Nâng cao chất lượng công tác đánh giá rủi ro dự án vay vốn tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Cầu Giấy - Pdf 15

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................1
Chương 1 : Thực trạng công tác đánh giá rủi ro dự án vay vốn tại ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy..........................3
Chương 1 : Thực trạng công tác đánh giá rủi ro dự án vay vốn tại ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy..........................3
1.1. Khái quát về ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu
Giấy..........................................................................................................................3
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển: ..........................................................3
1.1.2. Nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban:................................................4
1.1.3. Sơ đồ bộ máy cơ cấu tổ chức tại Chi nhánh Cầu Giấy: Sơ đồ 1.............11
1.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Cầu Giấy:......................12
1.2. Thực trạng công tác đánh giá rủi ro dự án vay vốn tại Chi nhánh Cầu
Giấy........................................................................................................................16
1.2.1. Quy trình đánh giá rủi ro dự án vay vốn................................................16
1.2.2. Các phương pháp đánh giá rủi ro dự án vay vốn: ..................................26
1.2.3. Nội dung đánh giá rủi ro dự án vay vốn:................................................37
a. Đánh giá rủi ro môi trường pháp lý của dự án....................................40
Rủi ro trong các quy định về quản lý môi trường, khai thác và quản lý
tài nguyên, quy định về lao động, bảo hiểm và các văn bản pháp luật có
liên quan.........................................................................................................40
1.2.4. Vị trí của công tác đánh giá rủi ro dự án vay vốn và mối quan hệ với công
tác thẩm định:..................................................................................................42
1.3. Ví dụ minh hoạ về tình hình đánh giá rủi ro dự án vay vốn tại Chi
nhánh thông qua công tác đánh giá rủi ro dự án đầu tư Dây chuyền thiết bị
giàn khoan cọc nhồi của CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 –
VINACONEX ...................................................................................................43
1.3.1 Một vài nét khái quát về dự án................................................................43
1.3.2. Công tác đánh giá rủi ro dự án đầu tư Dây chuyền thiết bị giàn khoan cọc
nhồi :...............................................................................................................45

2.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.......................96
KẾT LUẬN..................................................................................................98
KẾT LUẬN..................................................................................................98
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU...........................................................99
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU...........................................................99
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................99
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................100
LỜI MỞ ĐẦU
Sau hai năm kể từ khi trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại
thế giới WTO, Việt Nam đã có những bước chuyển mình đáng kể. Ngày càng nhiều
các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào Việt Nam, ngày càng nhiều các doanh
nghiệp Việt Nam vươn mình phát triển, mở rộng quy mô. Đây là những cơ hội to lớn
đồng thời cũng là những thách thức không nhỏ đối với Việt Nam. Cùng với nó là vai
trò của ngân hàng ngày càng trở nên quan trọng, Ngân hàng được ví giống như hệ
thần kinh của một nền kinh tế. Một nền kinh tế muốn phát triển cần phải có một hệ
thống ngân hàng hoạt động ổn định và có hiệu quả. Trong những năm gần đây hệ
thống ngân hàng tại Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Hàng loạt các
ngân hàng với quy mô khác nhau đã ra đời, tạo nên một sự cạnh tranh mạnh mẽ.
Khi mở cửa hội nhập, phát triển các dự án đầu tư ngày càng nhiều, doanh
nghiệp muốn thực hiện các dự án cần có nguồn cung cấp vốn từ hệ thống ngân hàng.
Quy trình vay vốn từ ngân hàng của các doanh nghiệp là một quy trình cần thiết cho
hoạt động và sự phát triển của cả doanh nghiệp và ngân hàng. Cũng giống như các
hoạt động kinh doanh thông thường, hoạt động cho vay đối với dự án của ngân hàng
luôn tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro rất cao. Do đó công tác đánh giá rủi ro dự án vay
vốn tại ngân hàng là một công tác hết sức cần thiết, đóng vai trò vô cùng quan trọng
ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đánh giá rủi ro dự án vay vốn
trong các ngân hàng thương mại, trong thời gian thực tập và tìm hiểu tại phòng Quan

1.1. Khái quát về ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu
Giấy
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển:
Chi nhánh Cầu Giấy là một trong những Chi nhánh có hoạt động đi đầu trong hệ
thống các chi nhánh của BIDV. Sự hình thành và phát triển của chi nhánh đã trải qua một
quá trình khá dài với nhiều thay đổi to lớn. Quá trình hình thành và phát triển của Chi
nhánh được chia thành 5 giai đoạn chính:
1.1.1.1. Giai đoạn 1957 – 1962:
Ngày 26/04/1957 Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam (trực thuộc Bộ Tài Chính)
– tiền thân của ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam hiện nay – được thành lập
theo quyết định số 177/TTG ngày 26/04/1957 của thủ tướng chính phủ.
Quy mô ban đầu của ngân hàng gồm 8 chi nhánh và 200 cán bộ. Ngân hàng
được thành lập với chức năng hoạt động chuyên trách trong lĩnh vực đầu tư xây dựng
cơ bản.
Ngày 27/05/1957 Chi nhánh Kiến thiết Hà Nội nằm trong hệ thống Ngân hàng
Kiến thiết Việt Nam được thành lập với nhiệm vụ chính là nhận vốn từ ngân sách nhà
nước để tiến hành cấp phát và cho vay trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Ngày
30/10/1963 chi điểm 2 thuộc chi nhánh ngân hàng Kiến thiết Hà Nội – tức tiền thân
của chi nhánh BIDV Cầu Giấy hiện nay chính thức được thành lập.
1.1.1.2. Giai đoạn 1963 – 1980:
Giai đoạn này chi nhánh đặt trụ sở chính tại thôn Trung – xã Dịch Vọng –
huyện Từ Liêm. Nhiệm vụ chính của chi nhánh là thực hiện cấp phát, quản lý vốn
kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội trên
địa bàn hoạt động. Đồng thời phục vụ cho công tác chống chiến tranh phá hoại của
Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
1.1.1.3. Giai đoạn 1981 – 1994:
Theo quyết định số 259/CP ngày 24/06/1981 của Hội đồng chính phủ: Ngân
hàng Kiến thiết Việt Nam chuyển thành Ngân hàng đầu tư và xây dựng thuộc hệ
thống ngân hàng nhà nước Việt Nam. Chi điểm 2 ngân hàng Kiến thiết Hà Nội được
3

1.1.2. Nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban:
1.1.2.1. Phòng quản lý rủi ro:
- Đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp quản lý rủi ro tín dụng
4
- Đề xuất trình duyệt cấp tín dụng, bảo lãnh, tài trợ dự án, tài trợ thương mại hoặc
sửa đổi hạn mức, vượt hạn mức phù hợp với thẩm quyền
- Phối hợp với phòng quan hệ khách hàng để phát hiện, xử lý các khoản nợ có vấn
đề
- Chịu trách nhiệm về việc thiết lập, vận hành hệ thống quản lý rủi ro và an toàn
pháp lý trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh.
Ngoài ra phòng quản lý tín dụng còn có nhiệm vụ trong công tác quản lý rủi ro
tác nghiệp, phòng chống rửa tiền, quản lý hệ thống chất lượng ISO và công tác kiểm
tra nội bộ.
1.1.2.2. Phòng quan hệ khách hàng: bao gồm 2 phòng:
- Phòng quan hệ khách hàng 1: Phục vụ đối tượng khách hàng là các doanh
nghiệp thuộc khối xây lắp và khách hàng là cá nhân
- Phòng quan hệ khách hàng 2: phục vụ đối tượng khách hàng là các doanh
nghiệp thuộc khối sản xuất công nghiệp, dịch vụ và thương mại
 Đối với khách hàng là doanh nghiệp:
- Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng
- Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng
- Phân loại, rà soát phát hiện rủi ro
- Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, đề nghị miễn/ giảm lãi và chuyển cho phòng Quản lý
rủi ro xử lý tiếp theo quy định
- Tuân thủ các giới hạn, hạn mức tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng.
Theo dõi việc sử dụng hạn mức của khách hàng.
- Chịu trách nhiệm đầy đủ về:
+ Việc tìm kiếm khách hàng và phát triển hoạt động tín dụng
+ Tính đầy đủ, chính xác, trung thực đối với các thông tin khách hàng khi cung
cấp báo cáo

- trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng
- Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo
quy định của Nhà nước và của BIDV. Phát hiện, báo cáo và xử lý kịp thời các giao
dịch có dấu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp
- Chịu trách nhiệm: kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ, đúng đắn của các chứng từ
giao dịch. Thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soart nội bộ trước khi hoàn tất một
giao dịch với khách hàng. Chịu trách nhiệm về việc tự kiểm tra tính tuân thủ các quy
định của Nhà nước và của BIDV.
1.1.2.6. Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân:
- Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng cá nhân
6
- Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo
quy định của Nhà nước và của BIDV.Phát hiện, báo cáo và xử lý kịp thời các giao
dịch có dấu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp
- Chịu trách nhiệm: kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ, đúng đắn của các chứng từ
giao dịch. Thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soart nội bộ trước khi hoàn tất một
giao dịch với khách hàng. Chịu trách nhiệm về việc tự kiểm tra tính tuân thủ các quy
định của Nhà nước và của BIDV.
1.1.2.7. Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ:
- Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ
- Chịu trách nhiệm đề xuất, tham mưu về các giải pháp, điều kiện đảm bảo an
toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ; phát triển các dịch vụ về kho quỹ.
- Theo dõi, tổng hợp, lập các báo cáo tiền tệ, an toàn kho quỹ theo quy định
- Đầu mối nghiên cứu, tổ chức phổ biến, tập huấn về công tác quản lý và dịch vụ
kho quỹ toàn Chi nhánh.
- Tham gia ý kiến xây dựng chế độ, quy trình về công tác Dịch vụ kho quỹ để
phục vụ khách hàng nhanh chóng, thuận tiện.
1.1.2.8. Phòng thanh toán quốc tế:
- Trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại với khách hàng.
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn việc phát triển và nâng cao hợp tác kinh doanh đối

- Tổ chức triển khai thực hiện và quản lý công tác thi đua khen thưởng của chi
nhánh theo quy định
- Là đầu mối thực hiện công tác, chính sách đối với cán bộ đương chức và cán bộ
nghỉ hưu của Chi nhánh
- Đầu mối hoàn tất thủ tục pháp lý liên quan đến việc thành lập/chấm dứt hoạt
động của phong giao dịch/ quỹ tiết kiệm.
- Quản lý hồ sơ cán bộ (sắp xếp, lưu trữ, bảo mật)
1.1.2.11. Phòng kế hoạch - tổng hợp:
- Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch – tổng hợp
- Tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh
- Tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh
- Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh
- Giúp Giám đốc chi nhánh quản lý, đánh giá tổng thể hoạt động kinh doanh của
Chi nhánh.
- Đề xuất và tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn; chính sách, biện pháp, giải
pháp phát triển nguồn vốn và các biện pháp giảm chi phí vốn để góp phần nâng cao
lợi nhuận.
- Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ với khách hàng theo quy định
8
- Giới thiệu các sản phẩm huy động vốn, sản phẩm kinh doanh tiền tệ với khách hàng.
- Thu thập và báo cáo Chi nhánh về những thông tin liên quan đến rủi ro thị trường.
- Chịu trách nhiệm quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh, đảm
bảo khả năng thanh toán, trạng thái ngoại hối của Chi nhánh.
- Lập báo cáo thống kê phục vụ quản trị điều hành theo quy định.
1.1.2.12.Văn phòng:
- Thực hiện công tác văn thư
- Quản lý sử dụng con dấu của chi nhánh theo quy định
- Đầu mối tổ chức hoặc đại diện chi nhánh trong quan hệ giao tiếp, đón tiếp các tổ
chức, cá nhân
- Kiểm tra, giám sát việc chấp hành nội quy lao động, nội quy cơ quan và các quy

QHKH
Phòng/Tổ tài trợ
dự án
Phòng QLRR
Phòng TC - KT
Phòng tổ chức
nhân sự
Phòng Kế hoạch
tổng hợp
Phòng Quản trị
tín dụng
Các phòng
DVKH
Phòng TTQT
Phòng dịch vụ
kho quỹ
Văn Phòng
Phòng/ Tổ Điện
toán
Phòng Giao
dịch
Quỹ tiết kiệm
11
1.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Cầu Giấy:
1.1.4.1. Tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006 – 2009:
Năm 2006 nền kinh tế Việt Nam đạt được những kết quả khả quan, tốc độ
tăng trưởng GDP cả nước đạt 8,2%, GDP bình quân đầu người đạt 725USD. Công
nghiệp tiếp tục tăng trưởng cao và tiếp tục đạt con số tăng trưởng 2 chữ số. Mạng
lưới hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội được cơ cấu lại và tiếp tục
phát triển nhanh tạo sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong hoạt động ngân hàng.

TH
2009
Huy động vốn bình
quân
1.729 2.560 3.299 3.520 4.000
Huy động vốn cuối
kỳ
2.265 3.328 3.416 3.950 4.142
(Số liệu tổng hợp từ các Báo cáo tổng kết hoạt động các năm2007,2008,2009)
Khả năng huy động vốn tại Chi nhánh tăng lên nhanh chóng trong những năm
gần đây. Nguồn vốn huy động đến 31/12/2007 đạt 3.328 tỷ đồng, gấp lần so với cùng
kỳ năm 2006 và tăng 46,9% (1.063 tỷ đồng) so với đầu năm 2007. Sang năm 2008
nguồn vốn huy động cuối kỳ tiếp tục tăng lên đạt 3.416 tỷ đồng hoàn thành được
108% kế hoạch đề ra. Đến năm 2009 nguồn vốn huy động có sự tăng lên mạnh mẽ
đạt 4.142 tỷ đồng, tăng 21,25% so với năm 2008 và vượt mức kế hoạch đặt ra là 626
tỷ đồng, hoàn thành 104,8% kế hoạch đặt ra.
Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh diễn ra theo chiều hướng khả quan,
năm sau tăng hơn năm trước và được dự báo trong tương lai khả năng huy động vốn
tại Chi nhánh sẽ vẫn tiếp tục tăng lên do Chi nhánh áp dụng hình thức tăng mức lãi
suất huy động vốn.
1.1.4.3. Hoạt động sử dụng vốn:
Bảng 02: Tình hình tổng dư nợ tại Chi nhánh Cầu Giấy
Năm 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009
Số tiền (tỷ đồng) 1.009 1.766 1.899 2.311
Tăng so với năm trước (%) 75% 7,5% 21,7%
(Trích Báo cáo kế hoạch kinh doanh 2007 - 2009)
Tại Chi nhánh Cầu Giấy, tổng dư nợ tăng dần theo các năm: năm 2006 tổng
dư nợ đạt 1009 tỷ đồng, con số này tăng lên là 1766 tỷ đồng, tăng 75% so với năm
2006. Sang năm 2008 con số này tiếp tục tăng lên thêm 133 tỷ đồng đạt con số 1899,
tuy nhiên ta thấy tốc độ tăng đã giảm đi nhiều so với năm 2007. Nguyên nhân xảy ra

bảo lãnh chiếm tỷ lệ đóng góp lớn nhất.
14
a. Thu từ dịch vụ thanh toán:
Năm 2006 thanh toán trong nước đạt 2 tỷ đồng. Đến năm 2007 thu từ dịch vụ
thanh toán tăng 5,8 tỷ đồng, chiếm 16% tổng thu từ dịch vụ ròng. Có được thành tựu
trên là do Chi nhánh đã tích cực đẩy mạnh công tác tìm kiếm khách hàng sử dụng
dịch vụ thanh toán như các cộng tác viên của Viettel, khách hàng sử dụng dịch vụ trả
lương tự động qua thẻ...Năm 2008 mặc dù so với năm 2007 thu từ dịch vụ thanh toán
tăng 2,2 tỷ nhưng tỷ trọng trong tổng dịch vụ ròng lại giảm do ảnh hưởng từ cuộc
khủng hoảng kinh tế thế giới.
b. Thu từ dịch vụ bảo lãnh:
Thu từ dịch vụ bảo lãnh đạt 3,78 tỷ đồng năm 2006 chiếm 42% tổng thu từ
dịch vụ. Đến năm 2007 nhờ chính sách phục vụ khách hàng phù hợp và thực hiện tốt
công tác tiếp thị mở rộng khách hàng đã giúp cho hoạt động bảo lãnh tăng trưởng khá
đạt 8,4 tỷ đồng, chiếm 43,7% tổng thu dịch vụ ròng. Đến năm 2008 mặc dù số tuyệt
đối tăng lên là 14,3 tỷ đồng nhưng tỷ trọng lại giảm xuống chỉ còn 41%. Nguyên
nhân là do Chi nhánh bắt đầu phát triển một số loại hình dịch vụ mới làm đa dạng
thêm các sản phẩm cung cấp cho khách hàng.
c. Thu từ hoạt động phát hành thẻ:
Thu từ dịch vụ thẻ ngày càng được cải thiện qua các năm. Năm 2006 thu từ
dịch vụ thẻ tại chi nhánh mới chỉ đạt con số 0,19 tỷ đồng, chiếm 2,2% trong tổng thu
từ dịch vụ ròng. Đến năm 2007 tỷ lệ này tăng lên 5,2%, năm 2008 là 13%. Ban đầu
thu từ dịch vụ phát hành thẻ chưa đem lại hiệu quả cao do thói quen dùng tiền mặt
của người dân. Nhưng tình hình đã được cải thiện khi ngân hàng thực hiện mở rộng
mạng lưới máy ATM kết hợp với dịch vụ trả lương tự động. Tại Chi nhánh Cầu Giấy
từ số thẻ 9300 năm 2006 đã tăng lên 40.000 thẻ năm 2008. Hoạt động này đã hỗ trợ
hiệu quả cho các hoạt động dịch vụ khác và là cơ sở khai thác phí dịch vụ trong thời
gian tới.
d. Kinh doanh ngoại hối:
Đây là nguồn thu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu từ dịch vụ tại Chi nhánh

trọng(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng(%)
Tổng thu dịch vụ 19,2 100 35 100 40 100
1.Thu từ dịch vụ thẻ 1 5,2 4,3 13 3,1 7,5
2.Thu từ dịch vụ bảo
lãnh
8,4 43,7 14,3 41 20,7 52
3.Thu từ dịch vụ thanh
toán
8 41,6 5,8 16 9,7 24
4.Thu từ kinh doanh
ngoại hối
1,2 6,2 7,7 22 4,6 12
5.Thu khác 0,6 3,3 2,9 8 1,9 4,5
(Báo cáo tổng kết hoạt động các năm 2007 – 2009)
1.2. Thực trạng công tác đánh giá rủi ro dự án vay vốn tại Chi nhánh Cầu Giấy
1.2.1. Quy trình đánh giá rủi ro dự án vay vốn
1.2.1.1. Phân loại rủi ro dự án vay vốn:
Phân loại rủi ro là việc đánh giá, phân tích, dự đoán những rủi ro có thể xảy ra
khi cho vay đối với dự án. Đây là việc làm hết sức quan trọng, nó nhằm làm tăng tính
khả thi cho phương án tính toán dự kiến cũng như chủ động có biện pháp phòng
ngừa, giảm thiểu rủi ro. Rủi ro khi cho vay đối với dự án tại ngân hàng có thể chia
làm hai loại chính: rủi ro đầu tư và rủi ro tín dụng.
16
a. Rủi ro đầu tư
Rủi ro đầu tư bao gồm rủi ro về chủ đầu tư( khách hàng vay vốn) và rủi ro về
dự án đầu tư ( dự án vay vốn).

17
khích lao động nước ngoài… đều ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề nhân sự, nhân công
lao động của dự án, ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án.
- Rủi ro về hạn ngạch thuế quan hoặc các giới hạn thương mại khác: Các rủi
ro này ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng và chi phí của dự án. Ví như việc Nhà nước
quyết định hạn chế nhập khẩu mặt hàng hoặc nguồn nguyên vật liệu nào đó mà dự án
đang cần, rủi ro này làm ảnh hưởng đến quy mô của dự án, ảnh hưởng đến sản lượng,
chi phí của dự án..
- Rủi ro về kiểm soát ngoại hối: Việc hạn chế chuyển tiền ra nước ngoài sẽ
ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng hoặc tiêu thụ sản phẩm của dự án, ảnh hưởng đến
quyền lợi của các nhà đầu tư.
- Rủi ro độc quyền: Sự độc quyền trong kinh doanh của một doanh nghiệp, tập
đoàn nào đó sẽ làm hạn chế sự tự do đầu tư của các doanh nghiệp khác. Một số ngành
mà Nhà nước gần như là độc quyền ở nước ta như sản xuất, cung cấp Điện, dịch vụ
hàng không… sẽ làm giảm cơ hội đầu tư cho các công ty, doanh nghiệp tư nhân
muốn đầu tư vào lĩnh vực này.
- Rủi ro về môi trường, sức khỏe và an toàn: Những quy định về môi trường-
ô nhiễm môi trường, chất thải, quy trình sản xuất để bảo vệ sức khỏe người dân, công
đồng có thể sẽ khiến chi phí dự án tăng, làm giảm hiệu quả của dự án.
 Rủi ro về xây dựng, hoàn tất công trình ( rủi ro về tiến độ thực hiện)
Rủi ro về xây dựng, hoàn tất công trình là những rủi ro liên quan đến tiến độ
thực hiện dự án.Nó bao gồm các loại rủi ro: hoàn tất dự án không đúng thời hạn,
không đảm bảo các yêu cầu, các thông số và tiêu chuẩn thực hiện của dự án, rủi ro về
chi phí xây dựng vượt quá mức dự toán, rủi ro giải tỏa dân cư, giải phóng mặt bằng
xây dựng, rủi ro về thu hẹp hoặc phải hủy bỏ dự án…
- Rủi ro về chi phí xây dựng vượt quá dự toán: trong thời gian thực hiện dự
án, giá nguyên vật liệu đầu vào thường có những biến động thất thường, nếu giá
nguyên vật liệu hoặc những đầu vào khác tăng lên so với dự toán ban đầu sẽ làm tổng
chi phí xây dựng tăng, vượt quá mức dự toán, có thể gây khó khăn cho việc phải tăng
tổng mức đầu tư, hoặc sẽ làm giảm mức lợi nhuận do chi phí tăng, làm giảm hiệu quả

các đầu vào khác với số lượng, giá cả và chất lượng như dự kiến để vận hành, tạo
dòng tiền ổn định cho dự án, đảm bảo khả năng trả nợ.
- Rủi ro về nguồn nguyên vật liệu chính- quan trọng của dự án không đảm bảo
về số lượng như dự kiến ban đầu, gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án, có thể
phải tìm những nguồn cung nguyên vật liệu khác, làm phát sinh nhiều khoản chi phí
dự án…
- Rủi ro về nguồn nguyên vật liệu đầu vào chính không đảm bảo chất lượng
như dự kiến, điều này làm giảm chất lượng của sản phẩm dự án, ảnh hưởng đến việc
tiêu thụ hay quá trình vận hành dự án, làm giảm doanh thu, lợi nhuận của dự án..
19
- Rủi ro về giá cả nguyên vật liệu biến động theo hướng bất lợi: như khi giá
nguyên vật liệu tăng, làm tăng chi phí dự án, làm giảm doanh thu, lợi nhuận của dự
án, gây khó khăn cho khả năng trả nợ của dự án.
 Rủi ro về kỹ thuật và vận hành.
Rủi ro kỹ thuật- vận hành là những rủi ro khi dây chuyền công nghệ, máy móc
thiết bị, hệ thống điều hành… của dự án không vận hành hoặc bảo dưỡng ở mức độ
phù hợp như thiết kế ban đầu
Rủi ro này ảnh hưởng đến công suất dự kiến của dự án, làm ảnh hưởng đến
hiệu quả, chất lượng- số lượng sản phẩm, dẫn đến làm giảm lợi nhuận, ảnh hưởng
hiệu quả chung của cả dự án.
 Rủi ro về môi trường- xã hội
Rủi ro về môi trường- xã hội là rủi ro dự án có thể gây tác động tiêu cực đối
với môi trường- dân cư xung quanh khu vực dự án thực hiện và triển khai.
Đó là những tác động xấu của dự án lên môi trường và người dân xung quanh khu
vực dự án thực hiện. Trong quá trình xây dựng, vận hành, khai thác, dự án có thể gây
ô nhiễm môi trường nước, không khí, ô nhiễm tiếng ồn….Nếu những tác động tiêu
cực này vượt quá một giới hạn nào đó theo quy định của cơ quan có thẩm quyền thì
dự án sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ đền bù thiệt hại, điều này làm tăng chi phí của
dự án, ảnh hưởng hiệu quả của dự án. Trường hợp nặng nhất thì dự án có thể bị bắt
ngừng thực hiện, sẽ gây thiệt hại nặng nề cho chủ đầu tư.

dụng là rủi ro khách hàng vay vốn tại ngân hàng không có khả năng hoàn trả lãi hoặc
gốc hoặc cả hai, là rủi ro khách hàng không thực hiện nghĩa vụ tài chính như đã cam
kết. Rủi ro tín dụng có thể chia thành bốn loại, theo cấp độ tăng dần mức rủi ro:
- Rủi ro không thu được lãi đúng hạn
- Rủi ro không thu được vốn đúng hạn
- Rủi ro không thu được lãi.
- Rủi ro không thu được vốn cho vay.
Ngoài ra khi đánh giá các loại rủi ro có thể xảy ra với dự án vay vốn, ngân
hàng còn xem xét cả về nguồn cung cấp tín dụng cho dự án. Nguồn cung cấp tín dụng
khác nhau cho các rủi ro khác nhau
Dự án có thể được đầu tư bởi một (hoặc một nhóm) tổ chức tín dụng tuỳ theo
mức độ quan tâm và khả năng chấp nhận rủi ro của những tổ chức này. Ngân hàng có
thể quyết định cho vay từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối. Nhưng cũng có thể chỉ
cho vay ở giai đoạn cuối cùng. Đầu tư từ lúc thành lập mới thường rủi ro hơn là đầu
tư cho việc mở rộng hoạt động hiện tại. Vì khi đó ta đã có kết quả hoạt động kinh
doanh hiện tại làm cơ sở để đảm bảo cho hoạt động mở rộng quy mô sản xuất của
doanh nghiệp đi vay. Từ đó để ngân hàng có thể xác định những loại rủi ro nào có thể
xảy ra khi cho vay từ giai đoạn đầu, những loại rủi ro nào có thể loại trừ khi cho vay
đầu tư mở rộng, những loại rủi ro nào có thể phát sinh thêm…Trên cơ sở xác định
21
được các loại rủi ro đó ngân hàng sẽ đưa ra các biện pháp hạn chế và phòng ngừa rủi
ro một cách hợp lý, hiệu quả nhất.
 Các tiêu chuẩn để đảm bảo sự thành công khi đầu tư dự án
Để đảm bảo sự thành công khi đầu tư vào dự án, cán bộ tín dụng cần lưu ý
rằng có rất nhiều vấn đề và rất nhiều rủi ro liên quan đến dự án, do đó đòi hỏi cán bộ
tín dụng phải chắc chắn là các vấn đề dưới đây đã được nghiên cứu đầy đủ, kỹ lưỡng
và đã có những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu những rủi ro và tác động tiêu
cực của những vấn đề này.
- đầu tư dưới dạng vốn vay hơn là đầu tư dưới dạng vốn góp
- có báo cáo nghiên cứu khả thi và có dự đoán kết quả hoạt động tài chính


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status