quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước trên địa bàn hà nội - Pdf 22

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ
VIẾT TẮT
NGHĨA ĐẦY ĐỦ
TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT
ASK Bán
AUD The Australian Dollar Đô la Úc
BID Mua
CLS Clearing Systems Hệ thống thanh toán bù trừ
Cut off time Giờ đóng cửa
DTNT Dự trữ ngoại tệ
EUR Đồng tiền chung Châu Âu
FED Federal Reserve System Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ
GBP The Great Brisish Pound Đồng bảng Anh
HKD The Hong Kong Dollar Đô la Hồng Kông
JPY The Japanese yen Yên Nhật
L/C Letter of Credit Thư tín dụng
NH NH
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
NHTW Ngân hàng trung ương
KDNT Kinh doanh ngoại tệ
RRTT Rủi ro thị trường
SEK The Swedish Krona Kron Thụy Sỹ
TCTC Tổ chức tài chính
TCTD Tổ chức tín dụng
THB The Thailand Baht Đồng Baht Thái Lan
VCB Bank for Foreign Trade
Commecial Join Stock of Viet

tạp. Sự yếu kém của các NH có ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ đời sống kinh
tế - chính trị và xã hội của Việt Nam. Ngày nay, trên thế giới, khoa học về
quản trị rủi ro ngoại hối trong kinh doanh NH đã đạt được trình độ tiên tiến và
hiện đại, nhưng ở Việt Nam vấn đề này đang ở trong giai đoạn phôi thai cùng
với sự đổi mới của đất nước.
Được tách ra từ NH Nhà nước Việt Nam, hai NH thương mại cổ phần
nhà nước Việt Nam chiếm thị phần lớn trong thị trường tài chính Việt Nam và
ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính
liên quan đến kinh tế đối ngoại trong đó kinh doanh ngoại tệ là một mảng lớn
1
cũng như tham mưu cho ban lãnh đạo NH Nhà nước về các chính sách quản
lý ngoại tệ, kinh doanh ngoại tệ để hạn chế rủi ro tới mức tối đa.
Tuy nhiên trong thực tế, do thiếu kinh nghiệm thực tiễn, thời gian tham
gia vào hoạt động ngoại hối quốc tế chưa nhiều, trình dộ nghiệp vụ chuyên
môn chưa cao, kinh nghiệm quản lý yếu kém nên không ít NH TMCP nhà
nước Việt Nam đã gặp phải những rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ
đến hàng chục tỷ đồng. Do đó, quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh
ngoại tệ là một vấn đề hết sức bức xúc, đòi hỏi sự nghiên cứu tìm ra những
giải pháp góp phần nâng cao khả năng quản lý rủi ro trong lĩnh vực kinh
doanh ngoại tệ. Xuất phát từ thực trạng trên việc nghiên cứu, đánh giá các loại
rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của NH thương mại cổ phần nhà nước Việt
Nam và đưa ra những biện pháp phòng ngừa cụ thể rõ ràng là rất cần thiết cả
về mặt thực tiễn cũng như về mặt lý luận, vì thế luận văn: “Quản trị rủi ro
trong kinh doanh ngoại tệ tại các NH thương mại cổ phần nhà nước trên
địa bàn Hà Nội” được chọn để nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Chuyên đề hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản trị rủi ro và đánh
giá tình hình quản trị rủi ro kinh doanh ngoại tệ, đồng thời đề xuất những giải
pháp có hiệu quả nhằm quản trị rủi ro phát sinh trong kinh doanh ngoại tệ tại

Chương 1: Tổng quan về quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ và
bài học kinh nghiệm
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ của
các NH thương mại cổ phần nhà nước trên địa bàn Hà Nội
3
Chương 3: Định hướng và giải pháp quản trị rủi ro trong kinh doanh
ngoại tệ tại các NH thương mại cổ phần nhà nước trên địa
bàn Hà Nội
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH
NGOẠI TỆ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1.1.
TỔNG QUAN VỂ KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA CÁC NH THƯƠNG MẠI
1.1.1. Khái niệm NH và hoạt động NH
NH trước tiên là một tổ chức trung gian tài chính. Trung gian tài chính
là một tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân thực hiện các chức năng trung
gian giữa hai hay nhiều bên trong một hoạt động tài chính nhất định.
Ngân hàng bán lẻ là khái niệm chỉ những hệ thống ngân hàng lớn,
nhiều chi nhánh mà đối tượng phục vụ thường là các khách hàng cá nhân, đơn
vị riêng lẻ và tập trung và các dịch vụ là tiết kiệm, tạo tài khoản giao dịch,
thanh toán, thế chấp, cho vay cá nhân, các loại thẻ tín dụng, Ngược lại ngân
hàng bán buôn lại là dạng ngân hàng chỉ cung cấp dịch vụ cho các doanh
nghiệp, làm vai trò trung gian cho các doanh nghiệp.
Ngân hàng bán buôn: chủ yếu cấp tín dụng cho các tập thể hay nói cách
khác là các công ty, các tổ chức có nhu cầu về tín dụng là chủ yếu với các
khoản vay lớn ngân hàng bán lẻ: hoạt động chủ yếu của nó là cấp tín dụng cho
cá nhân hộ gia dình với các khoản vay không lớn lắm. Các ngân hàng thương
mại cổ phần nhà nước tại Việt Nam là ngân hàng bán buôn.
1.1.2. Khái niệm ngoại tệ

hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng. Giao dịch này cho
phép doanh nghiệp tận dụng lợi thế lãi suất của các đồng tiền và quản lý hiệu
qủa nguồn vốn ngoại tệ của mình.
Giao dịch quyền chọn (option) là giao dịch ngoại tệ trong đó bên mua
có quyền nhưng không có nghĩa vụ phải thực hiện giao dịch đã cam kết với
bên bán, trong khi đó bên bán có nghĩa vụ phải thực hiện giao dịch đã cam kết
6
khi bên mua có yêu cầu theo tỷ giá đã thỏa thuận trước. Phí quyền chọn
(premium) là mức phí mà bên mua quyền chọn phải trả cho bên bán quyền
chọn khi mua quyền chọn. Loại giao dịch này tối ưu hóa việc phòng ngừa rủi
ro tỷ giá, phù hợp với doanh nghiệp có kế hoạch thu chi ngoại tệ ổn định, có
kinh nghiệm theo dõi biến động tỷ giá ngoại tệ hàng ngày.
Giao dịch kỳ hạn (Forward) là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ
mua, bán với nhau một lượng ngoại tệ theo một tỷ giá xác định và việc thanh
toán sẽ được thực hiện vào thời điểm xác định trong tương lai. Khách hàng có
thể xác định tỷ giá ngay tại thời điểm ký hợp đồng và hạn chế một phần rủi ro
biến động tỷ giá. Loại hình này thích hợp với các doanh nghiệp có kế hoạch
thu chi ngoại tệ ổn định, ít có kinh nghiệm về sự biến động tỷ giá hàng ngày
Hoạt động giao dịch hối đoái của ngân hàng bao gồm:
* Mua và bán ngoại tệ với khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu muốn
mua và bán của khách hàng.
* Mua và bán ngoại tệ với đối tác nhằm điều chỉnh trạng thái ngoại hối
của đồng tiền đó của ngân hàng để giảm thiểu rủi ro.
* Mua và bán ngoại tệ giữa hội sở với Chi nhánh, phòng giao dịch
nhằm thỏa mãn nhu cầu muồn mua và bán của Chi nhánh, phòng giao dịch.
Phạm vi giao dịch: Bộ phận nguồn vốn được thực hiện toàn bộ các họat
động giao dịch hối đoái. Chi nhánh, phòng giao dịch chỉ thực hiện họat động
giao dịch hối đoái trong hạn mức trạng thái ngoại tệ của đơn vị mình và trong
quy trình kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh, phòng giao dịch.
1.1.4. Vai trò của kinh doanh ngoại tệ

với nhau kém hiệu quả. Rủi ro về quá trình xảy ra khi việc vận hành không
trơn tru. Những rủi ro này làm giảm năng suất, giảm chi phí hiệu quả, giảm
lợi nhuận, giảm chất lượng, ảnh hưởng đến danh tiếng và doanh số. Quản lý
rủi ro vô hình có khả năng nhận dạng và giảm thiểu các rủi ro đe doạ đến lợi
nhuận từ đó tạo ra giá trị cho người quản lý.
8
Việc quản lý rủi ro cũng gặp những khó khăn nhất định trong việc phân
bổ nguồn lực. Đây chính là biểu hiện của lý thuyết chi phí cơ hội. Dù quản
lý rủi ro làm giảm thiểu nguy cơ gặp rủi ro song các nguồn lực được sử dụng
để quản lý rủi ro lại có thể được sử dụng cho các hoạt động khác có khả năng
sinh lợi cao hơn.
Theo Mary Parker Follett: quản trị là nghệ thuật đạt được mục đích
thông qua người khác. James Stoner và Stephen Robbín: Quản trị là tiến
trình hoạch định

, tổ chức

, lãnh đạo

và kiểm soát những hoạt động của các
thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức
nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Nếu xét riêng từng từ một thì ta có thể
giải thích như sau:
Quản: là đưa đối tượng vào khuôn mẫu qui định sẵn.
Trị: là dùng quyền lực buộc đối tượng phải làm theo khuôn mẫu đã
định. Nếu đối tượng không thực hiện đúng thì sẽ áp dụng một hình phạt nào
đó đủ mạnh, đủ sức thuyết phục để buộc đối tượng phải thi hành nhằm đạt
được mục tiêu.
1.2.2. Đánh giá rủi ro
Việc đánh giá rủi ro đòi hỏi phải xác định được những rủi ro lớn liên

phải tìm ra sự cân bằng tối ưu giữa chi phí cho các thủ tục kiểm soát và lợi ích
đem lại từ các thủ tục đó, từ đó lựa chọn các thủ tục kiểm soát rủi ro phù hợp.
1.2.3. Các nguyên tắc trong việc quản trị rủi ro Ngân hàng
- Nguyên tắc chấp nhận rủi ro;
- Nguyên tắc điều hành rủi ro cho phép;
- Nguyên tắc quản lý độc lập các rủi ro riêng biệt;
- Nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và mức độ thu nhập;
- Nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và khả năng tài chính;
- Nguyên tắc hiệu quả kinh tế;
- Nguyên tắc hợp lý về thời gian;
10
- Nguyên tắc phù hợp với chiến lược chung của ngân hàng;
- Nguyên tắc chuyển đẩy các loại rủi ro không cho phép;
1.2.4. Nguyên nhân của rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ
Về bản chất, kinh doanh ngoại hối tự nó chứa đựng rủi ro rất cao.
Ngoài các rủi ro thông thường mà các hoạt động khác cũng phải đối mặt như:
rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro kỹ thuật, rủi ro hoạt
động, rủi ro pháp lý, rủi ro quốc gia…, thì kinh doanh ngoại hối còn chịu thêm
một rủi ro đặc biệt, đó là rủi ro tỷ giá. Do tỷ giá biến động thường xuyên và
không theo quy luật, nên rủi ro tỷ giá được xem là rủi ro thường trực, gắn liền
và trở thành rủi ro đặc trưng của hoạt động kinh doanh ngoại hối của các NH.
Rủi ro thị trường là rủi ro về lỗ phát sinh từ những thay đổi trong giá trị
các tài sản và công nợ (bao gồm cả các tài sản và công nợ ngoài bảng cân đối
kế toán) do những biến động của các nhân tố mang tính rủi ro như lãi suất, tỷ
giá và giá chứng khoán và rủi ro về lỗ phát sinh từ những thay đổi trong thu
nhập có được từ các tài sản và nghĩa vụ.
Có ba loại rủi ro thị trường lớn:
(1) Rủi ro lãi suất: Rủi ro về lỗ phát sinh từ những thay đổi về lãi suất.
Do sự không phù hợp của lãi suất liên quan đến các tài sản và công nợ
và/hoặc sự khác biệt về thời gian trong kỳ hạn thanh toán liên quan, một tổ

Khía cạnh thứ hai của rủi ro ngoại hối mà các ngân hàng phải chịu là sự
không cân xứng giữa tài sản có và tài sản nợ đối với từng loại ngoại tệ. Tài
sản có bằng ngoại tệ là các khoản mục trên bảng tổng kết tài sản, như: các
khoản cho vay bằng ngoại tệ; các chứng khoán bằng ngoại tệ; tiền gửi bằng
ngoại tệ ở ngân hàng khác; tiền mặt bằng ngoại tệ,… Tài sản nợ bằng ngoại tệ
là các khoản mục trên bảng tổng kết tài sản, như: phát hành các chứng chỉ tiền
gửi bằng ngoại tệ; phát hành trái phiếu; và các hình thức huy động vốn khác
bằng ngoại tệ. Do tính chất toàn cầu hóa, thị trường tài chính đã tạo ra những
khả năng to lớn để tăng nguồn vốn của các ngân hàng bằng các ngoại tệ khác
12
nhau. Đây là lợi thế to lớn không những đa dạng hóa nguồn vốn và sử dụng
vốn bằng ngoại tệ, mà còn tạo ra những cơ hội để tăng được lợi tức đầu tư và
giảm được chi phí vốn huy động.
1.2.5. Vai trò của quản trị rủi ro kinh doanh ngoại tệ
Quản trị rủi ro kinh doanh ngoại tệ có vai trò: tối đa hóa thu nhập ròng
hoặc tài sản ròng của mỗi ngân hàng tương ứng với mức độ rủi ro chấp nhận,
đảm bảo các giới hạn an toàn trong hoạt động của ngân hàng, kiểm soát rủi ro
tỷ giá theo quy định, xác định, hệ thống nội dung quản lý rủi ro tỷ giá nhằm
nhận diện, đo lường, đánh giá, giám sát và giảm thiểu rủi ro tỷ giá trong hoạt
động kinh doanh của ngân hàng, hạn chế mức độ tổn thất giá trị tài sản ròng
của ngân hàng trước biến động tỷ giá trong quá trình hoạt động kinh doanh,
phân rõ quyền hạn, trách nhiệm của cá nhân, đơn vị trong quá trình quản lý
rui ro tỷ giá.
1.2.6. Quy trình quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ
1.2.6.1. Hoạch định
Mức độ rủi ro tỷ giá chấp nhận trong từng thời kỳ thể hiện bằng hạn
mức giá trị rủi ro tỷ giá được xác định trên cơ sở:
Chiến lược kinh doanh đã được từng ngân hàng lựa chọn: thông thường
nhiều ngân hàng xác định tỷ giá sẽ ổn định trong giai đoạn Quý I và II của
năm và biến động mạnh vào giai đoạn 2 quý cuối năm. Vì vậy, các ngân hàng

ngân hàng Nhà Nước.
Dự báo các chỉ số kinh tế vĩ mô Việt Nam và các đồng tiền giao dịch.
- Xác định giá trị rủi ro tỷ giá
Giá trị rủi ro tỷ giá được xác định thông qua lượng hóa sự ảnh hưởng
của các yếu tố biến động tỷ giá đến giá trị danh mục kinh doanh ngoại tệ tiềm
tàng theo phương pháp:
VAR = MV*VOL*SD*√DP
14
VAR: giá trị rủi ro tỷ giá, biểu thị mức độ biến động tối đa của giá trị
danh mục kinh daonh ngoại tệ khi có sự thay đổi tỷ giá trong khoảng thời gian
nhất định, tương ứng với mức độ tin cậy nhất định.
MV: giá thị trường của danh mục kinh doanh ngoại tệ
VOL: độ biến động, đo lường mức độ thay đổi của các biến số về tỷ giá
và độ biến động ngầm định của chúng trong một khoảng thời gian.
SD: độ lệch chuẩn, là thước đo sự biến động của tỷ giá trên cơ sở sự
biến động của dữ liệu quá khứ.
DP: thời gian thanh khoản hay nắm giữ tài sản
d. Các hạn mức quản lý rủi ro tỷ giá
- Hạn mức trạng thái lỗ: bộ phận kinh doanh ngoại tệ được ALCO hoặc
Hội đồng Quản trị cho phép tự doanh nhưng với một hạn mức lỗ nhất định.
Hạn mức lỗ này áp dụng cho cả phòng kinh daonh ngoại tệ, cho mỗi chuyên
viên kinh daonh ngoại tệ trong mỗi giao đoạn nhất định.
- Hạn mức lỗ tối đa: khi các chuyên viên vào trạng thái, nhưng diễn
biến thị trường bất lợi, khi đó giao dịch bị lô, chuyên viên kinh doanh ngoại tệ
sẽ dựa vaog hạn mức lỗ đựợc phép, hạn mức lỗ tối đa để stoplost.
- Hạn mức giá trị rủi ro tỷ giá
e. Quản lý các sản phẩm ngoại hối mới
Tất cả các sản phẩm mới đều được đánh giá, kiểm soát đầy đủ các yếu
tố rủi ro tỷ giá có thể xảy ra.
Quá trình nghiên cứu, ban hành và đưa vào triển khai bất cứ sản phẩm

chính được trình bày ở hình 1.1. Ở mức chi tiết hơn, quy trình quản lý rủi
ro bao gồm các bước cùng với trình tự xử lý và mối quan hệ giữa chúng
như hình 1.2.
16
Hình 1.1. Quy trình quản lý rủi ro cơ bản
17
Nhận
diện rủi
ro
Giám sát
Kiểm soát
rủi ro
Phân tích
rủi ro
Điều
chỉnh
Đề xuất
Thông
tin mới
Phản hồi
Thực
hiện
Lực
chọn
Hình 1.2. Mối quan hệ và trình tự các bước trong quy trình quản lý rủi ro
Phân tích rủi ro và kiểm soát rủi ro
Trong thực tế những rủi ro có thể xảy ra trong một tổ chức, doanh
nghiệp, dự án là khá nhiều và việc giải quyết hết tất cả các rủi ro là không cần
thiết. Thông thường người ta áp dụng nguyên tắc 20/80 để xác định và giải
quyết những rủi ro quan trọng, những nguyên nhân gốc có ảnh hưởng tới rủi

18
ro của tổ chức. Điều này dẫn tới việc phải phân tích để chọn ra những rủi ro
cần giải quyết đó. Có nhiều kỹ thuật phân tích rủi ro được áp dụng, thông
thường người ta sử dụng phương pháp chính sau:
• Phân tích khả năng xuất hiện của rủi ro (Risk probability)
Có 4 mức để đo lường khả năng xuất hiện của rủi ro, mỗi mức độ được gán
với một giá trị số (tùy thuộc tổ chức, doanh nghiệp, dự án) để có thể ước
lượng sự quan trọng của nó.
6 - Thường xuyên: Khả năng xuất hiện rủi ro rất cao.
4 - Hay xảy ra: Khả năng xuất hiện rủi ro cao.
2 - Đôi khi: Khả năng xuất hiện rủi ro trung bình.
1 - Hiếm khi: Khả năng xuất hiện thấp, chỉ xuất hiện trong những điều
kiện nhất định.
Hình 1.3. Ví dụ đơn giản dùng sơ đồ xương cá định vị rủi ro
• Phân tích thời điểm xuất hiện rủi ro ( Risk Frame): Có 4 mức để ước
lượng thời điểm rủi ro xuất hiện, mỗi mức được gán với một giá trị số (tùy
thuộc tổ chức, doanh nghiệp, dự án) để có thể ước lượng sự tác động của nó.
6 - Ngay lập tức: Rủi ro xuất hiện gần như tức khắc
4 - Rất gần: Rủi ro sẽ xuất hiện trong thời điểm rất gần thời điểm
phân tích
Thay đổi quá nhiều
Dự án thất bại hoặc sẽ
gặp khó khăn lớn
Ngoại ngữ kém
Thời gian quá gắt
Thiếu kinh nghiệm
19
2 - Sắp xảy ra: Rủi ro sẽ xuất hiện trong tương lai gần
1 - Rất lâu: Rủi ro sẽ xuất hiện trong tương lai xa hoặc chưa định được.
1.2.6.4. Kiểm tra

Môi trường kiểm soát là nền tảng cho toàn bộ các cấu phần của hệ
thống kiểm soát nội bộ, bao gồm cơ cấu tổ chức, cơ chế phân cấp, phân
quyền, các chính sách, thông lệ về nguồn nhân lực, đạo đức nghề nghiệp,
năng lực, cách thức quản trị, điều hành của các cấp lãnh đạo.
Hệ thống quản lý và đánh giá rủi ro là quy trình định dạng và phân tích
mọi rủi ro liên quan đến việc hoàn thành các mục tiêu của tổ chức tín dụng, cụ
thể bao gồm (i) việc xác định mục tiêu, (ii) mức độ phù hợp của các mục tiêu,
(iii) việc định dạng các rủi ro liên quan, (iv) đánh giá rủi ro, và (v) các biện
pháp nhằm giảm thiểu rủi ro.
Hoạt động kiểm soát là các chính sách, quy trình, thông lệ được xây
dựng nhằm đảm bảo thực hiện các kế hoạch, các yêu cầu do các cấp quản lý
điều hành đặt ra và các quy trình giảm thiểu rủi ro liên quan.
Hệ thống thông tin và cơ chế trao đổi thông tin là hệ thống hỗ trợ toàn
bộ các cấu phần của hệ thống kiểm soát nội bộ thông qua việc đảm bảo các
thông tin được nắm bắt đầy đủ và kịp thời trong toàn ngân hàng.
Cơ chế giám sát hoạt động kiểm soát là quá trình đánh giá chất lượng
của hệ thống kiểm soát nội bộ do Tổng giám đốc (Giám đốc) ngân hàng tổ
chức thực hiện và do Bộ phận kiểm toán nội bộ của ngân hàng và/hoặc tổ
chức kiểm toán độc lập bên ngoài thực hiện.
Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát chịu trách nhiệm cuối cùng về mức
độ đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ thông qua
một Bộ phận chuyên trách độc lập. Bộ phận này chính là Bộ phận kiểm toán
nội bộ của ngân hàng. Chức năng cơ bản của Bộ phận kiểm toán nội bộ là
thực hiện đánh giá độc lập về mức độ đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của hệ
21
thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng, đồng thời đưa ra những khuyến nghị
nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ.
Bên cạnh đó, hệ thống kiểm soát nội bộ còn được thường xuyên tự
đánh giá. Công việc này do Tổng giám đốc của ngân hàng chịu trách nhiệm tổ
chức thực hiện.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status