Đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phường Cao Xanh, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006 đến 2010 - Pdf 24


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ THUỶ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHƢƠNG ÁN QUY HOẠCH,
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT PHƢỜNG CAO XANH,
THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH
GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Mã số : 60 62 16 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Ngọc Nông Thái Nguyên, năm 2012

Xin trân trọng cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo, cán bộ phòng Tài
nguyên và Môi trường, phòng Thống kê, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất,
Đội Thanh tra xây dựng và Trật tự đô thị thành phố Hạ Long; Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân, cán bộ địa chính và xây dựng các phường trên địa bàn Thành phố đã tạo điều
kiện cho tác giả thu thập số liệu và những thông tin cần thiết liên quan phục vụ quá
trình thực hiện Luận văn này.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 9 năm2012
Tác giả
Nguyễn Thị Thủy
iii
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU I
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu 2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở lý luận về đất đai 4
1.1.1. Đất đai và các chức năng của đất đai 4
1.1.2. Những xu thế phát triển sử dụng đất 5
1.2. Tổng quan những vấn đề về quy hoạch sử dụng đất 8
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm quy hoạch sử dụng đất 8
1.2.2. Những căn cứ pháp lý của quy hoạch sử dụng đất 9

quy hoạch sử dụng đất giai đạon 2006-2010 của phường Cao Xanh 34
2.4. Phương pháp nghiên cứu 34
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu 37
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 37
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế 41
3.1.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập 43
3.1.4. Thực trạng phát triển đô thị - khu dân cư đô thị 44
3.1.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội 45
3.1.6. Ảnh hưởng việc phát triển kinh tế xã hội đến môi trường 46
3.1.7. Đánh giá chung 48
3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai Phường Cao Xanh giai đoạn 2006 -
2010 50
3.2.1. Thực trạng công tác quản lý đất đai của phường Cao Xanh giai đoạn
2006 - 2010 50
3.2.2. Những kết quả đạt được và những tồn tại cần khắc phục trong công tác
quản lý Nhà nước về đất đai 52
3.2.3. Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 53
3.3. Khái quát phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 - 2010 56
3.3.1. Phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 - 2010 56
3.3.2. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm (2006 -2010 59
3.4. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất phường Cao Xanh giai đoạn
2006 - 2010 60
3.4.1. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch đất nông nghiệp 61
3.4.2. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đấ t phi nông nghiệ p 62
3.4.3. Đánh giá kết quả thực hiện đưa vào sử dụng đấ t chưa sử dụng 66
3.5. Đánh giá công tác thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006-2010 67
3.6. Đánh giá việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 –
2010 của phường Cao Xanh theo ý kiến người sử dụng 76
3.6.1. Đánh giá công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của phường

: Kinh tế xã hội
MNCD
: Mặt nước chuyên dùng
NTTS
: Nuôi trồng thủy sản
QH
: Quy hoạch
QHSDĐ
: Quy hoạch sử dụng đất
QLĐT
: Quản lý đô thị
THCS
: Trung học cơ sở
THPT
: Trung học phổ thông
TNMT
: Tài nguyên môi trường
TTCN
: Trung tâm công nghiệp
UBND
: Uỷ ban nhân dân
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 54
Bảng 3.2. Chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 phường Cao Xanh 57

Hình 3.9. Ảnh hưởng của phương án quy hoạch sử dụng đất đến sự phát triển
kinh tế và các vấn đề xã hội của địa phương 82

1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất không thể
thay thế. Sản xuất nông nghiệp liên quan chặt chẽ với đất, phụ thuộc vào độ phì
nhiêu và quá trình sinh học tự nhiên của đất. Tuy vậy, đất đai là một nguồn tài
nguyên có giới hạn số lượng, cố định về vị trí không gian, không thể di chuyển theo
ý chí chủ quan của con người. Bên cạnh đó, Việt Nam là nước đất chật, người đông,
dân số gia tăng nhanh làm cho nhu cầu lương thức, thực phẩm ngày càng lớn, gây ra
áp lực không nhỏ đến đất đai. Vì vậy, sử dụng quỹ đất tiết kiệm, hợp lý trên cơ sở
hiệu quả, bền vững và cân đối quỹ đất cho phất triển các ngành công nghiệp, xây
dựng hạ tầng, từng bước đáp ứng quá trình phát triển chung của đất nước là yêu cầu
cấp thiết.
Quy hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung quan trọng trong công tác
quản lý Nhà nước về đất đai. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 1992, tại Chương II, Điều 18 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai
theo quy hoạch và pháp luật nhằm đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu
quả”; Luật Đất đai năm 2003 đã dành 10 điều, từ Điều 21 đến Điều 30 quy định về
nguyên tắc, nội dung, trình tự, thẩm quyền lập và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất các cấp.
Tuy nhiên, quy hoạch sử dụng đất mới chủ yếu dừng lại ở việc giải quyết, sắp
xếp quỹ đất theo mục đích sử dụng đất, chưa căn cứ vào tiềm năng đất, chưa thực sự
tính toán đầy đủ tới mục tiêu đạt hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. Vấn đề này
đã dẫn đến thực trạng đất sản xuất nông nghiệp còn manh mún, rừng tiếp tục bị tàn
phá, diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất bị xói mòn còn lớn. Đặc biệt là sử dụng đất
tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp, khu đô thị, công trình hạ tầng ở tình trạng vừa

đoạn 2006 - 2010 của phường Cao Xanh, thành phố Hạ Long để thấy được những
việc đã làm tốt trong công tác quản lý và thực hiện quy hoạch cũng như việc chưa
làm được trong công tác này.
- Tìm ra những khó khăn, tồn tại và đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả
công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp nói chung và đối với phường
Cao Xanh, thành phố Hạ Long nói riêng.
2.2. Mục tiêu chi tiết
- Tìm hiểu điều kiện kinh tế xã hội, công tác quản lý đất đai, hiện trạng sử
dụng đất phường Cao Xanh.

3
- Đánh giá công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 – 2010
của phường Cao Xanh.
- Đánh giá công tác thực hiện kế hoạch sử dụng đất qua các năm trong giai
đoạn 2006 – 2010 của phường Cao Xanh.
- Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất phường Cao Xanh thong
qua ý kiến của người sử dụng.
- Những tồn tại và giải pháp khắc phục trong thực hiện quy hoạch sử dụng đất
phường Cao Xanh.
3. Yêu cầu của đề tài
- Nghiên cứu và đánh giá phương án quy hoạch sử dụng đất và phương án điều
chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 - 2010 của phường Cao Xanh;
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất theo
các số liệu đã điều tra và từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng thực
hiện quy hoạch sử dụng đất của phường Cao Xanh các giai đoạn sau.

4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


* Chức năng bảo tồn, bảo tàng lịch sử
Đất đai là trung gian để bảo vệ, bảo tồn các chứng cứ lịch sử, văn hoá của loài
người, là nguồn thông tin về các điều kiện khí hậu, thời tiết trong quá khứ và cả về
việc sử dụng đất đai trong quá khứ.
* Chức năng vật mang sự sống
1.1.2. Những xu thế phát triển sử dụng đất
Sử dụng đất là hệ thống các biện pháp nhằm điều hoà mối quan hệ người - đất
trong tổ hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường. Căn cứ vào nhu
cầu của thị trường sẽ phát hiện, quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử
dụng hợp lý nhất tài nguyên đất, phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới
hiệu ích sinh thái, kinh tế và xã hội cao nhất. Vì vậy, việc sử dụng đất thuộc phạm
trù hoạt động kinh tế của nhân loại. Trong mỗi phương thức sản xuất xã hội nhất
định, việc sử dụng đất theo yêu cầu của sản xuất và đời sống cần căn cứ vào thuộc
tính tự nhiên của đất đai. Với ý nghĩa là nhân tố của sức sản xuất, các nhiệm vụ và
nội dung sử dụng đất được thể hiện theo bốn mặt sau [10]:
- Sử dụng đất hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế không gian sử
dụng đất;
- Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất được sử dụng, hình thành
cơ cấu kinh tế sử dụng đất;
- Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp, hình thành quy mô kinh
tế sử dụng đất;
- Giữ mật độ sử dụng đất thích hợp, hình thành việc sử dụng đất một cách kinh
tế, tập trung, thâm canh.
Hiện nay, xu thế sử dụng đất được phát triển theo các hướng sau:
a. Sử dụng đất phát triển theo chiều rộng và tập trung
Lịch sử phát triển của xã hội loài người chính là lịch sử biến đổi của quá trình
sử dụng đất. Khi con người còn sống bằng phương thức săn bắn và hái lượm, chủ
yếu dựa vào sự ban phát của tự nhiên, vấn đề sử dụng đất hầu như không tồn tại.
Thời kỳ du mục, con người sống trong lều cỏ, những vùng đất có nước và đồng cỏ
bắt đầu được sử dụng. Khi xuất hiện ngành trồng trọt với những công cụ sản xuất

hoá, thể thao và môi trường trong sạch đã làm cho cơ cấu sử dụng đất trở nên phức
tạp hơn [9].
Tiến bộ khoa học kỹ thuật đã cho phép mở rộng khả năng kiểm soát tự nhiên
của con người, áp dụng các biện pháp bồi bổ và cải tạo sẽ nâng cao sức sản xuất của
đất đai, thoả mãn các loại nhu cầu của xã hội. Trước đây, việc sử dụng đất rất hạn
chế do kinh tế và khoa học kỹ thuật còn ở trình độ thấp, chủ yếu sử dụng bề mặt của

7
đất đai, nông nghiệp độc canh, đất lâm nghiệp, đồng cỏ, mặt nước ít được khai thác,
khai thác khoáng sản hạn chế, xây dựng chủ yếu chọn đất bằng. Khi khoa học kỹ
thuật hiện đại phát triển, ngay cả đất xấu cũng được khai thác triệt để, hình thức sử
dụng đa dạng, ruộng nước phát triển đã làm cho nội dung sử dụng đất ngày càng
phức tạp hơn theo hướng sử dụng toàn diện, triệt để các chất dinh dưỡng, sức tải,
vật chất cấu thành và sản phẩm của đất đai để phục vụ lợi ích con người.
Hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân và phát triển kinh tế hàng hoá, dẫn đến sự
phân công trong sử dụng đất theo hướng chuyên môn hoá. Do đất đai có đặc tính
khu vực rất mạnh, sự sai khác về ưu thế tài nguyên hết sức rõ rệt, phương hướng và
biện pháp sử dụng đất của các vùng cũng rất khác nhau. Để sử dụng hợp lý đất đai,
đạt được sản lượng và hiệu quả kinh tế cao nhất cần có sự phân công và chuyên
môn hoá theo khu vực. Cùng với việc đầu tư, trang bị và ứng dụng các công cụ kỹ
thuật, công cụ quản lý hiện đại sẽ nẩy sinh yêu cầu phát triển các vùng sản xuất
nông nghiệp có quy mô lớn và tập trung, đồng thời cũng hình thành các khu vực
chuyên môn hoá sử dụng đất khác nhau về hình thức và quy mô [25].
c. Sử dụng đất phát triển theo hƣớng xã hội hoá và công hữu hoá
Mỗi vùng đất thực hiện sản xuất tập trung một loại sản phẩm và hỗ trợ bổ sung
lẫn nhau đã hình thành nên sự phân công hợp tác mang tính xã hội hoá sản xuất,
cũng như xã hội hoá việc sử dụng đất đai.
Đất đai là cơ sở vật chất và công cụ để con người sinh sống và xã hội tồn tại.
Vì vậy, việc chuyên môn hoá theo yêu cầu xã hội hoá sản xuất phải đáp ứng nhu
cầu của xã hội hướng tới lợi ích cộng đồng và tiến bộ xã hội. Ngay cả ở xã hội mà

theo quy hoạch nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai đúng pháp luật.
Từ đó, có thể đưa ra định nghĩa: “Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện
pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức, sử dụng và quản lý đất
đai đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bổ quỹ
đất đai (khoanh định cho các mục đích và các ngành) và tổ chức sử dụng đất như tư
liệu sản xuất (các giải pháp sử dụng đất cụ thể), nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất
của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi trường”[23] .
Tính đầy đủ: Mọi loại đất đều được đưa vào sử dụng theo các mục đích nhất định.
Tính hợp lý: Đặc điểm tính chất tự nhiên, vị trí, diện tích phù hợp với yêu cầu
và mục đích sử dụng.
Tính khoa học: Áp dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật và các biện pháp tiên tiến.
Tính hiệu quả: Đáp ứng đồng bộ lợi ích kinh tế - xã hội - môi trường.

9
Như vậy, về thực chất quy hoạch sử dụng đất là quá trình hình thành các quyết
định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lại lợi ích cao
nhất, thực hiện đồng thời hai chức năng: Điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ
chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả sản
xuất của xã hội kết hợp bảo vệ đất và môi trường.
Căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng lãnh thổ, quy hoạch sử dụng đất được tiến
hành nhằm định hướng cho các cấp, các ngành trên địa bàn lập quy hoạch và kế
hoạch sử dụng đất chi tiết của mình; Xác lập sự ổn định về mặt pháp lý cho công tác
quản lý Nhà nước về đất đai; Làm cơ sở để tiến hành giao cấp đất và đầu tư để phát
triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, phục vụ các nhu cầu dân sinh, văn hoá -
xã hội [8].
Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất còn là biện pháp hữu hiệu của Nhà nước
nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất theo đúng mục đích, hạn chế sự chồng chéo gây
lãng phí đất đai, tránh tình trạng chuyển mục đích tuỳ tiện, làm giảm sút nghiêm
trọng quỹ đất nông, lâm nghiệp (đặc biệt là diện tích trồng lúa và đất lâm nghiệp có

- Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất.
* Nhóm các văn bản của địa phương
- Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2010,
kế hoạch sử dụng đất chi tiết giai đoạn 2006-2010 của phường Cao Xanh, thành phố
Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
- Quyết định số 1276/QĐ-UB ngày 23/4/2002 của UBND tỉnh "V/v uỷ quyền
cho chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu
nhà, sở hữu đất ở".
- Quyết định số 1615/QĐ-UB ngày 15/5/2002 về trình tự, thủ tục xét lập hồ sơ
giao đất, thuê đất, chuyển mục đích, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Quyết định số 621/2003/QĐ-UB ngày 04/3/2003 của UBND tỉnh "V/v uỷ
quyền cho chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố giao đất ở, chuyển mục đích
sử dụng đất khác sang đất ở cho hộ gia đình, cá nhân".
- Chỉ thị số 14/2002/CT-UB ngày 27/5/2002 của UBND tỉnh "V/v đẩy nhanh
tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất".
- Chỉ thị số 32/2003/CT-UB ngày 16/12/2003 của UBND tỉnh Quảng Ninh về
việc lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã đến năm 2010.

11
- Kế hoạch số 2723/KH-UB ngày 09/11/2004 về việc kiểm kê đất đai năm
2005 theo chỉ thị số 28/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Quyết định số 1678/2005/QĐ-UB ngày 16/2/2005 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về việc ban hành quy định về thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư
và các loại văn bản khác.
- Công văn số 3687/UBND-CN2 ngày 06/10/2006 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước của các địa phương đối với các
hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn.
1.2.2.2. Sự cần thiết về mặt pháp lý phải lập quy hoạch sử dụng đất

hoạch phát triển đô thị). Trình Hội đồng nhân dân thông qua trước khi trình cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
3. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải được trình đồng thời với kế hoạch
phát triển kinh tế – xã hội.
1.2.2.4. Thẩm quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Điều 26 Luật Đất đai năm 2003 quy định thẩm quyền xét duyệt quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất đai [15]:
1. Quốc hội quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước.
2. Chính phủ xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của các Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương.
3. Uỷ ban nhân dân cấp trên xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai
của Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp.
4. Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xét duyệt quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất của xã không thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị.
1.2.3. Các loại hình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Có nhiều quan điểm khác nhau về cách phân loại quy hoạch sử dụng đất. Tuy
nhiên, mọi quan điểm đều dựa trên những căn cứ hoặc cơ sở chung như sau:
Nhiệm vụ đặt ra đối với quy hoạch; số lượng và thành phần đối tượng nằm trong
quy hoạch; Phạm vi lãnh thổ quy hoạch (cấp vị lãnh thổ hành chính) cũng như
nội dung và phương pháp quy hoạch. Thông thường hệ thống quy hoạch sử dụng
đất được phân loại theo nhiều cấp vị khác nhau (như loại hình, dạng, hình thức
quy hoạch ) nhằm giải quyết các nhiệm vụ cụ thể về sử dụng đất đai (như điều
chỉnh quan hệ đất đai hay tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất) từ tổng thể
đến thiết kế chi tiết [15].
Đối với Việt Nam, Luật Đất đai năm 2003 (Điều 25) quy định: quy hoạch sử
dụng đất được tiến hành theo lãnh thổ hành chính.

13
(1). Quy hoạch sử dụng đất cả nước (gồm cả quy hoạch sử dụng đất các vùng

ngành là một bộ phận cấu thành trong quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ.

14
Trong nông nghiệp, quy hoạch sử dụng đất theo ngành bao gồm quy hoạch sử
dụng đất các vùng sản xuất chuyên môn hoá và quy hoạch sử dụng đất các xí
nghiệp. Quy hoạch sử dụng đất cho các vùng chuyên môn hoá - sản xuất hàng hoá
có thể nằm gọn trong cấp vị lãnh thổ hoặc không trọn vẹn ở một đơn vị hành chính.
Do tính đặc thù của sản xuất nông nghiệp, ngoài sản phẩm chuyên môn hóa phải kết
hợp phát triển tổng hợp để sử dụng đầy đủ và hợp lý đất đai. Quy hoạch sử dụng đất
của xí nghiệp là hệ thống biện pháp về tổ chức, kinh tế và kỹ thuật nhằm bố trí, sắp
xếp, sử dụng các loại đất như tư liệu sản xuất một cách hợp lý để tạo ra nhiều nông
sản hàng hoá, đem lại nguồn thu nhập lớn. Nội dung quy hoạch đất đai của xí
nghiệp rất đa dạng và phong phú, bao gồm: Quy hoạch ranh giới địa lý; Quy hoạch
khu trung tâm; Quy hoạch đất trồng trọt; Quy hoạch thuỷ lợi; Quy hoạch giao
thông; Quy hoạch rừng phòng hộ Quy hoạch sử dụng đất của xí nghiệp có thể tiến
hành trong các vùng sản xuất chuyên môn hóa hoặc có thể độc lập ở ngoài vùng.
Quy hoạch sử dụng đất được phân kỳ thực hiện theo kế hoạch 5 năm. Kế
hoạch sử dụng đất cũng được lập theo cấp lãnh thổ hành chính nhưng phải đáp ứng
được các yêu cầu sau:
- Bao quát được toàn bộ đất đai phục vụ cho nền kinh tế quốc dân ;
- Phát triển có kế hoạch tất cả các ngành kinh tế trên một địa bàn nhất định;
- Thiết lập được cơ cấu sử dụng đất hợp lý trên địa bàn cả nước, trong các
ngành và trên từng địa bàn lãnh thổ;
- Đạt hiệu quả đồng bộ cả ba lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường;
Kế hoạch sử dụng đất theo ngành và cả nước phải đảm bảo thực hiện được các
mục tiêu vĩ mô (bao quát chung cho toàn xã hội và cả nước) như : An ninh lương
thực, bảo vệ môi trường, công bằng xã hội Còn kế hoạch theo lãnh thổ hành chính
phải cụ thể hoá các mục tiêu vĩ mô, cùng với việc xử lý các mục tiêu cụ thể của địa
phương và các vấn đề cụ thể của từng chủ sử dụng đất khác nhau trên địa bàn [8].
Kế hoạch sử dụng đất phải gắn với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, dựa

(4). Xác định diện tích đất phải thu hồi để thực hiện các công trình, dự án;
(5). Xác định các biện pháp khai thác, sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ
môi trường;
(6). Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
Như vậy, nhiệm vụ trọng tâm của quy hoạch sử dụng đất là: Phân phối hợp lý đất
đai cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; Hình thành hệ thống cơ cấu sử dụng đất phù
hợp với cơ cấu kinh tế; Khai thác tiềm năng đất đai và sử dụng đất đúng mục đích; Hình
thành, phân bố hợp lý các tổ hợp không gian sử dụng đất nhằm đạt hiệu quả tổng hoà
giữa 3 lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường cao nhất [1].

16
Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống quy hoạch nhiều cấp. Ngoài lợi ích chung
của cả nước, mỗi vùng, mỗi địa phương tự quyết định những lợi ích cục bộ của
mình. Vì vậy, để đảm bảo sự thống nhất, khi xây dựng và triển khai quy hoạch sử
dụng đất phải tuân thủ các thể chế hành chính hiện hành của Nhà nước.
Hệ thống quản lý hành chính của nước ta được phân chia thành 4 cấp: toàn
quốc (bao gồm cả cấp vùng), cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Tuỳ thuộc vào chức
năng, nhiệm vụ của mỗi cấp, quy hoạch sử dụng đất có nội dung và ý nghĩa khác
nhau. Quy hoạch của cấp trên là cơ sở và chỗ dựa cho quy hoạch sử dụng đất của
cấp dưới; quy hoạch của cấp dưới là phần tiếp theo, cụ thể hóa quy hoạch của cấp
trên và là căn cứ để điều chỉnh các quy hoạch vĩ mô [4].
1.3. Tình hình nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất trên thế giới
Công tác QHSDĐ gắn chặt với sự phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia
trên thể giới, nhận thức sớm được vai trò, tầm quan trọng của công tác QHSDĐ. Vì
vậy công tác QHSDĐ luôn là mục tiêu phấn đấu, là nhiệm vụ của mỗi quốc gia
đồng thời nó cũng đóng vai trò quyết định đối với mọi quá trình phát triển. Mặc dù
có nhiều quan điểm khác nhau nhưng tất cả đều hướng đến mục tiêu chung là việc
tổ chức lãnh thổ hợp lý, đề ra các biện pháp bảo vệ sử dụng đất, tiết kiệm nhằm đem
lại hiệu quả sử dụng cao [7].
Ở bất cứ quốc gia nào thì quy hoạch sử dụng đất đều giữ một vai trò quan


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status