Tính toán hàm lượng cacbon tích lũy của chè trong phương thức nông lâm kết hợp keo – chè tại vùng đệm khu bảo tồn Thần Sa – Phượng Hoàng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên - Pdf 22

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài khóa luận này, trƣớc hết tôi xin gửi lời cảm ơn đến
các thầy cô trong khoa Khoa học Môi trƣờng và Trái đất, trƣờng Đại Học
Khoa Học đã trang bị cho tôi kiến thức trong suốt thời gian tôi học tập và
nghiên cứu tại trƣờng. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc
đến giảng viên ThS. Vi Thùy Linh, ngƣời đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn tôi
trong suốt quá trình làm bài khóa luận này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Ban quản lý Khu bảo tồn thiên
nhiên Thần Sa – Phƣợng Hoàng, cùng toàn thể cán bộ công tác tại Ban quản
lý đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành tốt bài
khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình chú Hoàng Văn Bình và một số gia
đình tại xã Cúc Đƣờng và xã Vũ Chấn đã tao điều kiện để tôi có thể hoàn
thành tốt đề tài khóa luận tốt nghiệp.
Do thời gian có hạn nên chắc chắn bài khóa luận này không thể tránh khỏi
những sai sót, vì vậy tôi rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của các
thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn để bài khóa luận này đƣợc hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn./.
Thái Nguyên, ngày 28 tháng 04 năm 2013
Sinh viên Vy Thị Kim Cúc DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

REDD: Reducing Emissions from Deforestation and Degradation: Giảm thiểu
phát thải từ suy thoái và mất rừng
CDM: Clean Development Mechanism: Cơ chế phát triển sạch
NLKH: Nông lâm kết hợp

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2

3.4.2. Kết quả xác định lƣợng carbon tích lũy trung bình trong các cấp tuổi
chè 30
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 32
1. Kết luận 32
2. Kiến nghị 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Hiện nay cùng với sự phát triển của xã hội, khí hậu toàn cầu đang bị
biến đổi theo chiều hƣớng tiêu cực. Thời tiết, khí hậu thất thƣờng ảnh hƣởng
nghiêm trọng đến cuộc sống con ngƣời và thiên nhiên. Một hệ quả rõ ràng của
sự biến đổi đó là nhiệt độ trung bình của trái đất ngày càng tăng lên và nó sẽ
tiếp tục tăng lên nhanh chóng nếu chúng ta không tìm đƣợc biện pháp khả thi
để ngăn chặn.
Sự gia tăng nồng độ khí nhà kính trong khí quyển (CO
2
, CH
4
, NO
x
…)
là mối quan tâm toàn cầu. Đặc biệt CO
2
là nguyên nhân chính gây nên những
biến đổi của khí hậu. Hàng năm 100 tỉ tấn carbon đƣợc cố định bởi quá trình
quang hợp do cây xanh thực hiện và rừng là nơi hấp thụ một lƣợng CO
2
rất

NLKH tại vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phƣợng Hoàng huyện
Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên nhằm cung cấp dữ liệu, thông tin về đóng góp của
mô hình trong giảm khí gây hiệu ứng nhà kính. Nghiên cứu này là một trong
những nghiên cứu mang tính khởi đầu trong hƣớng lƣợng hóa carbon tích lũy
trong mô hình nông lâm kết hợp tại Việt Nam, đặc biệt ở Thái Nguyên.
Xuất phát từ những lý do trên tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu : “Tính
toán hàm lượng cacbon tích lũy của chè trong phương thức nông lâm kết
hợp keo – chè tại vùng đệm khu bảo tồn Thần Sa – Phượng Hoàng, huyện
Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định hàm lƣợng carbon tích lũy của chè cấp tuổi 1 và chè cấp tuổi 2
tại khu vực nghiên cứu.
3

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. Những nét chính về thị trƣờng carbon
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, con ngƣời có nhiều hoạt động
ảnh hƣởng mạnh mẽ tới môi trƣờng dẫn tới các tác động tiêu cực đối với hệ
thống khí hậu toàn cầu. Nhận thức đƣợc vấn đề này, tại hội nghị thƣợng đỉnh
về môi trƣờng và phát triển tại Brazil năm 1992, 155 quốc gia đã ký kết Công

ứng nhà kính. Ngay từ năm 2007, thị trƣờng thƣơng mại carbon toàn cầu đạt
trị giá 40,4 tỷ Euro, vƣợt quá 80% với 2,7 tỷ tấn CO
2
, trong đó 60% là giao
dịch (28 tỷ Euro) thông qua Tổ chức Thƣơng mại carbon của Euro. Hiện nay,
hệ thống buôn bán khí thải của EU đã trở thành hệ thống thƣơng mại hóa khí
carbon lớn nhất trên thế giới với thị giá năm 2008 là 90 tỷ USD [9].
4

Trên thị trƣờng carbon, việc mua bán sự phát thải khí CO
2
đƣợc thực
hiện thông qua tín dụng carbon. Mỗi một công ty gây ô nhiễm sẽ có một hạn
mức phát thải CO
2
nhất định, nếu muốn vƣợt quá mức hạn này cần phải bỏ
tiền ra mua thêm hạn mức, gọi là tín dụng carbon. Tín dụng carbon có thể
đƣợc thông qua việc đầu tƣ vào những dự án môi trƣờng theo cơ chế phát
triển sạch CDM, cho phép các quốc gia thực hiện giảm thiểu lƣợng phóng
thích CO
2
ở các nƣớc đang phát triển nhƣ: trồng rừng, bảo tồn đất, bảo vệ đời
sống hoang dã, tăng hiệu suất năng lƣợng, sử dụng năng lƣợng tái tạo đƣợc…
Các dự án này đƣợc xem nhƣ những tín chỉ giảm phát thải, mỗi tín chỉ tƣơng
đƣơng với một tấn CO
2
.
Thị trƣờng carbon trong cơ chế phát triển sạch (CDM) hiện nay chỉ cho
phép tín dụng từ các công trình trồng lại cây, trồng lại rừng để hấp thụ giảm
khí CO

tháng 11 năm 1994 và ký Nghị định thƣ Kyoto (KP) vào ngày 03 tháng 12
năm 1998, phê chuẩn vào ngày 25 tháng 9 năm 2002 [9].
Việt Nam có tiềm năng thực hiện các dự án CDM và REDD trong giảm
phát thải khí nhà kính. Hiện tại, Việt Nam đƣợc xếp vào nƣớc chƣa bắt buộc
giảm, nên thuân lợi cho các nƣớc phát triển đầu tƣ vào các dự án CDM để họ
có thể nhận đƣợc một chứng chỉ. Tuy nhiên CDM và mua bán phát thải khí còn
mới mẻ đối với nƣớc ta, các doanh nghiệp chƣa tiếp cận tốt với thị trƣờng này.
Quyết định số 47/2007/QĐ – TTg ngày 06/04/2007 của Thủ tƣớng
chính phủ về kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị định thƣ Kyoto thuộc Công
ƣớc khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu giai đoạn 2007 – 2010,
trong đó đề cao mục tiêu huy động mọi nguồn lực thực hiện kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội theo hƣớng phát triển nhanh, bền vững bảo vệ môi
trƣờng và đóng góp vào việc tổ chức thực hiện UNFCCC, Nghị định thƣ
Kyoto và CDM, thu hút vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc vào các dự án CDM.
Quyết định 380/QĐ – TTg ngày 10/04/2008 của Thủ tƣớng chính phủ
ban hành chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng, tạo cơ sở cho việc xây dựng
khung pháp lý về chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng áp dụng trên
phạm vi cả nƣớc theo hƣớng xác định rõ lợi ích, quyền hạn và nghĩa vụ của
các đối tƣợng đƣợc chi trả, phải chi trả các dịch vụ môi trƣờng rừng.
Theo Đề án “Quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính; quản lý các
hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon ra thị trƣờng thế giới” vừa đƣợc Thủ
tƣớng chính phủ phê duyệt và ban hành ngày 21/11/2012 thì giai đoạn 2012-
2015, Việt Nam sẽ xây dựng Khung chƣơng trình NAMA, xây dựng phƣơng
pháp luận, đăng ký và thực hiện thí điểm NAMA; xây dựng hệ thống Đo
lƣờng, báo cáo và thẩm định (MRV) cấp quốc gia và cấp ngành liên quan.
Giai đoạn 2016-2020, sẽ đăng ký và triển khai rộng các NAMA trên cơ sở kết
6

quả thành công của NAMA thí điểm. Theo các phân tích thì thị trƣờng carbon
sẽ khởi sắc sau năm 2015. Từ nay đến lúc ấy, các cấp ngành liên quan nói

2
hấp thụ đang đƣợc đẩy mạnh và đạt
đƣợc nhiều kết quả. Các phƣơng pháp đã đƣợc sử dụng trong nghiên cứu có
thể điểm qua nhƣ sau:
(1) Phƣơng pháp dựa trên mật độ sinh khối rừng
Theo phƣơng pháp này, tổng lƣợng sinh khối trên bề mặt đất có thể
đƣợc tính bằng cách nhân diện tích của một lâm phần với mật độ sinh khối
tƣơng ứng (thông thƣờng là trọng lƣợng của sinh khối trên mặt đất/ha).
Carbon thƣờng đƣợc tính từ sinh khối bằng cách nhân hệ số chuyển đổi cố
định là 0.5. Vì vậy việc chọn hệ số chuyển đổi có vai trò rất quan trọng cho
tính chính xác của phƣơng pháp này.
(2) Phƣơng pháp dựa trên điều tra rừng thông thƣờng
Để điều tra sinh khối và hấp thụ carbon của rừng, phƣơng pháp đo đếm
trực tiếp truyền thống trên một số lƣợng ô tiêu chuẩn đủ lớn của các đối tƣợng
rừng khác nhau cho kết quả đáng tin cậy. Tuy nhiên, phƣơng pháp này khá
tốn kém.
(3) Phƣơng pháp dựa trên điều tra thể tích
Phƣơng pháp điều tra thể tích là sử dụng hệ số chuyển đổi để tính
tổng sinh khối trên mặt đất từ sinh khối thân cây. Phƣơng pháp này bao
gồm các bƣớc:
1. Tính thể tích gỗ thân cây từ số liệu điều tra.
2. Chuyển đổi từ thể tích gỗ thân cây thành sinh khối và carbon của cây
bằng cách nhân với tỷ trọng gỗ và hàm lƣợng carbon trong gỗ.
Phƣơng pháp sử dụng hệ số chuyển đổi sinh khối – carbon đã đƣợc sử
dụng để tính sinh khối và carbon cho nhiều loại rừng trên thế giới
trong đó có rừng tự nhiên nhiệt đới.
(4) Phƣơng pháp dựa trên các nhân tố điều tra lâm phần
Các nhân tố điều tra lâm phần nhƣ sinh khối, tổng tiết diện ngang, mật
độ, tuổi, chiều cao tầng trội và thậm chí cả các yếu tố nhƣ khí hậu và đất đai
có mối liên hệ với nhau và đƣợc mô phỏng bằng các phƣơng trình quan hệ.

hệ thống định vị toàn cầu (GPS)… để đo đếm lƣợng carbon trong hệ sinh thái
9

và biến đổi của chúng. Nó thƣờng đƣợc áp dụng cho các điều tra ở phạm vi
quốc gia hoặc vùng và cũng rất phù hợp cho việc kiểm tra, giám sát của các
dự án sử dụng đất, chuyển đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (LULUCF). Tuy
nhiên, với quy mô dự án, đặc biệt là dự án CDM quy mô nhỏ - thƣờng có ở
các nƣớc đang phát triển, diện tích đất của các chủ rừng không lớn, phƣơng
pháp này không thích hợp lắm vì sai số lớn và không dễ thực hiện do đòi hỏi
các nguồn lực đầu vào nhƣ thiết bị xử lý, nhân lực trình độ cao[4], [5], [8],
[10],[11].
Có thể thấy có rất nhiều các phƣơng pháp để nghiên cứu tích lũy carbon
trong thực vật. Phân tích các phƣơng pháp đƣợc sử dung trong các nghiên cứu
đã có thấy rằng tùy thuộc đối tƣợng nghiên cứu ( rừng tự nhiên hay rừng
trồng, rừng hỗn giao hay rừng thuần, cây gỗ hay cây bụi ), tùy thuộc phạm vi
nghiên cứu (quy mô lớn nhỏ), tùy thuộc vào mục tiêu nghiên cứu mà sẽ áp
dụng phƣơng pháp nghiên cứu thích hợp.
Trong phạm vi đề tài này chúng tôi lựa chọn sử dụng phƣơng pháp
điều tra rừng truyền thống – phƣơng pháp 2 làm cơ sở chính trong quá trình
nghiên cứu.
1.3.Tình hình nghiên cứu về NLKH, sự tích lũy carbon trong hệ thống NLKH
1.3.1. Các khái niệm về NLKH
Nông lâm kết hợp (NLKH) là một lĩnh vực khoa học tƣơng đối mới.
Theo thời gian, nhiều khái niệm khác nhau đƣợc phát triển cho đến nay :
NLKH là một hệ thống quản lý đất bền vững làm gia tăng sức sản xuất
tổng thể của đất đai, phối hợp sản xuất các loại hoa màu (kể cả cây trồng lâu
năm), cây rừng và/hay với gia súc cùng lúc hay kế tiếp nhau trên một diện
tích đất và áp dụng các kỹ thuật canh tác thích ứng với các điều kiện văn hóa,
xã hội của dân cƣ địa phƣơng (Bene và cộng sự, 1977).
NLKH là một hệ thống quản lý đất đai, trong đó các sản phẩm của rừng

hơn nông nghiệp hoặc lâm nghiệp truyền thống độc canh [6].
11

1.3.2. Tình hình nghiên cứu NLKH
i) Trên thế giới
Theo King (1987), cho đến thời Trung cổ ở Châu Âu, vẫn tồn tại tập
quán phổ biến “chặt và đốt” sau đó tiếp tục trồng cây thân gỗ với cây nông
nghiệp hoặc sau khi thu hoạch nông nghiệp. Hệ thống canh tác này vẫn còn
tồn tại ở Đức cho đến những năm 1920. Nhiều phƣơng thức canh tác truyền
thống Châu Á, Châu Phi và khu vực nhiệt đới Châu Mỹ đã có sự phối hợp cây
thân gỗ với cây nông nghiệp để nhằm mục đích chủ yếu là hỗ trợ cho sản xuất
nông nghiệp và tạo ra sản phẩm phụ khác nhƣ : gỗ, củi, đồ gia dụng…[12].
Canh tác cây thân gỗ cùng với cây trồng nông nghiệp trên cùng một
diện tích là một tập quán sản xuất lâu đời của nông dân ở nhiều nơi trên thế
giới. Ở vùng nhiệt đới của nƣớc Mỹ phƣơng thức NLKH đã đƣợc áp dụng, họ
trồng tầng trên cùng là dừa, tầng dƣới là cam, quýt và tầng thấp hơn là cà phê
hoặc ca cao, cây mùa vụ có ngô, lạc… và cuối cùng là mặt đất đƣợc che phủ
bằng các loại cây thấp, có thân bò nhƣ bí…
Tại châu Á, Trung Quốc đƣợc coi là một trong những cái nôi nông
nghiệp phƣơng đông. Từ xa xƣa, ngƣời dân đã biết canh tác trồng cây lấy gỗ
kết hợp với cây trồng nông nghiệp.
NLKH đƣợc xem nhƣ một hệ thống sử dụng đất có tiềm năng đem lại
các lợi ích về lâm sản, lƣơng thực thực phẩm trong lúc vẫn có khả năng bảo
tồn và khôi phục hệ sinh thái.
Các nhân tố làm tiền đề cho sự phát triển NLKH trên phạm vi toàn cầu :
- Sự đánh giá lại chính sách phát triển của Ngân hàng thế giới (WB) ;
- Sự tái thẩm định các chính sách lâm nghiệp của Tổ chức lƣơng nông
(FAO) thuộc Liên hợp quốc ;
- Sự thức tỉnh các mối quan tâm khoa học về xen canh và hệ thống
canh tác ;

Theo báo cáo của giáo sƣ Hoàng Hòe tại Hội nghị NLKH vùng Châu Á
Thái Bình Dƣơng năm 1990 thì các hệ thống NLKH ở Việt Nam bao gồm :
- Phƣơng thức du canh du cƣ
13

- Các mô hình NLKH ở đồng bằng
- Các mô hình NLKH trên vùng đất cát ven biển
- Các mô hình NLKH trên đất dốc
- Phƣơng thức sản xuất lâm – ngƣ nghiệp kết hợp ở các vùng ngập mặn
- Phƣơng thức lâm – ngƣ nghiệp trên các vùng đất phèn.
Các thông tin kiến thức về NLKH cũng đƣợc một số nhà khoa học, tổ
chức tổng kết dƣới những góc độ khác nhau. Điển hình là các ấn phẩm của Lê
Trọng Cúc và cộng sự (1990) về việc xem xét và phân tích các hệ sinh thái
nông nghiệp vùng trung du miền Bắc trên cơ sở tiếp cận sinh thái nhân văn.
Các hệ thống NLKH điển hình trong nƣớc đã đƣợc tổng kết bởi FAO và IIRR
(1995), Mittelman (1997) cũng đã có một công trình tổng quan rất tốt về hiện
trạng NLKH và lâm nghiệp xã hội ở Việt Nam, đặc biệt là các nhân tố chính
sách ảnh hƣởng đến sự phát triển của NLKH [12].
Những năm gần đây một số nhà khoa học đã nghiên cứu về mô hình
NLKH nhƣ: đề tài nghiên cứu của Bảo Huy: “Ƣớc lƣợng năng lực hấp thụ
CO
2
của bời lời đỏ (Litsea glutinosa) trong mô hình NLKH bời lời đỏ - sắn ở
huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, Việt Nam”, “Đánh giá nhanh khả năng tích
lũy carbon của một số phƣơng thức NLKH tại vùng đệm vƣờn quốc gia Tam
Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc” của Trần Bình Đà, Lê Quốc Doanh, đề tài “Nghiên cứu
đề xuất mô hình nông lâm kết hợp để cải tạo đất gò đồi tại huyện Hà Quảng -
Tỉnh Cao Bằng” của Long Tuyết Mai, 2013 Tháng 12/2012 vừa qua hội
thảo quốc gia lần đầu tiên về NLKH ở nƣớc ta đƣợc tổ chức tại Viện Khoa
học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) đã thảo luận, đóng góp ý kiến xây dựng

Khu bảo tồn, các Vƣờn quốc gia. Theo đánh giá của Trung tâm Nghiên cứu
NLKH thế giới (ICRAF), NLKH là giải pháp tốt nhất để giảm sự nóng lên
toàn cầu và giảm đói nghèo ở các nƣớc đang phát triển.
Tại Việt Nam, những nghiên cứu về tích lũy carbon trong các phƣơng
thức NLKH còn rất ít.
Trần Bình Đà và Lê Quốc Doanh đã thực hiện nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá nhanh khả năng tích lũy carbon của một số phƣơng thức NLKH tại vùng
đệm vƣờn quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc” với ba phƣơng thức NLKH
đều 15 tuổi: vải + bạch đàn, vải + keo, vải + thông tại vùng đệm Vƣờn quốc
15

gia Tam Đảo, lƣợng CO
2
mà ba phƣơng thức NLKH hấp thụ nhƣ sau: vải +
bạch đàn trắng đạt 202,3 tấn/ha; vải + keo tai tƣợng đạt 257,3 tấn/ha; vải +
thông mã vĩ đạt 232,1 tấn/ha. Kết quả phân tích khả năng tích lũy carbon
trong thành phần thực vật nhƣ sau: phƣơng thức vải + bạch đàn 16,07 tấn
carbon/ha; vải + keo tai tƣợng 21,84 tấn carbon/ha; vải + thông mã vĩ 20,81
tấn carbon/ha. Vì mỗi phƣơng thức đều có điều kiện canh tác khác nhau nên
không thể nhận xét phƣơng thức nào đạt hiệu quả tích lũy carbon thực vật tốt
nhất [3].
Năm 2009, Bảo Huy và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ƣớc
lƣợng năng lực hấp thụ CO
2
của bời lời đỏ (Litsea glutinosa) trong mô hình
NLKH bời lời đỏ - sắn ở huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, Việt Nam” đã xác
định đƣợc: khả năng hấp thụ CO
2
tối ƣu từ 6,3 – 84 tấn/ha, tăng theo tuổi của
mô hình từ 2 – 10 tuổi. Tỷ lệ carbon tích lũy trong cây bời lời cao nhất ở phần

cƣ và thiết lập quy chế trách nhiệm của cộng đồng và hộ gia đình trong bảo vệ,
bảo tồn khu rừng đặc dụng.
Trong đề tài này chỉ nghiên cứu cụ thể 2 xã vùng đệm của khu bảo tồn
thiên nhiên Thần Sa – Phƣợng Hoàng là xã Cúc Đƣờng và xã Vũ Chấn, huyện
Võ Nhai (trong bản đồ 02 xã Cúc Đƣờng và xã Vũ Chấn đƣợc khoanh vùng
bằng đƣờng viền đỏ, khu vực lấy mẫu đƣợc đánh dấu x màu đen trong bản đồ).

17
Hình 1.1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu

18

Đánh giá chung
Cúc Đƣờng và Vũ Chấn là hai xã miền núi cách trung tâm huyện Võ
Nhai khoảng 30km, với địa hình phức tạp, đất sản xuất phân bố nhỏ lẻ, giao
thông thủy lợi còn nhiều hạn chế, trình độ lao động của ngƣời dân thấp, đời
sống nhân dân còn nhiều khó khăn, thu nhập của các hộ dân cƣ từ các hoạt
động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt còn mang tính tự cung tự cấp,
chịu ảnh hƣởng về thời tiết khí hậu phức tạp, rét và khô hạn kéo dài. Đó là
những khó khăn cơ bản mà hai xã Cúc Đƣờng và Vũ Chấn đang gặp phải
trong tiến trình phát triển đi lên của mình.
Song song với khó khăn hai xã cũng có những lợi thế : đƣợc sự đầu tƣ
đặc biệt của Đảng và Nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng trong sự nghiệp cơ
giới hóa sản xuất; có hệ thống thông tin liên lạc thông suốt thuận tiện cho việc
tiếp cận thông tin về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Nguồn lao động lớn
cũng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của hai xã. Tuy nhiên cần bố
trí cơ cấu kinh tế thu hút đầu tƣ tạo việc làm cho ngƣời lao động nếu không sẽ

carbon nhằm đƣa ra những kết quả phục vụ cho việc chi trả dịch vụ môi
trƣờng và bảo vệ môi trƣờng.
- Hệ thống nghiên cứu về sinh khối và tích lũy carbon trong thực vật
hiện tại khá đầy đủ. Trong đề tài này, vì đối tƣợng nghiên cứu là chè - hiện tại
chƣa có một nghiên cứu nào về sinh khối, carbon về chè nên tôi sử dụng
phƣơng pháp điều tra hiện trạng rừng truyền thống để thực hiện. Phân tích
carbon trong phòng thí nghiệm của chè theo phƣơng pháp Dumas.

20

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu trong đề tài này là cây chè cấp tuổi 1 (từ 1 – 5
tuổi) và cấp tuổi 2 (từ 6 – 10 tuổi) trồng theo mô hình NLKH keo – chè.
*Đặc điểm của 2 loài cây trong mô hình NLKH:
 Cây chè:
Theo hệ thống phân loại thực vật hiện hành cây chè thuộc:
Ngành hạt kín (Angiospermae).
Lớp hai lá mầm (Dicotyledonea).


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status