Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng sinh học rừng phục hồi tại Vườn Quốc gia Ba Vì – Hà Nội - Pdf 22

LỜI NÓI ĐẦU
Để hoàn thành chương trình đào tạo Đại học khóa học 2008 – 2012 tại
trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam, và làm quen với công tác nghiên cứu
khoa học, được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa Lâm học và giảng viên
hướng dẫn.
Tôi tiến hành nghiên cứu khóa luận :
“Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng sinh học rừng
phục hồi tại Vườn Quốc gia Ba Vì – Hà Nội ”
Sau một thời gian từ hình thành ý tưởng nghiên cứu, lập đề cương, triển
khai đề tài, xử lý nội nghiệp và viết báo cáo đến nay khóa luận đã hoàn thành.
Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo, tiến
sỹ Nguyễn Trọng Bình người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, hướng dẫn, động
viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin được gửi tới các thầy cô giáo trong khoa Lâm học, cùng
các quý thầy cô trong trường Đại học Lâm nghiệp, những người đã bồi dưỡng
kiến thức, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu lời cảm ơn
chân thành nhất.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới tập thể lãnh đạo,
cán bộ công nhân viên Vườn Quốc gia Ba Vì, Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất
cho tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu làm khóa luận tốt nghiệp.
Xin được gửi tới các bạn bè đồng khóa đã khuyến khích, giúp đỡ, chia
sẻ với tôi trong suốt quá trình học tập và làm khóa luận.
Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình đã tạo
điều kiện về thời gian, vật chất và động viên tinh thần để tôi có thể hoàn thành
khóa học và thực hiện khóa luận này.
Trong quá trình hoàn thành khóa luận, mặc dù bản thân đã có nhiều cố
gắng nhưng do trình độ của bản thân còn hạn chế nên luận văn không thể
tránh khỏi có những khiếm khuyết nhất định. Tôi rất mong nhận được sự chỉ
bảo của các thầy cô giáo, ý kiến phê bình, đóng góp của các bạn bè đồng khóa
để bản luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

dạng, tính ổn định và hoàn thiện về chức năng mà trong đó cây rừng luôn giữ vị trí chủ
đạo. Sự thay đổi về tổ thành tầng cây cao sẽ kéo theo sự thay đổi của các thành phần khác
trong hệ sinh thái rừng 13
Từ khi hình thành thì giữa cây rừng và các yếu tố hoàn cảnh đã nảy sinh các mối quan hệ
phức tạp. Ban đầu là sự thích nghi của cây rừng với các điều kiện khí hậu, đất đai. Ở giai
đoạn này rừng thường có cấu trúc đơn giản và chưa có sự cạnh tranh giữa các cây rừng với
nhau. Mối quan hệ giữa các cây rừng trong giai đoạn này chủ yếu là mối quan hệ tương
hỗ, tạo điều kiện sống tốt hơn cho các loài cây trong hệ sinh thái rừng. Theo thời gian cây
rừng lớn lên, rừng bước vào giai đoạn khép tán, giữa các cây rừng xảy ra sự cạnh tranh về
không gian sống như cạnh tranh về ánh sáng, dinh dưỡng, nước… làm xuất hiện hiện
tượng phân hóa. Những cây thích nghi hơn với điều kiện tự nhiên sẽ sinh trưởng vượt trội
chiếm tầng ưu thế, chèn ép các cây khác, ngược lại có những cây do sức đề kháng yếu, khả
năng thích nghi kém hơn sẽ bị chèn ép ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và xảy ra
hiện tượng phân hóa giữa các cây rừng. Điều này dẫn đến sự biến đổi về thành phần và số
lượng loài. Quá trình này diễn ra trong một thời gian nhất định cho đến khi rừng đạt được
sự ổn định hay còn gọi trạng thái rừng già (rừng cực đỉnh) 13
Theo tiến trình của chọn lọc tự nhiên thì các thành phần cấu trúc rừng luôn biến đổi không
ngừng và các quá trình này được lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi rừng đạt được cấu
trúc bền vững với tính đa dạng và độ ổn định cao nhất. Với rừng thứ sinh nghèo kiệt, rừng
phục hồi sau nương rẫy thì quá trình này thường bắt đầu là những loài cây tiên phong ưa
sáng, mọc nhanh, tuổi thọ ngắn, giá trị thấp được thay thế dần bằng các loài cây gỗ lớn lâu
năm. Hệ sinh thái có kết cấu rừng đơn giản, kém ổn định được thay thế bằng hệ sinh thái
rừng có kết cấu phức tạp, ổn định hơn. Việc nghiên cứu cấu trúc rừng sẽ đánh giá được
hiện trạng rừng, giúp các nhà lâm học dự đoán được xu hướng diễn thế của rừng trên cơ
sở đó đề xuất các giải pháp tác động vào rừng nhằm sớm đạt được một hệ sinh thái rừng
mong muốn mà đối với một Vườn Quốc gia thì chính là trạng thái rừng tự nhiên hoặc gần
với tự nhiên nhất 14
2.4.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể 15
2.4.2.1 Phương pháp kế thừa 15
2.4.2.2 Phương pháp thu thập số liệu ngoài hiện trường 15

đang suy thoái bởi các hoạt động của con người. Vì vậy, công tác quản lý và
bảo tồn đa dạng sinh học đang là vấn đề nóng trên toàn cầu. Các khu bảo tồn
vườn quốc gia đóng vai trò chủ chốt trong bảo tồn đa dạng sinh học và đáp
ứng các mục tiêu đa dạng của cộng đồng. Công ước đa dạng sinh học năm
1992 cũng đã xác định khu bảo tồn thiên nhiên là công cụ hữu hiệu có vai trò
quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học tại chỗ.
Khu bảo tồn thiên nhiên Vườn quốc gia Ba Vì (VQG) nằm trong hệ
thống khu bảo tồn của Việt Nam. Được thành lập với mục đích bảo tồn đa
dạng sinh học. Rừng trên núi Ba Vì là nơi cung cấp các sản vật thiên nhiên
quý giá như gỗ, thảo dược, thực phẩm… các loài động vật. Tuy vậy, khi thành
lập, khu bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên đã bị cấm khai thác, nhưng
nhân dân địa phương và những người từ nơi khác về vẫn tiếp tục khai thác bất
hợp pháp. Bên cạnh đó các yếu tố tác động của môi trường, con người làm
ảnh hưởng đến các loài động thực vật. Theo báo cáo của Viện Sinh thái tài
nguyên sinh vật - Viện KHCN Việt Nam, một trong những nguyên nhân làm
suy giảm đa dạng sinh học ở đây là do “Nơi sống của các loài, hệ thực vật
ngày càng bị thu hẹp bởi nhiều khu vực xung quanh VQG Ba Vì bị con người
khai thác làm du lịch và mở nhiều tuyến du lịch trên núi Ba Vì; khu vực sinh
sống của các loài, thảm thực vật bị tác động do hoạt động của con người trong
VQG Ba Vì”.
Nằm trên địa bàn của 2 đơn vị hành chính là Hà Nội mở rộng (huyện Ba
Vì, tỉnh Hà Tây cũ) và tỉnh Hoà Bình. Vườn Quốc gia Ba Vì có vị trí lý tưởng
là gần Trung tâm Thủ đô, có hệ thống giao thông khá tốt, thuận lợi cho việc
giao lưu, kết nối với các điểm du lịch, các thành phố, khu đô thị lớn trong khu
vực đồng bằng Bắc Bộ. Chính do các hoạt động của dân cư trong vùng, các
1
hoạt động du lịch và ảnh hưởng của việc khai thác rừng và đốt rừng làm
nương rẫy trước đây nên các kiểu thảm thực vật trong VQG Ba Vì nhất là các
thảm thực vật trong phân khu phục hồi sinh thái của VQG đã và đang có sự
biến đổi theo các loạt diễn thế nhân tác – phục hồi với các chiều hướng khác

tồn đa dạng sinh học, làm nền tảng cho công tác bảo tồn và nền tảng trong
tương lai (dẫn theo Nguyễn Nghĩa Thìn) [6].
Theo WWF (1989), đã định nghĩa về ĐDSH: “Đa dạng sinh học là sự
phồn thịnh của sự sống trên Trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và
vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những hệ sinh thái vô
cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường”. Quan điểm này giúp chúng ta
có cái nhìn toàn diện và có các cách tiếp cận rõ ràng hơn về ĐDSH.
Việc nghiên cứu các hệ thực vật và thảm thực vật trên thế giới với
nhiều bộ thực vật chí của các nước đã hoàn thành, những công trình nghiên
cứu có giá trị xuất hiện vào đầu thế kỷ XIX – XX như: Thực vật chí Hồng
3
Kông (1986), Thực vật chí Australia (1966), Thực vật chí Ấn Độ (7 tập, 1872
– 1879), Thực vật chí Miến Điện (1877), Thực vật chí Malayxia (1892 –
1925)… Đây là những đóng góp quan trọng để đánh giá tính đa dạng sinh học
của hệ thực vật trên thế giới [9], [10].
TheoTolmachop.L: “Chỉ cần điều tra trên một diện tích đủ lớn để có thể
bao trùm được sự phong phú của sự sống nhưng không có sự phân hóa về mặt
địa lý”. Ông gọi đó là hệ thực vật cụ thể. Ông đưa ra nhận định số loài của
một hệ thực vật cụ thể vùng nhiệt đới ẩm thường là: 1500 – 2000 loài [9].
Bên cạnh đó có nhiều công trình khoa học khác nhau ra đời và hàng
ngàn cuộc hội thảo được tổ chức nhằm thảo luận về quan điểm, về phương
pháp luận và thông báo các kết quả đã đạt được ở khắp nơi trên toàn Thế giới.
Nhiều tổ chức quốc tế và khu vực được nhóm tạo thành mạng lưới phục vụ
cho việc đánh giá bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học [5], [6].
1.1.2 Về nghiên cứu cấu trúc rừng
1.1.2.1 Mô tả hình thái cấu trúc rừng
Về cấu trúc rừng là sự biểu hiện bên ngoài những mối quan hệ bên
trong giữa thực vật rừng với nhau, giữa chúng với môi trường sống. Đặc biệt
là đối với rừng mưa nhiệt đới với sự đa dạng và phong phú của nó đã cuốn hút
nhiều nhà khoa học với kiến thức sâu rộng như:

dạng đường cong giảm liên tục và được gọi là phương trình Meyer hay hàm
Meyer: N
i
= ke
-di
( 1.1)
Trong đó N
i
, d
i
là trị số giữa số cây của cỡ đường kính thứ i; k là tham số.
Podan và Patatscase (1964), Bill và kem K.A. (1964) đã biểu thị phân
số N/D bằng phương trình logarit.
Balley (1973) sử dụng hàm Weibull để mô hình hóa cấu trúc đường
kính loài Thông theo mô hình của Schumacher và Coile. Loestchau (1973)
dùng hàm Bêta để nắn các phân bố thực nghiệm. Ngoài ra một số tác giả còn
dùng các hàm Hyperbol, Poisson… để mô phỏng quy luật phân bố số cây theo
đường kính ngang ngực.
- Về phân bố số cây theo chiều cao (N/H
vn
)
Phương pháp này đã được nhiều nhà nghiên cứu rừng nhiệt đới áp dụng
mà điển hình là các công trình của các tác giả P.W Richards (1952), Rollet
(1979). Đây là quy luật kết cấu lâm phần theo chiều thẳng đứng, phản ánh sự
phân tầng của các cây trong lâm phần theo chiều cao.
- Nghiên cứu quy luật tương quan giữa chiều cao với đường kính thân cây.
5
Chiều cao vút ngọn và đường kính ngang ngực của các cây trong lâm
phần luôn tồn tại mối quan hệ chặt. Với mỗi loài cây thì mối quan hệ này phụ
thuộc vào tuổi cây và cấp đất. Các tác giả đã sử dụng các hàm toán học khác

1.3
( 1.2)
Tóm lại: Các công trình nghiên cứu về cấu trúc rừng trên thế giới là rất
phong phú và đa dạng. Có nhiều công trình nghiên cứu công phu đóng góp
không chỉ cơ sở lý luận mà còn đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh rừng.
1.2 Ở Việt Nam
1.2.1 Nghiên cứu tính đa dạng của QXTV:
Dẫn theo Nguyễn Nghĩa Thìn(2004) [5]: Vấn đề nghiên cứu đa dạng
sinh học ở Việt Nam cũng như trên thế giới được bắt đầu từ những công trình
6
phân loại về động vật, thực vật, nấm đã được bắt đầu từ rất sớm, còn những
vấn đề nghiên cứu đa dạng phục vụ cho công tác bảo tồn mới chỉ bắt đầu từ
những năm 80 đến nay.
Ngoài những tác phẩm cổ điển của Loureiro (1970) của Prerri (1879 –
1907) là nền tảng cho việc đánh giá đa dạng thực vật Việt Nam. Bộ Thực vật
chí đại cương Đông Dương do Lecomte chủ biên (1907 – 1952) trong công
trình này các tác giả người Pháp đã thu mẫu và định tên, lập khóa mô tả các
loài thực vật có mạch trên toàn bộ lãnh thổ Đông Dương.
Trên cơ sở Bộ Thực vật chí Đông Dương, Thái Văn Trừng (1987) đã
thống kê Việt Nam có 7004 loài, 1850 chi và 289 họ. Ngành hạt kín có 6366
loài (90,9%), 1727 chi (93,4%), và 239 họ (82,7%) trong hệ thực vật Việt
Nam. Công trình này về sau được Humbert chủ biên (1938 – 1950) bổ sung,
chỉnh lý để hoàn thiện việc đánh giá thành phần loài cho toàn vùng và gần
đây nổi bật là bộ thực vật Campuchia – Lào – Việt Nam do Aubreville khởi
xướng và chủ biên.
Để phục vụ cho công tác khai thác tài nguyên Viện Điều tra quy hoạch
rừng đã công bố 07 tập cây gỗ rừng Việt Nam (1971 – 1989) giới thiệu khá
chi tiết các loài cây gỗ rừng cùng với hình vẽ.
Về đánh giá phân loại cho các Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn làm cơ
sở cho việc hoạch định các chính sách bảo tồn, được mở đầu các công trình

Nguyễn Hải Tuất (1996) sử dụng phân bố khoảng cách mô tả phân bố
thực nghiệm dạng hình “j” với điểm cực đại nằm ở giữa cỡ đường kính thứ
hai. Ông cũng sử dụng hàm phân bố giảm, phân bố khoảng cách để biểu diễn
cấu trúc rừng thứ sinh và sử dụng hàm Poisson vào nghiên cứu cấu trúc quần
thể.Lê Sáu (1996) khi nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên đã khẳng định sự
phù hợp hơn hẳn của phân bố Weibull trong việc mô tả quy luật phân bố N/D
cho tất cả mọi trạng thái rừng tự nhiên, cho dù phân bố thực nghiệm đó ở
dạng nào đi nữa.
Vũ Tiến Hinh (1985, 1986, 1990) đã thử nghiệm một số phân bố lý
thuyết để nắn phân bố N-D
1.3
rừng trồng một số loài cây và kết luận phân bố
Weibull là phân bố thích hợp nhất.
- Phân bố số cây theo cỡ chiều cao (N/H
vn
)
Đối với rừng tự nhiên lá rộng nước ta, Đồng Sỹ Hiền (1974) phân bố
N/H
vn
trong từng loài lâm phần thường có nhiều đỉnh, phản ánh mức độ phức
tạp của rừng chặt chọn. Phạm vi biến động về chiều cao từ (0,3 -2,5) H trong
8
từng loài có thể hẹp hơn. Hệ số biến động chiều cao với lâm phần tự nhiên 24
- 40%, trong phạm vi loài ưu thế 12 – 34%. Một số tác giả như Bảo Huy
(1993), Đào Công Khanh (1996) đã nghiên cứu phân bố N-H
vn
để tìm ra tầng
tích tụ tán cây và thấy rằng phân bố N-H
vn
là phân bố một đỉnh, nhiều đỉnh

vực vùng lõi, nơi được bảo tồn nghiêm ngặt chứ chưa chú ý nhiều đến phân
khu phục hồi sinh thái với một diện tích khá lớn, đang diễn ra các quá trình
phục hồi, diễn thế và từng bước hỗ trợ chức năng cho khu vực trung tâm của
9
Vườn. Đề tài nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện cho nhiệm vụ nghiên cứu
của Vườn, làm cơ sở cho đánh giá xu hướng diễn thế và đề xuất giải pháp
phục hồi rừng trên những địa bàn này của Vườn Quốc gia Ba Vì.
10
CHƯƠNG 2
MỤC TIÊU GIỚI HẠN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Bổ sung cơ sở khoa học về tính đa dạng sinh học thành phần thực vật,
các quy luật cấu trúc trên cơ sở định lượng phục vụ cho việc phục hồi phát
triển rừng bền vững.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá tính đa dạng về cấu trúc tổ thành tầng cây cao và cây tái sinh.
- Đánh giá được tình hình sinh trưởng và một số đặc điểm cấu trúc tầng
cây cao tại VQG Ba Vì.
- Xác định được một số yếu tố cấu trúc của lớp cây tái sinh cũng như
tình hình sinh trưởng của lớp cây bụi thảm tươi.
2.2 Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu.
2.2.1 Về đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là trạng thái rừng phục hồi phân
bố trong Vườn Quốc gia Ba Vì – Hà Nội.
2.2.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên 2 ô tiêu chuẩn định vị đã được thiết lập
ở trạng thái rừng phục hồi trong hai khu vực khác nhau trong phân khu phục
hồi sinh thái là khu vực Khánh Thượng và Suối Ổi tại VQG Ba Vì, huyện Ba
Vì, Hà Nội.

sinh thái rừng.
Từ khi hình thành thì giữa cây rừng và các yếu tố hoàn cảnh đã nảy
sinh các mối quan hệ phức tạp. Ban đầu là sự thích nghi của cây rừng với các
điều kiện khí hậu, đất đai. Ở giai đoạn này rừng thường có cấu trúc đơn giản
và chưa có sự cạnh tranh giữa các cây rừng với nhau. Mối quan hệ giữa các
cây rừng trong giai đoạn này chủ yếu là mối quan hệ tương hỗ, tạo điều kiện
sống tốt hơn cho các loài cây trong hệ sinh thái rừng. Theo thời gian cây rừng
lớn lên, rừng bước vào giai đoạn khép tán, giữa các cây rừng xảy ra sự cạnh
tranh về không gian sống như cạnh tranh về ánh sáng, dinh dưỡng, nước…
làm xuất hiện hiện tượng phân hóa. Những cây thích nghi hơn với điều kiện
tự nhiên sẽ sinh trưởng vượt trội chiếm tầng ưu thế, chèn ép các cây khác,
ngược lại có những cây do sức đề kháng yếu, khả năng thích nghi kém hơn sẽ
bị chèn ép ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và xảy ra hiện tượng phân
hóa giữa các cây rừng. Điều này dẫn đến sự biến đổi về thành phần và số
lượng loài. Quá trình này diễn ra trong một thời gian nhất định cho đến khi
rừng đạt được sự ổn định hay còn gọi trạng thái rừng già (rừng cực đỉnh).
13
Theo tiến trình của chọn lọc tự nhiên thì các thành phần cấu trúc rừng
luôn biến đổi không ngừng và các quá trình này được lặp đi lặp lại nhiều lần
cho đến khi rừng đạt được cấu trúc bền vững với tính đa dạng và độ ổn định
cao nhất. Với rừng thứ sinh nghèo kiệt, rừng phục hồi sau nương rẫy thì quá
trình này thường bắt đầu là những loài cây tiên phong ưa sáng, mọc nhanh,
tuổi thọ ngắn, giá trị thấp được thay thế dần bằng các loài cây gỗ lớn lâu năm.
Hệ sinh thái có kết cấu rừng đơn giản, kém ổn định được thay thế bằng hệ
sinh thái rừng có kết cấu phức tạp, ổn định hơn. Việc nghiên cứu cấu trúc
rừng sẽ đánh giá được hiện trạng rừng, giúp các nhà lâm học dự đoán
được xu hướng diễn thế của rừng trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tác
động vào rừng nhằm sớm đạt được một hệ sinh thái rừng mong muốn mà
đối với một Vườn Quốc gia thì chính là trạng thái rừng tự nhiên hoặc gần
với tự nhiên nhất.

2.4.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.4.2.1 Phương pháp kế thừa
Kế thừa các tài liệu về thảm thực vật, thổ nhưỡng, khí hậu, lịch sử sử
dụng đất, sử dụng rừng tại khu vực nghiên cứu.
Kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan
đến thảm thực vật rừng, có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài đã
được công bố.
2.4.2.2 Phương pháp thu thập số liệu ngoài hiện trường
- Việc điều tra cấu trúc tầng cây cao được tiến hành trên các OTC.
Diện tích ô tiêu chuẩn là 10.000m
2
(1ha). Các OTC được mô tả về vị trí, địa
điểm, độ cao tuyệt đối, hướng phơi, độ dốc… và dùng cọc mốc đóng ở 4 góc,
phát dọn ranh giới, xác định tọa độ, đánh dấu trên bản đồ để định vị. Nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra thì các OTC được chia thành 16 OTC
thứ cấp, mỗi OTC thứ cấp có kích thước 25x 25m (625 m
2
). Tiến hành điều
tra chi tiết tầng cây cao trên tất cả các OTC thứ cấp rồi sau đó gộp số liệu lại
để tính toán theo các chỉ tiêu: Tên loài cây, sinh trưởng đường kính ngang
ngực, chiều cao vút ngọn, chiều cao dưới cành, đường kính tán, đánh giá chất
lượng theo các cấp: tốt, trung bình, xấu của tất cả các cây thuộc tầng cây cao
trong OTC. Kết quả điều tra được ghi vào mẫu biểu điều tra tầng cây cao tại
bảng 2.1.
Bảng 2.1: Mẫu biểu điều tra tầng cây cao
STT ÔTC: …………… Lô: ……………….… Khoảnh: …………….
Ngày điều tra: ……… Người điều tra:………
15
Độ dốc: ……………… Hướng dốc: ………… Vị trí: …………………
STT

Ngày điều tra: ……… Người điều tra:………
Độ dốc: ……………… Hướng dốc: ………… Vị trí:………………….
STT ODB Loài cây Cấp chiều cao Nguồn gốc Sinh trưởng
16
- Điều tra cây bụi thảm tươi:
Trên các ô dạng bản, sau khi điều tra tái sinh thì tiến hành điều tra cây
bụi thảm tươi nhằm xác định tên loài cây bụi thảm tươi, chiều cao trung bình,
độ che phủ, tình hình sinh trưởng. Kết quả điều tra cây bụi thảm tươi được ghi
theo mẫu biểu tại Bảng 2.3.
17
Bảng 2.3: Mẫu biểu điều tra cây bụi thảm tươi
STT ÔTC: …………… Lô: ……………….… Khoảnh: …………….
Ngày điều tra: ……… Người điều tra:………
Độ dốc: ……………… Hướng dốc: ………… Vị trí:………………….
STT ODB Loài cây chủ yếu H
TB
(m) Độ che phủ (%) Sinh trưởng
2.4.2.3. Phương pháp xử lý nội nghiệp
- Số liệu điều tra được tính toán xử lý theo phương pháp phân tích
thống kê trong lâm nghiệp bằng việc sử dụng các phần mềm Excel và SPSS.
- Các chỉ tiêu sinh trưởng được tính toán theo phương pháp thống kê
mô tả với mức ý nghĩa là 5%.
- Tổng tiết diện ngang G được tính theo công thức:
π
x
di
G
n
i
4

(2.3)
Trong đó: A là hệ số tổ thành của một loài cây
m là số cá thể mỗi loài trong OTC
n là tổng số cây điều tra trong OTC
- Tổ thành cây tái sinh được tính theo công thức:
10x
n
Ni
Ki=
(2.4)
Trong đó: K
i
là hệ số tổ thành của loài cây i
N
i
là số cá thể của loài i
n là tổng số cây điều tra
- Mật độ cây tái sinh được tính theo công thức:
Sdt
nx
haN
10000
/ =
(2.5)
Trong đó: N/ha là mật độ cây
S
dt
là tổng diện tích các ODB
n là tổng số cây tái sinh điều tra
- Chất lượng cây tái sinh, tỷ lệ cây tái sinh triển vọng được tính bằng


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status