cho chi phí chữa bệnh của anh Luận, chuẩn bị những
thứ thiết yếu cho việc sinh của chị.
Giải pháp lâu dài
Đưa các chính sách bảo đảm an sinh xã hội hiện nay như: chính sách
việc làm, chính sách trợ giúp thất nghiệp, bảo hiểm y tế…. đến với chị để chị
có thể tiếp cận chúng.
Tìm được việc làm phù hợp với tình hình sức khỏe của anh chị sau khi

trách nhiệm, đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lần nhau, chúng ta sẽ vượt qua
những khó khăn, thách thức để tất cả người dân đều được hưởng những lợi
ích một cách toàn diện từ sự phát triển của đất nước.
Do đây là một đề tài khá mới, ít được các bạn sinh viên nghiên cứu và
việc tìm kiếm, xử lý tài liệu còn gặp nhiều hạn chế nên chắc chắn bài tiểu luận
còn gặp một số thiếu sót. Em rất mong sự đóng góp của Cô giáo và các bạn
để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Mai SVTH: Phạm Thị Trang
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Nhập môn An sinh xã hội. Trường Đại học Lao Động -Xã
hội.
2. An sinh xã hội và phát triển nguồn nhân lực. TS Mạc Văn Tiến. NXB
Lao động -Xã hội.
3. www.asset.vn
4. Báo Người Lao động
5. www.vietnamnet.vn
6. www.vietbao.vn
7. www.tapchicongsan.vn
8. www.laodong.com.vn
9. www.tuoitre.com.vn
10. www.molisa.gov.vn
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Mai SVTH: Phạm Thị Trang
21
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Mai SVTH: Phạm Thị Trang
22


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status