Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng loài thực vật thân gỗ tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, tỉnh Đăk Nông - Pdf 24

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu độc lập của cá
nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Trọng
Bình.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn
này trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên
Nguyễn Đức Lộc
ii
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập, Luận văn là kết quả của quá trình học tập, nghiên
cứu ở nhà trường, kết hợp với kinh nghiệm trong quá trình công tác thực tiễn,
sự nỗ lực cố gắng của bản thân.
Đạt được kết quả này, tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến quý thầy,
cô giáo Trường Đại học Lâm Nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ cho tôi.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Tiến sỹ Nguyễn Trọng
Bình là người thầy trực tiếp hướng dẫn khoa học và dày công giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân luôn bên cạnh động
viên, kích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi
những khiếm khuyết, tôi mong nhận được góp ý chân thành của quý thầy, cô
giáo, đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đồng Nai, ngày 20 tháng 09 năm 2013
Tác giả
Nguyễn Đức Lộc
iii
MỤC LỤC

2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu 17
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 18
2.4.4. Đánh giá tái sinh của rừng 24
2.4.5. Đánh giá tính đa dạng sinh học khu vực nghiên cứu 24
Chương 3 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI KBTTN TÀ ĐÙNG
28
Chương 3 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI KBTTN TÀ ĐÙNG
28
3.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên 28
3.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên 28
3.1.1. Diện tích và vị trí 28
3.1.2. Địa hình, địa thế 28
3.1.3. Địa chất, đất đai 29
3.1.4. Khí hậu – Thuỷ văn 31
Bảng 3.1. Nhiệt độ và lượng mưa bình quân của các tháng trong năm 31
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ Walter - Gaussen 32
3.1.5. Tài nguyên sinh vật rừng 33
Bảng 3.2. Diện tích sử dụng đất khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng 34
Bảng 3.3.Thành phần thực vật Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng (2001) 35
3.2. Khái quát về đặc điểm kinh tế xã hội 35
3.2. Khái quát về đặc điểm kinh tế xã hội 35
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38
4.1. Phân loại được các kiểu rừng và trạng thái khu bảo tồn 38
4.1. Phân loại được các kiểu rừng và trạng thái khu bảo tồn 38
Bảng 4.1. Các kiểu rừng và trạng thái rừng của KBTTN Tà Đùng 38
4.1.1. Đặc trưng rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới (độ cao trung bình
dưới 1000m) 39
v
4.1.2. Đặc điểm rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp (ở độ

Đùng 80
Bảng 4.20. Các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng của Khu BTTN Tà Đùng 85
Bảng 4.21. Cấp nguy hiểm của thực vật quý hiếm trong KBT Tà Đùng 91
vi
Hình 4.9. Lá khôi (Ardisia silvestris) 93
4.3. Đề xuất các giải pháp kỹ thuật quản lý bền vững Khu bảo tồn 94
4.3. Đề xuất các giải pháp kỹ thuật quản lý bền vững Khu bảo tồn 94
4.3.1. Cơ sở của công tác bảo tồn và phục hồi tài nguyên rừng 94
4.3.2. Định hướng đề xuất các giải pháp kỹ thuật bền vững Khu bảo tồn 94
KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ 99
KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ 99
5.1. Kết luận 99
5.1. Kết luận 99
5.1.1. Đặc điểm cấu trúc 99
5.1.2. Đa dạng sinh học 100
5.2. Tồn tại 101
5.2. Tồn tại 101
5.3. Khuyến nghị 101
5.3. Khuyến nghị 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
SĐVN Sách Đỏ Việt Nam
IUCN The International Union for Conservation of Nature
CITES
Convention on International Trade in Endangered Species of Wild
Fauna and Flora
NĐ 32/CP Nghị định 32 Chính Phủ
ĐDSH Đa dạng sinh học
SNN&PTNT Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bảng 4.9. Phân bố mật độ cây tái sinh theo cấp chiều cao 68
Bảng 4.10. Phân bố mật độ cây tái sinh theo cấp chất lượng 69
Bảng 4.11. Mật độ cây tái sinh có triển vọng 71
Bảng 4.12. Thành phần Thực vật rừng Khu BTTN Tà Đùng 73
Bảng 4.13. So sánh về thực vật ở các vùng 74
Bảng 4.14. Kết quả tính toán chỉ số phong phú của loài (tầng cây cao) 75
Bảng 4.15. Kết quả tính toán chỉ số phong phú của loài (tầng cây tái sinh) 76
Bảng 4.16. Kết quả tính toán chỉ số đa dạng sinh học Shannon – Wiener 77
Bảng 4.17. Tổng hợp kết quả tính toán chỉ số Simpson (tầng cây cao) 78
Bảng 4.18. Tổng hợp kết quả tính toán chỉ số Simpson (tầng cây tái sinh) 79
Bảng 4.19. Tổng hợp dạng sống của các loài thực vật rừng tại Khu BTTN Tà
Đùng 80
Bảng 4.20. Các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng của Khu BTTN Tà Đùng 85
Bảng 4.21. Cấp nguy hiểm của thực vật quý hiếm trong KBT Tà Đùng 91
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ Walter - Gaussen 32
Biểu đồ 4.1. Phân bố N - D1.3 hai trạng thái rừng 60
Biểu đồ 4.2. Biểu đồ phân bố N - Hvn bằng hàm khoảng cách ở trạng thái
rừng IIIA1 65
Biểu đồ 4.3. Biểu đồ phân bố N - Hvn bằng hàm Weibull ở trạng thái rừng
IIIA1 và IVA 65
Biểu đồ 4.4. Tỷ lệ % số cây theo cấp chiều cao 70
Biểu đồ 4.5. Tỷ lệ % theo cấp chất lượng 70
Hình 4.9. Lá khôi (Ardisia silvestris) 93
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam được ghi nhận là một trong những nước có đa dạng sinh học
cao của thế giới, với nhiều kiểu hệ sinh thái, các loài sinh vật và nguồn gen
phong phú và đặc hữu.

bảo vệ môi trường và giảm nhẹ thiên tai cho khu vực Nam Tây Nguyên. Tuy
nhiên, trong thời gian gần đây, diện tích rừng ở Tà Đùng cũng đang bị tàn
phá. Đặc biệt, sau khi Thủy điện Đồng Nai 3 chặn dòng, tích nước thì các hộ
đồng bào dân tộc thiểu số sống ở khu vực lòng hồ xã Đắk P’lao đã di cư lên
Tà Đùng đốt phá rừng để định cư và lập làng trái phép. Hệ lụy của việc phá
rừng là rất lớn, làm mất đi giá trị cảnh quan của Khu BTTN.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một
số đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng loài thực vật thân gỗ tại Khu bảo tồn
thiên nhiên Tà Đùng, tỉnh Đăk Nông”. Đề tài thực hiện thành công sẽ là cơ
sở để đề xuất các giải pháp bảo tồn ĐDSH và các giải pháp quản lý rừng bền
vững ở Khu BTTN Tà Đùng, tỉnh Đăk Nông.
3
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng
1.1.1. Trên thế giới
Rừng nhiệt đới ẩm vẫn là một trong những nơi mà tính đa dạng sinh học
cao nhất, chính nhờ sự đa dạng và phong phú đó mà cuốn hút nhiều nhà khoa học.
1.1.1.1. Cấu trúc tổ thành
Theo Richard P.W (1952) [23], trong rừng mưa nhiệt đới, trên mỗi
hecta luôn có hơn 40 loài cây gỗ, có trường hợp còn trên 100 loài. Nhiều loài
cây gỗ lớn sinh trưởng hỗn giao với nhau theo tỷ lệ khá đồng đều, nhưng cũng
có khi có một hoặc hai loài chiếm ưu thế.
Trên thế giới có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu về cơ sở sinh thái của
cấu trúc rừng tiêu biểu là Baur. G. N (1964) [1] và E.P. Odum (1971) [18].
Hai tác giả này đã tập trung vào các vấn đề sinh thái nói chung và các cơ sở
sinh thái kinh doanh rừng mưa nhiệt đới nói riêng. Qua đó làm sáng tỏ khái
niệm hệ sinh thái rừng, đây cũng là cơ sở để nghiên cứu cấu trúc rừng đứng
trên quan điểm sinh thái học.
1.1.1.2. Nghiên cứu quy luật phân bố số cây theo cỡ đường kính (N/D

/D
1.3
)
Qua nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy, chiều cao tương ứng với
mỗi cỡ đường kính cho trước luôn tăng theo tuổi, đó là kết quả tự nhiên của
sinh trưởng. Trong mỗi cỡ xác định, ở các tuổi khác nhau, cây rừng thuộc cấp
sinh trưởng khác nhau, cấp sinh trưởng giảm khi tuổi lâm phần tăng lên dẫn
đến tỷ lệ H
vn
/D
1.3
tăng theo tuổi. Từ đó đường cong quan hệ giữa H
vn
và D
1.3
có thể thay đổi và luôn dịch chuyển về phía trên khi tuổi lâm phần tăng.
Krauter.G (1958) và Tiourin.A.V (1932) (dẫn theo Phạm Ngọc Giao,
1994) [11] nghiên cứu tương quan giữa chiều cao và đường kính ngang ngực
dựa trên cơ sở cấp đất và cấp tuổi.
Naslund. M (1929), Hohenadl. W (1936), Michailov. F (1934, 1952),
Prodan.M (1944), Meyer.H.A (1952) (dẫn theo Phạm Ngọc Giao, 1994) [11],
5
dùng phương pháp giải tích toán học và đề nghị sử dụng các dạng phương
trình dưới đây để mô tả quan hệ H/D.
h = a + b
1
.d + b
2
.d
2

1.1.2.1. Nghiên cứu về phân loại trạng thái rừng
Mục đích chủ yếu của phân loại trạng thái rừng là nhằm xác định các
đối tượng rừng với những đặc trưng cấu trúc cụ thể, từ đó lựa chọn, đề xuất
các biện pháp lâm sinh thích hợp để điều khiển, dẫn đắt rừng đạt trạng thái
chuẩn.
Về phân loại rừng trước hết phải kể đến Loetschau (1966) [17] đưa ra hệ
thống phân chia kiểu trạng thái cho kinh doanh rừng hỗn giao thường xanh lá
rộng nhiệt đới. Viện Điều tra Quy hoạch rừng đã dựa trên hệ thống phân loại của
Loeschau cải tiến cho phù hợp với đặc điểm rừng tự nhiên của Việt Nam và cho
đến nay vẫn áp dụng hệ thống phân loại này (QPN 6 – 84).
Tiếp theo Thái Văn Trừng (1978) [22] đứng trên quan điểm sinh thái đã
chia rừng Việt Nam thành 14 kiểu thảm thực vật. Đây là công trình tổng quát,
6
đáp ứng được yêu cầu về quy luật sinh thái. Xuất phát từ tính đa dạng, phong
phú của rừng nhiệt đới, Thái Văn Trừng đưa ra kết luận: Không thể dùng
quần hợp thực vật làm đơn vị phân loại cơ bản như các tác giả kinh điển đã sử
dụng ở vùng ôn đới. Ông đề xuất dùng kiểu thảm thực vật làm đơn vị phân
loại cơ bản và lấy hình thái, cấu trúc quần thể làm tiêu chuẩn phân loại.
1.1.2.2. Cấu trúc tổ thành
Đây là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến cấu trúc sinh thái và hình
thái của rừng. Tổ thành rừng là chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá mức độ
đa dạng sinh học, tính ổn định, tính bền vững của hệ sinh thái rừng. Cấu trúc
tổ thành đã được nhiều nhà khoa học Việt Nam đề cập trong công trình
nghiên cứu của mình.
Bảo Huy (1993), Đào Công Khanh (1995) khi nghiên cứu tổ thành loài
cây đối với rừng tự nhiên ở Đăk Lăc và Hương Sơn – Hà Tĩnh đều xác định:
Tỷ lệ tổ thành của các nhóm loài cây mục đích, nhóm loài cây hỗ trợ và nhóm
loài cây phi mục đích cụ thể, từ đó đề xuất biện pháp khai thác thích hợp cho
từng đối tượng theo hướng điều chỉnh tổ thành hợp lý.
1.1.2.3. Quy luật phân bố số cây theo cỡ đường kính (N/D

quả nghiên cứu cấu trúc của tầng cây gỗ rừng loại IV.
1.2. Tình hình nghiên cứu về ĐDSH
1.2.1. Trên thế giới
ĐDSH trên phạm vi toàn thế giới đã và đang suy giảm một cách nhanh
chóng. Trước tình hình đó thế giới có nhiều nỗ lực nhằm hạn chế sự suy giảm
đó, cụ thể là có nhiều công ước liên quan đến bảo vệ ĐDSH đã ra đời như
Công ước RAMSAR, Iran (1971), Công ước CITES (1972), Công ước Paris
(1972), Công ước bảo vệ các loài ĐVHD di cư, Born (1979). Song song với
việc xây dựng các công ước bảo vệ ĐDSH, các công trình nghiên cứu khoa
học về ĐDSH cũng được công bố.
Anne E. Magurran (2004), trong cuốn “Định lượng đa dạng sinh học”,
đã trình bày các phương pháp thu thập số liệu ngoài thực địa, đánh giá mức
độ phong phú, độ giàu có của loài… đồng thời hướng dẫn lựa chọn các chỉ số
đa dạng sinh học phù hợp trong nghiên cứu. Đây là tài liệu rất có giá trị tham
khảo trong nghiên cứu Đa dạng sinh học.
David J. Currie (1991) khi nghiên cứu về năng lượng và các mẫu có
quy mô lớn về độ phong phú của các loài thực vật và động vật đã kết luận:
8
các yếu tố môi trường ảnh hưởng nhiều đến sự phân bố, sự đa dạng và độ
phong phú của loài.
Richard King và cộng sự (2001) đã nghiên cứu đa dạng sinh học rừng
ngập mặn do cộng đồng quản lý tại đảo Danjugan, Cauayan, Negros
Occidental, Philippines bằng phương pháp định lượng bởi các chỉ số đa dạng
sinh học, tính ma trận tương đồng trên cơ sở tương đồng của Bray – Curtis,
xử lý các số liệu bằng phần mềm PRIMER (Clarke và Warwick, 1994). Kết
quả đã nghiên cứu đã đánh giá được đa dạng sinh học tại rừng ngập mặn đảo
Danjugan với các con số cụ thể, trên cơ sở khoa học ghiên cứu đã đề xuất các
giải pháp bảo tồn loài, quần xã ở các mức tương đồng khác nhau.
Khi nghiên cứu về các môi trường sống quần xã và đa dạng sinh học tại
vùng Taburno – Camposauro, Tây Nam nước Ý và Napolitano (2006) đã sử

Những nghiên cứu về nguy cơ suy giảm ĐDSH và các biện pháp bảo tồn cũng
đã được chú ý ngày càng nhiều ở Việt Nam. Trước năm 1975, ở cả hai miền
đã xây dựng được nhiều khu rừng cấm. Sau giải phóng 1975, nhà nước đã
quan tâm xây dựng các Khu bảo tồn thiên nhiên và Vườn quốc gia để bảo vệ
tính ĐDSH. Số lượng các khu bảo tồn và vườn quốc gia đã tăng từ 49 khu
năm 1975 lên 73 khu năm 1980 và năm 2005 đã lên tới 128 khu với tổng diện
tích gần 2 triệu ha.
Hiện nay, đã có nhiều các công trình nghiên cứu liên quan đến bảo tồn
ĐDSH ở Việt Nam đã được tiến hành và công bố dưới các hình thức khác
nhau. Sau đây, chúng tôi chỉ điểm qua một vài công trình chủ yếu như:
Nguyễn Hoàng Nghĩa (1997, 1999) đã đề cập rất chi tiết đến bảo tồn nguồn
gen cây rừng. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [24] với “Cẩm nang nghiên cứu đa
10
dạng sinh vật” đã cung cấp các phương pháp nghiên cứu đa dạng sinh vật và
cách nhận biết nhanh các các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam. Hàng loạt các
nghiên cứu, điều tra, đánh giá sự phong phú của tài nguyên sinh vật phục vụ
cho việc qui hoạch, xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên đã được tiến hành.
Với sự giúp đỡ của các dự án quốc tế do các tổ chức như IUCN, WWF, Bird
Life, UNDP… nhiều nghiên cứu chuyên đề về ĐDSH cũng đã được tiến hành
ở các Vườn quốc gia. Nhiều luận án tiến sĩ cũng đã được hoàn thành liên quan
đến vấn đề nghiên cứu bảo tồn ĐDSH, Cao Thị Lý (2007) với luận án:
“Nghiên cứu bảo tồn ĐDSH: những vấn đề liên quan đến quản lý tổng hợp tài
nguyên rừng ở một số khu bảo tồn thiên nhiên vùng Tây Nguyên” đã đề cập
đến một hệ thống phương pháp tiếp cận kết hợp kỹ thuật với xã hội để nghiên
cứu giám sát trong quản lý, bảo tồn tài nguyên rừng và đã đề xuất hai giải
pháp cụ thể phục vụ quản lý tài nguyên rừng nhằm giải quyết hài hoà hai mục
tiêu: sinh kế của dân cư vùng đệm và quản lý bền vững tài nguyên bảo tồn.
Ngô Tiến Dũng (2007) với luận án “Tính đa dạng thực vật của VQG Yok
Đôn, tỉnh Đak Lak” đã mô tả sự biến đổi thảm thực vật thông qua điều tra
theo tuyến với 5 kiểu thảm, 21 ưu hợp và 4 kiểu trảng và hoàn thiện danh lục

trong ngành là không đồng đều, trong đó ngành hạt kín có số loài nhiều nhất
559 loài chiếm 98,8% và ít nhất là ngành hạt trần có 1 loài chiếm 0,1%. Tuy
nhiên tác giả cũng so sánh với hệ thực vật ở Pù Mát, Cúc Phương, Sa Pa thì
thấy mức độ đa dạng của hệ cây gỗ Yok Đôn thấp hơn. Điều đó cũng phù hợp
với thực tế điều kiện khí hậu Yok Đôn khô, không thích hợp. Hệ thống phân
loại thảm thực vật Yok Đôn gồm: Kiểu rừng kín thường xanh, kiểu rừng thưa
nửa rụng lá, kiểu rừng thưa cây lá rộng rụng lá (rừng khộp), phân quần xã này
12
rất đặc trưng, độc đáo, bao trùm nhất Vườn quốc gia, với chủ yếu cây họ dầu,
cấu trúc đơn giản về tầng thứ, nghèo về thành phần loài, mật độ cây thấp.
Bằng phương pháp điều tra theo tuyến song song và phóng xạ, lập các ô tiêu
chuẩn, tính đa dạng thực vật Vườn quốc gia Cúc Phương, Nguyễn Bá Thụ đã
đưa ra số liệu tổng số loài thực vật bậc cao là 1.944 loài thuộc 912 chi, 219
họ, 86 bộ của 7 ngành thực vật, trong đó có 98 loài quý hiếm. So với tổng số
loài thực vật bậc cao của Việt Nam (11.374 loài kể cả ngành Rêu), số loài
thực vật bậc cao của Cúc Phương chiếm 17,27%. Tác giả cũng đã đưa ra được
sự đa dạng về các quần xã thực vật của hệ thực vật Cúc Phương, có 19 quần
xã thực vật đã được phân loại, mô tả và lần đầu tiên được thể hiện trên bản
đồ.
Kết quả nghiên cứu đa dạng thực vật thuộc dự án ICBG tại Cúc
Phương, đã bổ sung thêm 119 loài thực vật mới cho Cúc Phương (so với danh
lục năm 1997), phát hiện được 2 chi thực vật mới cho Việt Nam là Nyctocalos
thuộc họ Núc nác (Bignoniaceae) và chi Gardneria thuộc họ Mã tiền
(Loganiaceae), đặc biệt đã phát hiện một chi mới và loài mới cho khoa học là
Vietorchis aurea Averyanov thuộc họ Lan (Orchidaceae). Phát hiện được 45
điểm đa dạng thực vật tại khu vực Cúc Phương.
Phân tích tổ thành thực vật Vườn quốc gia Ba Vì cho thấy: thành phần
loài ở đai cao Ba Vì khá phong phú, có nhiều chi và loài thuộc các họ thực vật
phân bố chủ yếu ở á nhiệt đới và ôn đới. Đã phát hiện có 417 loài, thuộc 323
chi, 136 họ thực vật bậc cao có mạch. Trong đó ngành hạt kín chiếm chủ yếu

núi đá vôi thì vẫn ít được nghiên cứu, đặc biệt là ở trạng thái rừng trên núi đá
vôi ở một khu bảo tồn thiên nhiên mới được thành lập như ở Nam Xuân Lạc.
Vương Đức Hòa (2009), đã nghiên cứu về đa dạng thực vật thân gỗ của
14
kiểu rừng kín thường xanh mưa nhiệt đới núi thấp tại Vườn Quốc Gia Bù Gia
Mập bằng phương pháp lập ô tiêu chuẩn 1000 m2 (40m x 25m) để thu thập số
liệu ngoài thực địa và sau đó sử dụng các chỉ số ĐDSH như: chỉ số giá trị
quan trọng IV, chỉ số đa dạng loài Fisher (S), chỉ số phong phú loài Margalef
(d). Chỉ số tương đồng Pielou (J’), Chỉ số ĐDSH Beta (Hβ’)… Kết quả của
công trình đã cung cấp những số liệu cơ sở mang tính định lượng về thực vật
thân gỗ trong công tác bảo tồn ĐDSH tại Vườn Quốc Gia Bù Gia Mập.
15
Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu lý luận
Mô tả được một số đặc trưng cấu trúc rừng thông qua việc mô hình hóa
các quy luật sinh học và xác định được tính đa dạng loài tại khu vực nghiên
cứu.
2.1.2. Mục tiêu thực tiễn
Đề xuất được các giải pháp cho công tác quản lý bền vững rừng tự
nhiên tại Khu BTTN Tà Đùng, huyện Đăk G’Long, tỉnh Đăk Nông.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các trạng thái rừng tự nhiên ở Khu BTTN Tà
Đùng, huyện Đăk G’Long, tỉnh Đăk Nông.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi công việc: Một số quy luật cấu trúc cơ bản của tầng
cây cao, tầng cây tái sinh, làm cơ sở đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trong
quản lý bền vững rừng tự nhiên tại khu vực nghiên cứu.

phương pháp truyền thống trong nghiên cứu điều tra rừng lâm học để thu thập
số liệu, các phương pháp trong thống kê toán học để xử lý, phân tích, tổng
hợp tài liệu và tính toán đảm bảo độ chính xác cần thiết trong nghiên cứu
khoa học.

Trích đoạn Phương phỏp thu thập số liệu Đỏnh giỏ tớnh đa dạng sinh học khu vực nghiờn cứu Định hướng đề xuất cỏc giải phỏp kỹ thuật bền vững Khu bảo tồn
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status