Dự án: Xây dựng 1 giếng khoan thay thế cho giếng khoan số 07 - Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài - Pdf 20

Cục hàng không việt nam
CụM CảNG HàNG KHÔNG MIềN BắC
thăm dò nớc dới đất
Dự án : Xây dựng 01 giếng khoan thay thế cho giếng
khoan số 07 - Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài
CụM CảNG HàNG KHÔNG MIềN BắC LIÊN ĐOàN ĐCTV-ĐCCT
MIềN BắC
- 2 -
- 3 -
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 4
Chương I : SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ
HỘI KHU VỰC THĂM DÒ
6
1. Vị trí địa lý 6
2. Địa hình, địa mạo 6
3. Khí tượng thuỷ văn 6
4. Dân sinh, kinh tế 7
Chương II : PHƯƠNG PHÁP VÀ KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC THĂM DÒ 8
1. Công tác thu thập tài liệu
9
2. Công tác địa vật lý 9
3. Công tác khoan địa chất thủy văn 14
4. Công tác hút nước thí nghiệm 17
5. Công tác lấy mẫu phân tích chất lượng nước 19
6. Công tác quan trắc mực nước 19
7. Trắc địa
19
Chương III : ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT THUỶ VĂN VÀ HIỆN TRẠNG
KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT KHU VỰC THĂN DÒ

khách. Ngày 16/3/2005 Trung Tâm dịch vụ kỹ thuật hàng không đã làm việc
với trung tâm ứng dụng khoa học và công nghệ Liên ĐCTV-ĐCCT miền Bắc
khoan thăm dò 02 lỗ khoan TD7 - Khu Trạm Phát và LKTD8 - Khu An Ninh.
Ngay sau khi Công ty dịch vụ Cảng làm việc với Liên đoàn, tập thể tác
giả đã tiến hành thu thập tài liệu lập đề án “Thăm dò 02 giếng khoan Cảng
hàng không Quốc Tế Nội Bài phục vụ xây dựng 01 giếng khoan khai thác ”
đáp ứng yêu cầu nước là 80 - 120m
3
/h.
Sau hơn 2 tháng thi công thực địa, thu thập tài liệu, phân tích, tổng hợp các
kết quả khảo sát, khoan, bơm, lấy và phân tích mẫu các loại đến nay báo cáo đã
hoàn thành.
Báo cáo gồm 5 chương không kể mở đầu và kết luận
Chương I - Sơ lược điều kiện địa lý tự nhiên khu vực thăm dò
Chương II - Khối lượng các hạng mục công tác thăm dò đã thực hiện
Chương III - Đặc điểm địa chất địa chất thuỷ văn khu vực thăm dò
Chương IV- Tính toán trữ lượng khai thác nước dưới đất
Chương V - Đánh giá chất lượng nước dưới đất và dự báo biến đổi chất
lượng nước;
Các phụ lục kèm theo và bản vẽ kèm theo
- 5 -
Quá trình làm báo cáo tập thể tác giả Trung tâm ứng dụng khoa học và
công nghệ Liên ĐCTV-ĐCCT miền Bắc luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ
của quí lãnh đạo Trung Tâm dịch vụ kỹ thuật hàng không - Cụm Cảng hàng
không miền Bắc, ban lãnh đạo Liên đoàn cùng các chuyên viên Liên đoàn Địa
chất thuỷ văn - Địa chất công trình miền Bắc và các chuyên gia trong và ngoài
ngành địa chất đã giúp đỡ tác giả hoàn thành báo cáo này.
Xin chân thành cảm ơn.!
- 6 -
CHƯƠNG I

mùa rõ rệt : mùa nóng ẩm mưa nhiều thường bắt đầu từ tháng 5 kết thúc vào
tháng 10; và mùa khô bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.
* Thuỷ văn
Sông Cà Lồ là một sông nhánh trong hệ thống sông Cầu, bắt nguồn từ dãy
Thằn Lằn (nhánh của dãy Tam Đảo), chảy qua các huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc),
Sóc Sơn (Hà Nội), dòng sông quanh co uốn khúc, lòng sông hẹp, hai bên bờ dốc,
độ dốc lòng sông nhỏ. Sông Cà Lồ nhỏ nhưng tiếp nhận nước thải từ khu công
nghiệp Xuân Hoà (Phúc Yên) và các điểm dân cư khá đông đúc dọc hai bờ sông,
- 7 -
do đó nước sông cũng bắt đầu có nguy cơ bị ô nhiễm. Theo tài liệu của Sở Tài
nguyên môi trường thành phố Hà Nội (2003-2004) cho thấy :
- Về mùa khô: Mực nước cao nhất 2,46m , thấp nhất 1,12 m (đo tại trạm
sông Cà Lồ).
- Về mùa mưa: Mực nước sông dâng cao, lòng sông chảy xiết. Mực nước cao
nhất 4,58 m, thấp nhất 1,96 m (đo trạm sông Cà Lồ).
- Thành phần hoá học: Kết quả phân tích thành phần hoá học nước sông
Cà Lồ lấy ngày 19/7/2003: hàm lượng ∑Fe = 0,50mg/l; NH
4
+
= 0,1 mg/l, NO
-
3
= 0,1 mg/l, NO
-
2
= 0,03 mg/l; PO
4
3
= 0,20 mg/l. Nước sông Cà Lồ thuộc loại
hình: Bicacbonat Can xi.

Thăm dò 02 giếng khoan vùng Cảng hàng không Quốc Tế Nội Bài tiến
hành nhằm đạt được mục tiêu chính sau :
Tìm vị trí 1 lỗ khoan khai thác đáp ứng cung lượng 80 -120 m
3
/h và 01
giếng khoan thăm dò.
Nhiệm vụ của đề án:
- Làm sáng tỏ điều kiện thế nằm, chiều sâu, thành phần thạch học, chiều
dày của trầm tích Đệ tứ trong khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá chất lượng nước (theo tiêu chuẩn 1329/2002/BYT-QĐ) với
độ tin cậy phục vụ cấp nước ăn, uống, sinh hoạt cho khu Cảng hàng không
Quốc Tế Nội Bài.
Bảng 1 : Khối lượng các dạng công tác khảo sát
TT Hạng mục Đơn vị
Khối lượng
Đề án Thực hiện
1 Công tác thu thập tài liệu Báo cáo 3 3
2 Khảo sát, thiết kế, lập đề án Đề án 1 1
3 Xin giấy phép thăm dò Giấy 1 1
4 Công tác đo địa vật lý
Đo sâu điện AB/2=480 Điểm 180 180
5 Công tác khoan ĐCTV
Khoan thăm dò
m/LK
m/LK 104 104
6 Công tác hút nước
- Thổi rửa lỗ khoan thăm dò m/ống lọc 32 27,18 -4,82
- Thí nghiệm Ca/LK 18/2 18/2
7 Công tác lấy, phân tích mẫu
nước

2. Công tác địa vật lý
Công tác địa vật lý được áp dụng để giải quyết nhiệm vụ:
- Xác định chiều dày có khả năng chứa nước trong trầm tích Đệ tứ.
- Chọn vị trí đặt 02 lỗ khoan với chiều sâu dự kiến 52 m/LK trong đó có
1 lỗ khoan đạt yêu cầu cấp nước.
2.1. Phương pháp và khối lượng công tác
2.1.1. Phương pháp và thiết bị đo
a. Phương pháp
Với mục tiêu nêu trên, chúng tôi đã tiến hành công tác khảo sát thực địa
bao gồm công tác thu thập tài liệu địa chất, địa chất thuỷ văn đồng thời tiến
hành công tác đo địa vật lý bằng phương pháp đo sâu điện trở 4 cực đối xứng
và đo sâu điện trở 3 cực liên hợp. Đây là hai phương pháp khảo sát địa vật lý
truyền thống để tìm ra nước ngầm rất có hiệu quả dựa trên sự thay đổi giá trị
điện trở suất của các tầng đất đá khác nhau.
* Phương pháp đo sâu 4 cực đối xứng
- Nguyên lý của phương pháp đo sâu 4 cực đối xứng là nghiên cứu sự
biến đổi của điện trở suất của các lớp đất đá theo chiều sâu nhằm xác định độ
sâu và chiều dày của các lớp đất đá.
- 10 -
Hệ thiết bị đo đạc được thiết kế là hệ đo đối xứng 4 cực kiểu Slumbeger
như hình vẽ dưới đây
Dòng điện 1 chiều được phát xuống đất thông qua hai cực phát A và B.
Đo cường độ dòng điện qua A và B đồng thời đo hiệu điện thế đo được giữa
cực M và N. Điện trở suất biểu kiến được xác định theo công thức :
ρ
k
= k.ΔU/I
Trong đó :
ρ
k

2.1.2. Khối lượng thực hiện
Tổng số đo 182 điểm được phân thành 3 khu như sau:
a. Khu an ninh
Các tuyến tại khu vực này được bố trí song song với nhau và có phương
kéo dài là 310
0
- 130
0
, khoảng cách giữa các tuyến là 10m, khoảng cách giữa
các điểm đo trên tuyến là 5m.
Bảng 2: Số tuyến và số điểm đo
TT Tuyến đo
Chiều dài
tuyến đo (m)
Số điểm đo
Đo sâu Đo kiểm tra
1 TI 50 11 1
2 TII 40 9 1
3 TIII 35 8 1
4 TIV 30 7 1
5 TV 5 2 0
6 TVI 15 4 0
Tổng cộng 180 41 4
b.Trạm sửa chữa
Khu vực này có 02 tuyến với phương tuyến vuông góc với nhau. Tuyến
I có phương kéo dài 295
0
– 115
0
, tuyến II có phương kéo dài từ 205

6 TII 110 12 1
7 TIII 110 12 1
Tổng cộng 1080 106 7
2.2. Tổng hợp và phân tích số liệu
Sau khi khảo sát, đo đạc thực địa, xử lý phân tích tài liệu. Chúng tôi có
một số nhận định sau:
Khu vực cảng hàng không quốc tế Nội Bài nằm ở phần rìa vùng trũng Hà
Nội với phần móng sâu là các thành tạo có tuổi Triat nên việc tìm kiếm nước
ngầm bằng phương pháp đo sâu điện tại đây nhằm đánh giá chiều sâu, chiều
dày của lớp cuội sỏi sạn nằm ở phần đáy các thành tạo Đệ tứ. Việc xác định vị
trí đặt lỗ khoan thăm dò là xác định các vị trí có chiều dày lớp cuội sỏi lớn và
nằm ở dưới sâu hơn so với những vị trí xung quanh. Ngoài ra còn phải tính
đến khoảng xa giữa các giếng khoan để đảm bảo các giếng khai thác không
chịu ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình sử dụng về sau.
Chúng tôi chia đất đá khu vực Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài thành 5
lớp với chiều dày và điện trở suất khác nhau, các lớp từ trên xuống dưới dự đoán
gồm: Lớp đất trên mặt, lớp sét bột, lớp cát, lớp cuội sỏi và tầng móng là sét kết.
2.2.1. Khu An ninh:
Lớp đất trên mặt có chiều dày từ 2÷3m với điện trở suất từ 50÷110Ωmm.
Lớp sét bột có chiều dày từ 10÷15m với điện trở suất từ 150÷250Ωmm.
Lớp cát có chiều dày từ 10÷18m với điện trở suất từ 70÷130Ωmm
Lớp cuội có chiều dày từ 20÷29m với điện trở suất từ 160÷300Ωmm
Phần móng sét kết có điện trở suất từ 30÷80Ωmm.
Từ các lát cắt địa điện xây dựng trên cơ sở phân tích định lượng các
điểm đo sâu điện chúng tôi xác định vị trí đặt lỗ khoan thăm dò TD8 tại điểm
đo sâu 30/TIII là nơi có chiều dày và chiều sâu lớp cuội sỏi lớn hơn các vị trí
khác trong địa phận khu an ninh, đồng thời điều kiện thi công khoan thăm dò
khá thuận lợi (xem phụ lục kết quả đo địa vật lý).
- 13 -
2.2.2. Khu Trạm sửa chữa:

và khoan doa mở rộng đường kính lỗ khoan để kết cấu ống chống, ống lọc
phù hợp với yêu cầu kỹ thuật khai thác nước.
- 14 -
* Máy khoan: Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ và các yêu cầu kỹ thuật
của các lỗ khoan thăm dò nước dưới đất đã chọn và sử dụng máy khoan УРБ-
3A3-01, УРБ- ZAM.
* Máy trộn dung dịch : Máy trộn dung dịch, sử dụng thùng trộn dung
dịch cơ khí kiểu đứng hoặc ngang loại 0,75m
3
.
* Công tác xây lắp : nền khoan đã được san gạt tương đối bằng phẳng,
rộng, thoáng diện tích tối thiểu nền khoan đạt 120m
2
, không ảnh hưởng đến
các công trình xây dựng có trước ở xung quanh giếng khoan; tháp khoan được
cân thẳng đứng trong suốt quá trình thi công một lỗ khoan.
* Khoan lấy mẫu: Để thi công 02 lỗ khoan thăm dò quá trình thi công đã
tuân thủ đúng các yêu cầu, quy trình, quy phạm kỹ thuật khoan kết quả đã đạt
được các chỉ tiêu, mục đích của đề án đặt ra.
* Dung dịch khoan : Để phát huy tối đa hiệu quả của lỗ khoan chúng tôi
sử dụng dung dịch bentonít có tỷ trọng γ = 1,15-1,3 g/cm
3
cho khoan ở phần
đất đá Đệ tứ, trong đá gốc dùng nước lã rửa lỗ khoan.
* Công tác chống ống lỗ khoan: Các loại ống chống trước khi đưa vào
để kết cấu lỗ khoan đã được kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng, số lượng và
chủng loại theo đúng thiết kế.
Việc kết cấu ống chống, ống lọc tại mỗi lỗ khoan phù hợp với cột địa
tầng thực tế và các yêu cầu kỹ thuật.
3.2. Khối lượng khoan


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status