Tư tưởng “Thân dân” là truyền thống lâu đời, đã có trong tư tưởng của những bậc tiền bối - Pdf 17

TƯ TƯỞNG “THÂN DÂN”
MỞ BÀI:
Tư tưởng “Thân dân” là tư tưởng của dân tộc được hình thành và phát
triển xuyên suốt chiều dài lịch sử của nước ta. Trước hết chúng ta cần hiểu rõ
tư tưởng ”Thân dân” là gì? “Thân dân” có nghĩa là gần gũi, gắn bó với nhân
dân, Nhà nước lấy dân làm gốc, phải biết tin tưởng vào dân, dựa vào dân để
xây dựng và phát triển đất nước. Đồng thời cũng phải biết quan tâm đến đời
sống nhân dân, chăm lo cho hạnh phúc của nhân dân thì nhân dân mới tin
tưởng và ủng hộ.
NỘI DUNG:
1) Tư tưởng “Thân dân” là truyền thống lâu đời, đã có trong tư tưởng
của những bậc tiền bối:
Tư tưởng “Thân dân” đã được hình thành từ các triều đại phong kiến,
tiêu biểu nhất là tư tưởng của Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi- những bậc danh
nhân đại tài của dân tộc. Trần Hưng Đạo đã thể hiện tư tưởng này qua câu nói
của ông vào tháng 6 năm 1300, Hưng Đạo Vương ốm. Vua ngự tới nhà thăm,
hỏi rằng: "Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì
kế sách như thế nào?" Hưng Đạo Vương trả lời: "Ngày xưa Triệu Vũ Đế (tức
Triệu Đà) dựng nước, vua nhà Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã,
đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, Hồ Nam, còn đoản
binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê dùng
người tài giỏi, đất phương nam mới mạnh mà phương bắc thì mệt mỏi suy
yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được
quân Tống. Đó lại là một thời. Vua nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa
giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế.
Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em
hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái,
nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là
sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì
thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như các tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì
phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo

lo diệt quân cướp nước. Người nhân nghĩa phải đấu tranh sao cho “hợp trời,
thuận người”, nên có thể lấy “yếu chống mạnh”, lấy “ít địch nhiều”, lấy “đại
nghĩa thắng hung tàn”, lấy “chí nhân thay cường bạo”(2). Nhân nghĩa là cần
phải đấu tranh để cho dân tộc Việt Nam tồn tại và phát triển. Nhân nghĩa
giống như là một phép lạ, làm cho “càn khôn đã bĩ mà lại thái, trời trăng đã
mờ mà lại trong”(3). Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi , vì vậy, mang
đậm sắc thái của tinh thần yêu nước truyền thống của người Việt Nam. Ở đây,
có thể thấy rõ tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã vượt lên trên tư tưởng
nhân nghĩa của Khổng – Mạnh và có sự sáng tạo, phát triển trong điều kiện cụ
thể của Việt Nam. Như vậy, với Nguyễn Trãi, tư tưởng nhân nghĩa gắn kết
biện chứng với tư tưởng thuận dân, an dân là một yêu cầu cao, một hoài bão
lớn, một mục đích chiến lược cần phải đạt tới. Trước Nguyễn Trãi hàng nghìn
năm, nhiều nhà tư tưởng trong lịch sử triết học Trung Quốc như Mạnh Tử…
đã từng nêu rõ vai trò quan trọng của dân, sức mạnh của dân, tai mắt và trí óc
sáng suốt của dân. Ở Việt Nam, tư tưởng an dân đã trở thành một đạo lý vào
thời Lý – Trần. Trong thời kỳ đó, những tư tưởng về thân dân, khoan dân, huệ
dân, v.v. đã xuất hiện và đã góp phần tích cực vào việc làm cho thời đại Lý –
Trần hưng thịnh. Đến Nguyễn Trãi, quan điểm về an dân đã được ông tiếp
thu, kế thừa, mở rộng và nâng cao trong suốt thời kỳ hoạt động của mình. An
dân có nghĩa là chấm dứt, là loại trừ những hành động tàn ác, bạo ngược đối
với dân. An dân còn là sự bảo đảm cho nhân dân có được một cuộc sống yên
bình. An dân là không được nhũng nhiễu “phiền hà” dân. Với tư tưởng an
dân, Nguyễn Trãi đã đưa ra một chân lý: phải giương cao ngọn cờ “nhân
2
nghĩa, an dân”, phải cố kết lòng dân làm sức mạnh của nước, làm thế nước.
Ông chủ trương cứu nước bằng sức mạnh của dân, muốn lấy lại được nước
phải biết lấy sức dân mà kháng chiến. Đó là một chiến lược bất khả biến, có
tính trường tồn, một quy luật dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Có một khía cạnh rất đáng quý trong tư tưởng về dân của Nguyễn Trãi,
đó là tư tưởng trọng dân, biết ơn dân. “Dân chúng” vẫn luôn được ông nhắc

đó là yếu tố nhân tài. Trong Chiếu cầu hiền tài, ông cho rằng: “người tài ở
đời vốn không ít”, nên triều đình phải cầu hiền bằng nhiều đường, nhiều cách
như học hành thi cử; hoặc tiến cử “văn võ đại thần, công hầu, đại phu từ tam
phẩm trở lên, mỗi người đều cử một người, hoặc ở triều đình, hoặc ở thôn dã,
bất cứ là đã xuất sĩ hay chưa, nếu có tài văn võ, có thể trị dân coi quân, thì…
tùy tài trao chức”; hoặc ứng cử “người có tài ở hàng kinh luân bị khuất ở hàng
quân nhỏ”, “người hào kiệt náu ở nơi đồng nội, lẫn ở hàng binh lính” phải tự
3
mình đề đạt để gánh vác việc dân, việc nước. Như vậy, rõ ràng rằng, Nguyễn
Trãi đã rất chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng, phát triển và sử dụng nhân
tài vào việc trị quốc, an dân. Có thể nói, chiến lược con người của Nguyễn
Trãi, cho đến nay, vẫn mang đậm tính thời sự đối với chúng ta.
Tóm lại, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là nội dung cốt lõi trong
toàn bộ hệ thống tư tưởng triết học – chính trị của ông. Tư tưởng ấy có phạm
vi rộng lớn, vượt ra ngoài đường lối chính trị thông thường, đạt tới mức độ
khái quát, trở thành nền tảng, cơ sở của đường lối và chuẩn mực của quan hệ
chính trị, là nguyên tắc trong việc quản lý, lãnh đạo quốc gia. Không chỉ có ý
nghĩa to lớn trong thời đại mình, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã tạo
nên một dấu ấn đặc sắc trong lịch sử tư tưởng Việt Nam.
2) “Thân dân” trong tư tưởng của Hồ Chí Minh:
Tiếp nhận dòng chảy văn hóa truyền thống của dân tộc và thời đại, Hồ
Chí Minh đã sớm nhận thức được vai trò to lớn của nhân dân. Không chỉ
dừng lại ở đó, Người còn luôn luôn tôn trọng, tin tưởng và đặt lợi ích của
nhân dân lên trên hết, trước hết. Chính vì vậy, cả cuộc đời của Hồ Chí Minh
chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn
toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo
mặc, ai cũng được học hành. Về thực chất, đây cũng chính là tư tưởng thân
dân. Người cán bộ giữ được cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, là người
có ý thức phục vụ nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân, của Tổ quốc, của Đảng
lên trên hết, là thân dân.

phải có nhiệt thành, có quyết tâm”.
Hồ Chí Minh cho rằng phải thực hiện dân chủ với dân để phát huy tinh
thần làm chủ của dân là cốt lõi của vấn đề dân là gốc. Người thường nói:
“Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân làm chủ”. Vậy quyền hạn, nghĩa
vụ của người làm chủ phải thế nào? Câu trả lời của Người là: “Nếu Chính phủ
sai thì phải phê bình, phê bình nhưng không phải là chửi”. Và người yêu cầu:
“Người làm chủ trước hết phải làm tròn bổn phận công dân, tức là phải tuân
theo pháp luật Nhà nước; tuân theo kỷ luật lao động; giữ gìn trật tự chung;
nộp thuế đúng kỳ, bảo vệ tài sản công cộng; bảo vệ Tổ Quốc. “Phải chăm lo
việc nước như việc nhà”, “phải biết tự mình lo toan gánh vác, không ỷ lại,
không ngồi chờ”; “làm chủ sao cho ra làm chủ, không phải làm chủ là muốn
ăn bao nhiêu thì ăn, làm bao nhiêu thì làm”.
Theo Hồ Chí Minh, thiết thực nhất của việc bồi dưỡng “cái gốc” là phải
thường xuyên chăm lo đời sống cho dân, chăm lo lợi ích chính đáng của dân.
Người thường nhắc tới những câu của người xưa “có thực với vực được đạo”,
“dân dĩ thực vi thiên”. Người nhắc nhở cán bộ, đảng viên: “Đối với nhân dân
không thể lý luận suông”. Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức
chăm lo đời sống của dân: “Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi. Nếu dân
rét là Đảng và Chính phủ có lỗi. Nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi.
Nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi”. Đến khi Người qua đời, trong Di
chúc Người để lại cho toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta trước khi về cõi vĩnh
hằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: "Ðảng cần phải có kế hoạch thật tốt để
phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân
dân". Một câu ngắn gọn, nhưng đã khái quát rất rõ mục đích cao nhất của sự
nghiệp cách mạng là mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân,
đồng thời đó cũng là lời căn dặn tâm huyết của Người đối với toàn Ðảng và
cũng là một trong những nội dung quan trọng nhất.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Người luôn luôn
nhằm một mục đích: Giải phóng con người khỏi mọi áp bức, bất công, phấn
đấu mang lại ấm no, hạnh phúc cho mỗi con người, trước hết là nhân dân lao

Cùng với chiến dịch diệt giặc đói, chiến dịch diệt giặc dốt cũng được
phát động. Thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Những người
đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ,... Vợ chưa biết thì chồng
bảo,... cha mẹ không biết thì con bảo", một phong trào thanh toán nạn mù chữ
đã dâng cao trong cả nước. Chỉ trong một thời gian ngắn, hơn hai triệu người
đã biết đọc, biết viết. Công tác văn hóa, giáo dục, y tế cũng được chính quyền
mới quan tâm đẩy mạnh. Tính ưu việt của chế độ xã hội mới đã được khẳng
định và phát huy.
Ðể thiết lập cơ sở pháp lý cho nhà nước kiểu mới của nhân dân, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh về Tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội lập hiến,
thông qua Hiến pháp, khẳng định quyền làm chủ đất nước và các quyền tự do,
dân chủ khác của nhân dân. Ðồng thời, Người cũng bắt tay ngay vào việc
chấn chỉnh bộ máy chính quyền các cấp, làm cho nó thể hiện được bản chất
tốt đẹp của chế độ xã hội mới. Người viết Thư gửi ủy ban nhân dân các kỳ,
tỉnh, huyện và làng, nhắc nhở "Các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho
đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân,
chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của
Pháp, Nhật. Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta
6
phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính
ta".
Ngay sau Cách mạng Tháng Tám, dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, Bộ trưởng Bộ Tài chính của Chính phủ lâm thời đã ra Nghị quyết giảm
25% thuế điền cho nông dân, các địa phương bị lụt được miễn thuế điền.
Ngày 20-11-1945, Chính phủ lâm thời ra thông cáo cho các điền chủ, tá điền
và nông dân quy định các điền chủ phải giảm tô 25% cho tá điền, cho tá điền
hoãn nợ và bỏ những địa tô phụ. Trong những năm kháng chiến chống thực
dân Pháp xâm lược, khi chưa có điều kiện giải quyết ruộng đất cho nông dân,
Ðảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh kịp thời ban hành nhiều chính sách nhằm
từng bước mang lại quyền lợi dân chủ cho nhân dân trước hết là nông dân.

người lãnh đạo vừa là người đầy tớ của nhân dân, không có lợi ích nào khác
lợi ích của nhân dân. Vì vậy cán bộ Ðảng và chính quyền từ trên xuống dưới,
7
đều phải hết sức quan tâm đến đời sống của nhân dân. Phải lãnh đạo tổ chức,
giáo dục nhân dân tăng gia sản xuất và tiết kiệm. Dân đủ ăn đủ mặc thì những
chính sách của Ðảng và Chính phủ đưa ra sẽ dễ dàng thực hiện. Nếu dân đói,
rét, dốt, bệnh thì chính sách của ta dù có hay mấy cũng không thực hiện được.
c) Ðảng và Nhà nước phải có chính sách nhằm giúp đỡ những tầng lớp xã
hội dễ bị tổn thương nhất:
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm chăm lo hạnh phúc các tầng
lớp nhân dân. Nhưng đối tượng mà Người dành sự quan tâm đặc biệt là:
"những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình (cán bộ,
binh sĩ, dân quân du kích, thanh niên xung phong)...". Trong Di chúc, Người
căn dặn Ðảng, Chính phủ phải chăm lo đến những quyền lợi thiết thực nhất
của những người ấy, phải tạo điều kiện cho họ "có nơi ăn chốn ở yên ổn đồng
thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mọi người...".
Ðối với những liệt sĩ đã anh dũng hy sinh cho Tổ quốc, Người căn dặn
chúng ta phải xây vườn hoa và bia tưởng niệm để đời đời biết ơn và giáo dục
lòng yêu nước cho các thế hệ sau. "Ðối với cha mẹ, vợ con (của thương binh
và liệt sĩ) mà thiếu sức lao động và túng thiếu, thì chính quyền địa phương
(nếu ở nông thôn thì chính quyền xã cùng hợp tác xã nông nghiệp) phải giúp
đỡ họ có công việc làm ăn thích hợp, quyết không để họ bị đói rét".
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến các lực lượng trẻ đi đầu
trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Người căn
dặn: "Ðảng và Chính phủ cần chọn một số ưu tú nhất, cho các cháu ấy đi học
thêm các ngành, các nghề, để đào tạo thành những cán bộ và công nhân có kỹ
thuật giỏi, tư tưởng tốt, lập trường cách mạng vững chắc. Ðó là đội quân chủ
lực trong công cuộc xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở nước ta".
Ðánh giá rất cao sự đóng góp của phụ nữ trong cuộc kháng chiến chống
thực dân, đế quốc và luôn quan tâm đến quyền bình đẳng thực sự của phụ nữ,


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status