báo cáo thực tế công tác xã hội cá nhân - Pdf 18

ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI
----------
BÁO CÁO
THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
CÁ NHÂN
Họ tên sinh viên: Nguyễn Thị Như Quỳnh
Lớp: Đ5CT1 (nhóm 4)
Mã sinh viên: 11051170
Địa điểm: thôn Cát Động – thị trấn Kim Bài – Thanh Oai – HN
Giảng viên hướng dẫn: Ths.Nguyễn Thị Thanh Hương
CN.Nguyễn Tuấn Long
CN.Vũ Xuân Dũng
Báo cáo thực hành Công tác xã hội cá nhân và gia đình
Hà Nội, tháng 9 năm 2011
LỜI NÓI ĐẦU
Công tác xã hội là một ngành, nghề mới tại Việt Nam. Do vậy, nhận thức của
mọi người về Công tác xã hội vẫn còn rất nhiều hạn chế. Thứ nhất, nhiều người
đồng nhất và nhầm lẫn công tác xã hội với làm từ thiện, ban ơn, ban phát hoặc
nhầm lẫn công tác xã hội với các hoạt động xã hội của các tổ chức, đoàn thể...
Thứ hai, vai trò, vị thế cũng như tính chất chuyên nghiệp của công tác xã hội ở
Việt Nam chưa được khẳng định. Do vậy, để phát triển công tác xã hội ở Việt
Nam cần có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, có sự liên kết giữa các cơ sở
đào tạo và cơ sở thực hành công tác xã hội chuyên nghiệp. Bởi vì, công tác xã
hội là một hệ thống liên kết các giá trị, lý thuyết và thực hành. Công tác xã hội là
trung tâm, tổng hợp, kết nối và trực tiếp tham gia vào đảm bảo an sinh xã hội.
Giá trị của công tác xã hội dựa trên cơ sở tôn trọng quyền lợi, sự bình đẳng,
giá trị của mỗi cá nhân, nhóm và cộng đồng. Giá trị được thể hiện trong các
nguyên tắc hoạt động cũng như các quy điều đạo đức của công tác xã hội.
Thực hành công tác xã hội nhằm đến các đối tượng yếu thế trong xã hội.
Nhân viên công tác xã hội sử dụng các kỹ năng, kỹ thuật và hoạt động đa dạng

đi lại, trao đổi, buôn bán hàng hóa.
Về địa giới, phía Đông thôn giáp xã Tam Hưng, phía Tây giáp xã Kim An,
phía Nam giáp xã Đỗ Động và xã Kim Thư, phía bắc giáp xã Thanh Mai. Thôn
Cát Động có diện tích gần 2 km
2
với 2/3 là đất làm nông nghiệp, còn 1/3 là đất
dân cư ở.
Thôn Cát Động có 4 cụm dân cư (tương ứng với 4 đội sản xuất) với 531 hộ
dân, có 2437 nhân khẩu. Người dân trong thôn đều được hưởng đầy đủ các điều
kiện thiết yếu như điện thắp sáng, nước sạch dùng trong sinh hoạt hàng ngày.
Người dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề nông truyền thống. Nhờ bồi đắp màu
mỡ từ sông Đáy nên công việc trồng trọt của người dân cũng khá thuận lợi nên
kinh tế dù không nhiều nhưng cũng ổn định, đời sống không gặp quá nhiều khó
khăn.
Thôn Cát Động 14 năm nay đều đạt danh hiệu Thôn văn hóa với nhiều hoạt
động văn hóa xã hội sôi động rất được sự quan tâm hưởng ứng của toàn bộ người
dân. Tại thôn cũng có nhiều Hội, Câu lạc bộ hoạt động hiệu quả như Hội phụ nữ,
Hội Nông dân, Hội người cao tuổi, Câu lạc bộ Phòng chống bạo lực gia đình,
Câu lạc bộ Văn hóa văn nghệ,...
Những năm gần đây, khi được sát nhập vào Hà Nội, huyện Thanh Oai nói
chung và thôn Cát Động nói riêng đã nhận được sự quan tâm, đầu tư của nhà
Nguyễn Thị Như Quỳnh (Nhóm 4 – Đ5CT1)
MSV: 11051170
4
Báo cáo thực hành Công tác xã hội cá nhân và gia đình
nước về mọi mặt. Chính vì vậy mà thôn Cát Động ngày càng phát triển hơn nữa.
Cùng với những truyền thống tốt đẹp từ ngàn xưa, người dân xóm Bến vẫn tiếp
tục thi đua để xây dựng một cuộc sống giàu đẹp, góp phần vào sự phát triển
không ngừng của đất nước, cùng đất nước tiến lên trên con đường hội nhập quốc
tế.

chị cả trong một gia đình có 3 người con. Mẹ Thanh mất khi em mới được 15
tuổi. Do gia đình khó khăn, em đã ngừng học khi hết cấp 2 để ở nhà cùng phụ
giúp việc làm ruộng với bố. Bố Thanh là một người cha thương con nhưng rất
gia trưởng và cục cằn, vì cuộc sống khó khăn và có nhiều áp lực nên bố em cũng
hay uống rượu.
Năm 16 tuổi, em đã có thai với bạn trai. Vì sợ những tai tiếng với xóm làng
nên em đã phải kết hôn khi còn rất trẻ. Gia đình nhà chồng Thanh là một gia
đình rất khắt khe và nghiêm khắc. Họ có 3 người con trai và chồng Thanh là con
trai cả.
Vì còn rất trẻ mà sớm phải kết hôn, làm mẹ và lo toan cho gia đình, và cũng
không có được sự chỉ bảo, quan tâm từ một người mẹ nên cuộc sống của em gặp
rất nhiều khó khăn. Mối quan hệ vợ - chồng, nàng dâu - gia đình nhà chồng và cả
những trách nhiệm mới không hề đơn giản khiến em gặp phải rất nhiều căng
thẳng và khủng hoảng trong cuộc sống hàng ngày.
3. Vấn đề thân chủ đang gặp phải
3.1 Thu thập và phân tích thông tin
Phúc trình các buổi (dưới dạng nhật ký)
Đợt thực hành này ngoài môn thực hành công tác xã hội nhóm và phát triển
cộng đồng, nhóm còn một môn rất quan trọng là thực hành công tác xã hội cá
nhân. Theo kế hoạch ban đầu, nhóm dự định sẽ tiến hành thành lập nhóm để sinh
hoạt nhóm trước rồi mới tìm trong nhóm đó những cá nhân mà mình quan tâm
để làm công tác xã hội cá nhân. Tuy nhiên, do việc thành lập nhóm chưa thể tiến
Nguyễn Thị Như Quỳnh (Nhóm 4 – Đ5CT1)
MSV: 11051170
6
Báo cáo thực hành Công tác xã hội cá nhân và gia đình
hành ngay, nhóm chúng tôi đã quyết định các thành viên sẽ tự tìm kiếm ca để
thực hành công tác xã hội cá nhân cho mình. Dù có ấn tượng với Thanh nhưng
để tiếp cận và trò chuyện với Thanh là một việc không hề đơn giản, vì vậy tôi đã
quyết định thường xuyên đến nhà Thanh thăm hỏi để có cơ hội tiếp xúc với em.

cháu thì là nhất rồi đấy", "Chị thấy thôn mình có nhiều hoạt động xã hội như văn
nghệ, các câu lạc bộ hay thật đấy, em có hay tham gia không ?",... Nói chuyện
cùng nhau nhưng thực ra phần lớn đều là tôi nói, em chỉ ậm ừ trả lời một cách rất
e dè. Thanh bế bé Lan nhưng rất vụng về nên đã làm con khóc, có thể vì vừa nấu
ăn vừa trông con nên làm em lúng túng, nhưng nhìn ánh mắt trìu mến em nhìn
con, tôi biết em yêu con mình vô cùng, chỉ cần tình yêu đó tôi nghĩ em đủ khả
năng làm một người mẹ thực sự, khác với tuổi 17 trẻ con như những người bạn
đồng trang lứa. Dù vậy khi hỏi chuyện về gia đình, em có vẻ rất rụt rè, e ngại
nhưng tôi hiểu điều đó cũng là đương nhiên nên tôi sẽ cố gắng ở những lần sau.
Đang nói chuyện thì mẹ em về, và tôi nghĩ cũng đã muộn rồi nên tôi đã về. Tôi
chào mẹ và em, hẹn sẽ gặp lại lần sau. Em chào tôi nhưng không quay lại nhìn
ra, còn mẹ em thì vẫn giữ thái độ lãnh đạm ấy.
Thanh là một cô gái đã đủ trưởng thành, em ít nói và khá kín đáo. Tôi nghĩ
rằng nếu mình dùng sự chân thành để làm bạn với một ai đó thì nhất định sẽ
thành công ! Vì vậy, tôi đã tự hứa với bản thân là nhất định không được bỏ cuộc,
nhất định phải thân thiết hơn được với Thanh, phải giúp được gì đó cho em.
Buổi 2
Thời gian: 15h Chủ nhật ngày 21/08/2011
Địa điểm: Nhà Thanh
Mục địch: Tiếp cận, làm quen với thân chủ
Hôm nay tôi được phân công đi khảo sát cộng đồng, thu thập ý kiến của
người dân, trong đó có Đội 1 nên tôi đã tới thăm Thanh. Lúc tôi đến thấy nhà
Nguyễn Thị Như Quỳnh (Nhóm 4 – Đ5CT1)
MSV: 11051170
8
Báo cáo thực hành Công tác xã hội cá nhân và gia đình
cửa im ắng, có vẻ như mọi người đều đi làm cả nên tôi chưa gọi ngay mà đứng
đợi một lúc. Sau đó khi tôi cứ thử gọi cửa, một lúc thì thấy em chạy ra mở cửa.
Thì ra em vừa cho bé Lan ngủ, đang nhặt đỗ ở sân sau nhà. Đỗ là một cây trồng
phổ biến ở đây nên đã số mọi gia đình có ruộng đều trồng đỗ. Chúng tôi vừa

thôn chủ yếu đi chợ tại đây. Qua cô Hà hàng xóm của em Thanh, tôi biết được
rằng em cũng hay đi chợ này vào buổi sáng sớm nên hôm nay tôi đã dậy sớm và
qua rủ em đi chợ cùng. Khi tôi sang nhà rủ em, tôi đã gặp chồng em. Đó là một
chàng trai trông cũng còn rất trẻ con, dáng người gầy cao và khá đen. Anh ta
nhìn thấy tôi nhưng không nói gì mà quay vào lấy xe máy và đi ra ngoài. Tôi
nghĩ có vẻ người này cũng sẽ khó tiếp cận. Lúc tôi rủ Thanh cùng đi chợ, em có
vẻ ngập ngừng e ngại nhưng tôi lấy cớ rằng chưa quen người và cách mua bán ở
đây nên nhờ em đi cùng giúp đỡ. Em ngập ngừng đống ý và chúng tôi cùng đi ra
chợ. Trên đường đi tôi đã hỏi về chồng Thanh. Tôi hỏi "Người vừa nãy là chồng
em phải không ? Nhìn trẻ thật ! Chồng em làm gì vậy ?". Thanh bảo "Vâng. Đó là
chồng em đấy. Chồng em đi làm sửa chữa xe máy ở ngoài thị trấn từ sáng đến tối
mới về". Qua lời Thanh tôi có thể thấy chồng em đi làm suốt cả ngày, thời gian
có ở nhà có vẻ ít, mọi công việc trong gia đình, việc chăm nuôi con Thanh đều
không nhận được sự giúp đỡ, chia sẻ từ chồng. "Chồng em đi làm cả ngày thế
chắc về sẽ nhớ con lắm Thanh nhỉ". Khi tôi hỏi vậy khiến em cúi mặt, im lặng và
có vẻ rất buồn. Em như muốn nói gì đó nhưng lại cứ ngập ngừng, tôi đã không
biết mình có nên hỏi tiếp hay không vì thực sự tôi hình như đã chạm vào nỗi đau
của em. Chúng tôi cứ thế im lặng đi. Khi đến chợ em đã giúp tôi mua đồ ăn, đồ
ăn ở đây rẻ hơn ở Hà Nội rất nhiều, để cho không khí được thoải mái, thân thiện,
tôi đã nói vui rằng “Cứ như thế này thì chắc chị ngày nào cũng sang đòi đi chợ
theo em mất!”. Tuy nhiên, dù vậy nhưng mọi người bán hàng ở chợ lại có thái độ
Nguyễn Thị Như Quỳnh (Nhóm 4 – Đ5CT1)
MSV: 11051170
10
Báo cáo thực hành Công tác xã hội cá nhân và gia đình
gì đó như không thân thiện, cởi mở với Thanh. Tôi không biết đó là do họ bận
rộn với công việc bán hàng hay còn vì lý do khác. Tôi đã nghĩ người cùng làng
phần lớn đều biết nhau hết nên sẽ có chào hỏi, hay hỏi thăm gì đó nhưng mọi
người ở đây lại khá lạnh nhạt. Điều này làm tôi tò mò một chút. Trên đuờng đi
chợ về, chúng tôi chỉ nói chuyện vu vơ về thời tiết, về nấu nướng, về mấy công

Từ khi mẹ mất, Thanh gặp những cú sốc lớn về mặt tinh thần. Mẹ là người
em rất thân thiết, luôn chia sẻ mọi chuyện cùng em nên khi mẹ không còn, em
trở nên khép kín hơn, ít chia sẻ với mọi người. Kinh tế gia đình gặp khó khăn, là
con cả trong nhà, em đã phải nghỉ học ở nhà để phụ giúp bố làm ruộng sau khi
học hết cấp II và để hai em được đi học. Bố em vốn thương con nhưng lại là một
người đàn ông lầm lì, ít nói và khá gia trưởng, cộng thêm sự ra đi của mẹ Thanh,
bố em càng trở nên cục cằn và hay uống rượu hơn trước. Cứ mỗi lần bố say,
Thanh và hai đứa em lại phải chịu những trận đòn và sự chửi mắng. Không có
được sự chỉ bảo, chia sẻ của người mẹ, thêm vào đó là những trận đòn, những
lần chửi mắng của người bố, cô bé Thanh 16 tuổi khi ấy có những thay đổi về
tâm sinh lý mà không được chia sẻ, giải đáp, em đã sớm có bạn trai và mang thai
ngoài ý muốn.
Bà ngoại Thanh cũng rất thương em, nhưng bà cũng đã già yếu, không thể
bảo ban em được mọi chuyện. Khi biết mình có thai, bà là người đầu tiên em
chia sẻ. Chuyện mang thai đó đã là một cú sốc lớn đối với cả gia đình Thanh. Để
tránh những dị nghị, tai tiếng với xóm làng, Thanh đã phải kết hôn sớm, ở tuổi
16 với cái thai 5 tháng tuổi.
Gia đình nhà chồng Thanh là một gia đình nông thôn truyền thống, cũng khá
là khắt khe và nghiêm khắc. Bố chồng em làm công nhân tại nhà máy gạch
Viglacera Từ Liêm. Mẹ chồng em làm ruộng. Họ có 2 người con trai và chồng
Thanh là con trai cả. Chồng Thanh hơn em 2 tuổi, cũng nghỉ học sớm ở nhà làm
thợ sửa xe máy ngoài thị trấn Kim Bài. Chồng đi làm cả ngày nên không chia sẻ
Nguyễn Thị Như Quỳnh (Nhóm 4 – Đ5CT1)
MSV: 11051170
12
Báo cáo thực hành Công tác xã hội cá nhân và gia đình
được với em những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày
Vì phải kết hôn khi còn rất trẻ và thiếu kinh nghiệm sống, làm mẹ và lo toan
cho cuộc sống gia đình nên em gặp rất nhiều khó khăn, bỡ ngỡ. Mối quan hệ vợ
- chồng, nàng dâu - gia đình nhà chồng và cả những trách nhiệm mới không hề

Thiếu sự quan
tâm, tôn trọng từ
chồng và gia
đình nhà chồng
Thiếu kinh
nghiệm sống
và kiến thức để
làm vợ và làm
mẹ
Không
có được
sự chỉ
bảo, chia
sẻ của
mẹ

thai
trước
hôn
nhân
Không

việc
làm
Nghỉ
học
sớm
Thiếu
sự chỉ
bảo

những áp lực. Gia đình nhà chồng, đặc biệt là mẹ chồng Thanh, thường không
vừa long với mọi điều Thanh làm. Với xã hội ở nông thôn, việc mang thai khi
còn trẻ khiến mọi người đều có cái nhìn thiếu thiện cảm về cô gái đó. Gia đình
chồng Thanh cũng không phải ngoại lệ, có thể do thành kiến và vẫn chưa hiểu
hết về Thanh (mới kết hôn được 10 tháng) nên gia đình còn có thái độ rất ghẻ
lạnh và coi thường em. Dù không có to tiếng nhưng chính cái sự im lặng, xa
cách mới làm em càng áp lực hơn rất nhiều. Ngoài ra, anh Sơn - chồng Thanh đi
làm cả ngày, và cũng còn trẻ khi mới 19 tuổi nên không chia se được những khó
khăn, áp lực với em. Và việc gia đình nhà chồng Thanh cũng không phải là một
gia đình khá giả, nay có thêm 2 thành viên mới trong gia đình, Thanh vẫn chưa
có việc làm khiến thu nhập gia đình trở nên khó khăn hơn trước. Điều đó cũng
làm gia đình chồng không vừa ý với Thanh.
Còn thiếu kinh nghiệm trong việc làm mẹ, làm vợ, làm con dâu khiến cuộc
sống của Thanh cũng gặp không ít những khó khăn. Việc chăm sóc con, nuôi dạy
con, cách cư xử, ứng xử với chồng và gia đình nhà chồng,… Thanh còn thiếu
Nguyễn Thị Như Quỳnh (Nhóm 4 – Đ5CT1)
MSV: 11051170
15
Báo cáo thực hành Công tác xã hội cá nhân và gia đình
sót, chưa lấy được sự yêu thương, quan tâm từ phía gia đình chồng. Chồng, gia
đình chồng và Thanh cũng chưa tìm được điểm chung, tìm được cách để hiểu và
chia sẻ với nhau.
Từ tâm lý mặc cảm, tự ti và có phần e sợ gia đình nhà chồng, Thanh thường
không chia sẻ những khó khăn, áp lực của mình với ai. Em tự chịu đựng và tự
tìm cách giải quyết. Điều đó càng làm những rắc rối, khó khăn em gặp phải trở
nên phức tạp, khó giải quyết và có thể còn gây nhiều tổn thương hơn. Do vậy
nếu Thanh vẫn không thể giải quyết, dù chỉ một phần những áp lực trong cuộc
sống thì em và gia đình mình sẽ khó có thể thân thiết và hiểu nhau được.
Sơ đồ phả hệ
Nguyễn Thị Như Quỳnh (Nhóm 4 – Đ5CT1)

thương con nhưng người cha của gia đình ấy lại càng trở nên ít nói, lầm lì và
nghiêm khắc hơn. Cũng vì thế mà Thanh và bố trở nên xa cách hơn. Sau khi mẹ
mất, người Thanh chia sẻ và thân thiết nhất chính là bà ngoại em. Quan hệ giữa
Thanh và bà ngoại là mối quan hệ hai chiều, thân thiết, gắn bó với nhau. Tuy
nhiên, em vẫn thiếu thốn một chỗ dựa vững trãi của người chồng, thiếu sự chăm
sóc và tình yêu thương của gia đình nhà chồng. Nhìn chung, Bích đang gặp rất
nhiều những khó khăn cả về mặt vật chất lẫn tinh thần.
Nguyễn Thị Như Quỳnh (Nhóm 4 – Đ5CT1)
MSV: 11051170
17
Kết hôn
Qua đời
Quan hệ thân thiết
Nam
Nữ
Quan hệ hai chiều
Quan hệ xa cách
Báo cáo thực hành Công tác xã hội cá nhân và gia đình
Biểu đồ sinh thái
Phân tích biểu đồ sinh thái:
Gia đình nhà chồng không chia sẻ, quan tâm tới Thanh nên mối quan hệ khá
căng thẳng và lạnh nhạt.
Mẹ mất sớm, kết hôn và có con sớm, bà ngoại là người duy nhất ở bên chia
sẻ, an ủi Thanh nên em rất thân thiết với bà ngoại và bà cũng rất thương em.
Bố Thanh cũng là người cha thương con, nhưng vì những cú sốc, những thay
đổi trong tính khí làm Thanh và bố trở nên ít chia sẻ với nhau, ít tâm sự nói
chuyện với nhau hơn. Dù không hẳn là xa cách nhưng mối quan hệ giữa Thanh
và bố lại lài ngại ngùng, e dè.
Thanh cũng rất thân thiết với hai em ruột là Tuấn và Thúy của mình, song do
Nguyễn Thị Như Quỳnh (Nhóm 4 – Đ5CT1)

Gia đình
chồng
Thanh
Bạn bè
(Mai)
Hàng xóm
Điểm
mạnh
- Hiền lành,
chăm chỉ,
chịu khó.
- Thương con
và muốn
chăm sóc
cho gia
đình.
- Thông
minh, học
hỏi khá
nhanh.
- Bà
ngoại
thương
Thanh
và luôn
cố chia
sẻ, chăm
sóc
Thanh.
- Bố và

với
hoàn
cảnh
của
Thanh.
- Cảm
thông,
thương
xót.
Nguyễn Thị Như Quỳnh (Nhóm 4 – Đ5CT1)
MSV: 11051170
19
Báo cáo thực hành Công tác xã hội cá nhân và gia đình
ngoan.
Hạn
chế
- Sống thu
mình, từ
chối mọi sự
giúp đỡ từ
bên ngoài.
- Luôn mặc
cảm, tự ti về
hoàn cảnh
của mình.
- Bỏ học từ
sớm
- Bố thì
lầm lì, ít
nói,

với em.
- Còn nhỏ
tuổi,
chưa
hiểu
nhiều về
tâm lý
tình cảm
của con
người.
- Một số
người
vẫn còn
thành
kiến, coi
thường
Thanh.
- Chưa có
hành
động
giúp đỡ
cụ thể
nào.
Xác định vấn đề ưu tiên
Từ sự phân tích vấn đề mà thân chủ đang gặp phải, qua việc sử dụng các
công cụ đánh giá vấn đề, nguồn lực đã cho thấy vấn vấn đề của em Thanh gặp
phải là em đã phải chịu những áp lực, căng thẳng về mặt tinh thần; thiếu kinh
nghiệm sống trong vai trò làm vợ, làm mẹ và làm con dâu; thiếu thốn tình cảm
Nguyễn Thị Như Quỳnh (Nhóm 4 – Đ5CT1)
MSV: 11051170

thân.
- Tham vấn cá
nhân.
- Gặp gỡ, trò
chuyện, an ủi
em.
- Cùng nấu ăn,
trông bé Lan với
Thanh.
- Sinh viên.
- Thân chủ.
Từ ngày
27/8/2011
Đến ngày
30/8/2011
và trong
suốt quá
trình trợ
giúp.
- Thanh
chia sẻ
cảm xúc
thật sự của
mình với
sinh viên.
- Có những
suy nghĩ
tích cực,
không còn
mặc cảm,

lực gia
đình,
HIV/A
IDS,…
- Nhờ sự giúp đỡ
của cô Mến – hội
trưởng Hội phụ nữ.
- Khích lệ Thanh
tham gia các hoạt
động do nhóm sinh
viên và các thanh
niên tổ chức.
-Sinh viên.
-Cô Mến.
-Thân chủ.
Từ ngày
1/9/2011
Đến ngày
3/9/2011
- Xoá bỏ
cảm giác
ngại tham
gia các
hoạt động
tập thể.
- Thấy vui
vẻ, thấy
mình
thuộc về
một nhóm

- Các thanh
niên trong
thôn.
Từ ngày
3/9/2011
Đến ngày
6/9/2011

- Bước đầu
có thêm
những bạn
mới trong
thôn.
- Củng cố
mối quan
hệ với
người dân
trong thôn.
4. Giúp
đỡ
Thanh
gần gũi
hơn
với gia
đình
mình.
- Sự giúp đỡ từ bố
mẹ chồng và
chồng Thanh
- Sự động viên

cách chăm sóc
trẻ nhỏ.
- Học nấu ăn,
chăm sóc gia
đình.
- Sinh viên
và một số
thành viên
trong
nhóm
- Thân chủ
Từ ngày
12/9/2011
đến ngày
15/9/2011
- Thanh sẽ
giỏi hơn
trong việc
chăm sóc
con, chăm
sóc gia
đình.
- Khéo léo
hơn trong
Nguyễn Thị Như Quỳnh (Nhóm 4 – Đ5CT1)
MSV: 11051170
23
Báo cáo thực hành Công tác xã hội cá nhân và gia đình
mối quan
hệ với mẹ

5.2. Mục tiêu 2: Giúp Thanh tham gia vào các hoạt động của của một số
Câu lạc bộ, Hội trong thôn như Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, CLB phòng
chống Bạo lực gia đình, HIV/AIDS,…
Do thân chủ không tham gia hoạt động tập thể nào, vì vậy em không có cơ
hội để tiếp xúc với mọi người. Mọi người cũng không có cơ hội để hiểu nhiều về
em. Cũng chính vì không tham gia các hoạt động tập thể nên thân chủ không có
môi trường để phát huy điểm mạnh của mình hay tham gia vào các hoạt động
nhóm.
Thực hiện:
- Nói chuyện với cô Mến - Hội trưởng Hội phụ nữ thôn, nhờ cô giúp đỡ
Thanh tham gia các hoạt động do thôn tổ chức trong dịp chào mừng, ngày thành
lập, lễ kỉ niệm,…
- Khuyến khích Thanh tham gia dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm mỗi tuần,
tạo điều kiện để em có thể tiếp xúc và trò chuyện nhiều hơn với tất cả mọi người
trong thôn.
- Tham vấn cho Thanh.
Lượng giá:
* Mặt được:
- Bước đầu thân chủ đã có sự hứng thú với hoạt động tập thể, đồng ý tham
gia khi có sự kêu gọi từ Cán bộ thôn.
- Thân chủ có những biểu hiện tâm lý tích cực , biểu hiện khác biệt rõ rệt so
với trước khi có sự can thiệp của sinh viên.
Nguyễn Thị Như Quỳnh (Nhóm 4 – Đ5CT1)
MSV: 11051170
25

Trích đoạn KHÓ KHĂN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Khó khăn.
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status