Một số biện pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương, tiền thưởng tại phân xưởng chế biến hàng đông lạnh thuộc xí nghiệp khai thác và dịch vụ thủy sản khánh hòa - Pdf 22

LỜI CẢM ƠN Sau hơn 4 năm học tập tại trường và sau hơn 3 tháng thực tập tại xí
nghiệp khai thác và dịch vụ thủy sản Khánh Hòa. Ngoài sự nổ lực phấn đấu
của bản thân để hoàn thành đề tài này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu trường đại học
Nha Trang, Ban chủ nhiệm khoa kinh tế, các thầy cô giáo trong khoa, các thầy
cô trong trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho em học tập tốt và hoàn thành đề
tài này.
Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Nguyễn Văn Tuấn đã tận
tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Nhân đây em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cô chú, anh chị trong xí
nghiệp khai thác và dịch vụ thủy sản Khánh Hòa đã giúp đỡ, tạo mọi điều
kiện thuận lợi nhất cho em hoàn thành đợt thực tập. MỤC LỤC

CHƯƠNG I: TỔNG LUẬN VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG - TIỀN
THƯỞNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 5
I. TIỀN LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP. 6
II. CHỨC NĂNG, VAI TRÒ, MỤC TIÊU CỦA HỆ THỐNG TIỀN LƯƠNG
TRONG DOANH NGHIỆP 8
III. NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA CÔNG TÁC TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG
VÀ HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP. 11
1. Nguyên tắc trả lương: 11
2. Nguyên tắc hạch toán lương: 12
IV. CHẾ ĐỘ LƯƠNG CẤP BẬC VÀ LƯƠNG CHỨC VỤ. 13
1. Lương cấp bậc 13
2. Lương chức vụ: 16

THƯỞNG TẠI PHÂN XƯỞNG CHẾ BIẾN ĐÔNG LẠNH THUỘC XÍ
NGHIỆP KHAI THÁC VÀ DỊCH VỤ THUỶ SẢN KHÁNH HOÀ 56
I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG
TẠI XÍ NGHIỆP NÓI CHUNG VÀ TẠI PHÂN XƯỞNG NÓI RIÊNG. 56
1. Tình hình lao động: 56
2. Về tình hình trang thiết bị: 59
3. Tình hình thu mua nguyên vật liệu 60
4. Cơ cấu tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của xí nghiệp 68
II. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG- TIỀN
THƯỞNG TẠI PHÂN XƯỞNG CHẾ BIẾN HÀNG ĐÔNG LẠNH 73
1. Tình hình tổ chức lao động tại phân xưởng chế biến hàng đông lạnh
thuộc xí nghiệp khai thác và thuỷ sản Khánh Hoà 73
2. Nội dung công tác tiền lương, tiền thưởng tại phân xưởng chế biến
hàng đông lạnh. 78
3. Đánh giá về công tác tiền lương - tiền thưởng tại phân xưởng chế biến
hàng đông lạnh. 100
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG – TIỀN THƯỞNG TẠI PHÂN
XƯỞNG CHẾ BIẾN HÀNG ĐÔNG LẠNH. 103
I. BIỆN PHÁP THỨ I.: HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP PHÂN PHỐI TIỀN
LƯƠNG CHO CÁC BỘ PHẬN TẠI PHÂN XƯỞNG CHẾ BIẾN HÀNG
ĐÔNG LẠNH 104
II. BIỆN PHÁP THỨ II.: TẠO NGUỒN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ GIẢM
HAO HỤT NGUYÊN VẬT LIỆU. 109
III. BIỆN PHÁP THỨ III.: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KHEN THƯỞNG
TẠI PHÂN XƯỞNG CHẾ BIẾN HÀNG ĐÔNG LẠNH 111
IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG QUỸ TIỀN LƯƠNG 115
KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 117
Bảng số 23: Bảng tiền lương sản phẩm tổ thành phẩm tháng 5/06. 95
Bảng số 24: Bảng tiền lương thực tế và phụ cấp lương tổ thành phẩm tháng
5/06 96
Bảng số 25: Bảng tiền thưởng XCBI cuối năm 2005. 97
Bảng số 26: Tiền thưởng từ quỹ lương năm 2005 của xí nghiệp. 99

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1: Quy trình sản xuất hàng đông lạnh 45
Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất hàng khô 46
Sơ đồ 3: Hệ thống cung cấp nguyên vật liệu của xí nghiệp: 64
Sơ đồ 4: Tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp 69
Sơ đồ 5: Cơ cấu tổ chức sản xuất của xí nghiệp. 72

1

LỜI MỞ ĐẦU

1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
Trong bối cảnh hiện nay khi đất nước đang có nhiều đổi mới, nền kinh
tế ngày càng phát triển. Chúng ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường có
sự quản lý của nhà nước. Nhà nước chỉ quản lý ở tầm vĩ mô còn các doanh
nghiệp tự tiến hành hạch toán kinh doanh độc lập thì đây chính là nhân tố thúc
đẩy nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng đi lên bằng chính
sức lực của mình.
Tuy nhiên trong quá trình đổi mới hiện nay của nền kinh tế thì đã gây
ra không ít khó khăn bước đầu cho các doanh nghiệp, đặc biệt là chính sách
tiền lương, tiền thưởng cho người lao động mà đòi hỏi các doanh nghiệp phải
quan tâm đúng mực. Để tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay
gắt như hiện nay thì doanh nghiệp không những tạo ra một cơ cấu lao động

cao kiến thức đã được học ở nhà trường.
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về công tác tổ chức tiền
lương và tiền thưởng trong các doanh nghiệp.
Phân tích, đánh giá thực trạng của việc tổ chức công tác tiền lương, tiền
thưởng ở phân xưởng chế biến hàng đông lạnh. Từ đó chỉ ra những mặt tích
cực, nhược điểm và nguyên nhân gây ra.
Đưa ra một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác tổ chức tiền
lương và tiền thưởng tại phân xưởng.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Trong cuốn luận văn này, em xin chọn đối tượng nghiên cứu là công
tác tiền lương, tiền thưởng tại phân xưởng chế biến hàng đông lạnh thuộc xí
nghiệp khai thác và dịch vụ thủy sản Khánh Hòa.

3

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các sự vật hiện tượng có liên quan đến
công tác tổ chức tiền lương, tiền thưởng. Cụ thể là đi sâu vào phân tích và
đánh giá việc thực hiện công tác tổ chức tiền lương, tiền thưởng ở phân xưởng
trong thời gian qua và từ đó có cở sở để đề ra các biện pháp nhằm góp phần tổ
chức tốt công tác tiền lương, tiền thưởng trong thời gian tới.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện được đề tài này, em đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
- phương pháp hệ thống hóa.
- phương pháp so sánh.
+ so sánh bằng số tuyệt đối.
+ so sánh bằng số tương đối.
- phương pháp phân tích chi tiết.
+ phân tích các bộ phận cấu thành.
+ phân tích theo thời gian.

PHẦN IV: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN.

Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức và kinh nghiệm của bản thân
còn hạn chế nên cuốn luận văn này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu
sót nhất định. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo, các anh
chị em và các bạn để cuốn luận văn này được hoàn thiện hơn.

Nha Trang, tháng 11 năm 2007

Sinh viên thực hiện Phan Thị Thùy Phương 5
CHƯƠNG I
TỔNG LUẬN VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC
TIỀN LƯƠNG - TIỀN THƯỞNG TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP

6

I. TIỀN LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP.

nước có nền kinh tế phát triển đã áp dụng khái niệm trả công lao động bao
hàm cả yếu tố vật chất và phi vật chất để mang lại sự thỏa mãn cho người lao
động tại nơi làm việc. Như vậy theo quan điểm này hệ thống trả công lao
động sẽ có cơ cấu như sau:
Cơ cấu hệ thống trả công lao động Trong bối cảnh Việt Nam từ những năm 2000 trở về trước quan niệm
cho rằng thu nhập của người lao động chỉ bao gồm phần thù lao vật chất còn
tạm đứng vững. Bởi vì lúc ấy nước ta còn nghèo và lạc hậu, số lượng người
thất nghiệp nhiều do đó việc kích thích bằng vật chất là nguồn động viên cơ
bản và quan trọng nhất. Nhưng từ những năm 2000 trở về sau Việt Nam có
nền kinh tế đã phát triển mạnh mẽ đặc biệt là Việt Nam gia nhập WTO thì lúc
này nhu cầu cao hơn của người lao động và yêu cầu cần phải đặt ra đối với tất
cả các doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có cơ cấu trả công cho lao
động gồm hai phần: thù lao vật chất và thù lao phi vật chất.

Thù lao vật chất Thù lao phi vật chất
Trực tiếp
- Tiền
lương

việc
-
Đ

ng 8

II. CHỨC NĂNG, VAI TRÒ, MỤC TIÊU CỦA HỆ THỐNG TIỀN
LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP.
1. Chức năng:
Tiền lương luôn giữ một vai trò quan trọng trong công tác quản lý,
trong đời sống và cả mặt chính trị xã hội. Để thể hiện được các vai trò đó thì
tiền lương cần có các chức năng sau:
- Về kinh tế: Tiền lương phải đảm bảo đủ chi phí để tái sản xuất sức lao
động. Đây là nhu cầu cấp thiết nhất để nuôi sống người lao động, duy trì và
phục hồi sức lao động.
- Trách nhiệm lao động: đảm bảo vai trò kích thích của tiền lương. Vì
sự thúc ép của tiền lương khiến người lao động phải có trách nhiệm cao đối
với công việc. Tiền lương phải tạo ra được niềm say mê trong công việc,làm
sao để người lao động vì tiền lương tự thấy phải không ngừng nâng cao trình
độ về mọi mặt, chịu khó học hỏi kinh nghiệm và luôn cầu tiến.
- Bảo đảm vai trò điều phối lao động của tiền lương: do tiền lương thỏa
đáng nên người lao động có trách nhiệm cao trong việc hoàn thành công việc
dù đang ở đâu, làm gì,công việc nặng nhọc và khó khăn.
- Vai trò quản lý lao động của tiền lương: doanh nghiệp sử dụng công
cụ tiền lương không chỉ với mục đích tạo ra điều kiện vật chất cho người lao
động mà thông qua việc trả lương để nhằm kiểm tra, giám sát, đôn đốc họ làm
việc theo ý mình từ đó đảm bảo tiền lương chi ra đem lại hiệu quả cao.

Mức lương doanh nghiệp đề nghị thường là yếu tố cơ bản nhất để các
ứng viên quyết định có nên chấp nhận làm việc cho doanh nghiệp hay không.
Các doanh nghiệp trả lương cao thường có khả năng thu hút được các ứng
viên giỏi trên thị trường lao động.

10

3.2. Hệ thống tiền lương công bằng hợp lý:
Sẽ tạo ra không khí cởi mở giữa những người lao động, hình thành khối
đoàn kết thống nhất vì sự phát triển của doanh nghiệp và lợi ích của bản thân
người lao động. Ngược lại, hệ thống tiền lương thiếu công bằng và hợp lý sẽ
dẫn đến mâu thuẫn nội bộ giữa những người làm việc như nhau, giữa quản trị
gia và nhân viên gây ra sự lãng phí rất lớn trong doanh nghiệp.
3.3. Thúc đẩy sản xuất phát triển trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ
thuật:
Để đạt được mục tiêu này thì hệ thống tiền lương trong doanh nghiệp
phải được xây dựng trên cơ sở kích thích, động viên nhân viên thông qua các
hình thức như tăng lương, nâng bậc, đề bạt đối với những nhân viên có đóng
góp trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, đồng thời phải đảm bảo một khoảng
cách thích hợp về mức lương giữa các loại lao động có trình độ khác nhau để
người lao động không ngừng nâng cao trình độ trong quá trình làm việc.
3.4. Hệ thống tiền lương phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu của pháp luật:
Những vấn đề cơ bản của pháp luật liên quan đến trả công lao động
trong doanh nghiệp thường chú ý đến các vấn đề sau:
- Quy định về mức lương tối thiểu.
- Quy định về thời gian làm việc và điều kiện làm việc.
- Quy định về lao động trẻ em, phụ nữ.
- Quy định về các khoản tiền phụ cấp.
- Các quy định về phúc lợi xã hội như: bảo hiểm xã hội, hưu trí, ốm đau…
3.5. Hệ thống tiền lương phải thể hiện được tính cạnh tranh:

+ Trong điều kiện khác nhau, lao động như nhau thì có thể trả công
khác nhau hoặc lao động khác nhau cũng có thể trả công như nhau.
- Nguyên tắc kết hợp giữa phân phối theo lao động và các vấn đề xã hội
khác:

12

Tiền lương trả cho người lao động, ngoài việc phản ánh đúng hao phí
lao động bỏ ra còn có thể kết hợp với các vấn đề xã hội khác nhằm đảm bảo
tiền lương thực tế người lao động nhận được phù hợp với tình hình thực tế.
- Nguyên tắc phân phối theo lao động đảm bảo tính cạnh tranh: tiền
lương phân phối theo lao động sẽ phản ánh được sự đóng góp của người lao
động cho công việc, đảm bảo công bằng trong trả lương, tuy nhiên có thể
khuyến khích người lao động làm việc tốt hơn bằng cách đưa yếu tố cạnh
tranh vào công tác trả lương như tính tiền lương có thưởng…
Khi thực hiện tốt các nguyên tắc này sẽ mang đến các ý nghĩa sau:
 Nó cho phép kết hợp thích đáng chặt chẽ giữa lợi ích xã hội, lợi ích tập
thể và lợi ích cá nhân người lao động, làm cho người lao động vì lợi ích của
mình mà ra sức nâng cao tay nghề, tăng năng suất lao động.
 Góp phần ổn định kinh tế, sự phân bố lực lượng lao động trên phạm vi
toàn xã hội, trong nội bộ các doanh nghiệp để khai thác hết tiềm năng của đơn
vị mình.
 Tạo môi trường làm việc hòa nhã, bầu không khí tâm lý tập thể lành
mạnh.
2. Nguyên tắc hạch toán lương:
Thực hiện nguyên tắc điều phối lao động đi đôi với việc mở rộng phúc
lợi tập thể, đảm bảo cho thu nhập thực tế ngày càng tăng.
Xây dựng chế độ lương phải căn cứ vào hoàn cảnh và từng thời kì. Vì
quyền lợi không bao giờ cao hơn nhu cầu kinh tế của xã hội, trình độ văn
minh của xã hội thích ứng với cơ cấu kinh tế đó.

hệ số cấp bậc phù hợp với thang lương đó.

14

Thang lương trước đây do nhà nước ban hành và đảm bảo tính thống
nhất trên toàn quốc. Hiện nay các doanh nghiệp tự xây dựng thang lương cho
mình trên quy định chung của nhà nước và theo nguyên tắc sau:
- Số bậc lương trong thang lương tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp của
công việc nhưng hệ số mỗi bậc lương không thấp hơn hệ số bậc lương tương
ứng trong thang lương ( theo ngành nghề hoặc nhóm ngành nghề do chính
phủ quy định).
- Bội số của thang lương không thấp hơn bội số của thang lương theo
ngành nghề hoặc nhóm ngành nghề áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước.
- Mức lương bậc 1 của thang lương trong điều kiện bình thường phải
cao hơn mức lương tối thiểu.
- Việc xây dựng hệ thống thang lương cần lấy ý kiến của tổ chức công
đoàn cơ sở hoặc tổ chức công đoàn lâm thời, nếu chưa có tổ chức công đoàn
chính thức thì ghi vào thoả ước tập thể.
1.3. Mức lương.
Mức lương là số tiền lương được quy định có tính chất cố định trong
một đơn vị thời gian. Đối với cán bộ công nhân viên nhà nước thì chỉ quy
định mức lương ở cấp bậc 1 còn các bậc khác thì được căn cứ theo bậc 1 và
hệ số lương được quy định như sau:
- Mức lương tối thiểu là 450.000 đồng.
- Vai trò của các ngành, nghề trong nền kinh tế.
- Điều kiện làm việc của ngành.
1.4. Các khoản phụ cấp.
Phụ cấp là những khoản mà người lao động được hưởng thêm ngoài
lương do tính chất, công việc, điều kiện làm việc hay trách nhiệm của họ.
Đối với lao động hợp đồng thì phụ cấp dựa vào hợp đồng lao động.

đường sắt, đường bộ, đường hàng không, tàu đánh cá, công nhân làm thêm
giờ ngoài giờ hành chính theo quy định của nhà nước.

16

Nó gồm hai mức sau:
+ Bằng 50% lương đối với ngày làm việc bình thường.
+ Bằng 100% đối với ngày làm việc vào ngày lễ, tết.
2. Lương chức vụ:
Là chế độ lương áp dụng để trả cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý,
nhân viên kỹ thuật và nhân viên làm việc gián tiếp trong doanh nghiệp( theo
NĐ205/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của chính phủ).
Chế độ lương chức vụ được thực hiện trên các bậc lương chức vụ. Mỗi
chức vụ đều quy định các điều kiện để thuộc chức vụ đó.
Ví dụ:
 Đối với công ty hạng 1:
+ Tổng giám đốc và giám đốc hệ số lương là 6,64-6,97 và mức lương
tối thiểu là 2.988.000 đồng- 3.136.500 đồng.
+ Phó tổng giám đốc và phó giám đốc: hệ số lương là 5,98- 6,31; mức
lương là 2.691.000 đồng- 2.839.500 đồng.
+ Kế toán trưởng có hệ số là 5,65- 6,31; mức lương là 2.542.500 đồng-
2.691.000 đồng.
 Đối các công ty hạng 2:
+ Tổng giám đốc và giám đốc có hệ số lương là 5,98-6,31; mức lương
là 2.691.000 đồng – 2.839.500 đồng.
+ Phó tổng giám đốc và giám đốc có hệ số lương là 5,32- 5,65; mức
lương là 2.394.000 đồng – 2.542.500 đồng.
+ Kế toán trưởng có hệ số lương là 4,99-5,32 và mức lương là
2.245.500 đồng – 2.394.000 đồng.
 Đối với công ty hạng 3:

Mức lương tối thiểu theo quy định là 450.000* 2,34 = 1.053.000 đồng.
Kĩ sư 2 có hệ số lương 2,65.

18

Mức lương tối thiểu theo quy định là 450.000* 2,65 = 1.192.500 đồng.
Tuy nhiên trên thực tế mức lương mà họ nhận được có thể cao hơn rất nhiều.
VI. CÁC HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP:
1. Tiền lương theo thời gian:
Đây là hình thức mà tiền lương phải trả cho người lao động được tính
theo thời gian làm việc, cấp bậc và thang lương của từng người theo tiêu
chuẩn quy định của nhà nước.
1.1. Hình thức trả lương theo thời gian giản đơn.
Trong thực tế có thể trả lương thời gian theo tháng, tuần, ngày, giờ làm
việc.
 Lương tháng: là tiền lương đã được định sẵn đối với từng bậc lương trong
các thang lương, được trả hàng tháng theo hợp đồng lao động.
Lương tháng = MLTT * ( Hệ số lương +

HSPC (nếu có))
 Lương tuần: là số tiền lương trả cho người lao động trong tuần làm việc nó
được xác định trên cơ sở thang lương.
Lương tháng * 12
Lương tuần =
52 tuần (365/7)

 Lương ngày: Là s ố tiền lương trả cho người lao động trong một ng ày làm việc
Lương tháng
Lương ngày =
22(26 ngày)


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status