Một số vấn đề phương pháp nghiên cứu lịch sử - Pdf 20

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tìm hiểu một bộ môn khoa học, cũng như bất cứ một sự kiện lịch sử nào,
bao giờ cũng xem xét theo quan điểm biện chứng mà Lênin đã nêu ra: từ đâu mà
có, đã trải qua những giai đoạn phát triển nào để trở thành như ngày nay và tương
lai sẽ đi đến đâu.
Bất cứ người nghiên cứu lịch sử nào cũng phải đặt và giải quyết những vấn
đề phương pháp luận theo quan điểm của một giai cấp nhất định. Trong ý nghĩa và
mức độ nhất định, phương pháp luận là một nhân tố quan trọng, có tính quyết định
đối với sự thành công của người nghiên cứu, học tập lịch sử, tức là đạt được chân
lý khách quan về hiểu biết một cách tương đối quá khứ.
Tuy nhiên, việc nắm vững và vận dụng các nguyên tắc phương pháp luận
phải rất sáng tạo, khắc phục những sai sót, về mặt công thức, giáo điều, chủ quan
phiến diện. Bởi vì, chúng ta đã xác định rằng, phương pháp luận mácxít – lêninnit
được xây dựng chủ yếu trên cơ sở chủ nghĩa duy vật lịch sử, song không đồng nhất
phương pháp luận lịch sử với duy vật lịch sử. Ngoài những kiến thức cơ bản về duy
vật lịch sử, phương pháp luận còn bao gồm nhiều kiến thức về logic học, nhận thức
luận… đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng về lịch sử. Những vấn đề lịch sử cụ thể vừa là
cơ sở để nhận thức phương pháp luận sử học, vừa là thể hiện kết quả của việc vận
dụng các nguyên tắc phương pháp luận vào tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những thập kỷ gần đây, vấn đề phương pháp luận của các khoa học và
của hoạt động con người nói chung được chú ý của đông đảo các nhà khoa học
thuộc lĩnh vực triết học, các nghành khoa học xã hội và tự nhiên. Nhiều cuộc hội
thảo khoa học được tổ chức, nhiều công trình nghiên cứu được công bố. Trong
phạm vi sử học nước ta, các vấn đề phương pháp luận cũng được nghiên cứu sâu
1
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
rộng và thảo luận sôi nổi, đặc biệt từ sau Hội thảo khoa học đầu tiên về phương
pháp luận sử học (1966)

a. Triết học cổ đại chưa hình thành phương pháp luận của các nghành khoa
học, nhưng đã có cơ sở triết học của phương pháp luận.
Quan niệm thần học về lịch sử được xác nhận xã hội phát triển theo “mệnh
trời”, theo “ý của Thượng đế”. Đó là cơ sở lý luận của sử học phong kiến. Quan
niệm này không những không phản ánh khoa học mà còn chứa đựng nhiều mâu
thuẫn. Nếu nói rằng Thượng đế điều khiển sự phát triển của xã hội, bắt con người
hoạt động theo ý muốn của mình thì quả con người chỉ là cái máy, không có trách
nhiệm gì với lịch sử. Như vậy thật vô lý! Nếu thừa nhận con người hoạt động theo
ý mình, sáng tạo ra lịch sử thì còn đâu là Thượng đế, là định mệnh, còn gì là Tôn
giáo. Vì thế giới nghiên cứu sử học phong kiến để bảo vệ quyền lợi của giai cấp
thống trị vẫn bám vào quan niệm thần học về lịch sử.
3
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
b. Triết học thời cận đại với Bêcơn và Đềcactơ đã sử dụng toán học làm mẫu
mực để xây dựng một hệ thống phương pháp nguyên tắc lý luận chỉ đạo việc
nghiên cứu kho học, nhưng phương pháp luận này cũng như cơ sở triết học của nó
mang nặng tính chất máy móc.
c. Triết học lịch sử của phái duy tâm cổ điển Đức xem sự phát triển xã hội
như quá trình bên trong, hợp quy luật của nó. Song sự tất yếu đó không phải ở bản
thân lịch sử, mà từ ngoài đưa vào, bắt nguồn từ triết học. Tính chất của quy luật
lịch sử theo quan niệm của Kant, Nisso.. như một cái gì tuyện đối không liên quan
đến hoạt động thực tế của con người, họ phủ nhận khả năng tác động con người
một cách có ý thức vào sự phát triển lịch sử. Điều đó làm cho quá trình lịch sử trở
nên hoàn toàn có tính chất “định mệnh”, thần bí.
Quan điểm của Hêghen là đỉnh cao nhất của triết lý sử học tư sản, Mác và
Ăngghen bài xích chủ nghĩa duy tâm Hêghen, song rất quý trong triết lý lịch sử của
ông. Ăngnghen nói rằng cách tư duy của Hêghen khác hẳn với các nhà triết học
khác ở chỗ quan điểm lịch sử. Mặc dù hình thức của nó rất trừu tượng và duy tâm,
xong nó vạch được sự phát triển hợp quy luật lịch sử thế giới. Hêghen là người đầu
tiên đã chỉ ra sự phát triển và mối liên hệ nội tại của lịch sử. Hiện nay chúng ta có

nghiên cứu quá khứ của xã hội loài người. Nhưng thực ra vấn đề này rất phức tạp
và có những kiến giải, những quan niệm khác nhau, đối địch nhau.Việc xác định
đối tượng của khoa học lịch sử, gắn liền với sự phát triển của sử học trên con
đường trở thành khoa học thực sự, chân trính và trải qua cuộc đấu tranh giữa các
quan niệm khác nhau.
a. Quan niệm về đối tượng của sử học trong thời cổ đại, phong kiến và tư bản
chủ nghĩa.
Việc chuyển từ xã hội không giai cấp sang xã hội có giai cấp đã làm cho
quan niệm về lịch sử nói chung về đối tượng sử học nói riêng, mang tính chất giai
5
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
cấp. Tính giai cấp này cũng biến chuyển cùng với sự phát triển của các giai cấp trên
vũ đài lịch sử.
Thấm nhuần hệ tư tưởng của giai cấp thống trị, sử học phong kiến xem hiện
tượng lịch sử là kết quả sự can thiệp của sức mạnh của Trời vào đời sống con
người, quá trình lịch sử do ý Trời định đoạt. Theo thuyết thiên mệnh này, đối tượng
của sử học là vua chúa. Nếu như trung tâm của sử học cổ đại là đời sống chính trị
của giai cấp chủ nô thì việc ghi chép về đời sống của các vua chúa, các tầng lớp
trên của giai cấp phong kiến, cuộc tranh giành của phong kiến …lại là nội dung chủ
yếu trong các cuốn biên niên sử thời trung đại. Trong các tác phẩm sử học thời cổ
đại, trung đại khó mà tìm thấy được các tài liệu về tình hình đời sống của nô lệ,
nông nô, về các cuộc đấu tranh của họ.
b. Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin về đối tượng của sử học.
Mác và Ăngghen đã hoàn thành quan niệm duy vật về lịch sử và đã thực sụ
làm một cuộc cách mạng trong khoa học lịch sử. Bởi vì, “việc phát hiện ra quan
niệm duy vật về lịch sử, hay nói đúng hơn, sụ áp dụng và mở rộng chủ nghĩa duy
vật một cách triệt để vào lĩnh vực những hiện tượng xã hội đã loại bỏ được hai
khuyết điểm cơ bản của những lý luận lịch sử trước kia. Một là, những lý luận lịch
sử này giỏi lắm thì cũng chỉ nhìn đến những động cơ tư tưởng trong hoạt động lịch
sử của người ta, chứ không tìm xem cái gì phát sinh ra những động cơ ấy, không

mâu thuẫn.
Vậy đối tượng của khoa học lịch sử, theo quan điểm mácxít không phải là
những hiện tượng riêng rẽ về một cá nhân nào, dù là lỗi lạc, không phải là những sự
kiện tách rời khỏi sự phát triển chung, hợp quy luật của xã hội loài người. Đối
tượng của khoa học lịch sử là quá trình phát triển thực tế của xã hội loài người,
cũng như từng nước, từng dân tộc trong toàn bộ tính thống nhất, tính phức tạp, tính
muôn màu muôn vẻ của nó, nói khác đi là sự chuyển biến cụ thể của các phương
7
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
thức sản xuất trong lịch sử thế giới, lịch sử từng dân tộc, là sự biểu hiện cụ thể,
phong phú cuộc đấu tranh giai cấp trong lịch sử, là sự thể hiện một cách sinh động
vai trò sáng tạo, quyết định của quần chúng nhân dân lao động đối với lịch sử.
Trên cơ sở quan niệm mácxít về đối tượng sử học như vậy, chúng ta phải tìm
hiểu sâu hơn, chi tiết hơn một số vấn đề thuộc về phạm vi đối tượng, mà trong thực
tế nhiều nhà nghiên cứu, lý luận lịch sử chưa hoàn toàn nhất trí.
* Quy luật phát triển xã hội có phải là đối tượng của sử học không?Mối quan
hẹ giữa khoa học lịch sử với duy vật lịch sử và các bộ môn khoa học xã hội khác.
Chung quanh vấn đề này trong giới sử học và xã hội mácxít có những cuộc
tranh luận về: quy luật lịch sử có phải là đối tượng của sử học hay không?. Một số
nhà sử học cho rằng việc nghiên cứu và phát hiện quy luật sử học cũng là nhiệm vụ
đối tượng sử học. Phản đối quan niệm này một số nhà sử học khác cho rằng: toàn
bộ lịch sử của khoa học lịch sử chứng tỏ rằng, những chuyên gia về sử học không
hề phát hiện các quy luật kinh tế, xã hội hoặc bất cứ quy luật nào khác của sự phát
triển và vận động của các hình thái khác nhau hoặc thuộc phạm vi của đời sống xã
hội. Nếu khoa học lịch sử đã đi theo con đường đó thì nó đã lặp lại những điều mà
tất cả các nhà khoa học khác đã làm, nghĩa là nó đã không thực hiện chức năng
riêng của mình. Cũng như các khoa học xã hội khác,sử học nghiên cứu quá trình
lịch sử phát triển theo quy luật, khi nêu những biểu hiện và tác động của các quy
luật xã hội trong quá trình này và nêu việc thực hiện các quy luật.
Giải quyết vấn đề này, triết học mácxít đã khẳng định, khoa học lịch sử cũng

nhất định ở các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng ….Nhưng không
nên đồng nhất lịch sử Đảng và lịch sử dân tộc. lịch sử Đảng nghiên cứu các mặt của
lịch sử xã hội là để tìm hiểu bối cảnh lịch sử cụ thể về sự ra đời, hoạt động và phát
triển của Đảng, đồng thời cũng xem xét kết quả thực tiễn về mọi mặt của đường lối,
chính sách của Đảng và trên cở sở nghiên cứu đó đúc rút kinh nghiệm lãnh đạo của
9
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel : 0918.775.368
Đảng, phát hiện quy luật phát triển của cách mạng. Vì vậy, những kết quả nghiên
cứu về lịch sử dân tộc trực tiếp giúp ích cho việc nghiên cứu lịch sử Đảng, và kết
quả nghiên cứu về lịch sử Đảng lại soi sáng cho việc nghiên cứu lịch sử dân tộc
trong giai đoạn Đảng ra đời và lãnh đạo cách mạng, trên tất cả các mặt của đời sống
xã hội. Ở đây, lịch sử duy tâm không đi sâu vào những vấn đề của lịch sử Đảng mà
trình bày một cách toàn diện lịch sử phát triển của xã hội từ ngày có Đảng lãnh đạo.
*. Mối quan hệ giữa quá khứ – hiện tại và tương lai trong nghiên cứu lịch sử.
Những vấn đề thời sự có phải là đối tượng của sử học không?
vấn đề mối quan hệ giữa lịch sử, hiện tại và tương lai là một trong những vấn
đề quan trọng nhất trong phương pháp luận của nhận thức xã hội. Cách giải thích
về vấn đề này tùy thuộc vào quan điểm của nhà sử học đối với quy luật của quá
trình lịch sử và về những vấn đề khác của phương pháp luận, như vấn đề chức năng
xã hội của sử học, tính khách quan, tính đảng của việc nhận thức lịch sử – xã hội,
tính chất thời sự của việc nghiên cứu lịch sử, việc tiên đoán một cách khoa học sự
phát triển của xã hội.
Theo lý luận mácxít về sự phản ánh – cơ sơ của phương pháp luận khoa học
– thì khi nói lịch sử là nói về lĩnh vực nhận thức, cần phải phân biệt với hiện thực
lịch sử khách quan.lịch sử trong ý nghĩa này làm nhiệm vụ phản ánh hiện thực
khách quan, phản ánh đời sống xã hội và đang tồn tại thực.
Cũng như vậy mà quá khứ được xem là quá trình xã hội đã xảy ra và là khái
niệm về quá trình này, còn hiện tại được xem là quá trình xã hội đang tồn tại, đang
tiếp diễn và là khái niệm khoa học về quá trình này.
Quá khứ và hiện tại ở đây là những phạm trù có quan hệ với nhau, phản ánh


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status