sáng kiến kinh nghiệm những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục tại trường thpt an minh - Pdf 18

SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO KIÊN GIANG
TRƯỜNG THPT AN MINH
S Người viết: Nguyễn Văn Lĩnh
Chức vụ: Hiệu trưởng
Năm học: 2011 - 2012

Trang 2
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIÊN GIANG
TRƯỜNG THPT AN MINH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
NHỮNG GIẢI PHÁP
ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
TẠI TRƯỜNG THPT AN MINH

Trang 3
Người viết: Nguyễn Văn Lĩnh
Chức vụ: Hiệu trưởng
Năm học 2011 - 2012
A/ PHẦN MỞ ĐẦU:

Trang 4
An Minh là một huyện vùng sâu, là khu căn cứ cách mạng U Minh Thượng
trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. An Minh đã được Nhà Nước
phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Huyện An Minh
được thành lập ngày 13/01/1986, và sau đó hơn một năm vào ngày 28/10/1987
UBND tỉnh Kiên Giang có quyết định số 1031/QĐ thành lập trường THPT An Minh.
Từ ngày thành lập đến nay, nhà trường không ngừng phát triển và đã có nhiều đóng

trường THPT An Minh, cơ sở vật chất ngày càng đầy đủ, hiện đại, khuôn viên nhà
trường ngày càng sạch đẹp. Năm học nào nhà trường cũng gặt hái được nhiều kết quả
tốt đẹp. Trong 25 năm qua đã có nhiều thế hệ học sinh ra trường đang đảm nhận
nhiều công việc trong các cơ quan Đảng và Nhà Nước, có hàng ngàn học sinh tốt
nghiệp trung học phổ thông ra đời đóng góp nhiều công sức cho gia đình và xã hội.
Năm học 2011 - 2012 trường có tổng số 22 lớp với 854 học sinh được chia ra
như sau: khối 10 có 9 lớp, 362 học sinh; khối 11 có 7 lớp, 250 học sinh; khối 12 có 6
lớp, 242 học sinh. Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên là 58; trong đó BGH: 3;
giáo viên trực tiếp giảng dạy: 51; nhân viên phục vụ: 4. Năm học 2011 – 2012 được
xác định là “Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục“. Chi ủy,
BGH đã xác định phương châm “Hãy bắt đầu từ những việc làm nhỏ nhất trong công
tác quản lý điều hành nếu việc làm đó làm chuyển biến tốt đến chất lượng giáo dục

Trang 6
của nhà trường” và xác định rõ, nếu làm tốt công tác quản lý giáo dục và đổi mới
phương pháp dạy học thì chất lượng giáo dục đương nhiên sẽ được nâng lên.
Năm này trường có những thuận lợi và những khó khăn mới so với những năm
học trước, đó là:
* Thuận lợi:
- Từ BGH đến giáo viên xem chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo là
thương hiệu, là uy tín, là khát vọng, và là nhiệm vụ trọng tâm của trường.
- Trường được sự quan tâm hơn của Sở Giáo dục-Đào tạo, của Huyện ủy, Ủy
ban Nhân dân huyện, của cha mẹ học sinh.
- Cơ sơ vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học và các phương tiện khác được
đầu tư tương đối đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học.
- Đội ngũ giáo viên trẻ, khỏe, nhiệt tình, đủ chuẩn, đáp ứng yêu cầu đổi mới.
- Giáo viên đã ứng dụng tốt công nghệ thông tin vào trong quá trình soạn
giảng và giảng dạy, hầu hết các giáo viên đã biết soạn bài giảng điện tử bằng phần
mềm Powerpoint.
- Các phòng học bộ môn thực nghiệm như Lý, Hóa, Sinh, Công nghệ đã được

- Trong quá trình giảng dạy bằng phương pháp đàm thoại, chất vấn, hệ thống
câu hỏi mà giáo viên nêu ra còn quá đơn giản, hệ thống câu hỏi có ngay trong sách
giáo khoa, không phát huy tính tích cực, tư duy của học sinh.
- Một số giáo viên quá lạm dụng công nghệ thông tin, chỉ tập trung vào trình
chiếu mà bỏ qua vai trò của học sinh trong quá trình lĩnh hội kiến thức.
- Các môn kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm thì hầu hết học sinh yếu kém
không thiết tha học.
B/ PHẦN NỘI DUNG
Vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao
hiệu quả đào tạo và tỷ lệ tốt nghiệp hàng năm từng bước phát triển, đáp ứng nhu cầu
nhiệm vụ của tình hình mới. Từ đó Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường xác định tập
trung chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ sau:
Tiếp tục “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; cuộc vận
động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” và phong trào
thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Phát huy kết quả cuộc
vận động “Hai không”, đưa hoạt động này trở thành hoạt động thường xuyên trong
các cơ quan quản lý và các cơ sở giáo dục trung học.
Triển khai xây dựng mô hình nhà trường đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới
kiểm tra đánh giá tích cực và hiệu quả. Đảm bảo “Mỗi giáo viên, cán bộ quản lý giáo

Trang 9
dục thực hiện một đổi mới trong phương pháp dạy học, quản lý và có một kế hoạch
cụ thể về đổi mới phương pháp dạy học…”.
*Về định hướng và yêu cầu của việc đổi mới kiểm tra đánh giá:
- Đổi mới kiểm tra đánh giá phải gắn với cuộc vận động “Nói không với tiêu cực
trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và gắn với phong trào thi đua “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Coi trọng việc phân tích kết quả kiểm
tra, qua đó giáo viên điều chỉnh kết quả dạy học, hướng dẫn giúp đỡ học sinh phát
huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu trong học tập; các cấp quản lý cũng điều chỉnh
các hoạt động dạy và học, kiểm tra đánh giá một cách kịp thời.

vào đầu giờ hoặc trong quá trình dạy học; kiểm tra viết 15 phút, kiểm tra 1 tiết cần
vận dụng linh hoạt những câu hỏi trắc nghiệm và tự luận. Khi kiểm tra miệng, cần
chú ý rèn luyện kỹ năng nói, kỹ năng diễn đạt trước tập thể.
+ Trong kiểm tra, đánh giá học kỳ cần chú trọng đánh giá kỹ năng phân tích,
tổng hợp, khái quát hóa kiến thức, rèn luyện khả năng vận dụng các kiến thức vào
giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tiễn, đặc biệt chú ý kỹ năng viết, kỹ năng
trình bày một vấn đề.

Trang 11
+ Khuyến khích vận dụng các hình thức kiểm tra đánh giá thông qua các hoạt
động ngoài lớp học của học sinh như bài tập nghiên cứu nhỏ, dựa trên các hoạt động
sưu tầm; tham quan thực địa; phân tích đánh giá các số liệu, bản đồ, làm đồ dùng dạy
học … và lấy điểm thay cho các bài kiểm tra trong lớp học.
* Về định hướng chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học:
Phải tạo động lực đổi mới phương pháp dạy học cho giáo viên, hoạt động đổi
mới phương pháp dạy học chỉ có thể thành công khi giáo viên có động lực hành động
và chuyển hóa được từ ý chí trở thành tình cảm và tinh thần trách nhiệm đối với học
sinh, đối với nghề dạy học. Việc chỉ đạo cần thực hiện tốt một số công tác sau đây:
- Phải có sự hướng dẫn của Ban giám hiệu, các tổ bộ môn về phương hướng và
những việc cần làm để đổi mới phương pháp dạy học. Hướng dẫn về đổi mới phương
pháp dạy học phải thông suốt từ Hiệu trưởng đến giáo viên, không để giáo viên phải
“đơn độc” trong việc đổi mới phương pháp.
- Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên phải có sự hỗ trợ
thường xuyên của động nghiệp thông qua dự giờ thăm lớp và cùng rút kinh nghiệm.
- Trong quá trình chỉ đạo đổi mới phương pháp, cần nghiên cứu để tổ chức hợp
lý việc lấy ý kiến của học sinh về phương pháp dạy học của thầy cô giáo với tinh thần
xây dựng.
- Quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học phải là quá trình hoạt động
tự giác của bản thân giáo viên là phù hợp yêu cầu của cơ quan quản lý giáo dục.


nghiệm và sẵn sàng chia sẽ kinh nghiệm với đồng nghiệp.
- Đánh giá đúng đắn và đề xuất khen thưởng những giáo viên tích cực đổi mới
phương pháp dạy học và thực hiện đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả.
* Trách nhiệm của các bộ phận đoàn thể:
- Công đoàn thường xuyên tuyên truyền, vận động giáo viên thực hiện tốt
nhiệm vụ chính trị, đặc biệt là việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Phối hợp với
BGH thường xuyên tổ chức hội giảng, động viên anh em viết sáng kiến kinh nghiệm,
viết chuyên đề, làm đồ dùng dạy học, tham gia thi giáo viên dạy giỏi. Khen thưởng
kịp thời, xứng đáng cho những tổ bộ môn, những cá nhân có thành tích đóng góp
trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.
- Thông qua hoạt động đoàn thanh niên, thông qua hoạt động thi đua chào
mừng các ngày lễ lớn, Đoàn thanh niên đã góp phần giáo dục học sinh nhận thức việc

Trang 14
học tập giáo dục ý thức thái độ học tập, chống bệnh chây lười, ngăn chăn việc cúp
cua, bỏ tiết.
* Trách nhiệm của Ban đại diện cha mẹ học sinh:
Phát huy vai trò là cầu nối của 2 môi trường Nhà trường và Gia đình, phối hợp
cùng BGH nhà trường thông qua các cuộc họp PHHS, phân tích cho phụ huynh học
sinh thấy rõ vai trò, trách nhiệm của gia đình trong việc quản lý học sinh ở nhà, nhắc
nhở, giám sát việc học ở nhà của con em nình.
* Trách nhiệm của Hiệu trưởng:
- Phải phấn đấu làm người đi tiên phong về đổi mới phương pháp dạy học.
- Kiên trì tổ chức hướng dẫn giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.
- Chăm lo các điều kiện, phương tiện phục vụ giáo viên đổi mới phương pháp
dạy học.
- Tổ chức hợp lý việc lấy ý kiên của giáo viên và học sinh về chất lượng giảng
dạy, giáo dục của từng giáo viên trong trường.
- Đánh giá sát, đúng trình độ, năng lực và sự phù hợp trong phương pháp dạy
học của từng giáo viên trong trường, từ đó kịp thời động viên khen thưởng những

phục tình trạng sai lỗi chính tả của học sinh. Chấm dứt tình trang dạy học theo
phương pháp “đọc - chép”.
- Xây dựng chiến lược phát triển giáo dục của trường giai đoạn 2010 – 2015
và tầm nhìn đến năm 2020 trong đó xác định rõ sứ mệnh, tầm nhìn và tuyên bố
chung.
- Đổi mới tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần. Mỗi tuần dành 15 phút để các tổ
trưởng chuyên môn hệ thống kiến thức của môn học, hướng dẫn học sinh cách học,
giải đáp một số thắc mắc có liên quan đến môn học, đưa ra một số câu đố vui, câu hỏi
tình huống và có trao thưởng cho học sinh.
- Thành lập tổ Tự quản giúp BGH giám sát, theo dõi học sinh thực hiện nội
quy của trường. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, cha mẹ học sinh để giáo dục học
sinh vi phạm nội quy trường, lớp.
- Giao trách nhiệm cho tổ trưởng các tổ chuyên môn trong việc ra đề, duyệt đề
và bảo mật đề kiểm tra. Chịu trách nhiệm về kết quả chấm bài kiểm tra tập trung.
- Tiến hành công khai chất lượng đào tạo, công khai về cơ sở vật chất về đội
ngũ, về thu chi tài chánh đối với phụ huynh học sinh.
- Xây dựng được kế hoạch và nội dung thi đua thực chất hơn, trong đó coi
trọng nội dung nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Tăng cường vai trò lãnh đạo của chi bộ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
chính trị, đổi mới phương pháp.

Trang 17
Quán triệt tư tưởng nhận thức, tuyên truyền sâu rộng đến các đảng viên trong
chi bộ, xem đây là nhiệm vụ chính trị tất yếu, mỗi đảng viên phải là nòng cốt trong
quá trình thực hiện đổi mới phương pháp ở mỗi tổ bộ môn.
Trong các buổi sinh hoạt chính trị định kỳ hàng tháng có lồng ghép nội dung
sinh hoạt chủ đề: Đổi mới phương pháp dạy học.
Chỉ đạo cho bộ phận chuyên môn nhà trường tổ chức thường xuyên tọa đàm ở
các bộ môn với chủ đề: Đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy
và học trong nhà trường phổ thông.

- Mở các lớp tập huấn ngắn hạn về tin học ngay tại trường với phương châm
“Cầm tay chỉ việc”, “Thầy dạy thầy”, giúp giáo viên biết sử dụng, ứng dụng công
nghệ thông tin vào giảng dạy.
- Dành 2 phòng để làm phòng nghe nhìn trong đó có trang bị máy chiếu, máy
cassette để phục vụ giảng dạy môn ngoại ngữ, tin học, và các giờ dạy trình chiếu.

Trang 19
- Xây dựng một thư viện đạt chuẩn theo quyết định số 01/QĐ của Bộ Giáo dục
và Đào tạo. Có đủ sách tham khảo phục vụ giáo viên và học sinh. Mở cửa 8 giờ trong
ngày (trừ ngày Chủ nhật).
- Vận động phụ huynh học sinh đóng góp trang trí phòng học, mua thêm quạt,
đèn, làm màn che mưa nắng.
Với những giải pháp đã nêu và thực hiện đã đem lại kết quả rõ rệt chất lượng
hai mặt giáo dục được chuyển biến rõ rệt.
Kết thúc năm học 2011 – 2012 toàn trường có 237 học sinh được khen thưởng,
trong đó có 212 học sinh đạt danh hiệu hoc sinh tiên tiến, 25 học sinh đạt danh hiệu
học sinh Giỏi
Bảng thống kê:
Năm Tổng
Giỏi Khá TB Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
2010-2011 794 20 2,52 194 24,43 390 49,12 174 21,91 16 2,02
2011-2012 811 25 3,08 212 26,14 410 50,55 150 18,49 14 1,73
+ Tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm học 2009 – 2010: 62,65%
+ Tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm học 2010 – 2011: 95,68%
Trong năm học qua nhà trường đã tổ chức tham gia các hoạt động phong trào mà
ngành cấp trên và địa phương tổ chức như: Tham gia dự thi An toàn giao thông,
Phòng chống ma túy, Giai điệu tuổi hồng, Giáo dục quốc phòng, chạy Việt dã, Giao
lưu văn nghệ với các trường THPT trong huyện. Tham gia các phong trào, thi kể


Xã hội. Xem vai trò của nhà trường là quyết định. Đối với nhà trường phải xem việc
đổi mới quản lý, đổi mới phương pháp giảng dạy là khâu then chốt. Hiệu trưởng phải
là người tiên phong trong vấn đề này. Phải xứng đáng là con chim đầu đàn, dám nghĩ,
dám làm, dám chịu trách nhiệm.
- Đổi mới phương pháp dạy học là mục tiêu chính trị, là sự nghiệp lâu dài, phải
tiến hành đồng bộ, tránh chủ quan, nóng vội, duy ý chí.
- Để đổi mới phương pháp dạy học thành công cần phải phối hợp đồng bộ giữa
vai trò của Chi bộ, BGH, các tổ bộ môn, giáo viên, các bộ phận đoàn thể, Hội cha mẹ
học sinh, nhưng chúng ta phải khẳng định rằng trong đó người thầy giữ vai trò chủ
đạo và quyết định.
- Một tiết dạy học được đánh giá là có đổi mới phương pháp dạy học nếu tiết
đó đạt được 4 tiêu chí sau:

Trang 22
+ Học sinh biết được cách học (nắm được kiến thức trọng tâm, kỹ năng và
phương pháp).
+ Học sinh biết hợp tác, tích cực hoạt động lĩnh hội kiến thức.
+ Giáo viên có liên hệ thực tiễn, học sinh biết vận dung kiến thức vào thực tế.
+ Giáo viên có áp dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho bài dạy.
Đổi mới phương pháp phải bắt đầu từ đổi mới sự nhận thức, ý thức hệ của mỗi
giáo viên.
Với những giải pháp và việc làm cụ thể như đã nêu ở trên, với tinh thần coi
trọng đổi mới phương pháp dạy học nên đã làm chuyển biến rõ rệt về chất lượng hai
mặt giáo dục của năm học này./.
*Kiến nghị:
Đối với Sở Giáo dục – Đào tạo:
- Chỉ đạo cương quyết không để học sinh ngồi nhằm lớp, từ lớp 1 trên địa bàn
toàn tỉnh. Tiếp tục tổ chức bồi dưỡng giáo viên về kỹ năng ra đề, đáp án và chấm bài
thi, bài kiểm tra bằng hình thức tự luận, trắc nghiệm.
- Lập dữ liệu nguồn mở các câu hỏi, bài tập để mọi giáo viên có thể tham khảo

Trang 25


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status