Quy hoạch sử dụng đất phường nghi hương – thị xã cửa lò – tỉnh nghệ an giai đoạn 2014 2020 - Pdf 19

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên và nằm trong nhóm tài nguyên hạn
chế của mỗi quốc gia. Nó là điều kiện không thể thiếu trong mọi quá trình
phát triển. Vì đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là cơ sở không gian của mọi
quá trình sản xuất, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn
phân bố khu dân cư, xây dựng các công trình văn hoá-xã hội, an ninh quốc
phòng.( Đoàn Công Quỳ và cs, 2006)
Đất đai là điều kiện cần thiết để tồn tại và tái sản xuất và các thế hệ tiếp
theo của loài người. Do đó, đất đai phải dụng một cách hợp lý, triệt để và có
hiệu quả kinh tế cao nhất. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay,cùng với sự
chuyển biến mạnh mẽ của nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại
hoá, nhu cầu cầu sử dụng đất của các ngành các lĩnh vực sản xuất ngày một
tăng, điều đó gây áp lực rất lớn đến quỹ đất của mỗi địa phương. Chính vì lẽ
đó mà việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là vấn đề hết sức cấp thiết và giữ
vai trò quan trọng đặc biệt nó mang tính định hướng giúp cho các cấp, các
ngành phân bổ, quản lý sử dụng đất cho cá mục đích văn hoá, kinh tế, xã hội
một cách hợp lý, tiết kiệm, tránh chồng chéo để đạt được hiệu quả cao nhất.
Phường Nghi Hương nằm ở trung tâm thị xã Cửa Lò có triềm năng phát
triển du lịch – dịch vụ với những thắng cảnh đẹp, bờ biển dài và nguồn tài
nguyên phong phú , trong những năm gần đây cùng với sự phát triển mạnh
mẽ của các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn phường, sự gia tăng dân số
và chịu ảnh hưởng phát triển KT-XH của khu vực lân cận đã gây áp lực lớn
lên quỹ đất của phường cùng với công tác lập điều chỉnh quy hoạch giai đoạn
2006-2010 đến nay đã không đáp ứng được nhu cầu sử dụng đât của các cấp
các ngành và nhân dân.
1
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi thực hiện đề tài:"Quy hoạch sử
dụng đất phường Nghi Hương – Thị xã Cửa Lò – tỉnh Nghệ An giai đoạn
2014 - 2020".
1.2. Mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu của đề tài

thống các giải pháp định vị cụ thể của việc tổ chức pháp triển kinh tế, xã hội
trên một vùng lãnh thổ nhất định, cụ thể là đáp ứng nhu cầu mặt bằng sử dụng
đất hiện tại và tương lai của các ngành, các lĩnh vực cũng như nhu cầu sinh
hoạt của mọi thành viên xã hội một cách tiết kiệm, khoa học, hợp lý và có
hiệu quả cao.
Quy hoạch sử dụng đất là một hoạt động vừa mang tính kỹ thuật, vừa
mang tính pháp chế.
Biểu hiện của tính kỹ thuật là ở chỗ, đất đai được đo đạc, vẽ thành bản đồ,
tính toán và thống kê diện tích, thiết kế phân chia khoảnh thửa để giao cho
các mục đích sử dụng đất khác nhau.
Về mặt pháp lý, đất đai được Nhà nước giao cho các tổ chức, hộ gia
đình, và cá nhân sử dụng vào các mục đích khác nhau. Nhà nước ban hành
các văn bản pháp quy để điều chỉnh các mối quan hệ đất đai. Các đối tượng
sử dụng đất có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương chính sách
về đất đai của Nhà nước.
Khi giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cần xác định rõ mục
đích của việc sử dụng. Đây là biện pháp quan trọng nhất nhằm khai thác triệt
để và hiệu quả cao tiềm năng đất. Ở đây thể hiện rõ tính kinh tế của quy
hoạch sử dụng đất. Song điều đó chỉ thực hiện được khi tiến hành đồng bộ
cùng với các biện pháp kỹ thuật và pháp chế.
3
Từ đó có thể rút ra khái niệm quy hoạch sử dụng đất như sau:
Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật
và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ hợp lý có hiệu quả
cao thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất cả nước, tổ chức sử
dụng đất như một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền
với đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và
bảo vệ môi trường.( Đoàn Công Quỳ và cs, 2006)
2.1.2 Phân loại quy hoạch sử dụng đất
Do sự phát triển của nền kinh tế từng vùng, từng lãnh thổ, từng địa

Quy hoạch sử dụng đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ cho
trước mắt mà cả lâu dài. Căn cứ vào đặc điểm, điều kiện tự nhiên, phương
hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng lãnh
thổ, quy hoạch sử dụng đất được tiến hành nhằm định hướng cho các cấp, các
ngành trên địa bàn lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất chi tiết của mình.
Xác lập ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về đất đai.
Làm cơ sở để tiến hành giao đất và đầu tư để phát triển sản xuất, đảm bảo an
ninh lương thực, phục vụ nhu cầu dân sinh, văn hóa – xã hội.
Quy hoạch sử dụng đất nhằm đáp ứng nhu cầu về sử dụng đất để phát
triển kinh tế xã hội lâu dài.
Quy hoạch sử dụng đất mang tính chiến lược, các chỉ tiêu của quy
hoạch mang tính chỉ đạo.
2.1.4 Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với các quy hoạch khác
2.1.4.1 Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế xã hội.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội là tài liệu mang tính khoa
học, sau khi được phê duyệt sẽ mang tính chiến lược chỉ đạo sự phát triển
kinh tế xã hội, được luận chứng bằng nhiều phương án kinh tế xã hội về phát
5
triển và phân bố lực lượng sản xuất theo không gian có tính đến chuyên môn
hóa và phát triển tổng hợp sản xuất của các vùng và các đơn vị cấp dưới.
(Đoàn Công Quỳ và cs, 2006)
2.1.4.2 Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch đô thị
Căn cứ vào yêu cầu của kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế xã hội và
phát triển đô thị, quy hoạch sẽ định ra tính chất, quy mô, phương châm xây
dựng đô thị, các bộ phận hợp thành của đô thị, sắp xếp một cách hợp lý, toàn
diện, đảm bảo cho sự phát triển đô thi một cách hài hòa và trật tự, tạo điều
kiện thuận lợi cho đời sống và sản xuất. Tuy nhiên, trong quy hoạch đô thị,
cùng với việc bố trí cụ thể từng khoảnh đất dùng cho các dự án sẽ giải quyết
cả vấn đề tổ chức và sắp xếp lại nội dung xây dựng. Quy hoạch sử dụng đất

thể và tổng thể, cục bộ và toàn bộ, không có sự sai khác về quy hoạch theo
không gian và thời gian ở cùng một khu vực cụ thể. Tuy nhiên chúng có sự
khác nhau rất rõ về tư tưởng chỉ đạo và nội dung: một bên là sự sắp xếp chiến
thuật, cụ thể, cục bộ(quy hoạch ngành), một bên là sự định hướng chiến lược
có tính toàn diện và toàn cục( quy hoạch sử dụng đất).

(Đoàn Công Quỳ và cs,
2006)
7
2.2 Cơ sở pháp lý
•Hiến pháp năm 1992
•Luật đất đai 2013
•Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về việc
thi hành luật đất đai
•Thông tư 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30/06/2005 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy trình lập, điều chỉnh và thẩm
định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
•Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường, quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất
•Công văn 5763/BTNMT ngày 25/12/2006 của của Bộ Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn áp dụng định mức sử dụng đất trong quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất
•Thông tư số 13/2011/TT-BTNMT ngày 15/04/2011 quy định về ký
hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quy hoạch và bản đồquy hoạch sử
dụng đất
2.3 Tình hình quy hoạch sử dụng đất tại một số nước trên thế giới và tại
Việt Nam
2.3.1 Tình hình quy hoạch sử dụng đất tại một số nước trên thế giới
Ở Canada, là một nước liên bang nên quy hoạch sử dụng đất có những

phủ. Giúp việc cho các cơ quan này có Ủy ban Quy hoạch Không gian Nhà
nước, Cơ quan Quy hoạch không gian Nhà nước và Hội đồng tư vấn quy
hoạch không gian. Tại cấp tỉnh, Ủy ban Quy hoạch không gian tỉnh và Cơ
quan quy hoạch không gian tỉnh là các cơ quan chuyên môn giúp việc cho Hội
đồng tỉnh và Ban chấp hành Hội đồng tỉnh về đất đai. Tại địa phương có
Phòng Quy hoạch cấp huyện, Hội đồng Huyện và Ban Chấp hành Hội đồng
9
huyện. Tuy nhiên, chỉ có các huyện lớn mới có Phòng Quy hoạch cấp huyện.
Các huyện khác thuê các chuyên gia tư vấn tư nhân thực hiện các công việc
quy hoạch như khảo sát, tư vấn và lập kế hoạch. Huyện có 2 loại sơ đồ dùng
cho chính sách quy hoạch là Sơ đồ bố trí tổ chức và Sơ đồ quy hoạch sử dụng
đất. Hội đồng huyện sau khi thông qua Sơ đồ sẽ báo cáo lên Ban chấp hành
Hội đồng tỉnh và Cơ quan Quy hoạch không gian nhà nước. (Nguyễn Thảo,
2013)
2.3.2 Tình hình quy hoạch sử dụng đất tại Việt Nam
Công cụ pháp luật là cơ sở quan trọng để Nhà nước tiến hành hoạt động
quản lý trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Để thực hiện chức năng QLNN
về đất đai bằng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, các chế định pháp luật về
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở nước ta được quy định tại các đạo luật cao
nhất như : Hiến pháp, Luật đất đai…, đồng thời được triển khai cụ thể bằng
các nghị định, thông tư hướng dẫn… của các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cao nhất.
*Giai đoạn trước năm 1993:
Hiến pháp năm 1980 của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam quy định:
“Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch chung,nhằm đảm bảo
đất đai được sử dụng hợp lý và tiết kiệm…”(Điều 20).
Quyết định số 201/QĐ-CP ngày 01/7/1980 của Chính phủ về việc thống
nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong phạm
vi cả nước đã quy định rõ:” Toàn bộ ruộng đất trong cả nước đều do Nhà
nước thống nhất quản lý theo quy hoạch và kế hoạch chung…”. Cũng tại văn

theo quy hoạch, kế hoạch…” ( Điều 16). Luật Đất đai năm 1993 và các văn
bản sau Luật của Chính phủ, của cơ quan Quản lý đất đai ở trung ương (Tổng
cục Địa chính và sau này là Bộ TN & MT) đã cụ thể hoá các nội dung của
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất một cách chi tiết và có hệ thống hơn. Cụ thể:
11
Các cơ quan và các bộ ngành ở trung ương phải xây dựng quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất của cơ quan mình, ngành mình.
Quy hoạch sử dụng đất của các tỉnh được xây dựng trên cơ sở quy
hoạch sử dụng đất của các bộ ngành, trung ương và quy hoạch sử dụng đất
của cả nước.
Tổng cục Địa chính đã ban hành văn bản số 657/QĐ-ĐC ngày
28/10/1995 quy định về định mức lao động và đơn giá điều tra quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất…”, đồng thời ban hành kèm theo văn bản đó là “ Quy trình
thực hiện điều tra quy hoạch,kế hoạch sử dụng đất ”.
Luật Đất đai năm 1993 có hai lần điều chỉnh vào năm 1998 và 2001, trong
cả hai lần điều chỉnh công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đều đựơc bổ
sung làm rõ hơn về chức năng, thẩm quyền xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất của các cấp, các ngành, đồng thời cũng quy định cụ thể hơn các nội
dung của quy hoạch sử dụng đất như quy định : kỳ quy hoạch sử dụng đất, chấn
chỉnh việc quy hoạch sử dụng đất không đúng theo quy hoạch bằng việc quy
định ( Điều 24a và 24b): căn cứ để quyết định giao đất, cho thuê đất là quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt…
Nhìn chung giai đoạn từ năm 1993- 2003 QLNN về đất đai trong đó có
nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã có những thành tựu đáng kể,
góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội, phát triển kinh tế đất nước.
Tuy nhiên do ảnh hưởng của nhiều yếu tố, đặc biệt sự chuyển biến hoạt động
của nền kinh tế theo hướng phát triển kinh tế thị trường mà đất đai là yếu tố
đầu vào rất quan trọng. Vì thế hiệu quả của hoạt động QLNN về đất đai theo
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định theo Luật Đất đai 1993 đạt

các chỉ tiêu phân loại đất, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội…, khoảng 50%
13
đơn vị cấp tỉnh, 530 đơn vị cấp huyện và 7082 đơn vị cấp xã hoàn thành việc
lập điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử
dụng đất 5 năm 2006- 2010. Như vậy, còn một số lượng khá lớn các đơn vị
cấp tỉnh, huyện và xã chưa hoàn thành việc lập điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất đến năm 2020 theo yêu cầu của chính phủ”.
14
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
3.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội phường Nghi Hương
3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
•Vị trí địa lý
•Địa hình, địa mạo
•Đặc điểm kí hậu thời tiết
•Đặc điểm thủy văn
•Các nguồn tài nguyên khác
•Cảnh quan môi trường
3.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
•Thực trạng phát triển kinh tế
•Dân số lao động việc làm
•Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
3.1.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất phường Nghi Hương
3.1.2.1 Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai
3.1.2.2 Hiện trạng sử dụng đất phường Nghi Hương năm 2013
3.1.2.3 Biến động đất đai giai đoạn 2000 – 2013
3.1.2.4 Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch kỳ trước đến năm 2010
3.1.3 Phương hướng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và phương hướng
sử dụng đất đến năm 2020 phường Nghi Hương
3.1.3.1 Phương hướng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020

động sử dụng đất, kiểm tra các vị trí dự kiến quy hoạch đất ở, địa điểm các
công trình
3.2.2 Phương pháp minh họa trên bản đồ
Đây là phương pháp đặc thù của công tác quy hoạch sử dụng đất. Mọi
thông tin cần thiết được biễu diễn trên bản đồ có tỷ lệ thích hợp, tạo thành tập
bản đồ gồm bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất
(Đoàn Công Qùy và cs, 2006). Báo cáo sử dụng 02 bản đồ tỉ lệ 1/5000 để
16
minh họa hiện trạng sử dụng đất năm 2013 phường Nghi Hương và bản đồ
quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 phường Nghi Hương.
3.2.3 Phương pháp xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy
hoạch sử dụng đất
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2013 được xây dựng dựa trên nền
bản đồ hiện trạng năm 2012 đã chỉnh lý qua điều tra sơ cấp và điều tra thứ
cấp. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xây dựng trên phần mềm Micro
Station SE dựa theo Quyết định 22/2007/QĐ – BTNMT về việc ban hành quy
định thành lập bản đồ hiện trạng và Thông tư số 13/2011/TT-BTNMT ngày
15/04/2011 quy định về ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quy
hoạch và bản đồ quy hoạch sử dụng đất. Các khu cấp đất ở mới được thể hiện
chi tiết qua bản vẽ chi tiết thiết kế mặt bằng đất khu dân cư, quy hoạch khu
trung tâm xã bằng cách sử dụng phần mềm microstation.
3.2.4 Phương pháp tính toán theo định mức
Phương pháp này dùng để dự báo, tính toán diện tích đất ở được cấp mới
cho các hộ dân có nhu cầu đất ở, các công trình xây dựng, Theo Công văn
5763/BTNMT hướng dẫn áp dụng định mức sử dụng đất trong quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất với các nhóm đất: đất cơ sở y tế, đất cơ sở văn hóa-thông
tin, đất cơ sở giáo dục đào tạo, đất cơ sở thể dục-thể thao, đất thương nghiệp-
dịch vụ, đất giao thông vận tải, đất thủy lợi, đất công nghiệp, đất đô thị và đất
khu dân cơ nông thôn. Đây cũng là phương pháp áp dụng nhiều trong quy
hoạch sử dụng đất để dự đoán và tạo ra các tổ chức lãnh thổ mới dựa vào các

thông tương đối thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế - xã hội. Vùng đô thị
hóa nằm dọc 2 bên trục đường Bình Minh chạy dọc qua các phường của thị xã
Cửa Lò tạo cho Nghi Hương trở thành khu vực tập trung đầu mối giao thông
quan trọng của thị xã Cửa Lò.
4.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Phường Nghi Hương thuộc đồng bằng ven biển, địa hình tương đối
đồng nhất, thấp dần từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam. Độ cao từ 3,5-
5,5m, nơi thấp nhất có độ cao 1,38 m phân bố ở phía bắc của phường, khá
thuận lợi cho việc phát triển du lịch và sản xuất nông nghiệp.
4.1.1.3 Đặc điểm khí hậu, thời tiết
Mang đặc điểm chung của khí hậu khu vực thị xã Cửa Lò cũng như của
thành phố Vinh, có đặc điểm chung của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa. Mùa
hè nóng và mưa nhiều, mùa đông lạnh và khô. Nhiệt độ trong năm từ 12,2
đến 39,4
o
C. Độ ẩm không khí trung bình hằng năm là 82 – 84%. Nghi Hương
chịu ảnh hưởng của gió, bão tương đối nhiều, gió hình thành vào mùa lạnh là
gió Đông Bắc và mùa nóng là gió Nam – Đông Nam, hàng năm từ tháng 5
đến tháng 8 chịu ảnh hưởng của gió Lào.
Nhiệt độ trung bình năm là 23
o
C, nhiệt độ trung bình cao nhất từ tháng
6 đến tháng 8 là 37 - 39
o
C thường kèm theo mưa to. Nhiệt độ trung bình thấp
nhất từ tháng 12 đến tháng 1 có năm xuống dưới 12
o
C, có đi kèm sương
19
muối. Lượng mưa trung bình năm từ 1,600 – 1,800mm. Mưa theo mùa, tập

và sức giữ nước thấp, dung tích hấp phụ thấp, mùn, đạm lân, kali tổng số và
dễ tiêu đều thấp. Đây là loại đất thích hợp cho việc trồng các loại rau, màu,
lạc, đậu, đỗ.
Đất mòn trơ sỏi đá chiếm diện tích nhỏ hình thành do việc sử dụng đất
không hợp lý trước đây.
b. Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt của Nghi Hương khá dồi dào, là nguồn cung cấp nước
cho sản xuất nông nghiệp, cho sinh hoạt, chống nhiễm mặn cho nồng đồng
ruộng. Nguồn nước ngầm phân bố khá rộng, nước ngầm ngọt phân bố chủ yếu
ở các tầng chứa nước Pleitoxen, pliocen, Miocen ở độ sâu 100 – 300 m,
nhưng có nơi 20 – 50 m đã có nước ngầm, chất lượng khá tốt.
c. Tài nguyên rừng
Tài nghuyên rừng của Nghi Hương chủ yếu là rừng trồng phòng hộ, với
một số loại cây trồng chính như phi lao, keo và cây bóng mát khu vực ven
biển. Nhìn chung, tài nguyên rừng của Nghi Hương ngoài ý nghĩa về phòng
hộ ven biển, còn có vai trò quan trọng là cây xanh bóng mát, cảnh quan thiên
nhiên góp phần tích cực vào việc điều hòa khí hậu, giữ gìn nguồn nước, tạo
cảnh quan môi trường sinh thái phục vụ du lịch.
d. Tài nguyên biển và ven biển
Bờ biển Nghi Hương cùng với thị xã đã tạo cho khu vực Cửa Lò có
tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế biển. Nghi Hương có nguồn lợi hải sản
khá phong phú gồm nhiều loại có giá trị kinh tế cao như cá chim, cá thu, tôm,
mực, vẹm, ngao. Bờ biển của Nghi Hương cùng với thị xã đã tạo ra cho khu
vực Cửa Lò có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch biển.
e. Tài nguyên nhân văn
21
Trải qua quá trình chinh phục, cải tạo thiên nhiên và đấu tranh chống
giặc ngoại xâm hàng ngàn năm đã tạo cho vùng đất, con người Nghi Hương
khá nhiều giá trị văn hóa trong nếp sống, cách ứng xử và quan hệ xã hội. Với
cốt cách con người xứ Nghệ, một vùng đất giàu truyền thống đấu tranh cách

các hoạt động kinh doanh tại chợ Nghi Hương, gia hạn và quyết định thu hồi
13 vị trí trúng thầu mà không tổ chức kinh doanh, vận động xã hội hóa để đầu
tư tu sửa đình chợ số tiền gần 70 triệu đồng. Toàn phường hiện có 496 hộ
kinh doanh cá thể, bình quân thu nhập 5 đến 10 triệu đồng/hộ/tháng.(UBND
phường Nghi Hương, 2014)
a. Nông nghiệp
•Trồng trọt: Giá trị sản xuất ước đạt 35,10/35,00 tỷ, đạt 100,30% KH,
tăng 14,30% so với năm 2012. UBND phường tăng cường chỉ đạo công tác
khuyến nông, chuyển giao khoa học công nghệ, phối hợp tổ chức 3 lớp tập
huấn cho 210 hội viên nông dân, áp dụng KHKT, cung ứng các loại giống
mới vào gieo trồng. Tiếp tục hỗ trợ mang tính kích cầu trong sản xuất nông
nghiệp và phát triển mô hình, tổng số tiền hỗ trợ là 119 triệu đồng. Tổng diện
tích gieo trồng cả năm là 470 ha. Trong đó vụ xuân là 320 ha, đạt 98,00%
KH, gồm: Lạc xuân 130,00ha, năng suất ước đạt 2,10 tấn/ha; Lúa xuân
43,00ha, năng suất ước đạt 4,0 tấn/ha; Ngô các loại quy đặc khoảng 95 ha
năng suất đạt 4,0 tấn/ha; Dưa bở địa phương 16,00 ha. Giá trị thu nhập
khoảng 35 Triệu/ha; Dưa chuột 1,00 ha, giá trị thu nhập 120 triệu/ha. Rau
màu các loại 15,00 ha giá trị thu nhập 50 triệu/ha; Khoai lang 20,00 ha năng
suất đạt 7 tấn/ha; Vụ hè thu, thu đông diện tích gieo trồng là 150 ha gồm: Ngô
nếp 28,00 ha, giá trị thu nhập ước đạt 45 triệu đồng/ha; Cây dưa bở 11,00 ha
giá trị thu nhập ước đạt 75 triệu đồng/ha; Cây dưa hấu 2,00 ha, giá trị thu
nhập 70 triệu/ha; vừng 73,00 ha, Cây khoai lang 13,00 ha.(UBND phường
Nghi Hương, 2014)
23
•Chăn nuôi: Tăng cường chỉ đạo thực hiện tốt công tác phòng chống
dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, kiểm soát không để dịch bệnh lây lan trên
địa bàn. Tuyên truyền để nhân dân đầu tư chăn nuôi theo hướng hàng hóa như
chim trĩ, nhím, tiếp tục nhân diện mô hình nuôi gà bằng thức ăn không qua
chế biến có 4 hộ thực hiện, chỉ đạo thực hiện dự án gà thả vườn 1200 con có
10 hộ tham gia, đầu tư nuôi bò vỗ béo. Năm 2013 Tổng đàn gia súc là 1365

tham gia các hoạt động du lịch năm 2013 ước đạt 700 người tăng 44 người so
với năm 2012.
Do cơ sở hạ tầng đô thị phục vụ cho các hoạt động du lịch còn nhiều
bất cập như: Bãi đậu xe, đường số 10, hệ thống đường ngang lối sau đường
Bình Minh chưa có, hệ thống thu gom nước thải và đường dạo bộ phía sau
dãy ky ốt, các công trình vui chơi giải trí chưa đáp ứng yêu cầu vì vậy: Vẫn
còn tình trạng xe ô tô dừng đậu trên đường dạo bộ, đường cấm chưa được hạn
chế, các điểm dự xe tự phát khó quản lý giá cả, thời gian khách lưu trú ngắn,
quản lý hàng rong chưa triệt để, tình trạng chèo kéo khách vẫn còn, một số
điểm bán hàng giải khát trên Quảng trường còn lộn xộn, VSMT có thời điểm
chưa tốt. (UBND phường Nghi Hương, 2014)
4.1.2.2 Dân số, lao động, việc làm
Năm 2013, dân số của phường là 6725 nhân khẩu với 1840 hộ. Tỷ lệ
tăng dân số tự nhiên là 0,77%. Số người trong độ tuổi lao động là 3450 người.
Trong đó: lao động nông nghiệp chiếm 42,00%, lao động tiểu thủ công nghiệp
chiếm 24,00%, lao động thương mại dịch vụ chiếm 34,00%. Trên địa bàn
Nghi Hương có 3450 người trong độ tuổi lao động, chiếm 51,30% dân số toàn
phường, trong đó 90,00% có việc làm thường xuyên, còn lại ở trạng thái dự
trữ lao động.
Dân cư phường Nghi Hương được chia làm 14 khối. Qua thực tế điều
tra cho thấy hệ thống cơ sở hạ tầng cần thiết đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tổ
25

Trích đoạn Quy hoạch đất nụng nghiệp
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status