Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về sức khoẻ tình dục ở các đối tượng đã lập gia đình ở xã hương long, TP huế - Pdf 18

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tình dục là sự phát triển tự nhiên và tất yếu của tính dục khi con người
bước vào tuổi dậy thì. Nó chi phối rất mạnh hành vi tâm lý, tình cảm, nhận
thức trong bối cảnh văn hóa xã hội của con người. Tình dục là niềm kích hoạt
sự sống làm phát triển những tình cảm, tình yêu tốt đẹp, làm thăng hoa trí tuệ,
sáng tạo nghệ thuật, tạo ra tính đa dạng của hành vi. Nhưng nó cũng rất khó
kiểm soát dẫn đến những hành vi sai lầm như quan hệ tình dục quá sớm, nạo
phá thai,…
Có thể khẳng định rằng: tình dục là một mảng quan trọng của đời sống,
có ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc và sức khoẻ của toàn nhân loại. Tình dục
là một phần rất thiêng liêng và đẹp đẽ của cuộc sống mỗi người “Sức khoẻ
tình dục là tổng hợp các mặt về thể chất, tình cảm, tri thức và hoạt động xã
hội của con người có tình dục sao cho cuộc sống tốt đẹp hơn, phong phú hơn
cả về nhân cách, giao tiếp và tình yêu” [1] [3].
Năm 1975, WHO đã đưa ra khái niệm sức khoẻ tình dục: “ … là sự hoà
hợp của các khía cạnh xã hội, tri thức tinh thần và thể xác của tình dục trong
phương cách để làm phong phú và nâng cao nhân cách, quan hệ giao tiếp và
tình yêu”. Năm 1994, Liên Hợp Quốc cũng đưa ra khái niệm: “Sức khỏe tình
dục là sự nâng cao đời sống và các quan hệ cá nhân không chỉ là sinh sản và
các bệnh lây truyền qua đường tình dục” [8].
Trong mọi xã hội, thái độ, hành vi về vấn đề tình dục và giới có ý nghĩa
sâu xa đối với phụ nữ, nam giới và có ảnh hưởng cơ bản đến chất lượng cuộc
sống. Hiểu biết về thái độ hành vi tình dục có tầm quan trọng đối với các nhà
nghiên cứu, những người lập chính sách và những người cung cấp dịch vụ
chăm sóc sức khoẻ sinh sản Ngày nay, vai trò nghiên cứu khoa học xã hội
về tình dục được nhấn mạnh từ khi sức khoẻ sinh sản trở thành ưu tiên hàng
1
đầu và đặc biệt khi có đại dịch HIV/AIDS. Sức khoẻ sinh sản trong đó bao
gồm cả sức khoẻ tình dục đã được đưa vào mục tiêu phát triển thiên niên kỷ
của Uỷ ban Dân số Liên hợp quốc [24]. Việt Nam đã xây dựng và phê chuẩn
chiến lược chăm sóc sức khoẻ sinh sản quốc gia vào năm 2001 [25]. Trong

bị chi phối bởi các yếu tố văn hoá và xã hội.
Con người ở nền văn hoá khác nhau có những quan niệm ,thái độ và
hành vi tình dục khác nhau.
Trong quan hệ với tình yêu, tình dục là một nhu cầu sinh lý và tình cảm
tự nhiên của con người, là sự tự nguyện hoà hợp tâm hồn và thể xác của hai
người yêu nhau.
Tình dục là tất cả những gì hai người có thể làm để gần gũi nhau và
đem lại cho nhau những khoái cảm (và không chỉ là vấn đề là khoái cảm) [1],
[8].
Tuy nhiên, khái niệm tình dục ngày nay được hiểu một cách rộng hơn
không chỉ là liên quan đến hành vi tình dục. Ngay từ những năm 70 của thế
kỷ XX uỷ ban giáo dục và thông tin về tình dục ở Mỹ (SIECUS) đã đưa ra
định nghĩa về tình dục như sau: “Tình dục là tổng thể con người, bao gồm
mọi khía cạnh đặc trưng của con trai, con gái, đàn ông hoặc đàn bà và biến
động suốt đời” [3][8]. Tình dục phản ánh tính cách của con người, không phải
chỉ là bản chất tình dục. Vì là một biểu đạt tổng thể của nhân cách, tình dục
liên quan đến yếu tố sinh học, tâm lý, xã hội tinh thần và văn hoá đời sống.
Những yếu tố này ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách và mối quan hệ giữa
người và người, do đó tác động trở lại xã hội.
3
Tình dục và các quan hệ giới gắn liền với nhau và đóng vai trò trung
tâm trong sức khoẻ sinh sản.
1.1.2.Hành vi tình dục.
Hành vi tình dục là một bộ phận trong tập hợp hành vi chung của con
người, là cách thức mọi người đó tương tác với những người khác. Quan hệ
tình dục có nghĩa rộng hơn rất nhiều so với giao hợp chẳng qua chỉ là sự thể
hiện nhân cách của con người [3][5][8].
Hành vi tình dục là những việc làm, hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu
sinh lý và tình cảm con người như (âu yếm, vuốt ve, hôn nhau và cùng nhau
làm tình) có người cần tình yêu, không cần tình dục. Trên nền của tình yêu,

1.2. Sinh lý học của hoạt động tình dục ở con người.
Bản năng tình dục được đánh thức trong tuổi dậy thì. Trong tuổi dậy thì
các em trai và bé gái buộc phải để ý đến thân thể mình do cơ thể của các em
có nhiều thay đổi. Bản năng sinh dục không chỉ được lưu giữ ở một hệ thống
của cơ thể mà nó là một vấn đề toàn diện với tất cả các giác quan (mắt, tai, da,
mũi ). Bộ óc và trí tuệ cũng tham gia trong hoạt động tình dục. Điều này nói
lên tình dục không chỉ đơn thuần cho chức năng sinh sản của con người. Các
giai đoạn của hoạt động tình dục gồm có:
- Phản ứng tình dục
- Ham muốn
- Tình trạng cực khoái
- Trở lại trạng thái bình thường [1][3][8].

5
1.3. Tình dục có trách nhiệm, tình dục an toàn, sức khoẻ tình dục,
các vấn đề về sức khỏe tình dục.
1.3.1.Tình dục có trách nhiệm.
Có 4 yếu tố nền tảng quyết định hành vi tình dục có trách nhiệm.
- Con người phải quyết định hành vi tình dục của chính mình, coi đó là
một bộ phận trong phương hướng cuộc đời, một bộ phận trong cách sống của
mình.
- Các mối quan hệ giữa người với người, trong đó bao gồm cả quan hệ
tình dục phải dựa trên cơ sở tôn trọng và quan tâm lẫn nhau.
- Con người cả nam và nữ chịu trách nhiệm trước hậu quả của mình vì
tình dục do mình gây ra cho bạn tình. Con người cả nam lẫn nữ chưa trách
nhiệm với đứa con - kết quả hoạt động tình dục của mình.
- Hai người phải quan tâm thông cảm với nhau làm cho cả hai thoải
mái, chứ không phải chỉ vì thoả mãn vì sự ham muốn khoái cảm của một
người mà bắt buộc hoặc gò ép làm cho bạn tình bị đau đớn, mệt mỏi. Cần tôn
trọng nguyện vọng của bạn tình và thương lượng sử dụng các biện pháp tránh

thai phù hợp và có độ an toàn cao, đồng thời tránh được các bệnh lây qua
đường tình dục đó là dùng bao cao su, giữ gìn sự chung thuỷ trong tình yêu và
quan hệ vợ chồng [3][8][15].
Tình dục không an toàn: Là quan hệ tình dục không được bảo vệ để
phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục không sử dụng biện pháp
tránh thai đối với người không muốn có thai, nó là vấn đề lớn bao gồm tình
dục ngoài ý muốn, nạo phá thai không an toàn [5][8]17].

7
1.3.4.2. Tình dục hợp pháp và tình dục ép buộc.
Tình dục hợp pháp: Quan hệ tình dục xảy ra khi có sự đồng thuận cả
hai người.
Tình dục ép buộc: Bao gồm cả cưỡng dâm do những người lạ cho đến
việc quan hệ ép buộc giữa hai vợ chồng, hai người bạn tình.
1.3.4.3. Phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục kể cả
HIV/AIDS.
- Các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục (STDs) là những viêm nhiễm
được truyền từ người bệnh sang người lành trong quá trình quan hệ tình dục.
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục do nhiều tác nhân gây bệnh gây ra.
Các tác nhân này lan truyền từ người này sang người khác thông thường qua
quan hệ tình dục (giao hợp), nhưng không chỉ qua quan hệ tình dục mà còn từ
mẹ truyền cho con khi có thai, khi cho con bú và các dụng cụ tiêm chính
ngoài da [5][13][37].
Theo đánh giá của Tổ chức y tế thế giới, hằng năm có tới 250 triệu
người bị nhiễm các bệnh tình dục mà tỷ lệ cao nhất là ở tuổi 20 đến 24, tiếp
theo là lứa tuổi 15 đến 19 [15].
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục là vấn đề y tế nghiêm trọng ở
nước ta. Theo số liệu của Viện da liễu, hằng năm có khoảng 50 nghìn bệnh
nhân đến bệnh viện hoặc trạm xá để khám bệnh tình dục. Nhưng hầu hết

HIV/AIDS.
ơ
Phát hiện và điều trị những bệnh lây truyền qua đường tình dục và
những bệnh viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục, đặc biệt trong phạm vi chăm sóc
sức khỏe ban đầu.
Thông tin giáo dục và các hoạt động tư vấn xoáy vào các hành vi tình
dục và việc đề phòng tích cực các bệnh lây truyền qua đường tình dục trong
đó có cả HIV/AIDS.
Thực hiện chung thủy cả hai phía vợ và chồng. Chung thủy không
những là lá chắn ngăn chặn HIV và các bệnh lây qua đường tình dục khác mà
còn bảo vệ hạnh phúc lứa đôi.
Dùng bao cao su “Là phương pháp tình dục an toàn”. Đây là biện pháp
hiệu quả phòng tránh thai ngoài ý muốn cùng như tránh các bệnh lây truyền
qua đường tình dục.
1.4. Kiến thức, thái độ, thực hành về sức khoẻ tình dục.
1.4.1. Kiến thức về sức khoẻ tình dục.
Hiểu biết về sức khoẻ tình dục, vai trò của sức khoẻ tình dục trong việc
nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Tình dục an toàn và không an toàn - các nguy cơ khi thực hiện tình
dục không an toàn.
- Kiến thức về các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
1.4.2. Thái độ về sức khoẻ tình dục.
- Ủng hộ các hành động liên quan đến sức khoẻ tình dục, tình dục an
toàn.
- Chấp nhận và biểu thị ủng hộ với nhu cầu về sức khoẻ tình dục, quyền
sinh sản của bạn đời, bạn tình.
10
1.4.3. Thực hành về sức khoẻ tình dục.
- Xây dựng cuộc sống tình dục trách nhiệm được thoả mãn và an toàn,
không có bệnh tật bạo lực, tàn tật, sợ hãi, đau đớn, hoặc tử vong gắn với sức

)1(.
c
ppZ −
Trong đó: N: cỡ mẫu nhỏ nhất hợp lý
Z: độ chính xác của tỷ lệ ,ở mức tin cậy 95% Z=1,96
p: ước đoán tham số P chưa biết của quần thể. Do không có số
liệu nghiên cứu trước đây nên chọn tỷ lệ ước tính p=0,5 [6].
C: sai số chọn (cho phép), là khoảng sai lệch mong muốn giữa tỷ
lệ p thu được từ mẫu và tỷ lệ quần thể p.
c đặt ở giá trị 8%=0,08.
N=
06,150
)08,0(
)5,01.(5,0.)96,1(
2
2
=

12
Vậy cỡ mẫu nghiên cứu là 150.
2.4.3. Phương pháp chọn mẫu.
Chọn tất cả 4 thôn trong xã, chọn ngẫu nhiên dựa trên danh sách nam,
nữ từ 15-49 tuổi đã lập gia đình ở từng thôn và tiến hành phỏng vấn.
2.4.4. Nội dung nghiên cứu.
- Tìm hiểu kiến thức, thái độ, thực hành về sức khoẻ tình dục của các
đối tượng nghiên cứu.
- Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về SKTD ở đối
tượng nghiên cứu.
2.4.5. Phương pháp thu thập số liệu.
Phỏng vấn đối tượng nghiên cứu dựa vào bộ câu hỏi được thiết kế sẵn

đường tình dục: các biến số được xác định và đánh giá kết quả ở 2 nhóm giá
trị như: kiến thức đạt và không đạt, thái độ xem trọng và ít quan tâm, thực
hành đúng và không đúng.
2.4.7. Phương pháp thu thập thông tin.
Phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu theo bộ câu hỏi đã chuẩn bị
sẵn để thu nhập các thông tin cần thiết. Đối tượng nghiên cứu trả lời và nêu ý
kiến theo từng câu hỏi đã định sẵn.
2.4.8. Công cụ thu thập thông tin.
Sử dụng bộ câu hỏi đã thiết kế sẵn có cấu trúc đóng, mở để phỏng vấn
các đối tượng trong diện nghiên cứu.
2.4.9. Phương pháp xử lý số liệu
Các thông tin được mã hoá và xử lý bằng máy tính với chương trình
SPSS
Kết quả các biến số được trình bày dưới dạng bảng và biểu đồ.
14
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.
Bảng 3.1. Phân bố nhóm tuổi đối tượng phỏng vấn.
Nhóm tuổi Tần số (n) Tỷ lệ %
15-29 26 17,3
30-39 81 54
40-49 43 28,7
Tổng số 150 100
Biểu đồ 3.1. Phân bố nhóm tuổi đối tượng phỏng vấn
Nhận xét: Nhóm tuổi 30-39 chiếm tỷ lệ cao nhất 54%, kế đến nhóm
tuổi 40-49 chiếm 28,7%, nhóm tuổi 15-29 chiếm 17,3%
Bảng 3.2. Bảng phân tích tuổi đối tượng nghiên cứu.
Tuổi lớn nhất Tuổi nhỏ nhất Tuổi trung bình
47 24 35,6

Tổng số 150 100
Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu là cán bộ công chức chiếm tỷ lệ
26%,không phải cán bộ công chức là 74%.
Bảng 3.7. Thành phần tôn giáo của đối tượng nghiên cứu.
Tôn giáo Tần số (n) Tỷ lệ %
Phật giáo 101 67,3
Thiên chúa giáo 2 1,3
Tin lành 1 0,7
Thờ ông bà 43 28,7
Khác 3 2
Tổng số 150 100
Nhận xét: Nhóm nghiên cứu theo phật giáo chiếm tỷ lệ cao nhất
67,3%, tiếp theo là thờ ông bà 28,7%, thiên chúa giáo, tin lành và các tôn giáo
khác chiếm tỷ lệ thấp
3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe tình dục.
17
3.2.1.Kiến thức về sức khỏe tình dục.
Bảng 3.8. Phân bố tỷ lệ tìm hiểu kiến thức về sức khỏe tình dục.
Kết quả Tần số (n) Tỷ lệ %
Có 146 97,3
Không 4 2,7
Tổng số 150 100
Nhận xét: Có 97,3% đối tượng nghiên cứu có tìm hiểu hoặc nghe nói
về SKTD, một số rất ít không biết (2,7%)
.
Biểu đồ 3.3. Phân bố tỷ lệ nguồn thông tin về sức khỏe tình dục.
Nhận xét: Nguồn thông tin về sức khỏe tình dục chủ yếu được biết đến
qua TV, radio (92,7%), qua cán bộ y tế (75,3%) và qua sách báo, tạp chí
(42,7%). Một phần nhỏ thông tin được biết qua người thân (0,7%) và có rất ít
thông tin được phổ biến trong trường học (0,7%).

Đánh giá kết quả Tần số (n) Tỷ lệ %
Có 49 32,7
Không 101 67,3
Tổng số 150 100
Nhận xét: Phần lớn đối tượng đều không gặp khó khăn gì khi tiếp cận
với các thông tin về SKTD 67,3%. Tuy nhiên vẫn còn 32,7% đối tượng có
vấn đề khi tiếp cận thông tin SKTD.
Bảng 3.13. Phân bố tỷ lệ nguyên nhân ảnh hưởng đến việc tiếp cận
thông tin sức khỏe tình dục.
Nhận xét: vấn đề ảnh hưởng đến việc tiếp cận thông tin về SKTD
91,8% là do e ngại .là vấn đề tế nhị khó nói 8,2%.
Bảng 3.14. Phân bố tỷ lệ hiểu biết về tình dục an toàn.
Hiểu biết về tình dục an toàn
Tần số
(n)
Tỷ lệ %
Không gây mang thai ngoài ý muốn 15 10
Không gây lây nhiễm bệnh qua đường tình dục 135 90
Không hoạt động tình dục khi có nguy cơ lây
bệnh qua đường tình dục
25 16,7
Nhận xét: Phần lớn đều cho rằng tình dục an toàn là không lây nhiễm
bệnh qua đường tình dục khi hoạt động tình dục (90%), có 16,7% không hoạt
động tình dục khi biết có nguy cơ lây bệnh, rất ít đối tượng cho rằng tình dục
an toàn liên quan đến mang thai ngoài ý muốn (10%).
Nguyên nhân Tần số (n) Tỷ lệ %
E ngại 45 91,8
Tế nhị 4 8,2
Tổng số 49 100
20

lây truyền qua đường tình dục.
Bảng 3.18. Phân bố tỷ lệ kênh thông tin về STDs
Kênh
thông tin STDs
Tần số (n) Tỷ lệ %
Nhà trường 2 1,3
Cha mẹ 4 2,7
Sách báo, tạp chí 123 82
Bạn bè 33 22
Ti vi, radio 142 94,7
Cán bộ y tế 82 54,7
Khác 3 2
Nhận xét: Thông tin về các bệnh lây truyền qua đường TD chủ yếu từ
TV, radio (94,7%), sách báo, tạp chí(82%), cán bộ y tế 54,7%. Một phần
thông tin khác đến từ bạn bè 22%. Có rất ít thông tin từ cha mẹ (2,7%), các
phương tiện khác(2%). Đặc biệt rất ít thông tin đến từ trường học(1,3%).

3.2.2. Thái độ về sức khỏe tìnhdục.
22
Bảng 3.19. Phân bố tỷ lệ về thái độ của đối tượng nghiên cứu với
sức khỏe tình dục.
Thái độ về SKTD Tần số (n) Tỷ lệ %
Quan trọng 140 93,3
Không quan trọng 0 0
Không biết 10 6,7
Tổng số 150 100
ơ
Nhận xét: Đa số đối tượng được điều tra đều cho rằng SKTD có vai
trò quan trọng trong cuộc sống hôn nhân (93,3%). 6,7% đối tượng không biết
về tầm quan trọng của SKTD.


Biểu đồ 3.5. Phân bố tỷ lệ các biện pháp tránh thai được áp dụng.
24
Nhận xét: Biện pháp tránh thai được sử dụng nhiều nhất là đặt vòng
43,3%, tiếp đến là dùng thuốc tránh thai 22,4%, dùng bao cao su 18,7%, các
biện pháp khác 13,4%, thực hiện biện pháp đình sản 2,2%.
Bảng 3.23. Phân bố tỷ lệ các biện pháp thực hành phòng chống
STDs
Biện pháp Tần số (n) Tỷ lệ%
Sử dụng bao cao su 135 90
Dùng riêng bơm kim tiêm 57 38
Chỉ có một bạn tình 16 10,7
Nhận xét: Bao cao su được áp dụng nhiều nhất để phòng chống
STDs (90%), 38% đối tượng được điều tra dùng riêng bơm kim tiêm, 10,7%
cho rằng để phòng chống STDs thì chỉ có một bạn tình là biện pháp tốt.
Bảng 3.24. Phân bố tỷ lệ các biện pháp thực hành điều trị STDs .

Biện pháp Tần số (n) Tỷ lệ %
Điều trị bác sỹ 144 96
Tự mua thuốc uống 5 3,3
Không quan tâm 1 0,7
Tổng số 150 100
Nhận xét: Đa số đối tượng được điều tra tìm đến bác sỹ khi nghi ngờ
mình mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, 3,3% tự mua thuốc uống,tỷ lệ
người không quan tâm rất thấp (0,7%).
25

Trích đoạn Thực hành về SKTD. Về kiến thức,thái độ, thực hành sức khỏe tìnhdục.
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status