HÃY LÀM SÁNG TỎ QUAN ĐIỂM VỀ GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH TRONG 2 CÂU THƠ : “Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên” “Nửa đêm” – trích trong tập “Nhật kí trong tù” - Pdf 29

ĐẠI HỌC SÀI GÒN
KHOA: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÔN: GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNGCHAPTER 1: BIỆN LUẬN
HÃY LÀM SÁNG TỎ QUAN ĐIỂM VỀ GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN
NHÂN CÁCH TRONG 2 CÂU THƠ :
“Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”
“Nửa đêm” – trích trong tập “Nhật kí trong tù”
Hồ Chí Minh
DẠ BÁN
Thụy thì đô tượng thuần lương hán
Tỉnh hậu tài phân thiện, ác nhân
Thiện, ác nguyên lai vô định tính
Đa do giáo dục đích nguyên nhân
NỬA ĐÊM
Ngủ thì ai cũng như lương thiện
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền
Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên
Với 4 câu thơ Đường luật “thất ngôn tứ tuyệt”, bài thơ “nửa đêm” (trích trong
tập “Nhật kí trong tù” – Hồ Chí Minh) là 1 tác phẩm văn học có tính triết lý sâu
sắc, bởi đó bộc lộ rõ những chiêm nghiệm, đúc kết của Bác về con người và
việc giáo dục con người.
2 câu thơ sau thể hiện quan điểm duy vật biện chứng trong việc xem xét bản
tính con người và nhận diện rõ xem yếu tố nào có vai trò quan trọng.
Bản tính con người vốn tính thiện hay tính ác? Ác hay thiện có phải là tiền định
hay cố hữu?
Ở đây ta tìm hiểu: thế nào là hiền, dữ? Thế nào là thiện, ác?

nghĩa là các yếu tố ấy không quan trọng trong vấn đề hình thành nhân cách của
con người. Chỉ là đối với Bác, mỗi yếu tố đóng vai trò khác nhau: là tiền đề, là
dẫn dắt, là chủ đạo...... Và ở đây đối với Bác, vai trò chủ đạo chính là Giáo Dục.
Ta thấy có nhiều vấn đề được làm rõ:
Thứ nhất, nêu bật được vai trò của yếu tố giáo dục đối với sự hình thành và phát
triển nhân cách con người
Vì có những đặc điểm và tính chất ưu việt sau:
• Là sự tác động có mục đích, có hệ thống, theo 1 tổ chức chặt chẽ , định
hướng cho sự phát triển mô hình nhân cách
• Giáo dục truyền thụ lại những thành tựu của nền văn minh xã hội theo
con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất
Thứ hai, không chỉ chỉ ra “định tính” mà còn xác định “định lượng” cho vai trò
của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách con người
Vì:
• Giáo dục ở đây không là “tất cả”, mà chỉ là “phần nhiều”, phần chủ đạo
trong các yếu tố trên
• Giáo dục phát huy những lợi thế của các yếu tố bẩm sinh di truyền, hoàn
cảnh sống, bù đắp sự thiếu hụt và khiếm khuyết của các yếu tố trên.
“Định tính” chính là tính chất của giáo dục, là định nghĩa, mục tiêu mà giáo dục
cần đạt được; còn “Định lượng” chính là giá trị thật sự của giáo dục trong việc
ảnh hưởng tới nhân cách của con người, là chất lượng của giáo dục
Thứ ba, con người sinh ra đã có phần thiên tính bản năng. Nhưng cái “tính sẵn”
không phải thuộc tính cố hữu, bất biến. Nó có thể cải biến
Luận điểm triết học của Bác rất gần gũi với quan niện dân gian :
“Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
Nó cũng rất tương đồng với quan điểm của nhà tư tưởng lớn của dân tộc –
Nguyễn Trãi:
“Nên thợ nên thầy vì có học”
Có thể nói, bài thơ “Nửa đêm” cho thấy một nhãn quan đúng đắn và khoa học
theo quan điểm duy vật biện chứng về nhân cách con người ở Bác. Tác phẩm

• Phân biệt
Nhân cách con người có 3 mức độ
• Mức độ thấp: thể hiện dưới dạng cá tính, để phân biệt người này với người khác
• Mức độ trung bình: thể hiện trong các mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân
• Mức độ cao nhất: một chủ thể đang thực hiện một cách tích cực những hoạt
động ảnh hưởng đến người khác, đến xã hội
• Đặc điểm
• Tính ổn định:
 Luôn ổn định trong thời gian và không gian nhất định
 Sự thay đổi trong giới hạn cho phép thì nhân cách còn tồn tại
 Khi có sự thay đổi lớn, các phẩm chất biến đổi vượt qua ngoài giới
hạn dẫn đến mất nhân cách
• Tính thống nhất trọn vẹn:
 Tạo thành hệ thống cân bằng động – thống nhất trọn vẹn trong sự vận
động và phát triển
 Khi hệ thống này bị phá vỡ, nhân cách sẽ bị chia cắt nhân cách
bị tổn thương, không bình thường
• Tính tích cực:
 Thể hiện khả năng chủ động tích cực của chủ thể nhân cách nhằm cải
tạo thế giới và hoàn thiện bản thân
• Tính giao lưu:
 Giữa các nhân cách có sự giao lưu và tác động và qua lại
 Thông qua hoạt động và giao tiếp, nhân cách dần trưởng thành và
hoàn thiện, không ngừng phát triển
II. VAI TRÒ CỦA DI TRUYỀN TRONG SỰ PHÁT
TRIỂN NHÂN CÁCH
1) Vai trò của di truyền
a) Khái niệm
• Sự tái tạo những thuộc tính sinh học ở trẻ có ở cha mẹ
• Sự truyền lại từ cha mẹ đến con cái những phẩm chất và đặc điểm nhất định

• Nòi nào giống nấy
• Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh
• Sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đấy
• Cha nào con nấy
III. VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG TRONG SỰ PHÁT
TRIỂN NHÂN CÁCH
1) Vai trò của môi trường
a) Khái niệm
• Là hệ thống các hoàn cảnh bên ngoài, các diều kiện tự
nhiên và xã hội xung quanh, cần thiết cho hoạt động sống và phát triển của con
người.
• Bao gồm: + Mội trường tự nhiên (điều kiện tự nhiên,
hệ sinh thái…)
+ Môi trường xã hội (môi trường chính trị, môi trường kinh tế -
xã hội, môi trường sinh hoạt xã hội và môi trường văn hoá…)
b) Vai trò


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status