MỘT số BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO TRẺ làm QUEN với môi TRƯỜNG XUNG QUANH - Pdf 22

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. THANH HÓA
TRƯỜNG MẦM NON QUẢNG TÂM

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO
TRẺ 3 - 4 TUỔI LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC
Họ và tên: Nguyễn Thị Thu
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác:
Trường Mầm Non Quảng Tâm
SKKN thuộc môn: Văn Học
NĂM HỌC 2012 - 2013
1
Sáng kiến kinh nghiệm
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I.Lý do chọn đề tài:
Chúng ta đang sống trong thời đại khoa học kĩ thuật tiên tiến và hiện
đại. Sự phát triển khoa học công nghệ, văn hóa và nghệ thuật trong giai đoạn
công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước đòi hỏi con người phải có khả năng
xử lý các vấn đề phát sinh trong cuộc sống một cách có hiệu quả. Chính vì
vậy vấn đề đào tạo con người luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan
tâm, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong chính sách phát triển kinh
tế xã hội của đất nước.
Để đáp ứng với xã hội trong giai đoạn hiện nay ngành giáo dục cũng đó
xỏc định được điều đó và không ngừng đổi mới đặc biệt là giáo dục mầm non.
Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền
tảng cho giáo dục và đào tạo con người trong tương lai, phát triển về mọi mặt.
Như Bác Hồ đã từng nói:
“Trẻ em như búp trên cành

trẻ khám phá được sự vật hiện tượng, chỉ dừng lại ở bên ngoài. Một số giáo
viên còn xem nhẹ việc cho trẻ sử dụng các giác quan trong quá trình quan sát
và tìm hiểu sự thay đổi của sự vật hiện tượng. Giáo viên nói, trẻ chủ yếu được
nhìn, nghe và trả lời; ít được sờ mó các đồ vật và làm thử nghiệm. Giáo viên
chưa chú ý đưa ra những câu hỏi mở kích thích sự tìm tòi, khám phá của trẻ.
Chính vì vậy mà trẻ ít có những trải nghiệm, ít có điều kiện để giải quyết vấn
đề và dự đoán những điều có thể xảy ra trong quá trình tìm hiểu, khám phá
môi trường xung quanh. Do đó hiệu quả của hoạt động này thường là thấp.
Nhận thức được tầm quan trọng và những hạn chế nói trên mà tôi luôn,
suy nghĩ phải làm thế nào để đưa chất lượng của hoạt động tìm hiểu môi
trường xung quanh đi lên. Từ đó tôi đó đưa ra đề tài “Một số biện pháp nâng
cao chất lượng cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh 3-4 tuổi”.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng
Như chúng ta đã biết việc cho trẻ tìm hiểu môi trường xung quanh là
một trong những hoạt động giúp trẻ khám phá khoa học. Nó là quá trình
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Mai
3
Sáng kiến kinh nghiệm
hướng dẫn trẻ nhận thức được các sự vật hiện tượng trong thế giới xung
quanh trẻ một cách có mục đích, có hệ thống nhằm hình thành ở trẻ những
biểu tượng, những tri thức sơ đẳng về môi trường xung quanh một cách chính
xác đầy đủ, trên cơ sở đó giúp trẻ phát triển toàn diện.
- Thông qua việc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh góp
phần hình thành cho trẻ những biểu tượng ban đầu về các sự vật hiện tượng,
giúp trẻ có được những hiểu biết sơ đẳng về những đặc điểm, tính chất, cấu
tạo, mối liên hệ, giá trị sử dụng và sự phát triển của các sự vật hiện tượng
xung quanh. Qua đó trẻ tích luỹ được vốn sống (tri thức, kinh nghiệm sống)
làm cơ sở để trẻ dễ dàng lĩnh hội những nội dung giáo dục của các hoạt động
vui chơi, lao động, học tập…Nếu vốn hiểu biết của trẻ về môi trường xung

vui chơi và lao động
Như vậy muốn phát huy dược tác dụng của môn học thì mỗi giáo viên
phải biết phát huy và sử dụng các phương pháp, biện pháp dạy học một cách
linh hoạt và sáng tạo để nâng cao chất lượng cho trẻ.
2. Kết quả
2.1. Thuận lợi
- Trường được đặt ở trung tâm xã thuận tiện cho các bậc phụ huynh đưa
và đón trẻ. Lãnh đạo địa phương luôn quan tâm đến công tác giáo dục của địa
phương do đó trường đã đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Khuôn viên sân trường
xanh sạch đẹp là điều kiện để trẻ tìm hiểu và khám phá về thiên nhiên như cỏ,
cây, hoa lá…
- Trường có bề dày kinh nghiệm trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
Trong nhiều năm liền được công nhận là trường tiên tiến xuất sắc và là
trường chuẩn Quốc gia. Tập thể cán bộ giáo viên của trường luôn đi đầu trong
phong mọi phong trào thi đua của trường, của ngành. Việc chỉ đạo công tác
chuyên môn luôn luôn được chú trọng và nâng cao. Ngoài ra đội ngũ cán bộ
giáo viên của nhà trường đều có trình độ chuẩn và có 50% đạt trên chuẩn, có
lòng yêu nghề mến trẻ, đoàn kết giúp đỡ nhau trong công tác, phát huy truyền
thống thi đua dạy tốt- học tốt của nhà trường.
- Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của phòng giáo dục đào tạo và lãnh
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Mai
5
Sáng kiến kinh nghiệm
đạo địa phương nên hiện nay trường chúng tôi đã có các phòng học, khu hiệu
bé thoáng mát, sạch sẽ. Đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị phục vụ cho quá trình
dạy và học tương đối đầy đủ. Khuôn viên, sân trường rộng rãi, thoáng mát, có
nhiều cây xanh tạo điều kiện cho trẻ hoạt động
- Địa phương nơi trường đóng có rất nhiều phong tục tập quán, ngành
nghề khác nhau giúp cho trẻ làm quen với môi trường xã hội thuận lợi.
- Ban giám hiệu thường xuyên có sự quan tâm, theo dõi trực tiếp chỉ

Số
trẻ
Tỷ lệ
Số
trẻ
Tỷ lệ
1
Nhận biết, so sánh, phân
biệt về các bộ phận của
cơ thể con người
15 46,9% 13 40,6% 4 12,5%
2
Nhận biết, so sánh, phân
biệt về đồ dùng đồ chơi,
phương tiện giao thông
và chất liệu
11 34,4% 16 50% 5 15,6%
3
Nhận biết, so sánh, phân
biệt được thế giới thực
vật, động vật
9 28,1% 18 56,3% 5 15,6%
4
Nhận biết, so sánh, phân
biệt về các hiện tượng tự
nhiên
8 25% 18 56,3% 6 18,7%
5
Nhận biết, so sánh, phân
biệt được một số nghành

hứng hơn, thu được kết quả cao hơn.
2. Xây dựng nề nếp, thói quen trong giờ học:
Ngay từ đầu năm học tôi đã chú trọng đến việc rèn luyện nề nếp thói
quen cho trẻ trong giờ học: Không nói chuyện riêng; Không đùa nghịch trong
giờ học; Biết giơ tay xin phát biểu ý kiến khi cô giáo hỏi và biết “thưa cô…”
khi trả lời câu hỏi của cô. Có như thế sự chú ý tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của
trẻ sẽ không bị phân tán. Trẻ tập trung tìm tòi, khám phá những đề tài mà cô
đưa ra một cách tích cực. Trong quá trình giảng dạy tôi luôn quan tâm đến
những trẻ nhút nhát, thường xuyên gần gũi tạo cho trẻ cảm giác tự tin không
sợ sệt, vui vẻ, mạnh dạn khi phát biểu ý kiến… Vì vậy chỉ trong thời gian
ngắn trẻ đã ngoan hẳn và tiếp thu bài nhanh hơn.
3. Chuẩn bị môi trường cho trẻ hoạt động:
Việc chuẩn bị môi trường cho trẻ hoạt động cũng rất quan trọng. Tôi
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Mai
8
Sáng kiến kinh nghiệm
luôn cố gắng làm sao để tạo được môi trường hoạt động hấp dẫn đối với trẻ:
phong phú về đồ dùng, đồ chơi, cách trang trí sắp xếp gọn gàng, đẹp phù hợp
với trẻ… kích thích sự tò mò, tìm tòi khám phá, lôi cuốn trẻ vào hoạt động.
VD : Với đề tài “Một số động vật sống dưới nước”, tôi đã chuẩn bị
trang trí lớp theo chủ đề “Động vật sống dưới nước”, đồng thời chuẩn bị vật
thật là các bể có thả các con vật như: cá, tôm, cua, ốc ở các góc cho các nhóm
trẻ tự trải nghiệm, khám phá. Điều này mang lại hiệu quả rất cao.
Ngoài ra tôi linh hoạt tổ chức cho trẻ làm quen với môi trường xung
quanh bằng nhiều hình thức khác nhau: Hình thức tổ chức ngoài trời, trong
lớp…sao cho phù hợp với từng tiết dạy, từng đề tài, chủ đề.
4. Sử dung phương pháp tích hợp dựa trên nền tảng đổi mới
- Tích hợp nghĩa là lồng ghép về mọi lĩnh vực đan xen về các hình thức
và kết hợp nhiều phương pháp giáo dục một cách thích hợp, khoa học. Chính
vì thế muốn nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi làm quen với môi trường

- Giáo dục trẻ biết sử dụng nước sạch.
- Trẻ biết tác dụng của nước đối với sức khẻ con người.
- Biết dùng nước tiết kiệm, không lãng phí.
II/ Chuẩn bị:
- Giáo án điện tử
- Các bức tranh về nguồn nước:
+ Tranh về nguồn nước, sông suối, ao hồ
+Tranh về nước máy
+ Tranh về nguồn nước biển
- Dụng cụ thí nghiệm: bình, cốc
- Lô tô những hoạt động cần nước
- Lô tô những hoạt động không cần nước
- Bài hát “Phao bơi”
- Trò chơi “Trời nắng, tròi mưa”
III/ Tiến hành:
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Mai
10
Sáng kiến kinh nghiệm
Cho trẻ chơi: Trời nắng, trời mưa
- Đố trẻ tên trò chơi?
- Nói đến mưa các con nghĩ ngay đến điều gì?
Giáo dục trẻ: Nguồn nước rất quan trọng đối với
con người và môi trường sống xung quanh ta …
Hôm nay cô cùng các con sẽ mở cuộc “Hành trình
tìm hiểu về nguồn nước”
Hoạt động 2: Quan sát thảo luận về nguồn nước,
lợi ích của nguồn nước đối với đời sống con
người

Sáng kiến kinh nghiệm
không được chơi ở gần ao, hồ dễ bị đuối nước.
Nước ao, hồ, sông, suối có tác dụng rất lớn đối với
mọi vật xung quanh như giúp cho cá, tôm sông
được, dùng để tưới tiêu. Ngoài ra còn cung cấp
nước cho nhà máy sản xuất ra điện thắp sáng hằng
ngày. Song nguồn nước này không thể sử dụng
trong ăn, uống và sinh hoạt của con người vì chưa
qua quá trình xử lý nước.
*Bức tranh 2: Về nguồn nước máy:
-Thế các con biết trong sinh hoạt hằng ngày chúng
mình dùng nước gì không?
-Chúng mình quan sát xem đây là hình ảnh gì?
- Nước mà chúng mình sinh hoạt hằng ngày được
lấy từ đâu? (Đưa hình ảnh xử lý nước sạch cho trẻ
quan sát)
Cô khái quát: Nước mà chúng ta dùng sinh hoạt
hàng ngày được lấy từ giếng khoan, sông, hồ nhưng
phải qua quá trình xử lý nước mới dùng được.
Nước sạch có tác dụng rất lớn đến đời sống sinh
hoạt của con người …
Giáo dục: Các con nhớ khi dùng nước xong phải
vặn vòi nước lại không để chảy nước bừa bãi để tiết
kiệm nguồn nước
*Bức tranh 3: Nước biển
Chúng ta đang trong cuộc hành trình tìm hiểu về
các nguồn nước và bây giờ chúng mình cùng đến
một nơi mà ở đó có chứa nguồn nước khổng lồ
trong đại dương bao la, rộng lơn. Nào chúng mình
cùng đi (Cho trẻ vừa đi vừa hát bài “Phao bơi”)

- Hỏi trẻ cảm giác như thế nào?
- Cô đậy 2 tấm thủy tinh lên 2 miệng cốc:
- Các con quan sát xem điều bí mật gì sẽ xảy ra:
- Cô mở tấm thủy tinh ra cho trẻ quan sát, hỏi trẻ
- Ai có nhận xét gì?
Vì sao trên tấm thủy tinh lại có những hạt nhỏ li ti?
Cô khái quát: Đây là do ở nhiệt độ cao sẽ có sự bốc
hơi nước tạo thành những hạt nhỏ li ti đọng lại trên
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ vừa đi vừa hát
- Trẻ quan sát tranh
- Cảnh biển
- Trẻ kể
- Trẻ trả lời
- Nước sông
- Không dùng nấu ăn
được
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát thí
nghiệm
- Trẻ lên tri giác
- Nước nong, nước lạnh
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Mai
13
Sáng kiến kinh nghiệm
miếng kính cũng giống như hiện tượng nước bốc
hơi ngưng tụ thành những đám mây chứa nước sẽ
gây ra hiện tượng mua đấy
- Nếu mưa vừa thì sẽ giúp cho cây tươi tốt nhưng
nếu mưa to quá sẽ gây ra hiện tượng gì?

- Nước mặn
- Nước ao, hồ, sông,
suối
- Trẻ lắng nghe
- Quan sát cô làm mẫu
- Trẻ thực hiện
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Mai
14
Sáng kiến kinh nghiệm
- Trẻ hát và đi ra ngoài
2. Cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh thông qua các hoạt động
học khác
- Thông qua hoạt động tạo hình trẻ tái tạo lại những gì đã hiểu biết về
đối tượng
VD: Cho trẻ “vẽ hoa mùa xuân” cô và trẻ cùng trò chuyện về hoa mùa
xuân cô có thể hỏi “mùa xuân đến có những loại hoa gì, đặc điểm như thế
nào” và cho trẻ vẽ về hoa mùa xuân
- Thông qua giờ thơ chuyện: Muốn dẫn dắt trẻ vào câu chuyện hoặc bài
thơ có nội dung trọng tâm về đối tượng nào đó, cô dùng đối tượng đó quan sát
đàm thoại sau đó vào bài dạy
VD: Cho trẻ đọc bài thơ “Hoa cúc vàng”
Cho trẻ quan sát và đàm thoại về bông hoa sau đó dạy trẻ đọc thơ
- Thông qua hoạt động âm nhạc khi cho trẻ ca hát về chủ điểm nào đó
có thể cho trẻ quan sát tranh và học vật thật
VD: khi thực hiện chủ điểm “phương tiện và luật lệ giao thông” với
bài “đường em đi” cô cho trẻ quan sát bức tranh và hỏi trẻ em bé đang đi ở
phía bên nào? Khi đi trên đường các con phải đi về phía bên nào? Sau đó cho
trẻ vào bài hát…
- Tìm hiểu môi trường xung quanh qua hoạt động làm quen với một số
kiến thức sơ đẳng về toán

-Hỏi gì? hỏi gi?
-Trên cây cao xào xạc (giơ thẳng hai tay lên trời,
nghiêng người bên phải rồi bên trái)
-Che nắng cả che mưa (đan hai bàn tay vào nhau,
giơ cao lên đầu)
-Tỏa hương thơm ngào ngạt ( hai tay chum vào
mũi, hít vào, đưa dần cả hai tay lên cao và mở ra)
-¨n đã ngon lại bổ (hai bàn tay vuốt nhẹ từ ngực
xuống bụng, miệng hít hà, mũi thở xâu)
-Làm bàn ghế tủ giường (giã vờ nằm trên giường)
-Ăn no cho chóng lớn (nằm ngữa, duỗi chân, hai
tay xoa vào bụng )
-Thích thích thích (đứng thẳng, vổ tay, dậm chân)
4. Biện pháp học mọi lúc mọi nơi
Ngoài việc dậy trẻ trên tiết học chính tôi còn tổ chức cho trẻ học ở mọi
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Mai
16
Sáng kiến kinh nghiệm
lúc mọi nơi
* Thông qua giờ đón và trả trẻ:
Hàng ngày vào giờ đón trẻ, sau khi trẻ vào lớp tôi tranh thủ trò chuyện
cùng trẻ về chủ đề đang học hay trẻ có thể làm quen những kiến thức về
MTXQ qua những trang trí ở lớp do cô tạo ra. VD: ở chủ đề “Phương tiện và
luật lệ giao thông” cô hỏi trẻ: “Sáng nay ai đưa con đến trường?”; “Bố (mẹ)
đưa con đến trường bằng phương tiện gì?”; …Vào giờ trả trẻ cũng vậy cô
cũng có thể trò chuyện với trẻ: “khi đi các con nhớ nhắc bố mẹ đi bên phải, đi
đúng phần đường của mình, khi gặp đèn đỏ thì phải dừng lại”…Như vậy tôi
đã phần nào cung cấp cho trẻ những hiểu biết, kiến thức về MTXQ về chủ đề
đang thực hiện.
* Thông qua giờ ăn trưa:

kiện tốt để phát triển tõ và vốn từ cho trẻ. Thông qua hoạt động ngoài trời
nhằm cung cấp, củng cố những hiểu biết về môi trường xung quanh cho trẻ.
VD: Chuẩn bị dạy trẻ nhận biết, phân biệt các loại cây (chủ điểm thế
giới thực vật)Tôi cho trẻ đi thăm quan vườn cây của nhà trường, qua đó giới
thiệu cho trẻ biết nhà trường có những loại cây gì? đặc điểm của nó ra sao? :
cho trẻ quan sát cây vú sũa, cây bàng, cây phượng. Trẻ gọi tên và trực tiếp sờ
tay vào thân, cµnh, lá cây trẻ được quan sát và so sánh đặc điểm khác và
giống nhau của các loại cây đó… từ đó trẻ nắm được các khái niệm mới, từ
mới để đến khi vào giờ học các cháu tiếp thu bài tốt và hiểu bài nhanh hơn
*Cho trẻ làm quen với MTXQ thông qua ngày hội ngày lễ:
Mở rộng hiểu biết cho trẻ về các hoạt động của con người trong các
ngày lễ hội lớn trong năm của chung cả nước cũng như của riêng địa phương
nơi sinh sống. Từ đó giáo dục trẻ có được những tình cảm yêu quê hương, đất
nước, con người. Giáo dục tính truyền thống, tính dân tộc, tạo cho trẻ có niềm
vui sướng hân hoan trong ngày lễ hội
VD: Kỷ niệm ngày 22/12 ngày thành lập quân đội nhân dân việt nam, cô có
thể hỏi trẻ về công việc của các chú bộ đội từ đó giúp trẻ hiểu và yêu quý các
chú bộ đội hơn; Kỷ niệm ngày quốc tế phụ nữ 8/3 cô trò chuyện hỏi trẻ về
công lao của bà, của mẹ, của cô giáo đối với trẻ. Từ đó trẻ càng yêu và trân
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Mai
18
Sáng kiến kinh nghiệm
trọng hơn về những người phụ nữ trong xã hội…
5. Biện pháp kết hợp giữa gia đình và nhà trường
Để làm tốt công tác tuyên truyền, phối kết hợp giữa gia đình và nhà
trường cùng chăm sóc giáo dục trẻ, đầu tiên thông qua “bảng tuyên truyền”
tôi có thể cho phụ huynh biết được nội dung chương trình, kế hoạch hoạt
động chuyên môn của lớp, biết được mối liên hệ giữa môn học này với môn
học khác để từ đó phụ huynh có thể có những biện pháp phối kết hợp cùng
giáo viên trong việc giáo dục trẻ.

kết quả như sau:
Bảng khảo sát lần II
STT Nội Dung
Tốt-Khá Trung bình Yếu
Số
trẻ
Tỷ lệ
Số
trẻ
Tỷ lệ
Số
trẻ
Tỷ lệ
1
Nhận biết, so sánh, phân
biệt về các bộ phận của
cơ thể con người
27 84,4% 5 15,6 % 0 0%
2
Nhận biết, so sánh, phân
biệt về đồ dùng đồ chơi,
phương tiện giao thông
và chất liệu
24 75% 8 25% 0 0%
3
Nhận biết, so sánh, phân
biệt được thế giới thực
vật, động vật xung
quanh trÎ
25 78,1% 7 21,9% 0 0%

hiểu, xử lý tình huống nhanh. Sử dụng đồ dùng đồ chơi một cách khoa học
- Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, thường
xuyên thông tin với gia đình về kết quả học tập và các hoạt động khác của trẻ
tại nhà trường để gia đình cùng biết và có biện pháp phối kết hợp trong việc
giáo dục trẻ sao cho có hiệu quả.
- Ngoài ra muốn dậy tốt tôi phải thường xuyên học hỏi đồng nghiệp,
luôn luôn tự rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tham khảo
tài liệu, sách báo, tập san, luôn tìm tòi sáng tạo trong giờ dạy.
- Cô giáo phải có lòng nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, tạo sự tin yêu nơi
phụ huynh.
Tất cả những điều trên đây là kinh nghiệm của tôi trong quá trình giảng
dạy. Tôi rất mong được sự góp ý của ban giám hiệu nhà trường, của Phòng
giáo dục Thành Phố để tôi làm tốt hơn trong công tác giảng dạy.
3. Kiến nghị, đề xuất:
Để nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh
- Đề nghị nhà trường: Tạo điều kiện bổ sung thêm đồ dùng, đồ chơi
phục vụ cho tiết học.
- Đề nghị PGD: Thường xuyên có kế hoạch chỉ đạo mở lớp chuyên đề
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Mai
22
Sáng kiến kinh nghiệm
về hoạt động cho trẻ làm quen với MTXQ và tổ chức các giờ dạy mẫu để đúc
rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, khắc phục những phần còn hạn
chế.
- Đề nghị Sở giáo dục: Cung cấp thêm tài liệu về hoạt động cho trẻ
LQMTXQ và đồ dùng dạy học có liên quan.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa, ngày 08 tháng 04 năm 2013
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status