Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát hành sách tại Tổng công ty sách Việt Nam - Pdf 17

Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế khu vực và thế giới, nước ta
đang trên đà đổi mới, những năm qua Đảng và Nhà nước ta chủ trương đa
dạng hoá các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường nhằm bắt kịp
xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. Trong điều kiện đó các doanh
nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi để phát triển, khẳng định vị trí của mình trên
thị trường, đóng góp vào nền kinh tế đất nước.
Tổng công ty sách Việt Nam với vai trò là một Tổng công ty Nhà
nước hoạt động trong một lĩnh vực đặc thù - kinh doanh sách, đã đóng góp
rất lớn vào công cuộc xây dựng đất nước. Với chức năng chủ yếu là phát
hành sách, Tổng công ty sách Việt Nam luôn hoàn thành nhiệm vụ về kinh
tế cũng như nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước giao cho. Góp phần
truyền bá tư tưởng, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đồng thời
phổ biến các kiến thức, tinh hoa văn hoá nhân loại đến với mọi người dân.
Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh hiện nay
thì để giúp cho Tổng công ty hoạt động một cách hiệu quả là không đơn
giản. Hiệu quả hoạt động của Tổng công ty không chỉ mang ý nghĩa kinh tế
mà còn phục vụ nhiệm vụ chính trị, vì thế nâng cao hiệu quả kinh doanh
không chỉ là mục tiêu của Tổng công ty mà còn là mong muốn của Đảng,
Nhà nước và các cơ quan ban ngành có liên quan.
Trong thời gian thực tập tại Tổng công ty sách Việt Nam, với mong
muốn nghiên cứu, tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công
ty từ đó tích luỹ những kinh nghiệm, mở rộng thêm tầm hiểu biết. Với ý
nghĩa có thể kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để có thể mạnh dạn đưa ra
một số ý kiến nhỏ bé của mình cho hoạt động kinh doanh phát hành sách
của Tổng công ty. Nhận thức được vai trò của Tổng công ty trong nền kinh
tế và đời sống xã hội, căn cứ vào thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của
Tổng công ty em đã chọn đề tài: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu
1
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp

thắng lợi của một dân tộc kiên cường chống chủ nghĩa thực dân đưa đất
nước ta đến độc lập, hoà bình. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số
122/sl thành lập nhà in Quốc gia ( là tiền thân của Tổng công ty sách Việt
Nam) với hai chức năng chủ yếu là in và phát hành sách.
Lịch sử ngành phát hành sách là sự tiếp nối công tác phát hành sách
báo cách mạng của nhiều năm trước qua các thời kì với tên gọi là nhà phát
hành báo chí.
- Thời kỳ phục vụ cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống thực dân
Pháp giải phóng miền Bắc nước ta ( 1955-1975) .
- Thời kỳ phục vụ sự nghiệp bảo vệ, xây dựng đất nước và công cuộc
đổi mới ( 1976-1986).
- Thời kỳ phục vụ sụ nghiệp đổi mới nền kinh tề, chuyển đổi cơ cấu
kinh tế từ bao cấp sang cơ chế thị trường của Đảng và Nhà nước ta theo
định hướng XHCN và thực hiện nhiệm vụ Công nghiệp hóa _ Hiện đại hoá
nền kinh tế ( 1986 - đến nay) công tác phát hành sách trong mọi thời kỳ là
công tác cách mạng với phương châm hoạt động “ 4 đúng”: Đúng nhiệm
vụ, đúng yêu cầu, đúng đối tượng, đúng thời gian, luôn luôn thích ứng
trong mọi thời kỳ với phương thức hoạt động của công tác phát hành sách
là phục vụ nhiệm vụ xã hội “sách đi tìm người”, “đọc sách và làm theo
sách”. Xây dựng các thư viện, các tủ sách ở các cơ quan, trường học, gia
đình, đó là phương hướng vươn tới của những người làm công tác phát
3
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
hành sách, bởi sách là một sản phẩm đặc biệt, nó đem lại tri thức cho con
người. Sách không những là công cụ để hiểu biết mà còn là công cụ để đấu
tranh của con người trong xã hội phát triển.
Công tác phát hành sách là cầu nối giữa sách và người, người làm
công tác phát hành sách phải có nhiệm vụ cung cấp cho người đọc những
sản phẩm tinh thần lành mạnh thông qua các công tác tuyên truyền, giới
thiệu sách, câu lạc bộ… thực hiện tốt nhiệm vụ của công tác phát hành sách

trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin về việc đổi mới và củng cố Tổng công ty
trên cơ sở các doanh nghiệp nhà nước hiện có là Tổng công ty Phát hành
sách Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin, Nhà xuất bản Âm nhạc,
Công ty In Khoa học kỹ thuật với tên gọi là Tổng công ty sách Việt Nam;
với chức năng và nhiệm vụ về cơ bản là không thay đổi, phạm vi hoạt động
được mở rộng do việc tăng thêm về số lượng thành viên.
Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM BOOK CORPORATION
Tên viết tắt: SAVINA
Trụ sở chính tại: 44 Tràng Tiền - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội
Văn phòng đại diện tại TP.HCM, TP. Đà Nẵng
Các đơn vị thành viên của Tổng công ty:
Doanh nghiệp hạch toán độc lập ( 15 doanh nghiệp_sơ đồ dưới )
Đơn vị hạch toán nội bộ:
- Trung tâm hỗ trợ phát triển Xuất bản –In –Phát hành sách;
- Trung tâm Sách 44 Tràng Tiền, Hà Nội;
- Trung tâm Sách 22B Hai Bà Trưng, Hà Nội

Bảng số 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Tổng công ty sách Việt Nam
5
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp

1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ
Tổng công ty sách Việt Nam là tổng công ty duy nhất của Bộ văn
hóa thông tin được thành lập theo mô hình Tổng công ty Nhà nước
(QĐ/90) , là đơn vị Nhà nước có quy mô lớn. Bao gồm các đơn vị thành
viên gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, đào tạo và
nghiên cứu…do Nhà nước thành lập nhằm tăng cường tập trung, phân công
6
Hội đồng quản trị
Công ty

Công ty
xnk văn
hóa phẩm
Công ty
khách sạn
và dịch vụ
văn hoá
Công ty
PHS Đà
Nẵng
Tổng công ty sách Việt Nam
Nhà
xuất bản
văn hoá
thông
tin
Công ty
in
KHKT
Nhà
xuất bản
âm nhạc
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
chuyên môn hoá và hợp tác hoá sản xuất để phục vụ nhiệm vụ, yêu cầu do
Nhà nước giao và nhu cầu thị trường:
Xuất bản các loại sách, tạp chí và văn hoá phẩm trên các loại chất liệu,
công nghệ theo quy định của Luật Xuất bản, Luật Báo chí và các văn bản
pháp luật có liên quan;
Sản xuất bản gốc, in nhân bản và kinh doanh các sản phẩm băng âm
thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình và thực hiện các dịch vụ về công

Đề xuất và kiến nghị với các cơ quan chức năng của Bộ Văn hoá -
Thông tin xây dựng cơ chế, chính sách quản lý sản xuất kinh doanh xuất
bản, in và phát hành.
1.1.3 Những thành tựu đã đạt được
1.1.3.1 Lĩnh vực xuất bản
Sau nhiều năm đổi mới Việt Nam đã có nền xuất bản độc lập tự
chủ, dần ổn định và từng bước phát triển, ngành luôn giữ được nhịp độ phát
triển qua từng năm trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực gặp rất nhiều
khó khăn, suy thoái. Kết quả đó có sự đóng góp to lớn của tập thể cán bộ,
công nhân viên Nhà xuất bản nói riêng và của Tổng công ty nói chung.
1.1.3.2 Lĩnh vực in
Những năm vừa qua ngành in Việt Nam đã có bước phát triển toàn
diện, nhanh chóng, năng lực đáp ứng nhu cầu xuất bản sách với chất lượng
và số lượng cao. Hiện nay ngành in đã sử dụng khoảng 65% -75% công
suất, trong đó sử dụng in sách báo chiếm 30% - 35% toàn ngành . Vì vậy
trong vài năm tới ngành in có thể hoàn toàn có đủ khả năng để đảm bảo
mục tiêu đã đề ra.
8
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
1.1.3.3 Lĩnh vực phát hành
Trong những năm đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường, hoạt động
phát hành sách cũng gặp rất nhiều khó khăn, nhiều đơn vị hoạt động
yếu kém, địa bàn thu hẹp, quy mô bị co lại dần và có nhiều đơn vị làm
ăn thua lỗ, không đủ sức để đảm đương nhiệm vụ buộc phải sát nhập,
giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự chênh lệch
quá cao trong đời sống kinh tế, nhu cầu hưởng thụ văn hóa giữa các
vùng, miền, các địa phương, trình độ dân trí ở các vùng sâu, vùng xa
còn thấp, sức mua rất hạn hẹp nên đã ảnh hưởng rất lớn đến khả năng
phát hành sách. Nhưng trong những năm gần đây do nước ta có nhịp
độ phát triển kinh tế khá cao, đời sống nhân dân đã từng bước được

cấp mạng lưới trường học trong cả nước.
Thị trường sách là thị trường thứ phát, sự phát triển của thị trường
này phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của ngành giáo dục, của nền kinh
tế và của trình độ dân trí. Chỉ khi nào mạng lưới giáo dục phổ cập và trình
độ dân trí được nâng cao thì thị trường sách mới phát triển cao được.
Đối tượng tiêu dùng của sản phẩm gồm:
Các trường học: Trường học là nơi đón nhận tri thức của nhân loại
và là nơi diễn ra các hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh. Mà
hoạt động này muốn thực hiện được thì phải qua một phương tiện trung
gian đó là sách. Vì vậy các trường học phải mua sách để phục vụ cho việc
dạy và học.
Các tổ chức kinh tế xã hội: Các tổ chức này cần phải có sách để
nghiên cứu, tra khảo…để qua đó tìm ra các quy luật, nắm bắt được các sự
kiện, mở mang kiến thức, tiếp thu những tinh hoa văn hoá của thế giới để
phục vụ cho công việc và nhu cầu giải trí của mình.
Các thư viện: Thư viện là nơi mà người ta đến để học, đọc sách để
tìm ra các kiến thức bổ ích từ sách nhằm phục vụ cho nhiều mục đích khác
nhau của con người. Vì vậy mà nhu cầu sách của các thư viện là rất lớn.
10
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
Các hộ gia đình: Họ cần phải mua sách phục vụ cho các nhu cầu
học hành, giải tri của các thành viên trong gia đình.
Các nhà thầu: Để phục vụ cho các nhu cầu của các trung tâm
nghiên cứu, các thư viện của các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học
chuyên nghiệp và các Trường phổ thông trung học khắp nới trên cả nước.
Như vậy thị trường các sản phẩm sách trong nước có một số đặc
điểm sau:
+Quy mô của thị trường sách là rất rộng lớn và là thị trường đang
tăng trưởng mạnh,với dân số hơn 80 triệu người.Nước ta có khoảng 13
triệu hộ gia đình,với hệ thống các cơ quan,xí nghiệp,trường học,các doanh

khác. Đối tượng tiêu dùng chủ yếu ở thị trường này là những người Việt
kiều sinh sống lâu năm và các lưu học sinh du học ở các nước này.
1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty sách Việt
Nam trong những năm qua
1.3.1 Tình hình tiêu thụ sách và văn hóa phẩm
Bảng số 2: Tình hình tiêu thụ sách và văn hoá phẩm của
Tổng công ty sách Việt Nam giai đoạn 2001 – 2003
Đơn vị: Triệu đồng
ST CÁ
C CHỈ TIÊU
Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
Tiền
Tỷ
trọng Tiền
Tỷ
trọng Tiền
Tỷ
trọng
1 Sách 77.242,8 74,9 78.711,7 72,2 95.214,8 73,5
2 Văn hóa phẩm 25.885,2 25,1 30.307,3 27,8 34329,2 26,5
3 Tổng doanh thu 103.128 100 109.019 100 129.544 100
( Nguồn:Tài liệu nghiệp vụ _ Phòng kinh doanh sách )
Qua bảng trên cho ta thấy mức tiêu thụ sách và văn hóa phẩm của
Tổng công ty sách Việt Nam năm 2002 tăng hơn so với năm 2001 là 5,71%
với mức tăng tuyệt đối là 5.891 triệu đồng, năm 2003 so với năm 2002 tăng
18,83% với mức tăng tuyệt đối 20.525 triệu đồng. Con số này cho ta thấy
trong giai đoạn 2001-2003 vừa qua, tốc độ tăng trưởng của Tổng công ty là
12
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
rất đáng kể. Đây là một kết quả rất khả quan, nó chứng tỏ rằng Tổng công

Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
Qua bảng số liệu trên đây cho thấy, Tổng công ty đã đạt hiệu quả
Kinh doanh năm sau cao hơn năm trước. Mặc dù trong năm 2002 lợi nhuận
của Tổng công ty có giảm so với năm 2001 (giảm 24,8% với giá trị tuyệt
đối giảm 199,92 triệu đồng), nhưng sang năm 2003 lợi nhuận của Tổng
công ty lại tăng mạnh (43,2% tương đương 260,42 triệu đồng) so với năm
2002 và cũng tăng hơn so với năm 2001(7.54% tương đương 60,5 triệu
đồng).
Tổng doanh thu tăng liên tục 5,7% năm 2002 và 18,83% năm
2003. Tuy nhiên cùng đó thì chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh
nghiệp cũng tăng lên tương ứng 3,1% năm 2002 và 19,5% năm 2003. Điều
đó là không tốt vì nó có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận cũng như hiệu quả
kinh doanh của Tổng công ty. Các khoản thuế mà Tổng công ty phải đóng
góp ngày càng tăng không những thể hiện hiệu quả kinh doanh của Tổng
công ty mà còn đóng góp lớn vào ngân sách Nhà nước.
Tuy vậy, Tổng công ty cần có các biện pháp hữu hiệu để giảm các
khoản chi phí, điều chỉnh giá cả nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh,
nâng cao hiệu quả kinh doanh cho toàn Tổng công ty trong thời gian tới.
Như vậy trong 3 năm ( 2001-2003 ) kết quả sản xuất kinh doanh
của Tổng công ty tăng liên tục, tổng doanh thu và lợi nhuận cũng tăng đáng
kể. Để giữ vững được tốc độ phát triển như hiện nay, Tổng công ty cần
phải có kế hoạch, chính sách hợp lý trước sự biến động của môi trường
kinh doanh và trước sức ép cạnh tranh của nền kinh tế. Phải tìm ra những
cái đã đạt được và những cái chưa đạt được để có biện pháp phát huy cũng
như hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh hơn nữa.
1.4 Hoạt động quản trị của Tổng công ty sách Việt Nam
1.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy Tổng công ty
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay có rất nhiều mô hình tổ chức
bộ máy quản lý mà các doanh nghiệp có thể áp dụng, tuỳ theo loại hình,
hình thức kinh doanh mà hình thành nên cơ cấu tổ chức của các công ty là

cung cấp sách và văn hoá phẩm cho các đơn vị trực tiếp kinh doanh trong
15
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
toàn Tổng công ty, và mọi đối tượng trong và ngoài nước có nhu cầu mua
bán với Tổng công ty theo phương thức bán buôn.
+ Liên kết sách
+ Mua đứt sách và văn hóa phẩm
+ Ký gửi
Hoạt động kinh doanh của Tổng công ty đã được khẳng định bằng
những kết quả mà Tổng công ty đã đạt được trong thời gian qua, tuy nhiên
cũng có thể nhận thấy một số khiếm khuyết mà nếu khắc phục được thì có
thể đạt được những thành tựu to lớn hơn nữa:
Mua đứt sách là phương thức hoạt động có hiệu cao, tuy nhiên lại có
nhiều thủ tục rườm rà, từ khâu ký kết hợp đồng, nhận hàng cho đến khâu
giao hàng.
Phương thức ký gửi không tạo được sự tin tưởng lẫn nhau giữa Tổng
công ty với khách hàng, chỉ mang tính chất vụ việc nên không thể là biện
pháp trong chiến lược phát triển dài hạn của Tổng công ty.
Liên kết xuất bản nếu có thể bỏ qua một số thủ tục sẽ trở thành
phương thức có hiệu quả nhất. Nhà xuất bản chịu trách nhiệm nội dung,
công tác xuất bản còn Tổng công ty có thể phát huy hết hiệu quả của mạng
lưới kinh doanh rộng lớn của mình.
1.4.1.5 Phòng xuất nhập khẩu
Có chức năng thực hiện các hoạt động kinh doanh trong quan hệ
hợp tác với đối tác nước ngoài, xuất khẩu các ấn phẩm trong nước ra thị
trường quốc tế, đồng thời nhập các sản phẩm từ nước ngoài theo nhu cầu
khách hàng trong nước; liên kết với các công ty, nhà xuất bản nước ngoài
nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.4.1.6 Phòng kho vận
Có nhiệm vụ tổ chức tiếp nhận sách liên kết, xuất bản phẩm, văn

trong ca nào nhóm hàng nào thì ca đó phải chịu trách nhiệm.
17
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
1.4.1.8 Phòng bảo vệ
Có trách nhiệm theo dõi sát từng ca, phát hiện những hiện tượng có
nghi vấn gian lận, có nhiệm vụ báo cho bộ phận có liên quan để ngăn chặn.
Nghiêm cấm bảo vệ và nhân viên bán hàng thông đồng đưa hàng
hoá ra ngoài hoặc đưa hàng hoá từ ngoài vào trung tâm.
Bảo vệ kho phải theo dõi xe chở hàng vào, hàng ra, ghi biển số xe
đơn vị nhận hàng, ngày giờ nhận hàng.
1.4.1.9 Xưởng in Tổng công ty
Tất cả các hợp đồng mua bán, in ấn đều thông qua Tổng công ty
và được Tổng giám đốc ký duyệt. Các hoạt động phải được thực hiện hạch
toán tại phòng tài vụ Tổng công ty, cụ thể:
+ Mua nguyên liệu phải làm thủ tục nhập xuất
+Tính toán giá thành cho từng hợp đồng, các chi phí phải được
Tổng giám đốc duyệt chi và chi tại phòng tài vụ.
+Quyết toán cho từng hợp đồng do phòng tài vụ tính.
+Kỹ thuật và chất lượng in phải đảm bảo.
+Không được tự tiện in ấn những sản phẩm ngoài hợp đồng, sản
phẩm có nội dung xấu mà Nhà nước nghiêm cấm, hợp đồng phải được
Tổng giám đốc ký duyệt.
Các sản phẩm in xong phải làm thủ tục nhập kho, khi nào khách
hàng đến lấy kế toán phải làm phiếu xuất kho.
1.4.2 Công tác xây dựng, thực hiện chiến lược và kế hoạch kinh doanh
Tổng giám đốc chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng
năm cho Tổng công ty; phương án huy động vốn, dự án đầu tư, phương án
liên doanh, phối hợp kinh doanh giữa các đơn vị thành viên hoặc với các
công ty khác sau đó trình Hội đồng quản trị phê chuẩn. Chiến lược kinh
doanh sau khi được Hội đồng quản trị thông qua sẽ được chuyển đến các

độ ĐH-CĐ; đây là một tỷ lệ tương đối cao so với các doanh nghiệp cùng
ngành cũng như khác ngành.
19
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
Nhờ có những chính sách hợp lý trong quá trình phát triển của Tổng
công ty mà trong những năm qua Tổng công ty đã không ngừng lớn mạnh,
đạt được nhiều thành tựu về kinh tế và xã hội, trong đó đáng kể nhất phải
nói đến hoạt động của Tổng công ty đã mang lại công ăn việc làm cho rất
nhiều người lao động, thu nhập của người lao động trong Tổng công ty
ngày càng tăng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân,
thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh.
Bảng số 5: Thu nhập bình quân toàn
Tổng công ty sách Việt Nam
Đơn vị : 1.000đ
Năm 2000 2001 2002 2003 2004
Thu nhập bình
quân
855 960 1056 1213 1407
( Nguồn: Tạp chí Tổng công ty sách Việt Nam đổi mới và phát triển )
Thu nhập bình quân toàn Tổng công ty tăng hàng năm với tốc độ
tăng trên 10%; năm 2000, thu nhập bình quân của người lao động trong
Tổng công ty là 855 nghìn đồng, năm 2001 và các năm tiếp sau đó (2002,
2003) lần lượt là 960 nghìn đồng, 1.056 nghìn đồng và 1.213 nghìn đồng.
Năm 2004, thu nhập bình quân của người lao động toàn Tổng công ty đã
đạt được là 1.407 nghìn đồng, tăng 64,56 % so với năm 2000 ( tương
đương với 552 nghìn đồng ) và tăng so với năm 2003 là 15,99% ( tương
đương với 194 nghìn đồng ).
1.4.4 Hoạt động Marketing và tiêu thụ sản phẩm
Hoạt động Marketing của Tổng công ty hiện nay hầu như không
đáng kể, thường do một bộ phận nhỏ trong Tổng công ty thực hiện. Công

Qua bảng trên cho ta thấy vốn kinh doanh của Tổng công ty sách
Việt Nam có xu hướng tăng lên, vốn chủ sở hữu tăng lên hàng năm trong
khi đó nợ lại khá ổn đinh, có xu hướng giảm trong năm 2003 và có thể tiếp
tục giảm trong thời gian tới. Điều này cho thấy tình hình tài chính của Tổng
công ty tương đối tốt. Vốn cố định và vốn lưu động có xu hướng tăng lên
21
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
do doanh thu của Tổng công ty trong mấy năm gần đây liên tục tăng làm
cho nhu cầu dự trữ các loại tài sản lưu động: vật tư các sản phẩm sách, văn
phòng phẩm, văn hóa phẩm không ngừng tăng lên. Hơn thế nữa, do tình
hình cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt hơn. Từ đó Tổng
công ty đã phải đưa ra một số chính sách kinh doanh thông thoáng hơn như
chính sách bán chịu. Từ hai nguyên nhân đó đã làm cho vốn lưu động của
Tổng công ty tăng lên.
1.4.5.2 Tài sản cố định
Tài sản cố định của Tổng công ty bao gồm có quyền sử dụng đất,
hệ thống nhà xưởng, máy móc thiết bị, nhà kho, các cửa hàng bán lẻ, trung
tâm sách tự chọn. Tài sản cố định là trụ sở làm việc mà trực tiếp nhất là các
kho, các cửa hàng bán lẻ, các trung tâm sách tự chọn, các xưởng in có ảnh
hưởng trực tiếp đến khâu dự trữ hàng hóa, chất lượng sản phẩm, doanh thu
bán hàng và khả năng cạnh tranh của Tổng công ty.
Về mặt bằng sản xuất kinh doanh Tổng công ty đã được Nhà nước
cấp cho quyền sử dụng 1000 m2 ở trung tâm quận Hoàn Kiếm (44 Tràng
Tiền) và 2500 m2 ở 22B Hai Bà Trưng và một số các cửa hàng bán lẻ, các
trụ sở của các công ty thành viên ở trong thành phố Hà Nội và ở trung tâm
các tỉnh thành phố lớn nơi có các công ty phát hành sách thành viên. Đây là
một lợi thế rất lớn cho Tổng công ty trong giao dịch thương mại và tạo điều
kiện cho Tổng công ty mở rộng sang các lĩnh vực khác như cho thuê văn
phòng góp phần đáng kể vào kết quả chung của toàn Tổng công ty.
Trên đây là một số nét tổng quan về Tổng công ty sách Việt Nam:

+ Nhằm phục vụ nhu cầu văn hoá giải trí của mọi tầng lớp trong xã
hội, quy mô của thị trường sách là rất rộng lớn và đang ngày càng tăng
trưởng mạnh mẽ hơn. Dân số nước ta có khoảng hơn 80 triệu người với
khoảng 13 triệu hộ gia đình, cùng với sự phát triển mạnh của nền kinh tế là
sự gia tăng liên tục thu nhập của người lao động, nhu cầu ăn, mặc không
còn là nỗi lo thường trực như trước kia, mà hiện nay, nhu cầu hưởng thụ đã
được nâng lên tầng cao mới nhất là nhu cầu về học tập, tìm hiểu; với hệ
thống các cơ quan, xí nghiệp, trường học, các doanh nghiệp, các tổ chức
kinh tế xã hội và một hệ thống thư viện trên cùng rộng lớn cho sản phẩm.
Thị trường sách đang ngày càng mở rộng đến mọi đối tượng người đọc
trong xã hội. Từ cán bộ trí thức, người công nhân, nông dân đến các bạn
học sinh sinh viên và với mọi lứa tuổi từ các cụ già, những người lứa tuổi
trung niên cho đến các em thiếu niên nhi đồng.
Không chỉ là thị trường sản phẩm phục vụ nhu cầu học tập, hiểu biết
thị trường sách còn là thị trường của các sản phẩm là công cụ phục vụ cho
hoạt động của Đảng, Chính phủ, và các cơ quan nhà nước. Đó là các sản
24
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
phẩm phục vụ công tác giáo dục tư tưởng, truyền bá các chủ trương, đường
lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Như vậy, xét cả về quy mô và cơ cấu, chúng ta có thể thấy được tiềm
năng phát triển rất lớn cho ngành phát hành sách trong tương lai.
+ Cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh của rất nhiều hàng hoá khác
trên thị trường, tốc độ tăng của thị trường sách diễn ra khá nhanh và mạnh
mẽ, tạo ra một thị trường hấp dẫn thu hút nhiều công ty tham gia. Điều đó
đã dẫn đến một hậu quả tất yếu đó là mức độ cạnh tranh của thị trường
ngày càng gay gắt, quyết liệt. Một sản phẩm sách muốn đưa ra đời thì cần
phải có một khoảng thời gian nhất định và phải trải qua các khâu nhu sáng
tác, kiểm duyệt, in ấn, sau đó mới đem ra phát hành. Công tác xuất bản
cũng chỉ được giao cho một hoặc một số nhà xuất bản cho nên mức độ


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status