skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với văn - Pdf 30

SKKN:Nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với văn học
*Tên đề tài : “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với
văn
học của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non”
1:Lý do chọn đề tài :
“Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người ”
Lời dạy đó của Bác Hồ- vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta -đã thấm nhuần sâu sắc
cho những người làm công tác giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng .
Sự nghiệp “Trồng người ” có một ý nghĩa hết sức quan trọng và lớn lao đối với đất
nước vì nước ta đang trong thời kỳ phát triển nền kinh tế thị trường đang cần có một
lớp người vừa hồng vừa chuyên . Để đạt được điều đó giáo dục có vị trí rất quan
trọng – Đảng ta đã nhấn mạnh “Giáo dục là quốc sách hàng đầu ” trong đó giáo dục
mầm non có vai trò đặc biệt quan trọng , bậc học mầm non là nền tảng đầu tiên tạo
lên con người mới trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước .
Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện luôn luôn là mục tiêu
phấn đấu của bậc học Mầm non , đã có nhiều công trình nghiên cứu cơ bản và ứng
dụng làm cơ sở cho việc xây dựng nội dung phương pháp trong công tác chăm sóc
giáo dục trẻ mầm non , rất nhiều những chuyên đề bổ sung chỉnh sửa để phù hợp
với công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong thời kỳ đổi mới .Một trong những nội
dung đó là thực hiện chuyên đề “ Hoạt động làm quen với văn học” .
Là một giáo viên mầm non tôi nhận thấy dạy trẻ làm quen với văn học là một
phương tiện giáo dục trẻ có hiệu quả mạnh mẽ đối với việc giáo dục trí tuệ , đạo
đức, thẩm mỹ …Văn học ảnh hưởng lớn tới sự phát triển và làm phong phú lời nói
của trẻ , văn học mở ra và giải thích cho trẻ cuộc sống xã hội và thiên nhiên , thế
giới tình cảm và quan hệ qua lại của con người . Nó làm phong phú những xúc
cảm , giáo dục tưởng tượng và đem đến cho trẻ nhận thức được tính rõ ràng , chính
Người thực hiện : Lê Thị Đào . Giáo viên trường mầm non Hòa phú
1
SKKN:Nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với văn học
xác của từ ngữ trong các bài thơ , là sự nhịp nhàng cân đối có giai điệu tiết tấu của

Một phần do năng lực , nghệ thuật lên lớp của giáo viên còn hạn chế mà hoạt động
này đòi hỏi ở người giáo viên phải có nghệ thuật lên lớp cao để thể hiện tốt tác
phẩm văn học , cũng do đặc thù tiếng địa phương đôi khi còn nói ngọng nên việc
thể hiện tác phẩm chưa được diễn cảm . Một phần còn do giáo viên vẫn lúng túng ,
cứng nhắc trong chuyển đổi hình thức dạy trẻ , chưa linh hoạt ,sáng tạo , còn nặng
nề hình thức dạy cũ . Và còn một khó khăn không nhỏ đó là nhận thức của một số
phụ huynh chưa coi trọng công tác chăm sóc giáo dục trẻ , cũng như chưa thấy được
tầm quan trọng của việc cho trẻ làm quen với văn học .
Về phía trẻ cũng còn nhiều mặt hạn chế , trẻ chỉ đọc thơ , kể chuyện theo đúng nội
dung của tác phẩm ,kiến thức và khả năng cảm thụ văn học của trẻ còn chưa đạt kết
quả cao ,trẻ ít hứng thú với việc kể chuyện , đọc thơ , với hình thức đơn điệu làm trẻ
không chú ý lên cô , tập trung vào việc khác hoặc buồn ngủ …
Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn chưa đảm bảo , nhìn chung đã có đồ
dùng để dạy học nhưng đồ dùng của hoạt động này đòi hỏi tính sáng tạo , tính nghệ
thuật và thẩm mỹ cao , đòi hỏi sự phong phú , đa dạng về thể loại đồ dùng mới thu
hút và hấp dẫn trẻ .
Người thực hiện : Lê Thị Đào . Giáo viên trường mầm non Hòa phú
3
SKKN:Nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với văn học
2 : Số liệu điều tra khi chưa thực hiện : ( Điều tra 40 trẻ )
STT Nội dung
Kết quả
Chất lượng Số lượng Tỉ lệ %
1 Cảm thụ văn học
Trẻ hứng thú
Trẻ không hứng thú
18
22
45
55

bìa , giấy mầu do cô và trẻ tự làm để trưng bày ở góc “ Thư viện của bé ” để trẻ
được xem , quan sát làm quen với các tác phẩm văn học …Cô giáo đọc cho trẻ
nghe và dạy trẻ cách tri giác tranh truyện , dần dần trẻ có thể tự đọc , lúc đầu trẻ
Người thực hiện : Lê Thị Đào . Giáo viên trường mầm non Hòa phú
4
SKKN:Nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với văn học
đọc theo trí nhớ , trẻ nhớ về nội dung câu chuyện cô đã kể rồi khớp nội dung câu
chuyện với sách tranh truyện .
Ví dụ : Trong giai đoạn 1 với câu chuyện “ Ba cô gái ” tôi đã để ở góc “Thư viện
của bé” các nhân vật làm bằng rối dẹt ,bộ truyện tranh về câu chuyện ba cô gái
cho trẻ được quan sát các nhân vật , được đọc truyện theo ý thích của mình .
Ngoài ra tôi còn tận dụng các mảng tường để trang trí “Vườn cổ tích ” trang trí
các hình ảnh trong truyện cổ tích , các bài thơ theo chủ điểm mà trẻ đã được nghe
, được đọc , vì đặc điểm tư duy của trẻ là tư duy trực quan hình tượng nên trẻ rất
thích được xem các hình ảnh … trong các khoảng tường ấy tôi còn tạo góc mở
cho trẻ hoạt động , trẻ có thể vẽ ,xé dán các bức tranh về câu chuyện mà mình
thích để trang trí cùng cô , trẻ có thể tìm các chữ cái tương ứng với tên các nhân
vật trong truyện để trẻ được làm quen với các chữ cái tạo điều kiện thuận lợi cho
trẻ bước vào lớp 1.
Không dừng lại ở trang trí cho bài sắp dạy mà tôi dành mảng lớn để trang trí cho
cả chủ điểm , như trang trí các hình ảnh có liên quan đến chủ điểm mới và lưu lại
hình ảnh của chủ điểm đã qua vì nó còn có tác dụng củng cố những điều mà trẻ
đã được nghe , làm rõ những chỗ mà trẻ chưa hiểu rõ , mở rộng đầy đủ hơn các
hình tượng nghệ thuật . Từ các loại sách báo họa mi , gia đình và bé , sắp xếp
theo từng chủng loại một cách dễ thấy , dễ lấy để thuận tiện cho việc sử dụng của
trẻ , mặt trên của giá sách là các loại sách dựng hình , có ngăn treo các bộ quần
áo , mũ để tập kịch ,có sa bàn cát để trẻ sử dụng các loại rối que , rối dẹt … có
khi lại cho trẻ nghe chuyện qua đài catset hoặc băng hình , thay đổi hình thức kể
chuyện để trẻ đỡ nhàm chán .
Với hình thức này tôi đã động viên khen trẻ để phát huy tính tích cực sáng tạo

học , và đã tạo được rất nhiều tranh truyện trong góc văn học .
Người thực hiện : Lê Thị Đào . Giáo viên trường mầm non Hòa phú
6
SKKN:Nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với văn học
3.3: Nâng cao chất lượng cho trẻ hoạt động làm quen với văn học qua các hoạt
động :
a: Hoạt động chung:
Thực hiện đổi mới chăm sóc giáo dục trẻ tôi đã áp dụng tích hợp văn học vào các
hoạt động :Toán , giáo dục âm nhạc , khám phá khoa học …
Ví dụ ; Khi dạy âm nhạc ,bài hát “Ông cháu ” tôi đã đưa bài thơ “ Ông em ” để
giới thiệu dẫn dắt vào bài .
Ông em tóc bạc
Trắng muốt như tơ
Ông em kể chuyện
Ngày xửa ngày xưa
Em ngồi nghe chuyện
Mê mãi say sưa…
Ví dụ : Khi dạy khám phá KH “ Sự phát triển của cây từ hạt ”Tôi cho trẻ đọc bài
thơ : “ Vòng quay luân chuyển ”để giới thiệu bài .
Tích hợp các môn học để nâng cao chất lượng hoạt động văn học tiết học sẽ sinh
động , gây hứng thú cho trẻ và đạt kết quả cao hơn khi cô giáo biết linh hoạt , khéo
léo tích hợp các hoạt động vào “ Hoạt động làm quen với văn học ” cô có thể vận
dụng môn âm nhạc để giới thiệu dẫn dắt vào bài thơ , câu chuyện kể , bài thơ hoặc
chuyển tiếp giữa các phần , vận dụng hoạt động tạo hình vào tiết dạy làm quen với
văn học ở phần luyện tập hoặc vận dụng các hoạt động khác như làm quen với chữ
cái , toán vào tiết dạy một cách phù hợp.
Ví dụ :Khi dạy bài thơ : “Hoa kết trái ” Tôi cho trẻ vẽ các loài hoa trong bài thơ ,
hoa kết thành quả như nội dung bài thơ , trẻ rất thích vẽ qua đây trẻ được củng cố
thêm về các loài hoa và cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên qua nội dung bức tranh ,
cũng như nội dung bài thơ .

8
SKKN:Nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với văn học
trẻ bằng các trò chơi một cách nhẹ nhàng như đọc các bài đồng dao , ca dao có tính
chất vận động nhẹ lại có khả năng rèn luyện phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ .
Ví dụ : “Nu na nu nống ”
“Ông sảo ông sao ”
“Gánh gánh gồng gồng ”
Trò chơi vận động ở giờ hoạt động tôi sử dụng các trò chơi vận động kèm lời thơ
với các bài .
Ví dụ : “Rồng rắn lên mây”
“Vuốt hột nổ ”
“Lộn cầu vồng ”
Trước khi trẻ ngủ tôi chọn những bài thơ êm dịu nhẹ nhàng mang tính chất lời ru ,
lời thơ của các bài hát “ Ru con ” , “Mẹ yêu con ”, “Ru con mùa đông” , “Ơn nghĩa
sinh thành ”…
Ở hoạt động buổi chiều tôi chọn bài thơ , câu chuyện trong báo họa mi đọc cho trẻ
nghe rồi đặt câu hỏi gợi mở trẻ trả lời để đạt được mức độ sâu sắc của cảm thụ văn
học . Đó là một giải pháp hiệu quả để trẻ nhận thức , thức tỉnh trong trẻ những gì
vốn có khiến trẻ không phải thụ động nghe cô giáo đọc và kể tác phẩm rồi ghi nhớ
một cách thụ động .
Ví dụ : Tôi giới thiệu tên truyện , đọc cho trẻ nghe đến khoảng 2/3 nội dung rồi cho
trẻ đưa ra các nhận xét về tính cách các nhân vật , xác định các thái độ của mình với
các nhân vật bằng các câu hỏi : Con thấy câu chuyện này như thế nào ? , hay ở điểm
nào ? , Nếu con là nhân vật đó con có làm như vậy không ? Tại sao ?
Trong khi trả lời câu hỏi của cô giáo , trẻ phải thể hiện sự hiểu biết của mình về tư
tưởng tác phẩm , học cách trình bày , thể hiện các ý nghĩ của mình .
3.4 : Nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với văn học qua các phương tiện
:Đài , ti vi , tạp chí “Giáo dục mầm non ”
Người thực hiện : Lê Thị Đào . Giáo viên trường mầm non Hòa phú
9

mong được sự quan tâm đóng góp của phụ huynh . Bố mẹ trẻ cũng đã ủng hộ rất
nhiệt tình ,bàn bạc thống nhất từng nhóm phụ huynh đi mua sách phù hợp với trẻ
đến cho lớp : Nhóm thì mua sách dựng hình , nhóm thì mua sách tranh , nhóm thì
góp tiền đặt mua báo họa mi …
Giờ đón trả trẻ một lần nữa tôi tiếp tục tuyên truyền với phụ huynh bằng cách
mời phụ huynh vào xem trẻ đang hoạt động ở góc sách , trao đổi với phụ huynh về
mặt mạnh mặt yếu của từng trẻ qua các hoạt động trong ngày mà tôi đã nắm bắt
được ở trẻ để phụ huynh quan tâm giúp đỡ , hỗ trợ thêm bằng cách dạy trẻ đọc kể ,
ngắt giọng , diễn cảm , dạy trẻ học cách lật trang sách , chỉ tay đưa mắt từ trái qua
phải , dạy thêm ở nhà để mở rộng thêm vốn hiểu biết và ý thích ham muốn đọc sách
ở trẻ .Động viên phụ huynh ngoài những giờ làm việc , vui chơi hàng ngày của gia
đình nên giành một số thời gian nhất định để đọc truyện cho trẻ nghe để bố mẹ và
trẻ cùng được thư giãn bằng các câu chuyện có nội dung giáo dục nhẹ nhàng . Tôi
hướng dẫn cho các bậc phụ huynh chọn các câu chuyện trong và ngoài chương trình
để đọc và kể cho trẻ nghe đồng thời cùng phối hợp với giáo viên trong việc thực
hiện chương trình dạy trẻ .
Vào những ngày có giờ hoạt động làm quen với văn học có phụ huynh là ông bà
đưa cháu đi học hay bố mẹ trẻ rỗi việc , tôi mời phụ huynh ở lại dự giờ để phần nào
nắm bắt được cách dạy trẻ đọc , kể diễn cảm hay biết thêm hoạt động học tập của
trẻ .
Trong dịp thi “Liên hoan hát dân ca và trò chơi dân gian ”cấp trường ,cấp cụm
tôi đều mời phụ huynh tham gia sáng tác , sưu tầm các bài thơ ,ca dao , đồng dao ,
hò vè , để phục vụ cho hội thi , nhiều phụ huynh rất quan tâm và ủng hộ hội thi cả
về trang phục cho trẻ ,giúp đỡ giáo viên dạy trẻ các trò chơi dân gian , dạy trẻ các
bài thơ , ca dao , đồng dao và hát dân ca . Đây là cơ hội lớn để thu hút sự chú ý ,
quan tâm đóng góp công sức , kinh phí của phụ huynh , tuyên truyền với phụ huynh
Người thực hiện : Lê Thị Đào . Giáo viên trường mầm non Hòa phú
11
SKKN:Nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với văn học
về các hoạt động của bậc học mầm non để phụ huynh quan tâm hơn nữa tới môn

12,5
2
Khả năng đọc, kể
đúng giọng điệu,ngữ
điệu của nhân vật ở
tác phẩm văn học
Tốt
Khá
TB
Yếu
2
7
22
9
5
17,5
55
22,5
8
24
8
0
20
60
20
0
V: Bài học kinh nghiệm
* Sau khi thực hiện đề tài tôi rút ra được những bài học kinh nghiệm sau đây :
Người thực hiện : Lê Thị Đào . Giáo viên trường mầm non Hòa phú
12


Lê Thị Đào

Đánh giá của HĐKH cấp huyện
Người thực hiện : Lê Thị Đào . Giáo viên trường mầm non Hòa phú
14


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status