Tình hình nhiễm nấm candida và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ đến khám tại bệnh viện trường đại học y dược huế - Pdf 18

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm sinh dục nữ là những bệnh lý nhiễm khuẩn đường sinh dục phụ
nữ. Bệnh khá phổ biến ở Việt Nam, khoảng 80% những người bị bệnh phụ
khoa là viêm sinh dục [4].
Viêm sinh dục gây nhiều rối loạn trong đời sống và hoạt động sinh dục
của người phụ nữ. Hiện nay trong việc kế hoạch hoá gia đình thì nó còn ảnh
hưởng đến việc sử dụng các dụng cụ tránh thai và đó cũng là yếu tố thuận lợi
làm tăng khả năng lây lan các bệnh lây truyền qua đường tình dục [4].
Có nhiều nguyên nhân gây viêm sinh dục khác nhau nhưng hầu hết
viêm sinh dục thấp là do 3 nhóm tác nhân nhiễm trùng. Đó là vi khuẩn, nấm
và ký sinh trùng [18], [19], [27].
Trong đó nấm là nguyên nhân phổ biến đứng hàng thứ hai sau vi khuẩn
trong viêm âm hộ, âm đạo [18], [19]. Ước tính có tới khoảng 75% phụ nữ có
ít nhất một lần trong đời bị viêm sinh dục do nấm [18], [22], [26], [27].
Chủng nấm gây bệnh chủ yếu là Candida albicans chiếm 80-92%. Các
chủng nấm khác ít gặp hơn như Torulopsis glabrata, Candida parapsilosis và
Candida tropicalis [18], [19], [23], [26], [31]. Nhiều nhà nghiên cứu nhận
thấy rằng ngày càng tăng tần suất gây bệnh do các chủng Candida không phải
albicans đặc biệt là C.glabrata do việc sử dụng các thuốc mua không cần kê
đơn, sử dụng kéo dài nhóm azoles và việc dùng kháng nấm với liệu trình ngắn
ngày [26].
Viêm âm hộ, âm đạo do Candida hay xảy ra ở phụ nữ mang thai, bị đái
tháo đường, điều trị kháng sinh phổ rộng, dùng thuốc ngừa thai bằng đường
uống [27], [19], [26], [29].
Triệu chứng điển hình là khí hư nhiều, đặc, trắng như bột, ngứa âm hộ
âm đạo, đau khi giao hợp, âm hộ, âm đạo viêm đỏ. Do đó bệnh gây nhiều khó
2
chịu cho phụ nữ, ảnh hưởng đến cuộc sống đặc biệt khi bệnh xảy ra trong thời
kỳ mang thai [4], [18], [19], [20], [23], [25], [26], [27], [28], [29].
Việc điều trị viêm âm hộ âm đạo do nấm candida kéo dài và hay tái

Cổ tử cung là phần hẹp và dưới hết của tử cung. Cổ tử cung có hình
chóp cụt gồm có 2 phần: phần trên âm đạo và phần trong âm đạo. Biểu mô
tuyến ở mặt trong cổ tử cung giống niêm mạc tử cung.
1.1.2. Đặc điểm sinh lý âm đạo bình thường
1.1.2.1. Khí hư: là chất dịch không có máu chảy ra từ âm đạo có thể là chất
tiết sinh lý hoặc được tạo ra do cơ quan sinh dục đáp ứng với sự kích thích
hay nhiễm trùng. Bình thường ở âm đạo có dịch trắng như sữa, trong và hơi
đặc, lượng ít có nguồn gốc từ tuyến Bartholin ở âm hộ, từ các tuyến và nút
nhầy ở cổ tử cung, từ biểu mô âm đạo bong ra, không chảy ra ngoài âm hộ,
không ảnh hưởng đến sinh hoạt của người phụ nữ. Khi chất dịch sinh lý này
thay đổi về tỷ lệ và số lượng vi khuẩn, tiết ra nhiều, chảy ra ngoài âm hộ làm
4
cho người phụ nữ khó chịu phải chú ý tới là bất thường, là khí hư bệnh lý [3],
[12], [15], [18], [28].
Tùy theo nguyên nhân mà khí hư có tính chất khác nhau. Có 3
loại khí hư:
- Khí hư trong dính như lòng trắng trứng, có khi loãng như nước,
xét nghiệm khí hư sẽ không thấy vi khuẩn, bạch cầu, chỉ có tế bào biểu mô.
Khí hư này từ niêm mạc tử cung, do u xơ tử cung, polyp cổ tử cung hoặc ở
người cường estrogen.
- Khí hư trắng như váng sữa, xét nghiệm không có bạch cầu và vi
khuẩn. Nguyên nhân do rối loạn thần kinh thực vật ở bệnh nhân hay lo lắng,
hoặc tử cung bị sung huyết.
- Khí hư đục là triệu chứng phổ biến của viêm sinh dục. Khí hư đục,
loãng hoặc đặc do lẫn mủ. Nhiễm khuẩn càng nặng thì khí hư càng nhiều,
màu sắc vàng xanh, mùi hôi, tanh [4], [12].
1.1.2.2. Biểu mô âm đạo: được cấu tạo bởi các tế bào gai đáp ứng với sự thay
đổi nồng độ estrogen và progesterone. Các tế bào lớp nông là loại tế bào chủ
yếu của đường sinh dục sẽ vượt trội khi có sự kích thích của Estrogen. Các tế
bào lớp trung gian sẽ vượt trội trong giai đoạn hoàng thể khi có sự kích thích

thành 3 nhóm chính: do trùng roi đơn bào Trichomonas vaginalis, nấm, vi
khuẩn [3], [4], [18], [19], [22], [27], [28]. Viêm âm đạo còn có thể do các
nhóm tác nhân gây bệnh khác như HSV, HPV, lậu, giang mai [3], [4].
- Một số tình trạng là điều kiện thuận lợi cho viêm âm đạo xảy ra như:
sử dụng kháng sinh lâu ngày, đái tháo đường không kiểm soát được, suy giảm
miễn dịch, thụt rửa âm đạo hay đặt thuốc lâu ngày, sử dụng nội tiết tố, mang
thai, sử dụng dụng cụ tránh thai,…[25], [26], [27], [29], [31].
1.1.4. Sinh lý bệnh viêm đường sinh dục thấp
6
1.1.4.1. Các cơ chế bảo vệ:[3], [10], [15], [18], [22], [27], [28], [32].
Bình thường âm hộ, âm đạo, cổ tử cung là nơi thường trú của nhiều loại
tác nhân gây bệnh khác nhau nhưng các rối loạn chỉ cần điều trị khi các cơ
chế bảo vệ bình thường bị suy giảm.
Các cơ chế bảo vệ bao gồm:
+ Môi trường acid ở âm đạo: Glycogen được sản xuất bởi biểu
mô âm đạo, chịu tác động của hoạt động chế tiết của các hormone sinh dục
của buồng trứng. Trực khuẩn Doderlein sẽ chuyển chất này thành acid lactic,
duy trì một pH âm đạo ở mức 3-4. Môi trường này sẽ ức chế hầu hết các tác
nhân gây bệnh hoạt động.
+ Lớp biểu mô lát dày của âm đạo: Đây là một hàng rào sinh lý
hữu hiệu ngăn chặn nhiễm trùng. Sự bong ra liên tục của lớp tế bào nông
Keratohyalin và sự sản xuất glycogen dưới tác dụng của hormone sinh dục có
thể ngăn chặn sự định cư của vi trùng. Ở trẻ em và phụ nữ mãn kinh, biểu mô
thiếu các tác dụng của hormon sinh dục nên mỏng, dễ chấn thương và dễ
nhiễm trùng.
+ Sự khép kín của âm đạo: Ở trẻ em và các phụ nữ độc thân, âm
đạo là một khoang ảo, được giữ khép kín bởi các cơ chung quanh âm đạo.
Đây cũng là một hàng rào bảo vệ sinh lý. Tuy nhiên ở các phụ nữ có quan hệ
tình dục và có thai thì không có cơ chế bảo vệ này.
+ Các chất tiết từ các tuyến cổ tử cung và tuyến Bartholin duy trì

+ Lây lan theo đường niêm mạc: đó là trường hợp của lậu cầu.
Từ âm đạo, lỗ ngoài cổ tử cung nhiễm khuẩn lan rộng dần theo niêm mạc tới
ống cổ tử cung, tử cung, phần phụ.
8
+ Xâm nhập trực tiếp vào buồng tử cung chẳng hạn như khi đặt
dụng cụ tử cung rồi lan theo niêm mạc đến phần phụ nhưng hay gặp là lan
theo bạch mạch, tĩnh mạch dễ gây viêm tắc tĩnh mạch và thâm nhiễm trên
dây chằng rộng.
+ Do nhiễm khuẩn một tổn thương sẵn có gồm có nhiễm khuẩn
trực tiếp và gián tiếp.
1.2. ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC CỦA CANDIDA Spp GÂY BỆNH
ĐƯỜNG SINH DỤC THẤP [2], [7], [8], [10], [15]
1.2.1. Đại cương về Candida
Candida Spp là loại nấm hoại sinh ở da và niêm mạc thuộc họ nấm
men, hình tròn hay hình xoan. Trong bệnh phẩm soi tươi trực tiếp có chồi nhỏ
gọi là thể Yeast, kích thước 2-4 micromet. Nhuộm Gram có thể thấy cả sợi
nấm là một đoạn thẳng đầu cuối tròn, kích thước từ 3-5 micromet (thể
pseudophae), sinh sản bằng cách nảy chồi.
Hình 1.1. Hình ảnh chồi nấm và sợi giả của nấm Candida albicans khi soi
tươi bằng xanh Methylene 0.1%
9
Candida có gần 80 loài, trong đó Candida albicans là loài gây bệnh chủ
yếu. Một số loài khác cũng có khả năng gây bệnh với tần suất ngày càng tăng
do sự sử dụng thuốc bừa bãi như Torulopsis glabrata, Candida parapsilosis,
Candida tropicalis, Candida pseudotropicalis, Candida prapsifosis… Candida
albicans sống một cách bình thường trong người và nhiều loài thú. Ở người
bình thường khỏe mạnh người ta tìm thấy vi nấm Candida trong âm đạo ở
39% người được thử.
Ở trạng thái hoại sinh, số lượng vi nấm rất ít, soi tươi các dịch sinh học
từ niêm mạc hiếm khi có một vài tế bào hạt men nảy búp. Ở đây vi nấm giữ

[20], [22], [23], [25], [26], [27], [28]
1.3.1. Viêm âm hộ
Viêm âm hộ đơn thuần rất hiếm gặp, thường do bệnh nhân bị viêm âm
đạo, ra nhiều khí hư, ngứa phải gải gây bội nhiễm âm hộ. Âm hộ đỏ, sung
huyết, ngứa, có thể loét. Các nguyên nhân thường gặp như tạp khuẩn, nấm,
trùng roi, lậu cầu.
1.3.2. Viêm âm đạo
Các triệu chứng của viêm âm đạo thường là ngứa ngáy khó chịu và khí
hư trắng từng mảng đục như bột. Khí hư có thể loãng hay đặc.
Có thể có các triệu chứng khác như tiểu rát, đau khi giao hợp.
Khám thấy niêm mạc âm đạo đỏ và thấy khí hư với những tính chất đã
nêu.
pH âm đạo thường dưới 4.5
Soi tươi thấy hình ảnh giả sợi, bào tử.
11
Hình 1.2. Viêm âm đạo do Candida: khí hư giống sữa đặc, thành âm đạo đỏ.
1.3.3. Viêm cổ tử cung
Biểu mô cổ tử cung được cấu tạo bởi 2 lớp tế bào khác nhau tế bào gai
và tế bào tuyến. Tác nhân gây viêm cổ tử cung tùy loại sẽ gây tổn thương cổ
tử cung trong hay ngoài. Candida thường gây viêm cổ tử cung ngoài.
1.4. TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN VIÊM ĐƯỜNG SINH DỤC THẤP
DO CANDIDA
Viêm nhiễm sinh dục thấp do nấm Candida được chẩn đoán dựa vào:
- Ngứa âm hộ, âm đạo.
- Khí hư ra từng mảng trắng như bột.
- Âm hộ, âm đạo đỏ.
- pH < 4.5.
- Soi tươi tìm thấy nấm có chồi, giả sợi.
12
1.5. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ VIÊM SINH DỤC THẤP DO NẤM

âm đạo nấm chiếm 30% trường hợp [30].
- Theo Micheline Moyal- Barraco [29], khi khám cho 1462 bệnh nhân
thì có 10% viêm âm đạo có nguyên nhân do nấm. Trong đó có 13% trước 50
tuổi, 4% sau 50 tuổi.
14
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh
Phụ nữ đến khám tại phòng khám phụ sản Bệnh Viện Trường Đại Học
Y Dược Huế mà:
- Có ra khí hư âm đạo bất thường
- Ngứa rát âm hộ, âm đạo.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Đang hành kinh, đang ra máu âm đạo.
- Thụt rửa âm đạo trong vòng 48 giờ trước khi đến khám.
- Dùng kháng nấm toàn thân hoặc đặt thuốc kháng nấm trong vòng 2
tuần trước khi đến khám.
2.1.3. Số lượng và thời gian nghiên cứu
Mẫu của chúng tôi thu thập được là 105 được tiến hành từ 21/7/ 2006
đến 22/12/2006.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.2.2. Phương tiện nghiên cứu
- Bàn khám phụ khoa, đèn cổ cò, mỏ vịt, kìm cặp bông.
- Que lấy khí hư để soi tươi.
- Gạc, găng cao su.
15

- Tiểu rát.
- Đau khi giao hợp.
- Có khí hư bất thường không.
2.3.2. Khám lâm sàng
Quan sát lần lượt âm hộ, âm đạo, cổ tử cung và ghi nhận vào phiếu
nghiên cứu.
Khám mỏ vịt: Làm trơn mỏ vịt bằng nước vô khuẩn, hướng chuôi mỏ
vịt thẳng đứng, đưa mỏ vịt vào âm đạo một cách nhẹ nhàng theo chiều trước
sau, đẩy vào sâu khoảng 3 cm rồi xoay mỏ vịt sao cho chuôi mỏ vịt nằm
ngang. Tiếp tục đẩy mỏ vịt vào theo trục từ dưới lên trên, từ trước ra sau, vào
sâu khoảng 7 cm thì mở dần mỏ vịt, quan sát thành âm đạo và cổ tử cung. Để
chuôi cầm và khoá mỏ vịt lên trên. Khi đã bộc lộ rõ cổ tử cung thì vặn ốc ở
chuôi để cố định mỏ vịt ở trong âm đạo. Qua mỏ vịt, quan sát và ghi nhận
các triệu chứng sau:
- Niêm mạc âm đạo, cổ tử cung: đỏ, hồng bình thường hay trắng.
- Tình trạng loét ở âm đạo, cổ tử cung có hay không.
- Phân loại khí hư: đặc trắng như bột hay loại khác.
Mỏ vịt được lấy ra sau khi đã khám và lấy bệnh phẩm xong.
2.3.3. Cận lâm sàng
- Thử pH âm đạo:
+ Cặp giấy thử nhúng vào túi cùng sau âm đạo, cho khí hư
thấm ướt mẫu giấy.
17
+ Sau 30 giây đến 1 phút, đối chiếu với bảng màu mẫu và
ghi kết quả vào phiếu điều tra.
- Lấy bệnh phẩm soi tươi: dùng tăm bông hoặc que cấy vô trùng
đưa vào túi cùng sau âm đạo lấy ít dịch. Sau đó để vào lọ vô trùng, nút kín,
dán nhãn, gởi đến phòng xét nghiệm để soi tươi tìm nấm. Xét nghiệm soi tươi
tìm nấm được tiến hành tại bộ môn ký sinh trùng Trường Đại Học Y Dược
Huế.

được tính như sau:
SSKB=
Trong đó: + p
1
, p
2
là tỷ lệ % của các cá thể có tính chất nghiên cứu trong 2
mẫu.
+ q
1
, q
2
là tỷ lệ % các cá thể không có tính chất nghiên cứu đó.
+ n
1
, n
2
là kích thước của 2 mẫu.
Khi sự khác biệt giữa hai tỷ lệ lớn hơn hai lần sai số chuẩn của sự khác biệt
thì coi sự khác biệt đó là có ý nghĩa thống kê.
Chương 3
19
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. TỶ LỆ NHIỄM NẤM CANDIDA
Bảng 3.1. Tỷ lệ nhiễm nấm Candida.
Số lượng Tỷ lệ
Candida (+) 48 45,71%
Candida(-) 57 54,29%
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ nhiễm nấm Candida.
Trong số 105 bệnh nhân đến khám có triệu chứng nghi ngờ viêm đường

Khác 46 43,80% 21 45,65%
Tổng 105 100% 48
Đối tượng nghiên cứu là cán bộ viên chức nhà nước nhiều hơn nông
dân ( 38,1% so với 18,1%). Các ngành còn lại chiếm tỷ lệ 44%.
Tỷ lệ nông dân nhiễm nấm là cao nhất (57,89%).
3.2.3. Đặc điểm về nơi ở
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ nơi ở của mẫu nghiên cứu và nhóm nhiễm nấm Candida.
Tỷ lệ người dân thành thị nhiễm nấm Candida là 54,17% thấp hơn tỷ lệ
người dân thành thị trong nhóm nghiên cứu là 57,14%.
3.2.4. Đặc điểm trình độ văn hoá
Bảng 3.4. Trình độ văn hoá của mẫu nghiên cứu và nhóm nhiễm Candida.
Trình độ văn hoá
Mẫu nghiên cứu Nhiễm nấm Candida
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ nhiễm
Mù chữ, cấp I 6 5,71% 4 66,67%
Cấp II, III 50 47,62% 25 50%
Đại học, cao đẳng 49 46,67% 19 38,78%
Tổng 105 100% 48
22
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ các nhóm trình độ văn hoá.
Đối tượng đi khám có trình độ văn hoá cấp 2, 3 chiếm tỷ lệ cao nhất
(47,62%), thấp nhất là nhóm mù chữ và cấp 1 (5,71%).
Tỷ lệ nhiễm nấm Candida cao nhất ở nhóm trình độ học vấn cấp 1 và
mù chữ (66,67%), thấp nhất ở nhóm trình độ cao đẳng, đại học (38,78%).
3.2.5. Về biện pháp tránh thai (BPTT)
Bảng 3.5. Đặc điểm về sử dụng biện pháp tránh thai
Biện pháp tránh
thai
Mẫu nghiên cứu Nhiễm nấm Candida
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

Sự khác biệt giữa các tỷ lệ trong bảng là có ý nghĩa với test χ
2
= 35,80
và p < 0,001. Nhiễm nấm Candida có sự liên quan chặt chẽ với triệu chứng
ngứa âm hộ, âm đạo.
3.3.2 Liên quan giữa nhiễm nấm Candida với triệu chứng khí hư đặc trắng
như bột
Bảng 3.7. Liên quan nhiễm nấm Candida với triệu chứng khí hư đặc trắng
như bột.
Khí hư đặc
trắng như bột
Candida (+) Candida (-)
χ
2
= 44,91
p < 0,001
Số lượng % Số lượng %
Có 38 79,17% 7 12,28%
Không 10 20,83% 50 87,72%
Tổng 48 100% 57 100%
Sự khác biệt giữa các tỷ lệ trong bảng trên là có ý nghĩa với test
χ
2
= 44,91 và p < 0,001. Như vậy có mối liên quan giữa nhiễm nấm Candida
với triệu chứng khí hư đặc trắng như bột. Khi có khí hư đặc trắng như bột thì
khả năng phát hiện ra Candida cao hơn hẳn so với khi có các loại khí hư khác.
3.3.3 Liên quan giữa nhiễm nấm Candida với nghề làm nông
Bảng 3.8. Liên quan giữa nhiễm Candida với nghề làm nông
Nghề
Candida (+) Candida (-) χ

Candida (+) Candida (-) χ
2
=1,297
p > 0,05
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
≤ cấp III 29 60,42% 27 47,37%
Đại học, cao
đẳng
19 39,58% 30 52,63%
Tổng 48 100% 57 100%
Trình độ văn hoá từ cấp 3 trở xuống bị nhiễm nấm cao hơn so trình độ
đại học, cao đẳng nhưng không có ý nghiã thống kê với test χ
2
( p> 0,05).
3.3.6 Liên quan giữa nhiễm nấm Candida với nguồn nước sử dụng
Bảng 3.11. Liên quan giữa nhiễm nấm Candida với nguồn nước sử dụng
Tỷ lệ sử dụng nước giếng trong nhóm nhiễm nấm Candida cao hơn
trong nhóm không nhiễm nấm. Tuy nhiên sự khác nhau về các tỷ lệ trong
bảng là không có ý nghĩa với test χ
2
( p > 0,05).
3.3.7 Liên quan giữa nhiễm Candida với thói quen thụt rửa âm đạo
Nguồn nước
Candida (+) Candida (-) χ
2
= 0,11
p > 0,05
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Nước máy 27 56,25% 35 61,40%
Nước giếng 21 43,75% 22 38,60%

.
3.3.10. Liên quan giữa nhiễm nấm Candida với tình trạng hôn nhân
Thụt rửa âm
đạo
Candida (+) Candida (-)
χ
2
= 24,27
p < 0,005
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Có 25 52,08% 4 7,02%
Không 23 47,92% 53 92,98%
Tổng 48 100% 57 100%
Uống thuốc
ngừa thai
Candida (+) Candida (-)
χ
2
= 0,048
p > 0,05.
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Có 10 20,83% 14 24,56%
Không 38 79,17% 43 75,44%
Tổng 48 100% 57 100%


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status