SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi tin học phân môn vẽ hình (Lớp 5) - Pdf 26

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TIN HỌC
PHÂN MÔN VẼ HÌNH"
A. PHẦN MỞ ĐẦU:
I. Bối cảnh của đề tài:
Trong giai đoạn hiện nay, sự bùng nổ của khoa học mà nhất là ngành khoa học máy tính
– CNTT đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Đảng và
Nhà nước ta đã nhận thấy và xác định rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của Tin học cũng như
yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng CNTT, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Ở tỉnh Bến Tre, từ năm học 2007 – 2008 thì một số trường tiểu học trọng điểm được
SGD&ĐT Bến Tre đầu tư phòng máy tính để đưa môn học tự chọn Tin học vào bậc tiểu
học nhằm tạo điều kiện cho học sinh được tiếp xúc, làm quen với máy tính có những hiểu
biết ban đầu về máy tính, biết được lợi ích của máy tính trong đời sống và học tập; giúp
học sinh có khả sử dụng máy tính điện tử trong việc học nhưng môn khác, trong sinh hoạt
cũng như trong vui chơi giải trí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và tạo điều kiện để
trẻ em thích ứng với đời sống xã hội hiện đại.Việc học sinh tiểu học được học tin học đã
tạo nền tảng cơ sở ban đầu để tiếp tục nâng cao trong các cấp học tiếp sau và định hướng
ban đầu cho các em có sở thích và năng khiếu để nghiên cứu khoa học theo ngành khoa
học công nghệ cao.
II. Lý do chọn đề tài:
Do môn Tin học được đưa vào chương trình giáo dục tiểu học là môn tự chọn và chỉ mới
được áp dụng gần đây vì thế chưa có sự thống nhất về phương pháp cũng như quy trình
giảng dạy, phù hợp cho đối tượng HS tiểu học.
Cùng với việc môn tin học được đưa vào chương trình tiểu học, thì một sân chơi mới mẻ,
hấp dẫn được phát triển - Hội thi “Tin học trẻ không chuyên” hứa hẹn là một ngày hội lớn
cho những ai yêu thích tin học, cũng như là một thách thức cho các thi sinh. Chất lượng
hội thi ngày càng cao thì chất lượng thí sinh tham gia cũng càng ngày càng được nâng
lên. Thí sinh phải giỏi hơn, toàn diện hơn. Thí sinh phải có kĩ năng sử dụng phần mềm tốt
vừa phải có tư duy tốt. Thí sinh vừa phải có kiến thức cơ bản về máy tính, một số phần

thuật cũng như là sử dụng gần như tất cả các công cụ của phần mềm Paint. Bên cạnh đó,
với vai trò của giáo viên đứng lớp, trực tiếp chọn và bồi dưỡng học sinh năng khiếu, tôi
thấy mình cần phải đầu tư nghiên cứu tìm ra phương pháp phù hợp nhất để giảng dạy phù
hợp nhất cho học sinh thân yêu của mình, đặc biệt là hoàn thiện kĩ năng vẽ tranh của các
em.
II. Thực trạng vấn đề:
Tin học là môn học còn mới mẻ, tài liệu tham khảo còn rất ít nếu không nói là không có
gì ngoài bộ sách giáo khoa nhưng thầy và trò cùng nhau nổ lực dạy và học để đạt được
kết quả cao nhất trong năm học.
Học sinh năng khiếu mĩ thuật cũng rất ít. Tỉ lệ học sinh vừa giỏi mĩ thuật vừa có kĩ năng
sử dụng máy tính tốt lại càng ít hơn. Vì vậy, làm thế nào để học sinh có thể vẽ tự tin hơn,
vẽ đẹp hơn, sinh động hơn luôn là thôi thúc tôi tìm ra biện pháp tốt nhất để giảng dạy cho
các em.
III. Biện pháp thực hiện:
Ngay từ đầu mỗi năm học tôi đã lập ra kế hoạch bồi dưỡng, xây dựng nội dung bồi dưỡng
và thời gian chi tiết cho từng nội dung. Nội dung trọng tâm trong toàn bộ kế hoạch đó là:
1.Cách chọn học sinh năng khiếu: dựa vào các tiêu chí như sau
- Học sinh có thái độ học tập tích cực – đây là điều kiện tiên quyết
- Học sinh yêu thích và học giỏi môn tin học (có những kiến thức cơ bản về máy tính và
kĩ năng sử dụng bàn phím, chuột tốt) – điều kiện quan trọng nhất.
- Học giỏi các môn học khác như: Mĩ thuật, Toán, Anh văn, …
- Gia đình có tâm huyết và tạo điều kiện tốt để con em mình phát huy hết năng khiếu.
2. Nội dung bồi dưỡng :
Trọng tâm của thời gian bồi dưỡng là học sinh sử dụng phần mềm Paint để vẽ một số bức
tranh về các chủ đề như: các ngày hội, ngày lễ, vẽ về trường em,quê em, bảo vệ môi
trường, sinh hoạt vui chơi của các em,…
3. Phương pháp bồi dưỡng:
Chủ yếu là học sinh tự thực hành vẽ tranh trên máy tính, theo hai mức độ sau:
- Mức 1: Giáo viên gợi ý hoặc cho phép học sinh sáng tạo thêm ở các bức vẽ của mình
trong giờ học chính khóa. Đây cũng là một cách nhằm phát huy sự sáng tạo của học sinh

3 giải III và 1 giải
Khuyến Khích
Không tham dự
C. PHẦN KẾT LUẬN:
I. Những bài học kinh nghiệm:
- Khi học sinh vẽ tranh thì vẽ người là phần khó nhất, học sinh vẽ không đẹp nên rất ngại
vẽ người. Vì vậy, giáo viên phải động viên, khuyến khích học sinh vẽ. Vẽ cùng với học
sinh hay sửa một số lỗi để các em có hình vẽ đẹp hơn. Cho các em xem các hình vẽ của
các bạn học khóa trước để các em rút kinh nghiệm.
- Tham khảo sách mĩ thuật và các ý kiến của giáo viên mĩ thuật về cách vẽ cây, cỏ, hoa,
lá, người, như thế nào là phù hợp với mức độ tiểu học để giáo viên có những hình minh
họa và yêu cầu phù hợp với lứa tuổi các em.
- Tôn trọng và giúp đỡ để học sinh phát huy ý tưởng sáng tạo khả thi của học sinh trong
quá trình học tập.
- Giáo viên rút kinh nghiệm sau mỗi năm học, nhất là sau mỗi lần tham dự hội thi tin học
trẻ, từ đó để có hướng điều chỉnh thích hợp hơn, hoàn thiện kế hoạch cho lần sau tốt hơn.
- Cuối cùng là, thầy và trò cùng thực hiện hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra.
II.Ý nghĩa của SKKN:
Trên đây là một số công việc đã thường xuyên được thực hiện trong các giờ dạy tin học
cũng như là trong thời gian bồi dưỡng học sinh năng khiếu Tin học. Với biện pháp này đã
giúp học sinh phát huy được hết khả năng vẽ của mình, càng vẽ càng tự tin hơn và vẽ đẹp
hơn. Giúp các em có sân chơi lí thú, bổ ích, phần nào có cái nhìn tổng thể đối với sự vật,
hình ảnh quen thuộc xung quanh. Đây cũng là một yếu tố giúp các em học các môn khác
tốt hơn.
Tuy nhiên, đây mới là ý tưởng của riêng bản thân tôi, rất mong được sự chỉ dẫn, góp ý
kiến của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status