Hãy phân tích câu nói của Bác Hồ "Hiền dữ phải đâu là tính sẵn,Phần nhiều do giáo dục mà nên.” - Pdf 17

Đề bài: Chị (anh) hãy phân tích câu nói của Bác Hồ
“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn,
Phần nhiều do giáo dục mà nên.”
Từ đó rút ra kết luận sư phạm cho bản thân.
Bài làm
Sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta luôn quan tâm tới công tác chăm sóc, bồi
dưỡng, giáo dục. Cùng với việc nhấn mạnh đến vấn đề học tập của các thế hệ thanh,
thiếu niên; Bác Hồ cũng đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục đạo đức. Bác đã từng nói:
“Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không
ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho
họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “ hồng” vừa
“chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần
thiết”. Cũng trong bài thơ “Nửa đêm” ( Nhật ký trong tù ) Bác đã khẳng định:
“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”. Hai câu thơ đã thể hiện quan điểm của Bác
về sự hình thành và phát triển nhân cách của con người dưới sự ảnh hưởng của yếu tố di
truyền và giáo dục. Từ đó, mỗi chúng ta cần rút ra những bài học cho bản thân về rèn
luyện nhân cách.
Câu nói trên chính là sự chiêm nghiệm của Bác về con người. Trước hết, Bác
phủ nhận quan điểm cho rằng, đức tính con người là “tính sẵn”, là do tiền định. Hồ Chí
Minh phủ định để rồi đi đến khẳng định: khi mới sinh ra con người ta vốn mang bản
chất là tốt nhưng chỉ sau do ảnh hưởng phần nhiều của sự giáo dục và môi trường
sống( vì bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội) cùng sự phấn đấu, rèn
1
luyện của mỗi cá nhân mà hình thành những con người thiện, ác khác nhau. Như trong
câu nói của người xưa trong Tam Tự Kinh: “Nhân chi sơ, tính bản thiện” nghĩa là con
người sinh ra bản chất là tốt. Theo Hồ Chí Minh chính sự tác động, sự giáo dục của xã
hội cùng với khả năng và sự tiếp nhận của mỗi cá nhân đã làm nên bản chất thiện hay ác
của mỗi con người trong xã hội. Có thể nói đây cũng chính là quan điểm cơ bản của
Người về bản chất quá trình xã hội hoá cá nhân. Đó là quá trình tương tác qua lại liên
tục giữa một bên là xã hội và một bên là cá nhân. Người không hoàn toàn tuyệt đối hoá

kinh nghiệm xã hội của loài người. Giáo dục là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về đạo
đức, tư tưởng, hành vi nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, hành vi,
thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội. Câu ca dao :
” Con ơi muốn nên thân người ,
Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha .”
thêm một lần nữa khẳng định quan điểm đúng đắn trên. Đứa con, một cá thể, muốn có
nhân cách (nên thân người), nhất thiết phải được hưởng sự giáo dục của những thế hệ đi
trước (lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha). Mẹ cha ở đây là đại biểu đại diện cho nền
văn minh xã hội. Bởi vậy, giáo dục được xem là yếu tố quan trọng nhất, có ảnh hưởng
mạnh mẽ nhất và sâu sắc nhất. Cũng chính vì thế, Sainte Vremod cũng đã từng nói:
“Nếu được giáo dục chu đáo không con người nào không có cái tốt, cái tuyệt hảo”
.Nhưng sự hình thành và phát triển nhân cách là kết quả phối hợp, cộng hưởng của
nhiều nhân tố tác động. Yếu tố giáo dục chỉ có thể phát huy được tác dụng khi có sự hỗ
trợ, phối hợp với các yếu tố khác. Vì vậy, giáo dục không phải là yếu tố vạn năng, là tất
cả, mà chỉ là “phần nhiều”, phần chủ đạo trong các yếu tố trên. Ta biết rằng, hoạt động
giáo dục có tính ưu việt cao. Tính ưu việt ấy thể hiện ở chỗ, nó không những không phủ
nhận mà còn phát huy những lợi thế của các yếu tố bẩm sinh di truyền, của hoàn cảnh
3
sống, bù đắp sự thiếu hụt và khiếm khuyết của các yếu tố trên, tạo điều kiện cho cá nhân
thông qua các hoạt động giao lưu mà tự rèn luyện và giáo dục mình. Tuy nhiên, dù có
tính ưu việt trội bật, yếu tố giáo dục vẫn không thể thay thế được các yếu tố khác. Bởi
thế, ta càng thấy Bác dùng chữ “phần nhiều” thật chính xác. Mặt khác, quá trình hình
thành và phát triển nhân cách thực chất là sự tác động qua lại giữa các nhân tố bên
trong, bên ngoài, các nhân tố khách quan và chủ quan. Vì vậy, cần có sự nỗ lực, tích
cực, tự giác, ý thức vươn lên tự hoàn thiện mình của mỗi cá nhân. Như Edison đã chỉ ra:
“Thiên tài chỉ có 1/100 là linh cảm còn 99% là mồ hôi và nước mắt”.
Hai câu thơ tuy ngắn gọn nhưng súc tích của Hồ Chủ Tịch trích“Nhật ký trong
tù” cho đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị. Qua đó, đã làm sáng tỏ về vai trò của di
truyền và giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Với tác
động tích cực của môi trường bên ngoài trong đó giáo dục đóng vai trò quan trọng

dựng một môi trường giáo dục cần có sự kết hợp của giáo dục nhà trường, giáo dục gia
đình và giáo dục xã hội đồng thời không ngừng nâng cao khả năng, kĩ năng, tiếp cận
khoa học kĩ thuật, rèn luyện phẩm chất một nhà giáo, quan tâm tới học sinh để có thể
phát hiện ra những khả năng của học sinh để từ đó có phương pháp giáo dục sao cho
hợp lí, tổ chức cho học sinh hoạt động và giao lưu, tạo điều kiện để học sinh phát triển
trong tập thể và cùng với tập thể.
Giáo dục là hoạt động suốt đời, vì thế trong bài nói chuyện tại lớp học chính trị
các giáo viên cấp II, cấp III toàn miền Bắc tháng 9 năm 1958, Bác đã đưa ra“Vì lợi ích
mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Mỗi cá nhân đều
phải tự rèn luyện bản thân, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để trở
thành một con người phát triển toàn diện, một công dân có ích cho xã hội trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
5
6


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status