Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu mạng NGN của VNPT và các dịch vụ trên NGN - Pdf 17

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
KHOA VIỄN THÔNG 1
***
ĐỒ ÁN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài:
NGHIÊN CỨU MẠNG NGN CỦA
VNPT
VÀ CÁC DỊCH VỤ TRONG NGN
Giáo viên hướng dẫn : TS Lê Hữu Lập
Sinh viên thực hiện : Trần Ngọc Duy
Lớp : D2001VT
Hà Nội 10 - 2005
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA VIỄN THÔNG 1
***
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
***
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Họ và tên: Trần Ngoc Duy
Lớp : D2001VT
Khoá : 2001 – 2006
Ngành học: Điện Tử - Viễn Thông
Tên đề tài: NGHIÊN CỨU MẠNG NGN CỦA VNPT VÀ CÁC DỊCH VỤ TRÊN NGN
Nội dung đồ án:
• Giới thiệu chung về mạng viễn thông
• Cấu trúc mạng NGN
• Dịch vụ trong NGN.
• Mạng NGN thực tế của VNPT
• Dịch vụ trên NGN của VNPT

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Điểm: (bằng chữ ……………… )
Ngày …. Tháng …. Năm ……

MỤC LỤC
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT i
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG VIỄN THÔNG 3
1.1Mạng viễn thông hiện tại 3
1.1.1Khái niệm về mạng viễn thông 3
1.1.2Đặc điểm mạng viễn thông hiện nay 5
1.1.3Mạng viễn thông Việt Nam 6

2.2.3.3MGCP, H248/MEGACO 29
2.2.3.4SIGTRAN 31
2.2.3.5APIs và INAP 32
2.2.3.6RTP và RCTP 32
2.2.4Các công nghệ nền tảng cho NGN 33
2.2.4.1IP 33
2.2.4.2ATM 33
2.2.4.3IP Over ATM 34
2.2.4.4MPLS 34
2.3Giải pháp NGN của các hãng 34
2.3.1Mô hình NGN của Alcatel 34
2.3.2Mô hình NGN của Ericsson 36
2.3.3Giải pháp kết hợp mạng ATM/IP với mạng hiện tai của Nortel 38
2.3.4Mô hình NGN của Siemens 39
2.3.5Xu hướng phát triển NGN của Lucent 40
2.3.6Xu hướng phát triển NGN của NEC 41
CHƯƠNG 3: DỊCH VỤ TRONG NGN 42
3.1Giới thiệu chung về dịch vụ 42
3.2Nhu cầu NGN của các nhà cung cấp dịch vụ 44
3.3Yêu cầu của khách hàng 45
3.4Dịch vụ NGN 46
3.4.1Xu hướng các dịch vụ trong tương lai 46
3.4.2Các đặc trưng dịch vụ NGN 47
3.4.3Các dịch vụ chính trong NGN 49
3.4.3.1Dịch vụ thoại (Voice telephony) 50
3.4.3.5Tính toán mạng công cộng (PNC Public Network Computing) 51
3.4.3.6Bản tin hợp nhất (Unified Messaging) 51
3.4.3.7Môi giới thông tin (Information Brokering) 52
3.4.3.8Thương mại điện tử (E-Commerce) 52
3.4.3.9Dịch vụ chuyển cuộc gọi (Call Center Service) 52

4.3.2.3Nhược điểm 73
4.4Nguyên tắc tổ chức NGN của VNPT 73
4.4.1Phân vùng lưu lượng 73
4.4.2Tổ chức lớp ứng dụng và dịch vụ 73
4.4.3Tổ chức lớp điều khiển 74
4.4.4Tổ chức lớp truyền tải 75
4.4.5Tổ chức lớp truy nhập 77
4.4.6Lộ trình chuyển đổi 77
4.5Mạng NGN thực tế đang triển khai của VNPT 79
CHƯƠNG 5: CÁC DỊCH VỤ TRÊN NGN CỦA VNPT 84
5.1Giới thiệu 84
5.2Dịch vụ cho người sử dụng 84
5.2.1Dịch vụ 1719 84
5.2.2Dịch vụ báo cuộc gọi từ Internet CWI 85
5.2.3Dịch vụ thoại qua trang Web WDP 87
5.3Dịch vụ cho doanh nghiệp 88
5.3.1Dịch vụ 1800 và 1900 88
5.3.1.1Dịch vụ 1800 93
5.3.1.2Dịch vụ 1900 95
5.3.2Dịch vụ mạng riêng ảo VPN 97
5.3.3Dịch vụ thoại miễn phí từ trang Web FCB 98
5.3.4Dịch vụ cuộc gọi thương mại miễn phí CFCS 99
KẾT LUẬN 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
Đồ án tốt nghiệp đại học
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
ADSL ASYMMETRIC DIGITAL SUBSCRIBER
LINE
Đường thuê bao số không đối xứng

Mạng số liên kết đa dịch vụ
ISP INTERNET SERVICE PROVIDER Nhà cung cấp dịch vụ internet
ISUP ISDN USER PART Phần người sử dụng ISDN
ITU INTERNATIONAL
TELECOMMUNICATION UNION
Hiệp hội viễn thông quốc tế
ITU-T INTERNATIONAL
TELECOMMUNICATION UNION-
TELECOMMUNICATION
Hiệp hội viễn thông quốc tế
LC-ATM LABEL CONTROLLED ATM Giao diện ATM điều khiển nhờ
nhãn
LDP LABEL DISTRIBUTION PROTOCOL Giao thức phân phối nhãn
LEC LOCAL EXCHANGE CARRIER Công ty chuyển mạch nội hạt
LFIB LABEL FORWARDING INFORMATION
BASE
Cơ sở thông tin chuyển tiếp nhãn
LIB LABEL INFORMATION BASE Cơ sở thông tin nhãn
LSP LABEL SWITCHING PATH Đường chuyển mạch nhãn
LSR LABEL SWITCH ROUTER Bộ định tuyến chuyển mạch nhãn
MEGACO MEDIA GATEWAY CONTROL Giao thức điều khiển cổng thiết bị
i
Đồ án tốt nghiệp đại học
MG MEDIA GATEWAY Cổng chuyển đổi phương tiện
MGC MEDIA GATEWAY CONTROLLER Thiết bị điều khiển MG
MGCP MEDIA GATEWAY CONTROL
PROTOCOL
Giao thức điều khiển cổng thiết bị
MPLS MULTI PROTOCOL LABEL
SWITCHING

SS7 SIGNALLING SYSTEM No7 Hệ thống báo hiệu số 7
STM SYNCHRONOUS TRANSFER MODE Chế độ truyền tải đồng bộ
SVC SWITCHED VIRTUAL CIRCUIT Kênh ảo có chuyển mạch
TCP TRANSPORT CONTROL PROTOCOL Giao thức điều khiển truyền tải
TMN TELECOMMUNICATIONS
MANAGEMENT NET WORK
Mạng quản lý viễn thông
UDP USER DATA PROTOCOL Giao thức dữ liệu người sử dụng
VC VIRTUAL CIRCUIT Kênh ảo
VCI VIRTUAL CIRCUIT IDENTIFIER Trường nhận dạng kênh ảo
VPI VIRTUAL PATH IDENTIFIER Trường nhận dạng đường
VPN VIRTUAL PRIVATE NETWORK Mạng riêng ảo
WDM WAVE DIVISION MULTIPLEXING Ghép kênh phân chia theo bước
sóng
WDMA WAVE DIVISION MULTIPLE ACCESS Đa truy cập phân chia theo bước
sóng
ii
Đồ án tốt nghiệp đại học
LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước, các ngành hoạt động trong
lĩnh vực dịch vụ cũng không ngừng lớn mạnh và Bưu Chính Viễn Thông là một
trong những ngành đó. Tổng kết trong thời gian vừa qua cho thấy Bưu Chính
Viễn Thông đã góp phần quan trọng vào sự vươn mình đi lên của nền kinh tế đất
nước trong thời kỳ đổi mới. Trong đóng góp đó không thể không kể tới vai trò
quan trọng của bộ phận viễn thông.
Không ngừng lớn mạnh cùng thời gian, ngành viễn thông Việt Nam đã và
đang cung cấp ngày càng nhiều loại hình dịch vụ viễn thông tới người dân với
cả chất lượng và số lượng không ngừng được cải thiện. Người dân Việt Nam giờ
đây đã được hưởng nhiều loại hình dịch vụ viễn thông tương đương như tại các
nước phát triển trên thế giới. Trong đà phát triển đó, để đáp ứng ngày càng tốt

Nam.
 Chương 5: Dịch vụ trên NGN của VNPT: trình bày về các dịch vụ mà
VNPT đang thai thác trên nền NGN.
Do giới hạn trong một đồ án tốt nghiệp đại học nên tôi không có nhiều cơ
hội tiếp xúc thực tế cũng như còn thiếu kinh nghiệm khi bước vào nghiên cứu
một vần đề công nghệ mới, nên không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót. Tôi rất
mong nhận được nhiều sự góp ý từ các thày cô và các bạn cũng như từ những
người nghiên cứu về NGN. Mọi góp ý xin gửi về Trần Ngọc Duy theo hòm thư:
[email protected] hoặc [email protected]. Xin chân thành cám ơn!
Sinh viên
Trần Ngọc Duy
Trần Ngọc Duy – D2001VT
Trang 2
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương1: Tổng quan về mạng viễn thông
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG VIỄN THÔNG
1.1 Mạng viễn thông hiện tại
1.1.1 Khái niệm về mạng viễn thông
Mạng viễn thông là phương tiện truyền đưa thông tin từ đầu phát tới đầu
thu. Mạng có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ cho khách hàng.
Mạng viễn thông bao gồm các thành phần chính: thiết bị chuyển mạch,
thiết bị truyền dẫn, môi trường truyền dẫn và thiết bị đầu cuối.
Hình 1: Các thành phần chính của mạng viễn thông
 Thiết bị chuyển mạch gồm có tổng đài nội hạt và tổng đài quá
giang. Các thuê bao được nối vào tổng đài nội hạt và tổng đài nội
hạt được nối vào tổng đài quá giang. Nhờ các thiết bị chuyển mạch
mà đường truyền dẫn được dùng chung và mạng có thể được sử
dụng một cách kinh tế.
 Thiết bị truyền dẫn dùng để nối thiết bị đầu cuối với tổng đài hay
giữa các tổng đài để thực hiện việc truyền đưa tín hiệu thông tin.
Thiết bị truyền dẫn chia làm hai loại: thiết bị truyền dẫn phía thuê

lẻ, ứng với mỗi loại dịch vụ thông tin lại có ít nhất một loại mạng viễn thông
riêng biệt để phục vụ dịch vụ đó.
Hiện tại có một số mạng truyền thống đang được khai thác như: mạng
Telex, mạng điện thoại công cộng POTS (plane old telephone service), mạng
truyền hình, mạng truyền số liệu, trong phạm vi cơ quan tổ chức hay văn phòng
thì có mạng cục bộ LAN… Mỗi mạng được thiết kế cho các dịch vụ riêng biệt
và không thể sử dụng cho các mục đích khác.
Một số mạng điển hình đang khai thác :
 PSTN (Publish Switching Telephone Network) là mạng chuyển mạch
thoại công cộng. PSTN phục vụ thoại bao gồm các tổng đài tương ứng với
từng cấp. Hiện mạng này đang được nâng cấp ở các tổng đài trung tâm
cũng như phía đầu cuối khách hàng … để có thể khai thác thêm một số
dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng này. Đây là một mạng rất phức tạp, rất
cũ và rất rộng nhưng đóng vai trò rất lớn trong viễn thông.
 ISDN (Intergrated Service Digital Network) là mạng số tích hợp dịch vụ.
ISDN cung cấp nhiều loại ứng dụng thoại và phi thoại trong cùng một
mạng. Nó có nhiều cấu hình khác nhau tuỳ thuộc vào hiện trạng mạng
viễn thông từng nơi. ISDN cung cấp nhiều kiểu kết nối với các tốc độ đáp
ứng khác nhau do vậy có thể triển khai thêm một số dịch vụ mới so với
PSTN tuy nhiên mạng này cũng không đủ khả năng thích ứng với sự phát
triển của các loại hình dịch vụ ngày nay.
 Mạng di động GSM (Glabol System For Mobile Telecom) là mạng cung
cấp dịch vụ thoại như PSTN nhưng thông qua đường truy nhập vô tuyến.
Mạng này chuyển mạch dựa trên công nghệ ghép kênh theo thời gian và
công nghệ ghép kênh phân chia theo tần số.
Hiện nay các nhà cung cấp dịch vụ thu được lợi nhuận phần lớn từ các
dịch vụ như Leased Line, Frame relay, ATM và các dịch vụ kết nối cơ bản. Tuy
nhiên trong tương lai sẽ khác, lợi nhuận từ các dịch vụ trên sẽ giảm và đòi hỏi
các nhà cung cấp dịch vụ phải tìm ra các dịch vụ mới để khai thác và đảm bảo
lợi nhuận. Trên con đường đó thì việc khai thác các dịch vụ dựa trên IP là một

nhau cho từng hệ thống. Các hệ thống truyền dẫn quang chủ yếu sử dụng công
nghệ SDH với các cấp độ ghép các nhau như STM-4, STM-16 hay STM – 64
cho các tuyến liên tỉnh còn trong tỉnh có thể là STM-1 hay STM-4 tùy vào nhu
cầu dung lượng thực tế và tương lai. Vừa qua VNPT đã đưa vào khai thác hệ
thống truyền dẫn Backbone Bắc – Nam 20Gbit/s dựa trên công nghệ ghép kênh
phân chia theo bước sóng DWDM sử dung thiết bị của Nortel
Trần Ngọc Duy – D2001VT
Trang 6
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương1: Tổng quan về mạng viễn thông
1.1.3.3 Hệ thống báo hiệu
Hiện tại mạng viễn thông Việt Nam sử dụng cả hai loại báo hiệu là R2 và
SS7. Mạng báo hiệu SS7 đã và đang thay thế dần báo hiệu R2 trong từng công
đoạn báo hiệu, tuy vậy với mạng thoại thì báo hiệu R2MFC vẫn được sử dụng
phổ biến. Hệ thống SS7 đã được triển khai với một cấp STP (điểm chuyển giao
báo hiệu) tại ba trung tâm Hà Nội,Tp HCM và Đà Nẵng.
Hình 3: Hệ thống báo hiệu Việt nam
1.1.3.4 Hệ thống truy nhập
Hiện tại trên mạng có nhiều loại truy nhập khác nhau tuỳ thuộc vào từng
loại mạng với từng loại dịch vụ. Trong di động, truyền hình ta có truy nhập vô
tuyến với nhiều công nghệ khác nhau như MMDS, LMDS, GPRS, CDMA,
FDAM…Gần đây còn có thêm truy nhập WLAN cũng được triển khai tại một
số địa điểm. Về truy nhập hữu tuyến ta có truy nhập bằng thoại truyền thống,
ADSL, truy nhập qua đường cáp truyền hình, qua đường điện lực và công nghệ
mong đợi sẽ là truy nhập quang tới từng hộ gia đình…
1.1.3.5 Hệ thống quản lý
Việt Nam đang trong quá trình xây dựng mạng quản lý tập trung NMS.
Còn hiện tại thì mỗi hệ thống mạng riêng được quản lý bới các phương thức
quản lý khác nhau.
1.1.3.6 Hệ thống đồng bộ
Mạng đồng bộ Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc chủ tớ có dự phòng,

thông thấy rằng cần có một hạ tầng mạng mới đáp ứng được tất cả các dịch vụ
để thuận tiện và tiết kiệm cho việc khai thác bảo dưởng quản lý.
1.2 Mạng NGN
1.2.1 Định nghĩa
Mạng viễn thông thế hệ mới có nhiều cách gọi khác nhau như Mạng đa
dịch vụ, Mạng hội tụ, Mạng phân phối hay mạng nhiều lớp. Cho tới nay các tổ
chức và các nhà cung cấp thiết bị viễn thông trên thế giới rất quan tâm đến NGN
nhưng vẫn chưa có một định nghĩa rõ ràng. Do vậy ta chỉ có thể tạm định nghĩa
NGN như sau:
Trần Ngọc Duy – D2001VT
Trang 8
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương1: Tổng quan về mạng viễn thông
“ NGN là mạng có hạ tầng thông tin duy nhất dựa trên công nghệ chuyển
mạch gói, triển khai các dịch vụ một cách đa dạng và nhanh chóng, là sự hội tụ
giữa thoại và dữ liệu, giữa cố định và di động.”
1.2.2 Đặc điểm NGN
NGN có 4 đặc điểm chính:
 Nền tảng là hệ thống mở.
 NGN là do mạng dịch vụ thúc đẩy nhưng các dịch vụ trên NGN
phải độc lập với mạng lưới.
 NGN là mạng chuyển mạch gói dựa trên một giao thức thống
nhất.
 Là mạng có dung lượng ngày càng tăng, có tính thích ứng ngày
càng tăng và có đủ dung lượng để đáp ứng nhu cầu.
Trong NGN giao thức IP thực tế đã trở thành giao thức ứng dụng vạn
năng được áp dụng làm cơ sở cho mạng đa dịch vụ. Hiện tại mặc dù vẫn còn gặp
nhiều khó khăn so với mạng chuyển mạch kênh về khả năng hỗ trợ lưu lượng
thoại và cung cấp chất lượng dịch vụ đảm bảo cho số liệu, nhưng với tốc độ thay
đổi nhanh chóng nhiều công nghệ mới đang được áp dụng sẽ sớm khắc phục
điều này trong tương lai gần.

Dự báo hiện nay cho thấy doanh thu từ thoại gần như đạt mức bão hoà và
không thể tăng thêm được nữa. Trong khi đó doanh thu từ các dịch vụ giá trị gia
tăng ngày càng tăng, xu hướng sẽ vượt doanh thu từ thoại trong tương gần.
Trước viễn cảnh đó nhiều nhà cung cấp, khai thác viễn thông không thể bỏ qua
cơ hội tăng doanh thu này. Do vậy việc phát triển một mạng mới để đáp ứng tất
cả các dịch vụ gia tăng hiện có cũng như những nhu cầu dịch vụ mới trong
tương lai là không thể không làm.
Tất cả các điều trên cho thấy sự phát triển mạng viễn thông lên NGN là
một điều thiết yếu và cần thiết cho cuộc sống cũng như sự tồn tại của các nhà
khai thác cung cấp dịch vụ viễn thông.
1.2.4 Yêu cầu để phát triển NGN
Trước hết các nhà khai thác dịch vụ viễn thông phải xem xét mạng TDM
mà họ đã tốn rất nhiều chi phí đầu tư để quyết định xây dựng một NGN xếp
chồng hay thậm chí thay thế các tổng đài truyền thống bằng những chuyển mạch
công nghệ mới sau này. Các nhà khai thác cần tìm ra phương pháp cung cấp các
dịch vụ mới cho khách hàng của họ trong thời kỳ quá độ trước khi các mạng của
họ chuyển sang NGN một cách đầy đủ.
Vấn đề lớn nhất cần nhắc tới là phải hỗ trợ dịch vụ thoại qua IP và hàng
loạt các dịch vụ giá trị tăng khác trong khi cơ chế “best effort: phân phối các gói
tin không còn đủ đáp ứng nữa. Một thách thức căn bản nữa là mở rộng mạng IP
theo nhiều hướng, nhiều khả năng cung cấp dịch vụ trong khi vẫn giữ được ưu
thế của mạng IP.
Một khía cạnh khác là quy mô mạng phải đủ lớn để cung cấp cho khách
hàng nhằm chống lại hiện tượng tắc nghẽn cổ chai trong lưu lượng của mạng lõi.
Việc tăng số lượng các giao diện mở cũng làm tăng nguy cơ mất an ninh mạng.
Do đó đảm bảo an toàn thông tin mạng chống lại sự xâm nhập trái phép từ bên
ngoài trở thành vấn đề sống còn của các nhà khai thác mạng.
Vấn đề cũng không kém phần quan trọng là các giải pháp quản lý thích
hợp cho NGN trong môi trường đa nhà khai thác, đa dịch vụ. Mặc dù còn mất
nhiều thời gian và công sức trước khi hệ thống quản lý mạng được triển khai

nhiều ý tưởng khác nhau được đưa ra bởi nhiều tổ chức khác nhau.
2.1.1 Mô hình của ITU
Cấu trúc mạng thế hệ sau NGN nằm trong mô hình cấu trúc thông tin toàn
cầu GII (Global information infrastructure) do ITU đưa ra. Mô hình này gồm 3
lớp chức năng sau:
- Các chức năng ứng dụng.
- Các chức năng trung gian bao gồm:
• Chức năng điều khiển dịch vụ
• Chức năng quản lý
- Các chức năng cơ sở bao gồm:
• Các chức năng mạng (gồm chức năng truyền tải và chức năng
điều khiển)
• Các chức năng lưu trữ và xử lý
• Các chức năng giao tiếp người – máy
Trần Ngọc Duy – D2001VT
Trang 13
C¸c chøc
n¨ng øng
dôg
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 2: Cấu trúc mạng NGN
2.1.2 Một số hướng nghiên cứu của IETF
Theo IETF cấu trúc của hạ tầng mạng thông tin toàn cầu sử dụng giao
thức cơ sở IP cần có mạng truyền tải toàn cầu sử dụng giao thức IP với bất cứ
công nghệ lớp nào. Nghĩa là IP cần có khả năng truyền tải với các truy nhập và
đường trục có giao thức kết nối khác nhau.
- Đối với mạng truy nhập trung gian, IETF có IP trên mạng truyền tải cáp
và IP với môi trường không gian.
- Đối với mạng đường trục, IETF có hai giao thức chính là IP trên ATM
với mạng quang phân cấp số đồng bộ SONET/SDH và IP với giao thức
điểm nối điểm PPP với SONET/SDH

- Lớp truy nhập
- Lớp truyền dẫn và chuyển mạch (truyền tải)
- Lớp điều khiển và quản lý
Các kết quả nghiên cứu của TINA tập trung vào lớp điều khiển và quản lý.
Trần Ngọc Duy – D2001VT
Trang 15
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 2: Cấu trúc mạng NGN
2.1.5 Mô hình của ETSI
ETSI vẫn đang tiếp tục thảo luận về mô hình cấu trúc mạng thế hệ sau
NGN. Với mục tiêu cung cấp tất cả các dịch vụ viễn thông truyền thống và các
dịch vụ viễn thông mới bao gồm: PSTN/ISDN, X25, FR, ATM, IP, GSM,
GPRS, IMT2000… ETSI phân chia nghiên cứu cấu trúc mạng theo các lĩnh vực
- Lớp truyền tải trên cơ sở công nghệ quang
- Công nghệ gói trên cơ sở mạng lõi dung lượng cao trên nền IP/ATM
- Điều khiển trên nền IP
- Dịch vụ và ứng dụng trên nền IP
- Quản lý trên cơ sở IT và IP
Theo phân lớp của ETSI thì NGN có 5 lớp chức năng. Các ứng dụng đối
với khách hàng từ nhà khai thác mạng thông qua các giao diện dịch vụ. Các giao
diện dịch vụ được phân thành 4 loại: giao diện dịch vụ thoại, giao diện dịch vụ
số liệu, giao diện dịch vụ tính cước và giao diện dịch vụ chỉ dẫn.
Trần Ngọc Duy – D2001VT
Trang 16

Trích đoạn 2.3.3Giải phỏp kết hợp mạng ATM/IP với mạng hiện tai của Nortel
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status