nghiên cứu đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần thi công cơ giới và lắp máy dầu khí - Pdf 22


LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan toàn bộ Luận văn này là công trình nghiên cứu
của riêng tác giả. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi
rõ nguồn gốc. Kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây.
Hà Nội, tháng 05 năm 2013
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đỗ Ngọc Tú
LỜI CẢM ƠN
Với tất cả sự kính trọng, Tác giải xin trân trọng cảm ơn các thầy cô

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của PVC – ME 18
TCKT Tài chính kế toán
QLTB-VT Quản lý thiết bị vật tư
ĐTTM Đầu tư thương mại
KTKH Kinh tế kế hoạch
NSNN Ngân sách Nhà nước
PVC Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam
PVC-ME Công ty cổ phần Thi công cơ giới và Lắp máy Dầu khí
TSCĐ Tài sản cố định
QTKD Quản trị kinh doanh
KHKT Khoa học kỹ thuật
SXVL Sản xuất v
ật liệu
TNHH - MTV Trách nhiệm hữu hạn một thanh viên
VLĐ, VCĐ Vốn lưu động, vốn cố định
VLXD Vật liệu xây dựng
XDCB Xây dựng cơ bản
SXKD Sản xuất kinh doanh
CBCNV Cán bộ công nhân viên
KS Kỹ sư
CN Cử nhân
TC Trung cấp
ĐH Đại học
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
KPCĐ Kinh phí công đoàn MỤC LỤC
MỞ ĐẦU


LẮP MÁY DẦU KHÍ 15


2.1. Giới thiệu chung về Công ty 15
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Thi công Cơ giới
và Lắp máy Dầu khí (PVC-ME) 15

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty cổ phần Thi công Cơ giới và Lắp
máy Dầu khí 16

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty 17
2.1.4. Công nghệ và máy móc thiết bị của Công ty 22
2.1.5. Tình hình lao động của Công ty 23
2.1.6. Ngành nghề kinh doanh của Công ty 238
2.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian từ năm 2009 đến
năm 2011 29

2.2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm qua 29
2.2.1.1. Tình hình sản xuất kinh doanh qua một số chỉ tiêu 29
2.2.1.2. Tình hình vốn và nguồn vốn của Công ty 31
2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua 33
2.3. Thực trạng quản lý chi phí sản xuất và lợi nhuận của Công ty trong thời gian
từ 2009 đến 2011 34

2.3.1. Thực trạng về quản lý chi phí sản xuất và lợi nhuận của công ty 34
2.3.1.1. Thực trạng về công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của công ty 34
2.3.1.2. Thực trạng về chi phí sản xuất và lợi nhuận của công ty 36
2.3.2. Những ưu điểm trong công tác quản lý chi phí sản xuất 47
2.3.3. Những tồn tại trong công tác quản lý chi phí sản xuất 48
2.3.4. Phân tích những nguyên nhân tồn tại trong quản lý chi phí sản xuất 49

có giao khoán một số thành phần chi phí 66

3.2.1.2. Tổ chức thi công xây lắp và quản lý chi phí theo hình thức khoán gọn
71

3.2.2. Thành lập các bộ phận quản lý chi phí 73
3.2.2.1. Bộ phận quản lý chi phí 73
3.2.2.2. Biện pháp quản lý khoản mục chi phí 74

3.2.3. Hoàn thiện công tác xác định kế hoạch giá thành và kiểm tra kế hoạch
giá thành 79

3.2.4. Hoàn thiện bộ máy quản lý và tăng cường công tác quản lý 80
3.2.4.2. Tăng cường công tác quản lý 82
3.3. Các giải pháp hỗ trợ tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất kinh
doanh của công ty 84

3.3.1. Đẩy nhanh áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất 84
3.3.2. Các biện pháp tạo động lực và khuyến khích người lao động 85
3.3.2.2. Tạo động lực về vật chất 85
Kết luận chương 3 86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PHỤ LỤC 

ản lý hiệu quả chi phí sản xuất có ý nghĩa hết sức quan trọng được Hội
đồng quản trị đề ra và được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Xuất phát từ thực tế đó đề tài "Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp tăng
cường công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Thi
công Cơ giới và Lắp máy Dầu khí" được chọn làm đề tài nghiên c
ứu nhằm

đánh giá những mặt đã đạt được, những yếu tố tích cực cũng như những tồn tại,
hạn chế trong sản xuất kinh doanh của Công ty, từ đó đưa ra giải pháp nhằm
tăng cường quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất
kinh doanh tại Công ty cổ phần Thi công Cơ
giới và Lắp máy Dầu khí nói
riêng và các doanh nghiệp xây lắp nói chung.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở về tổng quan về chi phí sản xuất kinh doanh, hệ thống các
văn bản, chế độ, chính sách hiện hành về quản lý chi phí sản xuất kinh doanh
của Nhà nước và thực trạng công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại
Công ty Cổ phần Thi công Cơ giới và Lắp máy Dầu khí trong những năm
qua. Đề tài áp dụng các phương pháp như
Phương pháp thống kê; Phương
pháp điều tra thu thập số liệu; Phương pháp phân tích đánh giá và tổng kết
kinh nghiệm, Phương pháp hệ thống hóa và một số phương pháp khác để giải
quyết các vấn đề liên quan đến quá trình nghiên cứu.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề về chi phí sản xuất
kinh doanh của Công ty Cổ phần Thi công Cơ giới và Lắp máy Dầu khí.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng về công

luận văn bao gồm 3 ch
ương
Chương 1: Tổng quan về chi phí sản xuất kinh doanh và quản lý chi phí
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng về công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh
tại Công ty Cổ phần Thi công Cơ giới và Lắp máy Dầu khí
Chương 3. Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chi
phí sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần thi công Cơ giới và Lắp máy
Dầu khí
1 CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ
CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Chi phí sản xuất kinh doanh
1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh
Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra trên mọi lĩnh vực
sản xuất hay thương mại đều là quá trình biến các yếu tố đầu vào thành các
yếu tố đầu ra nhằm cung cấp sản phẩm hàng hoá dịch vụ thoả mãn nhu cầu
của khách hàng và thu
được lợi nhuận. Doanh nghiệp sản xuất là nơi trực tiếp
tiến hành các hoạt động sản xuất để tạo ra của cải vật chất nhằm đáp ứng nhu
cầu của xã hội. Bất kỳ hoạt động sản xuất nào cũng cần phải có ba yếu tố cơ
bản và trong quá trình sản xuất ba yếu tố này sẽ dần bị tiêu hao đi đó là: đối
tượng lao động (nguyên nhiên vật liệu ), tư liệu lao động (máy móc thiết bị,
nhà xưởng ) và sức lao động (con người).
Sự kết hợp và tiêu hao của ba yếu tố cơ bản trên chính là bản chất của
quá trình sản xuất và cũng chính là các chi phí sản xuất cần bỏ ra. Có thể nói
chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tất

doanh nghiệp, các khoản thuế gián thu mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện
các hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định.
Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về
lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra trong một kỳ kinh
doanh nhất định. Chi phí về lao động sống là những chi phí về tiền lương,
thưởng, phụ cấp và các khoản trích theo lương của người lao động. Chi phí lao
động vật hóa là những chi phí về sử dụng các yếu tố tư liệu lao động, đối tượng
lao động dưới các hình thái vật chất, phi vật chất, tài chính và phi tài chính. Chi
phí sản xuất phát sinh thường xuyên trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của
doanh nghiệp, nhưng việc tập hợp và tính chi phí phải phù hợp với từng thời kỳ:
hàng tháng, hàng quý, hàng năm ph
ải phù hợp với kỳ báo cáo.
1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh
Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp gồm nhiều loại chi phí sản
xuất khác nhau phát sinh thường xuyên trong quá trình sản xuất, có nội dung,
3 công dụng và đặc tính khác nhau nên yêu cầu quản lý đối với từng loại cũng
khác nhau. Vì vậy, để quản lý tốt chi phí thì cần phải phân loại chi phí sản
xuất. Có thể căn cứ vào nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại chi phí sản
xuất kinh doanh. Có nhiều cách phân chia chi phí sản xuất, song mỗi cách
phân chia chi phí sản xuất phải đảm bảo được các yêu cầu sau:
- Tạo điều kiện sử dụng thông tin kinh tế nhanh nhất cho công tác quả
n
lý chi phí sản xuất phát sinh, phục vụ tốt cho công việc kiểm tra, giám sát chi
phí sản xuất của doanh nghiệp
- Đáp ứng đầy đủ những thông tin cần thiết cho việc tính toán hiệu quả
các phương án sản xuất nhưng lại cho phép tiết kiệm chi phí hạch toán và
thuận lợi sử dụng thông tin hạch toán.

kiểm tra tình hình thực hiện dự toán chi phí, lập kế hoạch cung ứng vật tư,
tính nhu cầu vốn và thuyết minh báo cáo tài chính của Doanh nghiệp.
1.1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích công dụng của chi phí
(khoản mục của chi phí)
Theo cách phân loại này những khoản chi phí có cùng công dụng kinh
tế, cùng mục đích sử dụng được xếp thành một khoản mục, không phân biệt
tính chất kinh tế của nó như th
ế nào. Theo cách này chi phí sản xuất được chia
thành các khoản mục sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là toàn bộ các chi phí nguyên vật
liệu chính,vật liệu phụ, vật liệu khác được sử dụng trực tiếp để sản xuất sản
phẩm.
- Chi phí nhân công trực tiếp: là các chi phí phải trả cho công nhân trực
tiếp sản xuất sản phẩm như tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản bảo
hiểm xã h
ội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn trích theo tiền lương của công
nhân trực tiếp.
- Chi phí sử dụng máy thi công: bao gồm chi phí cho các máy thi công
nhằm thực hiện khối lượng xây lắp bằng máy. Máy móc thi công là loại máy
trực tiếp phục vụ xây lắp công trình. Đó là những máy móc chuyển động bằng
động cơ hơi nước, diezen, xăng, điện,
Chi phí sử dụng máy thi công gồm chi phí thường xuyên và chi phí tạm
thời:
5 + Chi phí thường xuyên cho hoạt động của máy thi công gồm: lương
chính, phụ của công nhân điều khiển, phục vụ máy thi công. Chi phí nguyên
liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua
ngoài (sửa chữa nhỏ, điện, nước, bảo hiểm xe, máy ) và các chi phí khác bằng

cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
1.1.2.3. Theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm sản xuất ra
- Chi phí bất biến (định phí): là loại chi phí luôn luôn giữ một mức
không đổi trong suốt thời đoạn (tháng, quí, năm) không phụ thuộc vào khối
lượng sản phẩm làm ra trong thời đoạn đó. Chi phí bất biế
n bao gồm các loại
chi phí như khấu hao cơ bản, quản trị hành chính, tiền trả lãi vốn vay dài hạn,
thuế vốn sản xuất, tiến thuê đất Tính bất biến của chi phí ở đây cũng chỉ
tương đối, vì trong thực tế, khi khối lượng sản phẩm bị tăng lên trong năm
quá lớn, thì mức chi phí bất biến cũng phải tăng lên tương ứng.
- Chi phí khả biến (biế
n phí): là những chi phí thay đổi, tỷ lệ với khối
lượng sản phẩm làm ra trong thời đoạn đang xét. Chi phí khả biến bao gồm
các loại chi phí về vật liệu, nhân công hưởng chế độ lương khoán, chi phí
năng lượng… Lượng tăng lên của tổng chi phí của doanh nghiệp của một thời
đoạn nào đó bằng chính lượng tăng lên của tổng chi phí khả biến của thời
đoạ
n đó.
- Chi phí bất biến và khả biến hỗn hợp: Là loại chi phí có một phần là
chi phí bất biến và một phần là chi phí khả biến như chi phí tiền điện thoại,
điện
- Chi phí tới hạn: là lượng chi phí gia tăng để sản xuất thêm một đơn vị
sản phẩm và được biểu diễn theo công thức
C
TH
= dC/dS
C
TH
: Chi phí tới hạn
C : Tổng chi phí

hiện vật và về giá cả cần được xét đến. Các yếu tố ngẫu nhiên chung về giá cả
nên được loại trừ khỏi chi phí kinh tế của dự án, bởi vì các chỉ tiêu kinh tế
được đo bằng những đơn vị giá cố định. Các đạ
i lượng ngẫu nhiên hiện vật
đại diện cho giá trị tiền tệ của các nguồn bổ sung thực tế được đòi hỏi bên
ngoài phạm vi chi phí cơ bản nhằm mục đích hoàn thành dự án, và nên được
đối xử như một bộ phận của chi phí kinh tế của một dự án.
8 1.1.3. Quản lý chi phí sản xuất kinh doanh
Khi bắt tay vào xây dựng các chiến lược sản xuất kinh doanh có một
điều vô cùng quan trọng mà không một công ty nào được phép bỏ qua là phải
tính đến việc các chi phí sẽ được quản lý và sử dụng như thế nào, xem các
đồng vốn bỏ ra hiệu quả đến đâu, có đem lại lợi nhuận và hiệu quả như mong
muốn ban đầu hay không? Có thể nói, tri thức quản lý chi phí là một yếu tố

thiết yếu trong đầu tư và kinh doanh. Nếu không có kiến thức cơ bản về quản
lý chi phí, thì không thể nào nhận biết được tình hình thực tế của những dự án
đầu tư, các kế hoạch kinh doanh cũng như thực trạng hoạt động của công ty.
Rõ ràng quản lý yếu tố chi phí luôn đóng vai trò quan trọng trong bất
cứ kế hoạch mở rộng và tăng trưởng kinh doanh nào. Các công ty muốn tăng
trưởng và đẩy mạnh lợi nhuận cần không ngừng tìm kiếm những phương thức
quản lý và sử dụng hiệu quả nhất các nguồn vốn, chi phí kinh doanh, đồng
thời phải tái đầu tư các khoản tiền đó cho những cơ hội tăng trưởng triển vọng
nhất.
1.2. Quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.1. Sự cần thiết của quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp
Về mặt lý thuyết, chi phí kinh doanh là tổng số tiền tương đương với

kiệ
n cho công ty có mức độ tăng trưởng cao và bền vững.
Kiểm soát việc sử dụng cả các tài sản trong công ty, tránh tình trạng sử
dụng lãng phí, sai mục đích.
Bộ phận quản lý chi phí trong các công ty sẽ dựa vào các thống kê kế
toán, báo cáo doanh thu, báo cáo nhân sự và tiền lương, do các bộ phận kế
toán, quản trị và thống kê cung cấp, đồng thời kết hợp với những yếu tố khách
quan để tiến hành phân loại, tổng, hợp, phân tích và
đánh giá các khoản chi
phí của công ty, so sánh kết quả phân loại của kỳ này với kỳ trước của công ty
mình với các công ty cùng ngành, lĩnh vực sản xuất, so sánh với các chuẩn
mực của ngành. Bằng các chỉ tiêu và sự nhạy bén mà bộ phận quản lý chi phí
có thể chỉ ra những mặt mạnh cũng như những thiếu sót của công ty trong kỳ.
10 Ngoài ra, bộ phận quản lý chi phí còn giúp giám đốc hoạch định chiến lược
chi tiêu ngắn và dài hạn của công ty dựa trên sự đánh giá tổng quát cũng như
từng khía cạnh cụ thể các yếu tố chi phí có ảnh hưởng quan trọng tới sự tồn
tại của công ty, bao gồm: tham gia vào thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị
trường chứng khoán; xác định chiến lược tài chính cho các chương trình, các
dự
án của công ty là mở rộng hay thu hẹp sản xuất
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp
Chi phí sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp để đánh giá
tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất trong quá trình
kinh doanh, cũng như chính bản thân doanh nghiệp hoạt động trên thị trường.
chi phí sản xuất kinh doanh chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau,
trong đó có những nhân tố mang tính chất khách quan và có những nhân tố

sự ảnh hưởng của nhân tố giá cả đến chi phí sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp xây lắp. Biểu hiện, đó là khi giá cả của nhiên, nguyên liệu, vật liệu,
dụng cụ, đồ dùng…hoặc giá cả của các lao v
ụ, dịch vụ thay đổi sẽ làm thay
đổi chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu giá cả của nguyên
liệu, vật liệu, dụng cụ tăng lên thì chi phí sản xuất kinh doanh sẽ tăng lên và
ngược lại. Vì vậy, lựa chọn việc thay thế các loại nguyên, vật liệu với giá cả
hợp lý nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất ra của doanh nghiệp

ng là yếu tố quan trọng để giảm chi phí. Cạnh tranh là một quy luật khách
quan của nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh một mặt thúc đẩy doanh nghiệp
hạ thấp hao phí lao động cá biệt để tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp. Mặt khác nó lại có tác động làm tăng chi phí sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Trong thị trường xây dựng, cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp xây lắp diễn ra cũ
ng không kém phần gay gắt và khốc liệt như
trong thị trường hàng hoá tiêu dùng thông thường. Biểu hiện rõ nét nhất của
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xây lắp trên thị trường xây dựng đó là hoạt
động tranh thầu. Như đã biết, đối với các doanh nghiệp xây lắp điều kiện tiên
quyết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện là
doanh nghiệp phải ký được các hợp đồng xây d
ựng, tức là bằng mọi giá
12 doanh nghiệp phải thắng thầu. Vì thế doanh nghiệp phải bỏ ra những khoản
chi phí để có được những hợp đồng xây dựng đó như: Chi phí trả cho dịch vụ
môi giới, tư vấn xây dựng, chi phí quảng cáo… Chính vì thế nó có tác động
làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài các nhân tố khách quan trên: Nhân tố tiến bộ của khoa học, kỹ

1.3.2.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp
Nhìn chung cơ sở vật chất kĩ thuật càng tiến bộ, hiện đại là điều kiện
nâng cao năng suất lao động, mở rộng quy mô kinh doanh cho doanh nghiệp.
Mặt khác, cơ sở vật chất kĩ thuật cũng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng s
ản
phẩm, danh tiếng và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc lựa
chọn cơ sở vật chất kĩ thuật, lựa chọn công nghệ phải trên nguyên tắc: tối ưu
chứ không phải tối đa. Nghĩa là, nên lựa chọn công nghệ hợp lí chứ không
phải là công nghệ hiện đại nhất. Bởi vì trang bị công nghệ kĩ thuật hiện đại sẽ
kéo theo sự gia tăng chi phí c
ố định. Nếu trang bị không hợp lí không những
chi phí trên một đơn vị sản phẩm không giảm mà thậm chí tăng lên, doanh
nghiệp sẽ rơi vào tình trạng bất lợi.
1.3.2.2. Chất lượng đội ngũ quản trị doanh nghiệp và chất lượng của đội ngũ
lao động trong doanh nghiệp
Yếu tố này rất quan trọng và nhiều khi là yếu tố quyết định. Những nhà
quản trị doanh nghiệp có trình độ
quản lí kinh doanh giỏi sẽ biết tổ chức kinh
doanh tốt, tổ chức lao động khoa học, phản ứng nhanh nhẹn với thị trường,
quản lí tốt vật tư, tiền vốn. Nhờ vậy mà tiết kiệm và sử dụng hiệu quả cao
nhất các khoản chi phí… đó là những điều kiện quan trọng giảm chi phí cho
doanh nghiệp.
Chất lượng đội ngũ lao động có ảnh hưở
ng trực tiếp tới kết quả cũng như
hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trình độ chuyên môn người lao động càng cao,
ý thức kỉ luật, phẩm chất đạo đức càng tốt là những điều kiện quan trọng ảnh
hưởng tới giảm chi phí lao động sống và nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh
doanh. Đó là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chi phí doanh nghiệp.
Việc xem xét, phân tích các nhân tố ả
nh hưởng tới chi phí sản xuất kinh


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status