xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần sản xuất than và vlxd bắc phú mỹ giai đoạn 2013 - 2020 - Pdf 19

i
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY
CỔ PHẦN SẢN XUẤT THAN VÀ VẬT LIỆU XÂY DỰNG
BẮC PHÚ MỸ GIAI ĐOẠN 2013 - 2020
Ngành đào tạo: Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 52340101
Họ và tên sinh viên: Phạm Bích Hạnh
Giáo viên hướng dẫn: Th.S. Hoàng Thị Chuyên
Hà Nội – 2013
ii
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan các số liệu và kết quả được trình bày trong bài luận văn
là do bản thân trực tiếp theo dõi, thu thập, nghiên cứu dưới sự giúp đỡ, hướng
dẫn của các Anh, chị trong Công ty Cổ Phần Sản xuất Than và vật liệu xây
dựng Bắc Phú Mỹ
Nội dung được trình bày do em tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện, hoàn
toàn không sao chép và copy. Nếu em có vi phạm và thái độ không trung
thực, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Khoa và Hội đồng bảo vệ.
Sinh viên thực hiện
Phạm Bích Hạnh
iii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo – Th.S
Hoàng Thị Chuyên đã hết lòng giúp đỡ, dạy bảo, động viên và tạo điều kiện
cho em trong suốt quá trình hoàn thành luận văn.
Em xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến các thầy, cô đã giảng dạy em trong

1.1.1.2 Khái niệm chiến lược kinh doanh 5
1.1.2 Những đặc trưng cơ bản của chiến lược kinh doanh 6
1.1.3 Sự cần thiết phải xây dựng chiến lược kinh doanh trong doanh
nghiệp 7
1.2 PHÂN LOẠI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 8
1.3 NỘI DUNG QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH
DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 9
1.3.1 Xác định nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp 10
1.3.1.1 Xác định nhiệm vụ của doanh nghiệp 10
1.3.1.2 Mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp 11
1.3.2 Phân tích môi trường bên ngoài 13
1.3.2.1 Phân tích môi trường vĩ mô 13
v
1.3.2.2 Phân tích môi trường ngành 15
1.3.3 Phân tích môi trường bên trong (phân tích nội bộ doanh nghiệp) 18
1.3.3.1 Nguồn nhân lực của doanh nghiệp 19
1.3.3.2 Khả năng tài chính của doanh nghiệp 19
1.3.3.3 Nguồn lực cơ sở vật chất của doanh nghiệp 20
1.3.3.4 Hoạt động marketing 20
1.3.4 Các mô hình phân tích và hình thành chiến lược 21
1.3.4.1 Các mô hình phân tích chiến lược 21
1.3.4.2 Hình thành chiến lược 24
CHƯƠNG 2 30
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CT
CP SX THAN VÀ VLXD BẮC PHÚ MỸ 30
2.1 KHÁI QUÁT VỀ CT CP SX THAN VÀ VLXD BẮC PHÚ MỸ 30
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty 30
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 31
2.1.3 Những mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty 33
2.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CT CP

VLXD BẮC PHÚ MỸ GIAI ĐOẠN 2013 - 2020 64
3.1 CÁC NHIỆM VỤ VÀ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC TỔNG QUÁT CỦA
CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2013 - 2020 64
3.1.1 Định hướng phát triển ngành 64
3.1.2 Mục tiêu phát triển của công ty giai đoạn 2013 – 2020 65
3.1.2.1 Cơ sở xác định mục tiêu 65
3.1.2.2 Mục tiêu của công ty giai đoạn 2013 - 2020 66
3.2 PHÂN TÍCH VÀ HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC 66
3.2.1 Các mô hình phân tích chiến lược 66
3.2.1.1 Ma trận SWOT 67
3.2.1.2 Ma trận BCG 68
3.3 CÁC CHIẾN LƯỢC KINH DOANH GIAI ĐOẠN 2013 - 2020 69
3.3.1 Chiến lược ổn định 69
3.3.2 Chiến lược thâm nhập thị trường: 70
vii
3.3.3 Chiến lược phát triển thị trường: 71
3.3.4 Chiến lược đa dạng hoá lĩnh vực kinh doanh: 72
3.3.5 Chiến lược liên minh, hợp tác: 73
3.4 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC ĐỐI
VỚI CÔNG TY 73
3.4.1 Các hoạt động liên quan đến vấn đề nhân lực 73
3.4.2 Hoạt động kế toán tài chính 75
3.4.3 Hoạt động nghiên cứu và phát triển thị trường 75
3.4.4 Hoạt động tiêu thụ sản phẩm và quản lý nguyên vật liệu 76
3.4.5 Chính sách giá cả 76
KẾT LUẬN 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
PHỤ LỤC 81
viii


thường xuyên. Với một điều kiện kinh doanh như vậy đòi hỏi các doanh
nghiệp phải có chiến lược kinh doanh phù hợp thì mới có khả năng nắm bắt
cơ hội, tránh được nguy cơ, đảm bảo phát triển ổn định và bền vững. Một sự
nhận biết đầy đủ về đối thủ cạnh tranh, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
mình sẽ giúp cho doanh nghiệp có những bước đi đúng đắn để đạt được mục
tiêu đề ra.
Xét trên góc độ vĩ mô của một quốc gia, để đạt được mục tiêu tổng hợp về
kinh tế - chính trị - văn hoá… thì cần phải có chiến lược phù hợp mới có thể
đạt được mục đích mong muốn, ngược lại chiến lược không đúng sẽ đưa đất
nước vào tình trạng khủng hoảng kinh tế, rối ren về chính trị sẽ tụt hậu lại so
với các nước xung quanh.
Xét trên góc độ vi mô, một doanh nghiệp cũng phải có những chiến lược
kinh doanh hợp lý để có thể thích ứng với sự thay đổi của môi trường và sự
cạnh tranh găy gắt của các đối thủ khác.
Thông qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận, tình hình thực tế hoạt động kinh
doanh và phân tích, đánh giá các yếu tố môi trường của công ty cổ phần sản
xuất than và vật liệu xây dựng Bắc Phú Mỹ ( CT CP SX Than và VLXD Bắc
Phú Mỹ). Em đã mạnh dạn chọn đề tài “Xây dựng chiến lược kinh doanh
cho CT CP SX Than và VLXD Bắc Phú Mỹ giai đoạn 2013 - 2020” để đề
xuất một số chiến lược kinh doanh cho công ty trong giai đoạn tới.
1. Lý do chọn đề tài
Trong cơ chế thị trường việc xây dựng, thực hiện chiến lược kinh doanh có
ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chiến
lược kinh doanh được ví như bánh lái của con tàu để nó vượt được trùng khơi
về trúng đích khi mới khởi sự doanh nghiệp, nó còn được ví như cơn gió giúp
cho diều bay lên mãi mãi. Chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp nhận
rõ được mục đích hướng đi của mình trong tương lai, làm kim chỉ nam cho
mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Năm 2011, 2012 vừa qua, nền kinh tế cả nước nói chung và các doanh
nghiệp nói riêng gặp nhiều khó khăn. Để đối phó với những vấn đề đó bắt

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các bảng, danh mục các hình,
danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, bài luận văn của em được kết cấu
thành 3 chương như sau:
3
Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng chiến lược kinh doanh trong
doanh nghiệp.
Chương 2: Phân tích thực trạng môi trường kinh doanh của CT CP
SX Than và VLXD Bắc Phú Mỹ.
Chương 3: Xây dựng chiến lược kinh doanh cho CT CP SX Than và
VLXD Bắc Phú Mỹ giai đoạn 2013 – 2020.
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi
những thiếu sót, em rất mong sẽ nhận được những đóng góp quý báu của thầy
cô để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC TRƯNG VÀ VAI TRÒ CỦA CHIẾN LƯỢC KINH
DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.1 Các quan điểm và khái niệm chiến lược kinh doanh
1.1.1.1 Các quan điểm tiếp cận chiến lược kinh doanh
Thuật ngữ chiến lược xuất hiện đầu tiên trong lĩnh vực quân sự. Ngày nay,
thuật ngữ này đã lan rộng và du nhập vào hầu hết các lĩnh vực như: kinh tế,
chính trị, văn hoá, xã hội… Sự giao thoa về ngôn ngữ giữa thuật ngữ chiến
lược với các khái niệm và phạm trù của các lĩnh vực này đã tạo ra những nét
mới trong ngôn ngữ khoa học của lĩnh vực đó.
Ngày nay, chúng ta có thể gặp ở mọi nơi các khái niệm: “Chiến lược kinh
tế xã hội”, “Chiến lược ngoại giao”, “Chiến lược dân số”, “Chiến lược khoa
học, công nghệ”… Đặc biệt, trong lĩnh vực kinh tế, chúng ta cũng gặp rất
nhiều khái niệm cũng được hình thành từ sự kết hợp trên. Ở phạm vi vĩ mô có

Brace Henderson cho rằng “Chiến lược là sự tìm kiếm thận trọng một kế
hoạch hành động để phát triển và kết hợp lợi thế cạnh tranh của tổ chức.
Những điều khác biệt giữa bạn và đối thủ cạnh tranh là cơ sở cho lợi thế của
bạn”.
Michael Porter cũng tán thành nhận định của Henderson: “Chiến lược
cạnh tranh liên quan đến sự khác biệt. Đó là việc lựa chọn cẩn thận một
chuỗi hoạt động khác biệt để tạo ra một tập hợp giá trị độc đáo”.
Dù tiếp cận theo cách nào thì bản chất của chiến lược kinh doanh vẫn là
phác thảo hình ảnh tương lai của doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động và
khả năng khai thác. Theo cách hiểu này, thuật ngữ chiến lược kinh doanh
được dùng theo 3 ý nghĩa phổ biến nhất:
- Xác lập mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.
- Đưa ra các chương trình hành động tổng quát.
- Lựa chọn các phương án hành động, triển khai phân bổ nguồn lực để
thực hiện mục tiêu đó.
1.1.1.2 Khái niệm chiến lược kinh doanh
Ngày nay, thuật ngữ chiến lược đã được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam
trong nhiều lĩnh vực. Có thể nói việc xây dựng và thực hiện chiến lược thực
sự đã trở thành một nhiệm vụ hàng đầu và là một nội dung, chức năng quan
trọng của quản trị doanh nghiệp, nó đang được áp dụng rộng rãi trong doanh
nghiệp. Quan điểm phổ biến hiện nay cho rằng: “Chiến lược kinh doanh là
nghệ thuật phối hợp các hoạt động và điều khiển chúng nhằm đạt tới mục tiêu
dài hạn của doanh nghiệp”. Coi chiến lược kinh doanh là một quá trình quản
trị đã tiến tới quản trị doanh nghiệp bằng tư duy chiến lược với quan điểm:
Chiến lược hay chưa đủ mà phải có khả năng tổ chức thực hiện tốt mới đảm
6
bảo cho doanh nghiệp thành công. Quản trị doanh nghiệp mang tầm chiến
lược. Đây chính là quan điểm tiếp cận đến quản trị chiến lược phổ biến hiện
nay.
1.1.2 Những đặc trưng cơ bản của chiến lược kinh doanh

7
1.1.3 Sự cần thiết phải xây dựng chiến lược kinh doanh trong doanh
nghiệp.
Trong thời kỳ bao cấp, khái niệm chiến lược kinh doanh của các doanh
nghiệp ít được sử dụng bởi vì các doanh nghiệp không cần thiết phải xây
dựng chiến lược kinh doanh. Nguyên nhân chủ yếu là trong thời kỳ này, các
doanh nghiệp hoạt động sản xuất theo chỉ tiêu pháp lệnh mà cấp trên đưa
xuống. Chiến lược kinh doanh trong thời kỳ này chỉ là một mắt xích kế hoạch
hoá cho rằng nhà nước có trách nhiệm hàng đầu trong việc hoạch định chiến
lược phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân trong tất cả các lĩnh vực: xã hội,
kinh tế, chính trị…Chính phủ quản lý và vận hành toàn bộ quá trình phát triển
của đất nước. Do đó, hầu hết các doanh nghiệp đều xây dựng chiến lược kinh
doanh theo một khuôn mẫu cứng nhắc. Qua thực tế trong thời kỳ bao cấp đã
làm hạn chế tính ưu việt của chiến lược kinh doanh, do đó chưa thấy được
tầm quan trọng và sự cần thiết của việc xây dựng chiến lược kinh doanh.
Nghị Quyết Đại Hội VI, với các nội dung đổi mới sâu sắc trong đường lối
chính trị, đường lối kinh tế với quan điểm xoá bỏ cơ chế tập trung, quan liêu
bao cấp, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần chuyển sang hạch toán kinh
doanh theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các doanh nghiệp đã dành được
quyền tự chủ trong kinh doanh, tự phải tìm ra con đường riêng cho phù hợp
để có thể tồn tại và phát triển trong cơ chế mới. Do vậy, chiến lược kinh
doanh là không thể thiếu được trong giai đoạn hiện nay. Khi chuyển sang kinh
doanh trong nền kinh tế thị trường, đa số các doanh nghiệp phải đối mặt với
điều kiện kinh doanh khó khăn, phức tạp, mang tính biến động và rủi ro cao,
song việc làm cho doanh nghiệp thích nghi với sự thay đổi của môi trường là
hết sức cần thiết, quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp.
Thực tế, những bài học thành công về thất bại trong kinh doanh đã chỉ ra có
những tỷ phú xuất thân từ hai bàn tay trắng với số vốn ít ỏi nhờ có được chiến
lược kinh doanh tối ưu và ngược lại cũng có những nhà tỉ phú, do sai lầm
trong đường lối kinh doanh của mình đã phải trao lại cơ ngơi cho địch thủ của

vượt được trùng khơi về trúng đích khi mới khởi sự doanh nghiệp. Nó còn
được ví như cơn gió giúp cánh diều bay lên cao mãi mãi.
1.2 PHÂN LOẠI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Tuỳ theo các tiêu thức phân loại khác nhau mà có các loại chiến lược kinh
doanh khác nhau.
 Căn cứ vào tính thực tiễn của chiến lược kinh doanh
- Chiến lược kinh doanh dự kiến: Là sự kết hợp tổng thể của các mục tiêu,
các chính sách và kế hoạch hành động nhằm vươn tới mục tiêu dự kiến của
doanh nghiệp. Chiến lược này được xây dựng nhằm thể hiện ý chí và kế
hoạch hành động dài hạn của một doanh nghiệp do người lãnh đạo, quản lý
đưa ra.
9
- Chiến lược kinh doanh hiện thực: là chiến lược kinh doanh dự kiến được
điều chỉnh cho phù hợp với các yếu tố của môi trường kinh doanh diễn ra trên
thực tế khi tổ chức thực hiện. Chiến lược kinh doanh dự kiến sẽ trở thành
chiến lược kinh doanh hiện thực khi nhiều điều kiện và hoàn cảnh thực tế
trong khi thực hiện chiến lược có khả năng phù hợp với những điều kiện và
hoàn cảnh đã được tính đến trong chiến lược kinh doanh dự kiến.
 Căn cứ vào cấp làm chiến lược kinh doanh
- Chiến lược kinh doanh cấp doanh nghiệp: là chiến lược kinh doanh tổng
thể nhằm định hướng hoạt động của doanh nghiệp và cách thức phân bổ
nguồn lực để đạt mục tiêu chung của doanh nghiệp.
- Chiến lược kinh doanh cấp đơn vị kinh doanh: nhằm xây dựng lợi thế
cạnh tranh và cách thức thể hiện nhằm định vị doanh nghiệp trên thị trường.
- Chiến lược kinh doanh cấp chức năng: là những chiến lược liên quan đến
các hoạt động riêng biệt của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ cho chiến lược kinh
doanh cấp doanh nghiệp và cấp đơn vị kinh doanh.
 Căn cứ vào phạm vi thực hiện chiến lược kinh doanh
- Chiến lược kinh doanh trong nước: là những mục tiêu dài hạn và kế
hoạch hành động riêng biệt của doanh nghiệp nhằm phát triển hoạt động của

1.3.1.1 Xác định nhiệm vụ của doanh nghiệp
Xác định nhiệm vụ của doanh nghiệp thực chất là xác định lĩnh vực kinh
doanh. Nhiệm vụ của doanh nghiệp thể hiện qua sản phẩm, dịch vụ, thị trường
và cũng có thể ở công nghệ chế tạo.
Việc xác định nhiệm vụ của doanh nghiệp phải đảm bảo một số yêu cầu
sau:
- Nhiệm vụ xác định rõ ràng phải được thông báo cho toàn doanh nghiệp
và công chúng bên ngoài được biết.
11
- Nhiệm vụ phải đúng đắn và hợp lý. Điều đó cho phép tạo ra định hướng
cho hoạt động của doanh nghiệp.
- Phải thể hiện được tầm nhìn của doanh nghiệp, tầm nhìn xa và rộng đảm
bảo cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
- Xác định nhiệm vụ của doanh nghiệp không được quá rộng và chung
chung. Nếu nhiệm vụ xác định quá rộng có thể làm mất đi hình ảnh của doanh
nghiệp và công chúng khó nhận biết doanh nghiệp. Trái lại, nhiệm vụ cũng
không nên xác định quá hẹp. Điều đó có thể đưa doanh nghiệp vào ngõ cụt
cho sự phát triển trong tương lai.
1.3.1.2 Mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp
 Bản chất mục tiêu của chiến lược
Xác định mục tiêu chiến lược là bước đầu tiên trong quá trình hoạch định
chiến lược và là bước rất quan trọng. Bởi vì, việc xác định đúng mục tiêu
chiến lược sẽ là căn cứ, định hướng chỉ đạo cho các bước tiếp theo của quá
trình hoạch định chiến lược của doanh nghiệp. Mặt khác, nó còn là căn cứ để
đánh giá và điều chỉnh chiến lược.
Theo nghĩa chung nhất, tầm nhìn và mục tiêu chiến lược thể hiện trong bản
tuyên ngôn sứ mệnh là lời phát ngôn rõ ràng tham vọng mà doanh nghiệp theo
đuổi. Như vậy, mục tiêu chiến lược là những đích mong muốn đạt tới của
doanh nghiệp. Nó là sự cụ thể hoá mục đích của doanh nghiệp về hướng, quy
mô, cơ cấu và tiến trình triển khai theo thời gian. Trong nền kinh tế thị

- Căn cứ theo các loại chiến lược tương ứng: ứng với loại mục tiêu sẽ được
xem xét dưới góc độ là mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp, mục tiêu của
từng phân đoạn chiến lược – hoặc còn gọi là đơn vị kinh doanh và mục tiêu
theo chức năng (thương mại, hành chính, tài chính, nhân lực…)
 Các yêu cầu xác định hệ thống mục tiêu chiến lược của doanh
nghiệp
Tuỳ theo góc độ quan sát và cách tiếp cận mà có các phương pháp hình
thành các mục tiêu chiến lược khác nhau của doanh nghiệp. Song dù tiến hành
theo phương pháp nào thì việc xác định các mục tiêu phải đảm bảo được các
yêu cầu như sau:
- Các mục tiêu phải xác định rõ ràng trong từng thời gian tương ứng và
phải có các mục tiêu chung cũng như mục tiêu riêng cho từng lĩnh vực hoạt
động.
- Các mục tiêu phải đảm bảo tính liên kết tương hỗ lẫn nhau. Mục tiêu này
không cản trở mục tiêu khác. Cũng phải kết hợp hài hoà mục tiêu của các cổ
đông, của nhà lãnh đạo và của người lao động nói chung.
13
- Phải xác định được rõ mục tiêu ưu tiên, điều đó thể hiện tính thứ bậc của
hệ thống mục tiêu. Như vậy có mục tiêu cần được ưu tiên và có mục tiêu
mang tính hỗ trợ.
1.3.2 Phân tích môi trường bên ngoài
Việc xây dựng chiến lược tốt phụ thuộc vào sự am hiểu tường tận các điều
kiện môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp đang phải đương đầu. Các yếu
tố môi trường có một ảnh hưởng sâu rộng vì chúng ảnh hưởng đến toàn bộ
các bước tiếp theo quá trình xây dựng chiến lược.
Phân tích môi trường bên ngoài bao gồm phân tích môi trường vĩ mô và
môi trường ngành.
HÌNH 1.1: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
1.3.2.1 Phân tích môi trường vĩ mô
 Môi trường kinh tế:

mùa vụ, xem xét một cách cẩn thận. Tác động của điều kiện tự nhiên đối với
các quyết sách của doanh nghiệp từ lâu đã được thừa nhận. Ngày nay các vấn
đề về ô nhiễm môi trường, thiếu năng lượng, lãng phí tài nguyên thiên nhiên
cùng với nhu cầu ngày càng lớn đối với các nguồn lực có hạn khiến các doanh
nghiệp phải thay đổi quyết định và biện pháp hoạt động liên quan.
 Môi trường chính trị, pháp luật
Các nhân tố chính trị, pháp luật tác động đến doanh nghiệp theo các hướng
khác nhau. Chúng có thể tạo ra các cơ hội, trở ngại, thậm chí là rủi ro thật sự
cho doanh nghiệp. Các yếu tố đó bao gồm:
- Chính phủ: là người tiêu dùng lớn nhất trong nền kinh tế
- Sự ổn định về chính trị, sự nhất quán về quan điểm chính sách lớn luôn là
sự hấp dẫn các nhà đầu tư. Hệ thống luật pháp được xây dựng và hoàn thiện
sẽ là cơ sở để kinh doanh ổn định. Chẳng hạn luật bảo vệ môi trường là điều
mà các doanh nghiệp cần tính đến.
15
- Các quyết định về các loại thuế và các lệ phí có thể vừa tạo ra cơ hội lại
vừa có thể phanh hãm phát triển sản xuất.
- Luật lao động, quy chế tuyển dụng, đề bạt, chế độ hưu trí, trợ cấp thất
nghiệp cũng là điều quan trọng mà doanh nghiệp phải quan tâm.
 Môi trường toàn cầu
Ngày nay, nhiều nhà chiến lược đã gọi môi trường toàn cầu dưới cái tên
thế giới là "ngôi nhà chung". Trong bối cảnh đó môi trường quốc tế là một
trường hợp đặc biệt của môi trường chung bên ngoài doanh nghiệp. Mục đích
phân tích môi trường toàn cầu chỉ ra được các cơ hội và các mối đe doạ.
Nhưng bản chất các cơ hội và đe doạ ở phương diện quốc tế đối với doanh
nghiệp có ít nhiều khác biệt nếu chỉ lấy môi trường bên ngoài trong phạm vi
của một nước Việt Nam.
1.3.2.2 Phân tích môi trường ngành
HÌNH 1.2: MÔ HÌNH 5 LỰC LƯỢNG CẠNH TRANH
 Các đối thủ cạnh tranh hiện tại


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status