SKKN một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lý khối 9 theo hướng bền vững - Pdf 18

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG
HỌC SINH GIỎI
MÔN ĐỊA LÝ KHỐI 9
THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
A/- PHẦN MỞ ĐẦU:

I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI:

Trong những năm qua, chất lượng dạy và học của huyện An Phú nói chung và trường
trung học cơ sở Đa Phước nói riêng ngày càng được nâng cao. Các phong trào thi đua dạy tốt
– học tốt do ngành phát động được đông đảo cán bộ - giáo viên - công nhân viên và học sinh
nhiệt tình tham gia hưởng ứng và từng bước đạt được nhiều thành tích khá nổi bật như:
phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học, hội thi giáo viên dạy giỏi, hội
thi ca múa nhạ

và đặc biệt với những giáo viên đã và đang bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý có thể xem
đây là một tài li
ệu tham khảo, một kênh thông tin để làm phong phú thêm biện pháp bồi
dưỡng học sinh giỏi trên địa bàn An Giang nói chung và huyện An Phú nói riêng.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Đề tài tập trung phân tích các biện pháp đã thực hiện trong quá trình bồi dưỡng học sinh
giỏi môn Địa lý khối 9 cũng như chia sẻ với quý đồng nghiệp những kinh nghiệm đã tích lũy
được từ thực tế những năm qua.

IV. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU :

Từ thực tế của quá trình giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi
đạt hiệu quả bản thân đã
không ngừng rút kinh nghiệm, phân tích, so sánh các biện pháp đã tiến hành ở năm sau so
với những năm trước để có hướng điều chỉnh ở hiện tại sao cho phù hợp với thực tế. Trên cơ
sở tổng kết, rút kinh nghiệm riêng của bản thân đã từng bước hình thành ý tưởng viết đề tài
về công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi và qua nhiều nă
m đề tài được ra đời. Có thể
nói công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được ngành thực hiện khá lâu nhưng việc tổ chức trao
đổi học tập hay chia sẻ kinh nghiệm bồi dưỡng thì chưa thực hiện bao giờ. Do đó, đề tài ra
đời là kết quả của quá trình gắn kết giữa lý luận và thực tiễn, đồng thời phần nào đã giải
quyết được những đòi hỏi do thực ti
ễn đặt ra.

vận dụng tốt nhất những kiến thức, kỹ năng chắc chắn về địa lý.

Về mục tiêu bồi dưỡng học sinh giỏi, có nhiều mục tiêu khác nhau tùy theo quan niệm của
mỗi giáo viên và tùy theo môn học nhưng dù quan niệm như thế nào chung quy lại có những
điểm tương đồng:
- Bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và học sinh giỏi môn Địa lý nói riêng nhằm phát
triển tư duy ở trình độ cao phù hợp với khả năng trí tuệ của học sinh.
- Bồi dưỡng sự lao động và làm việc một cách sáng tạo.
- Phát triển các phương pháp, kỹ năng và thái độ tự học suốt đời.
- Nâng cao ý thức và khát vọng của học sinh.
- Phát triển phẩm chất lãnh đạo.
- Có ý thức trách nhiệm trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Với những mục tiêu đó, chúng ta cũng thấy rằng việc bồi dưỡng học sinh giỏi hiện nay
của phần lớn giáo viên ít nhiều đã đáp ứng tương đối đầy đủ
sáu mục tiêu trên . Điều này
được minh chứng qua kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi của giáo viên vì những em đạt giải
học sinh giỏi là những em hội đủ các mục tiêu trên.

II. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP:

Trong thực tế, qua một số năm tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý đạt kết quả
khá khả quan: hàng năm trường đều có học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh b
ản thân luôn bám
sát các mục tiêu bồi dưỡng học sinh giỏi, đồng thời áp dụng các biện pháp cụ thể:

1. Xây dựng kế hoạch cụ thể trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi:

Vào đầu năm học, lãnh đạo nhà trường chỉ đạo mỗi giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi ở
tất cả các môn phải xây dựng kế hoạch chi tiết. Vì vậy, bản thân cũng đã lên kế hoạch c
ụ thể

bồi dưỡng học sinh giỏi), đó là:
- Do nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan nên một số học sinh có sự mâu thuẫn,
chưa thông suốt giữa học sinh giỏi ở lớp với học sinh gi
ỏi cấp huyện, tỉnh bộ môn: học sinh
nghĩ rằng tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi sẽ ảnh hưởng đến thành tích học ở lớp và ngược
lại, vì vậy một số em vẫn tham gia bồi dưỡng nhưng mang tính hình thức, thiếu tập trung.
- Do nhận thức của phụ huynh còn hạn chế: bồi dưỡng học sinh giỏi không còn thời
gian phụ tiếp chuyện gia đình.
- Phải đi h
ọc bù, học thể dục, học thêm, tham gia các phong trào khác của lớp, trường
.v.v.
Xuất phát từ những khó khăn trên, bản thân đã thường xuyên động viên, khuyến khích
và kiên trì phân tích cho học sinh thấy được phải làm như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất
trong công việc mà vẫn sử dụng hợp lý quỹ thời gian. Vì nếu suy cho cùng việc bồi dưỡng
học sinh giỏi muốn thành công hay thất bại nhờ vào vai trò của người giáo viên – người giáo
viên m
ới gặp những “lực cản” mà buông xuôi thì khó có thể thành công. Do đó, có ý kiến
cho rằng người giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi được ví như đạo diễn của bộ phim, còn học
sinh là những diễn viên thực hiện theo ý định của đạo diễn, nhưng đạo diễn cũng cần biết
quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng của diễn viên.

3. Giáo viên bồi dưỡng nên biên soạn tài liệu theo từng chuyên đề củ
a nội dung bồi
dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý:

Có thể cho rằng đây là biện pháp mang tính bền vững đối với công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi môn Địa lý. Từ thực tế kinh nghiệm bồi dưỡng những năm qua cho thấy nội dung
bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý rất phong phú được trải đều ở 03 khối lớp 6, 8, 9 và ở
mỗi khối lớp lượng kiến th
ức cần truyền đạt cho học sinh là vô hạn, giáo viên bồi dưỡng rất

- Tuyển chọn những bài ôn luyện thực hành kỹ năng môn Địa lý (Tác giả: Đỗ Ngọc
Tiến, Phí Công Việt do Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 2002).
- Một số đề thi học sinh giỏi môn Địa lý cấp THCS, THPT và tốt nghiệp CĐ, ĐH (sưu
tầm).
Khi đã biên soạn được tài liệu giáo viên rất thuận lợi trong việc bồi dưỡng cho học sinh
vì lượng kiến thức đã được định trước, đồng thời hạn chế việc mất thời gian và có thể bồi
dưỡng theo sở thích của mình.

4. Về nội dung và phương pháp bồi dưỡng:

Giáo viên nên bồi dưỡng những chuyên đề cơ bản, trọng tâm trước và ưu tiên thời
lượng cho nhữ
ng chuyên đề này, hoặc trên cơ sở “phán đoán” sở trường hay sở thích của
người ra đề mà có thể bồi đưỡng trước những chuyên đề đó (đương nhiên điều này chỉ mang
ý nghĩa tương đối và thực tiễn những năm qua cho thấy đề thi học sinh giỏi thường tập trung
vào phần đặc điểm và ảnh hưởng của khí hậu Việt Nam đến phát triển kinh tế), hay bản thân
thích nh
ất chuyên đề nào thì bồi dưỡng trước, nhưng không nên bồi dưỡng theo phương pháp
từ thấp lên cao theo hướng: khối 6 → khối 8 → khối 9 → biểu đồ vì dễ mất thời gian nhưng
hiệu quả không cao do các chuyên đề có mối liên hệ với nhau không nhiều (ví dụ: chuyên đề
về Trái đất với chuyên đề về Địa lý tự nhiên Việt Nam) . Theo kinh nghiệm của bản thân, tôi
áp dụng theo quy trình sau:
Trước tiên, tôi phát tài liệu biên soạn c
ủa cá nhân phần Địa lý kinh tế - xã hội Việt nam
(khối 9) để học sinh tự nghiên cứu vì phần này các em đã và đang được học trên lớp do đó
giáo viên có điều kiện mở rộng kiến thức cho học sinh, đồng thời đối với học sinh các em
cũng có điều kiện khắc sâu kiến thức, nâng cao khả năng tư duy, các kỹ năng địa lý bước đầu
cũng được phát triể
n. Tiếp theo, giáo viên bồi dưỡng phần Địa lý tự nhiên (khối 8) và Địa lý
về Trái đất (khối 6) vì hai phần này học sinh đã được học ở các lớp dưới giáo viên chỉ cần ôn

- Grap tổng hợp: dùng để tổng hợp, ôn tập, tổng kết hay hệ thống một chương, một
phần kiến thức các bài học.
- Grap kiểm tra, đánh giá: dùng để phản ánh năng lực tiếp thu sự hiểu biết của học
sinh, đồng thời giúp giáo viên kịp thời điều chỉnh n
ội dung truyền đạt.
* Cách sử dụng sơ đồ Grap:

- Giáo viên vừa giảng bài, tổ chức cho học sinh tìm ra kiến thức và các mối liên hệ
chủ yếu vừa xây dựng sơ đồ Grap. Kết thúc buổi bồi dưỡng thì việc xây dựng sơ đồ cũng
hoàn thành và nội dung bồi dưỡng (nội dung bài học) được thể hiện một cách trực quan bằng
sơ đồ.
- Giáo viên có thể xây dựng sẵn sơ đồ câm và đặt câu hỏi hướng học sinh phân tích
các mối quan h
ệ trên sơ đồ để giải thích nội dung học tập đồng thời có các ví dụ cụ thể để
chứng minh.
- Giáo viên cũng có thể xây dựng sơ đồ câm kết hợp với các phiếu học tập đã chuẩn
bị trước rồi yêu cầu học sinh thảo luận nhóm tìm ra kiến thức. Cuối cùng, giáo viên khẳng
định lại vấn đề đúng sai và học sinh tự hoàn thiện sơ đồ trên c
ơ sở kiến thức tìm được.
* Ưu điểm của phương pháp sử dụng sơ đồ Grap:

Việc sử dụng sơ đồ Grap đã được thực hiện khá lâu trong dạy học địa lý do có nhiều
ưu điểm nổi bật và thật sự nổi bật hơn trong giai đoạn hiện nay – giai đoạn toàn ngành đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin thông qua vẽ bản đồ tư duy trong dạy học và thực chất
của việc vẽ bản đồ tư duy chính là phương pháp sử
dụng sơ đồ Grap trong dạy học địa lý.
Phương pháp này có những ưu điểm:
- Hạn chế việc mất thời gian của giáo viên so với phương pháp dạy từng tiểu mục,
từng phần.
- Học sinh có thể mở rộng, đào sâu kiến thức, nhất là các kiến thức mang tính tổng


- Câu 1



Trái đất
Tự quay quanh trục Chuyển động quanh mặt trời
Thời gian
………….
………….
………….
Hướng
………….
………….
………….
Vận tốc
………….
………….
………….
Thời gian
………….
………….
………….
Hướng
………….
………….
………….
Trục nghiêng


- Câu 3:


……
……
……
……
Bắc
Nam
……
……
……
……
Tây
Đông
……
……
……
……
Nhiệt
độ
……
……
……
……
Lượng
mưa
……
……
……
……
Thuận lợi:
…………………………

……
……
Bãi
biển
……
……
……
……
Thắng
cảnh
……
……
……
……
Di
sản
văn
hóa
……
……
Di
tích
lịch
sử
……
……
Lễ
hội
……
……

- Bước 3: Thông qua các thao tác tư duy người giáo viên hướng dẫn học sinh tìm vị trí
của đối tượng trên bản đồ và tiến hành mô tả đối tượng (hình dáng, kích thước, quy mô, màu
sắc), cuối cùng xác định các mối liên hệ giữa các đối tượng trên bản đồ để giải thích, làm
sáng tỏ vấn đề.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của bản thân thì đây là các bước khai thác atlat theo
phương pháp chung nhấ
t mà người giáo viên dạy địa lý nào cũng phải thực hiện, nhưng đối
với giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lý ngoài các bước khai thác chung cần có các
bước khai thác riêng. Nói cách khác để học sinh khai thác có hiệu quả kiến thức từ Atlat địa
lý người giáo viên phải nắm vững các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản
đồ.
Atlat Địa lý Việt Nam hiện nay có các phương pháp biểu hiện chủ yếu sau:
- Phương pháp ký hiệ
u: hình học, chữ, tượng hình.
- Phương pháp ký hiệu đường chuyển động như : hướng gió, dòng biển, đường giao
thông …
- Phương pháp chấm điểm như : điểm dân cư, quy mô đô thị, trung tâm công nghiệp …
- Phương pháp khoanh vùng như: bãi cá, bãi tôm, phân bố các dân tộc …
- Phương pháp bản đồ - biểu đồ: dùng biểu đồ đặt vào phạm vi của đơn vị lãnh thổ như:
biểu đồ thể hiện diện tích và sản lượ
ng lúa của An Giang và các tỉnh khác ở đồng bằng sông
Cửu Long …
- Phương pháp nền chất lượng (phương pháp thang màu).
Các phương pháp biểu hiện trên được thể hiện ở các trang bản đồ của Atlat trong hai
phần chính của chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lý là: phần địa lý tự nhiên và
phần địa lý kinh tế - xã hội, trong đó:
- Phần Địa lý tự nhiên Việt Nam sử dụng các phương pháp biểu hiện chủ y
ếu là:
phương pháp thang màu, phương pháp ký hiệu và phương pháp ký hiệu đường chuyển động.
- Phần Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam sử dụng các phương pháp chủ yếu như: phương

Toàn bộ trang Atlat (phần thủy sản) chỉ sử dụng hai phương pháp biểu hiện là: phương
pháp bản đồ – biểu đồ và phương pháp nền chất lượng, trong đó:
- Phương pháp bản đồ - biểu đồ có biểu đồ sản lượng thủy sản của cả nước qua các năm
từ năm 2000 đến năm 2007, biểu đồ sản lượng thủy sản của các t
ỉnh năm 2007 được đặt
trong bản đồ 63 tỉnh, thành của Việt Nam.
- Phương pháp nền chất lượng: có 06 thang màu thể hiện 06 mức giá trị sản xuất thủy
sản trong tổng giá trị sản xuất nông-lâm-thủy sản ở 63 tỉnh, thành (từ dưới 5% đến trên 50%)
Như vậy, trước tiên người giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh biết được có những
phương pháp biểu hiện địa lý nào trên Atlat, từ nh
ững phương pháp biểu hiện đó xác định có
những đối tượng địa lý nào được biểu hiện. Tiếp theo, hướng dẫn học sinh chuyển số liệu từ
biểu đồ sản lượng thủy sản của cả nước từ năm 2000 đến năm 2007 trên Atlat thành bảng số
liệu sau:

Bảng: Sản lượng thủy sản của nước ta từ năm 2000 đến năm 2007. Đơ
n vị: nghìn tấn.

Năm Tổng số Khai thác Nuôi trồng
2000 2250,5 1660,9 589,6
2005 3474,9 1987,9 1487,0
2007 4197,8 2074,5 2123,3

Tiếp theo, học sinh căn cứ vào bảng số liệu (cột dọc, cột ngang) rút ra những nhận xét
cần thiết nhất.
*Về phân bố thủy sản: giáo viên hướng dẫn học sinh xem chú giải riêng của trang Atlat
để trình bày. Kết quả có được là:

- Khai thác: tập trung nhiều ở các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình
Thuận.

- Biểu đồ tròn.
- Biểu đồ cột (đơn, ghép, thanh ngang, cột chồng).
- Biểu đồ đường.
- Biểu đồ kết hợp cột với đường.
- Biểu đồ miền.
Qua thực tế bồi dưỡng, vấn đề khó nhất đối với việc hình thành các kỹ năng về biểu đồ
cho học sinh là kỹ năng lựa chọn được biểu
đồ thích hợp nhất, còn các kỹ năng khác như:
tính toán - xử lý số liệu; kỹ năng vẽ, phân tích và nhận xét các loại biểu đồ đa phần học sinh
đều vận dụng thành thạo. Do đó, xin được chia sẻ về kỹ năng làm sao lựa chọn được biểu đồ
thích hợp nhất.
Các loại biểu đồ rất phong phú, đa dạng. Mỗi loại biểu đồ lại có thể đượ
c dùng để biểu
hiện nhiều mục đích khác nhau. Vì vậy, khi lựa chọn biểu đồ cần vẽ việc đầu tiên là học sinh
phải đọc kỹ câu hỏi, xem câu hỏi yêu cầu vẽ biểu đồ gì. Đây là căn cứ quan trọng nhất. Tuy
nhiên, đối với học sinh giỏi thì yêu cầu về mức độ tư duy có cao hơn, nên trong những năm
qua đề bài không yêu cầu vẽ dạng biểu đồ
cụ thể.
Ví dụ: Dựa vào bảng số liệu trên hãy vẽ biểu đồ tròn
thể hiện quy mô và cơ cấu các
nhóm đất chính ở nước ta năm 2000 và 2005 – với yêu cầu như trên thì không kích thích

được quá trình tư duy, đồng thời không phân hóa được học sinh, chưa thể hiện được năng lực
độc lập suy nghĩ và sáng tạo khi vẽ biểu đồ.
Tuy vậy, giáo viên và học sinh cũng cần lưu ý: nếu đề bài yêu cầu vẽ dạng biểu đồ cụ
thể thì bắt buộc phải đáp ứng theo yêu cầu của đề bài.
Ví dụ: Qua bảng số liệu trên hãy vẽ biểu đồ tròn
thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu khách
du lịch ở nước ta qua các năm 2001, 2003, 2005, 2007, 2009: như vậy rõ ràng rằng đề bài
yêu cầu vẽ biểu đồ tròn ( ta hiểu ngầm là 05 biểu đồ), thế nhưng trong một số trường hợp học

đến biểu đồ tròn, “chuyển dịch cơ cấu” liên quan đến
biểu đồ miền.
Sau khi căn cứ vào yêu cầu của câu hỏi cũng như căn cứ vào chức năng của các dạng
biểu đồ nhưng học sinh vẫn chưa chắc chắn, cuối cùng giáo viên hướng dẫn học sinh căn cứ
vào bảng số liệu theo quy ước sau:
- Đối với bảng số liệu th
ể hiện thời gian theo khoảng cách (1995- 2000; 2000- 2005;
2005-2010;…) thì không vẽ được biểu đồ đường vì biểu đồ đường chỉ được vẽ trong trường
hợp thời gian được thể hiện theo thời điểm (2000, 2002, 2004, 2006, 2008 …).
- Đối với bảng số liệu thể hiện theo giá thực tế (đơn vị: tỷ đồng) thì không vẽ được biểu
đồ cột vì các cột chênh lệch nhau về độ cao rất lớn và không so sánh vớ
i nhau được giá trị
theo thời gian vì giá thực tế khác nhau.
- Đối với bảng số liệu có thể vẽ được cả biểu đồ cột chồng và biểu đồ miền thì căn cứ
vào mốc thời gian để chọn một loại biểu đồ thích hợp nhất: nếu mốc thời gian ít (chẳng hạn 3

năm) thì vẽ biểu đồ cột chồng; nếu mốc thời gian nhiều (thông thường từ 4 năm trở lên) thì
vẽ biểu đồ miền (để đảm bảo tính trực quan của biểu đồ).
- Đối với bảng số liệu có thể vẽ được cả biểu đồ tròn và biểu đồ cột chồng thì cũng căn
cứ vào mốc thời gian để chọn một loạ
i biểu đồ thích hợp nhất: nếu mốc thời gian ít (thông
thường 2 năm) thì vẽ biểu đồ tròn; nếu mốc thời gian nhiều (thông thường từ 3 năm trở lên)
thì vẽ biểu đồ cột chồng.
- Đối với bảng số liệu yêu cầu vẽ biểu đồ kết hợp, cần xác định đúng loại biểu đồ phù
hợp với từng loại chỉ tiêu trong bảng. Ví d
ụ: bảng số liệu yêu cầu vẽ biểu đồ kết hợp cột với
đường thì cần xác định chỉ tiêu nào cần thể hiện theo đường, chỉ tiêu nào cần thể hiện theo
cột (Biểu đồ thể hiện nhiệt độ và lượng mưa: đường biểu diễn thể hiện nhiệt độ, hình cột thể
hiện lượng mưa), hay bảng số liệu yêu cầu vẽ
biểu đồ kết hợp cột chồng và đường thì cũng


Số học sinh dự thi
Số học sinh đạt giải
Cấp huyện Cấp tỉnh
2005 - 2006 05 05 04
2006 - 2007 05 02 02
2007 - 2008
Ngành không tổ chức thi học sinh giỏi
2008 - 2009 10 08 /

2009 - 2010 03 01 /
2010 - 2011 03 03 02 C/- PHẦN KẾT LUẬN:

I. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

Từ những kết quả đã đạt được trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi những năm qua,
bản thân đúc kết được những kinh nghiệm sau:
- Thứ nhất, người giáo viên cần xây dựng kế hoạch cụ thể trong việc bồi dưỡng học
sinh giỏi vì qua kinh nghiệm bản thân thấy rằng: kế hoạch vừa là kim ch
ỉ nam cho người
giáo viên thực hiện, đồng thời vừa là động lực để người giáo viên phấn đấu tốt hơn trong quá
trình bồi dưỡng. Hơn thế nữa, thông qua kế hoạch còn được lãnh đạo nhà trường kịp thời
động viên, khuyến khích, tháo gở những khó khăn khi bồi dưỡng, và điều này đồng nghĩa
với việc lãnh đạo nhà trường đã thể hiện sự quan tâm đến việc bồi d
ưỡng học sinh giỏi của
giáo viên. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến thành công trong công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi.

giỏi trong những năm tiếp theo mà trước mắt là năm học 2011 – 2012 .
- Đối với họ
c sinh: học sinh hứng thú học tập môn Địa lý và ngày càng tích cực hơn
trong quá trình giảng dạy chính khóa trên lớp. Ngoài ra, các em còn thực hiện thành thạo
những kỹ năng địa lý khi được học lên bậc trung học phổ thông, và nhiều học sinh giỏi môn
Địa lý ở lớp 9 tiếp tục được bồi dưỡng trong đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lý lớp 12. III. PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA ĐỀ TÀI:

Qua một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý khối 9 của bản thân tin
tưởng rằng quý thầy; cô đã, đang và sẽ bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và môn Địa lý nói
riêng, đặc biệt là quý thầy cô đang công tác ở vùng sâu, vùng xa, biên giới như huyện An
Phú có thể xem đây là một tài liệu tham khảo, một kênh thông tin hữu ích để phục vụ cho
việc bồi dưỡ
ng học sinh giỏi để tô thắm thêm kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi, góp phần làm
rạng rỡ thêm thành tích dạy và học của ngành giáo dục huyện nhà An Phú thân yêu nói riêng
và quê hương An Giang nói chung.

IV. NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:

- Hàng năm, ngành cần mở các lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ môn Địa lý cho
tất cả giáo viên đang dạy Địa lý vì thông qua các lớp tập huấn, đặc biệt là tập huấn v
ề chuyên
môn mỗi giáo viên có cơ hội học tập, tiếp thu được nguồn kiến thức mới, bổ ích phục vụ cho
công tác bồi dưỡng học sinh giỏi mà năm học 2010 – 2011 vừa qua là một điển hình. (tháng
10/2010 Sở mời PGS – TS Nguyễn Đức Vũ thuộc Đại học Huế về tập huấn chuyên môn cho
giáo viên dạy Địa lý cấp THCS).
- Cần tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh đạt thành tích trong các kỳ thi ch
ọn học

Trang

A. PHẦN MỞ ĐẦU:
1

B. PHẦN NỘI DUNG:
2

I/- CỞ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 2
II/- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 3
III/- KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 13

C. PHẦN KẾT LUẬN:
13

I/- NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM 13
II/- Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 13
III/- PHẠM VI ÁP DỤNG 14
IV/- NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 16


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status