kinh nghiệm phát triển thương mại công bằng đối với mặt hàng gạo của thái lan và bài học kinh nghiệm cho việt nam - Pdf 23



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG o0o
Công trình tham dự Cuộc thi

Sinh viên nghiên cứu khoa học Trường Đại học Ngoại thương 2014 Tên công
trình

KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN
THƯƠNG MẠI CÔNG
BẰNG

Organic Agriculture Certification
Thailand
Chứng nhận Nông nghiệp Hữu cơ
tại
Thái Lan
ATO
Alternative Trade Organization
Tổ chức Thương mại Thay thế
ADB
Asian Development Bank
Ngân hàng Phát triển châu Á
EFTA/EFTO
European Fair Trade Association/
Organization
Hiệp hội Thương mại Công bằng
châu
Âu
ENF
Earth Net Foundation
Quỹ Earth Net
FAO
Food and Agriculture Organization
of the United Nations
Tổ chức Lương thực Thế giới
FLO/FI
Fairtrade Labeling Organization/
Fairtrade International
Tổ chức Thương mại Công bằng
Quốc tế
GNC

2012
63
Bảng 3.3. Giá xuất khẩu một số loại gạo 66
Bảng 3.4. Một số thị trường xuất khẩu gạo lớn năm 2012 67
Bảng 3.5. Thu nhập bình quân năm của dân cư 70
Bảng 3.6. Số lượng HTX và thành viên tại Thái Lan giai đoạn 2000-2010 77
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Một số nhãn hiệu TMCB cho sản phẩm 11
Hình 1.2. Nhãn hiệu chương trình TMCB 11
Hình 1.3. Mô hình phân phối sản phẩm TMCB 15
Hình 1.4. Tổng sản lượng và sản lượng TMCB xuất khẩu của HTX Conacado (1999 –
2007)
21
Hình 1.5. Doanh thu toàn cầu của hàng hóa TMCB 25
Hình 1.6. Sản lượng gạo TMCB 32
Hình 2.1. Tình hình sử dụng đất ở Thái Lan năm 2008 36
iii
Hình 2.2. Năng suất lúa của Thái Lan giai đoạn 1999 – 2012 40
Hình 2.3. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo Thái Lan 41
Hình 2.4. Cơ cấu thị trường gạo xuất khẩu Thái Lan năm 2011 42
Hình 2.5. Một số nhãn hiệu TMCB mặt hàng gạo tại Thái Lan 47
Hình 2.6. Kênh phân phối gạo TMCB tại Thái Lan 49
Hình 2.7. Quá trình bán gạo TMCB 57
Hình 3.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam (1990-2012) 65
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THƯƠNG MẠI CÔNG
BẰNG VÀ THƯƠNG MẠI CÔNG BẰNG VỀ MẶT HÀNG GẠO TRÊN THẾ
GIỚI 5

3.1.1. Tổng quan về gạo tại Việt Nam 57
3.1.2. Sự cần thiết phát triển TMCB gạo tại Việt Nam 64
3.1.3. Triển vọng phát triển TMCB gạo tại Việt Nam 67
3.2. Một số bài học kinh nghiệm từ Thương mại Công bằng về gạo của Thái
Lan 71
3.2.1. Thành công của Thái Lan trong việc phát triển nông nghiệp hữu cơ 71
3.2.2. Bài học từ thành công của Thái Lan trong việc phát triển TMCB về gạo 72
3.2.3. Bài học từ hạn chế của Thái Lan trong phát triển TMCB về gạo 75
3.3. Một số giải pháp nhằm phát triển Thương mại Công bằng gạo ở Việt Nam 76
3.3.1. Giải pháp phát triển nền nông nghiệp hữu cơ 76
3.3.2. Giải pháp phát triển TMCB mặt hàng gạo 77
KẾT LUẬN 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
PHỤ LỤC 91

1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển với nông nghiệp đóng vai trò quan
trọng, đem lại thu nhập cho phần lớn người dân, đặc biệt là nông nghiệp sản xuất lúa
gạo. Tuy nhiên, thực trạng sản xuất gạo tại Việt Nam nhiều năm nay chủ yếu tập trung
phát triển chiều rộng mà vẫn bỏ ngỏ vấn đề phát triển theo chiều sâu, khiến cho sản
lượng gạo Việt Nam xuất khẩu khá cao nhưng giá trị thu được lại thấp. Hơn nữa, hiện
nay, kênh phân phối truyền thống mặt hàng gạo của nước ta khá rắc rối với rất nhiều
chủ thể tham gia; và hệ quả là khi giá gạo tăng thì người nông dân thu được ít lợi
nhuận nhất nhưng khi giá giảm thì họ lại bị thiệt thòi và bị ép giá thu mua. Ngoài
những vấn đề kinh tế, môi trường nông thôn đang ngày một ô nhiễm do rất nhiều
nguyên nhân từ việc sản xuất gạo của nông dân. Dưới những áp lực sản xuất và thương
mại truyền thống, TMCB ra đời hướng tới lợi ích của người nông dân, đồng thời vẫn
đảm bảo các yếu tố môi trường và mục tiêu phát triển bền vững.

Á’, Tạp trí Third World Quarterly, số 31 năm 2010, trang 449 – 467.
• Hanson, L & các cộng sự, ‘Giới tính, sức khỏe và Thương mại Công bằng:
Góc nhìn từ những dự án nghiên cứu tại Nicaragua’, tạp chí Development in Practice,
Số 22 tháng 4/2012.
Tuy nhiên, những nghiên cứu về tổng quan lý thuyết về TMCB trên thế giới
hiện nay vẫn còn rời rạc, chưa có cái nhìn toàn diện về đặc điểm, tác động của hình
thức thương mại này trên phạm vi toàn cầu. Ngoài ra, phần đông nghiên cứu chỉ tập
trung vào những tác động mang tính xã hội về TMCB mà ít đề cập tới khía canh
thương mại (chỉ có tài liệu của TS. Lê Thu Thủy đề cập đến vấn đề này), tức là phân
tích những đặc điểm nổi bật của TMCB khác biệt so với thương mại truyền thống,
đặc biệt trong khâu kiểm định dán nhãn, kiểm tra và kiểm soát sau khi dán nhãn
TMCB.
Một số nghiên cứu về TMCB gạo tại Thái Lan:
• Udomkit, N. & Winnett, 2002, Fair trade in organic rice: a case study from
Thailand, Tạp chí Small Enterprise Development, Số 13 09/2012, trang 45 – 53.
• Patrawart, J. 2009, ‘Bước tiên mới của Hợp tac xã và sự phát triển của Thương
mại Công bằng’, Research Report, Thailand Research Fund.
• Becchetti, L.&Conzo, P.và Gianfreda,G. 2011, ‘Tiếp cận thị trường, nông
nghiệp hữu cơ và sản xuất: ảnh hưởng của việc Thương mại Công bằng liên kết với
3
các nhóm nông dân sản xuất ở Thái Lan’,The Australian Journal of Agricultural and
Resource Economics, số 56, trang 117–140.
• Edwardson, W.& Santacoloma, P., 2013, ‘Chuỗi cung ứng hữu cơ tạo ra thu
nhập cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ ở các nước đang phát triểnNghiên cứu trường
hợp ở Ấn Độ, Thái Lan, Brazil, Hungary và châu Phi’, Tổ chức lương thực thế giới
(FAO).
Những nghiên cứu về gạo ở Thái Lan thường là những nghiên cứu tập trung
trong một số lĩnh vực cụ thể như HTX hay chuỗi cung ứng trong TMCB. Tuy nhiên,
những nghiên cứu này cũng chưa đưa ra được bức tranh tổng quát về TMCB mặt hàng
gạo tại đây và tiềm năng phát triển của hình thức này.

4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Kinh nghiệm phát triển TMCB đối với mặt hàng gạo của
Thái Lan và giải pháp nhằm phát triển TMCB gạo cho Việt Nam.
Khách thể nghiên cứu: Thực trạng phát triển TMCB mặt hàng gạo của Thái Lan.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu tập trung vào hai nước Việt Nam và Thái
Lan. Tuy nhiên, nghiên cứu có thể đề cập tới một số quốc gia khác để minh hoạ rõ
hơn cho những lý luận của mình.
Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu tập trung vào số liệu thương mại mặt hàng
gạo Thái Lan từ năm 1990 đến 2013. Thương mại Công bằng mặt hàng gạo ở Thái
Lan bắt đầu được triển khai từ năm 2002, vì vậy số liệu từ năm 2002-2013 sẽ phản
ánh được tình hính phát triển Thương mại Công bằng ở Thái Lan.
Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm phát triển Thương mại Công bằng đối với gạo
của Thái Lan trong giai đoạn 1990 – 2013 đề tài sẽ tập trung phân tích khả năng áp
dụng đối với Việt Nam và đề xuất các giải pháp phù hợp cho kế hoạch 10 năm 2014
– 2024.
Phạm vi về nội dung: Đối tượng chính trong nghiên cứu là TMCB đối với mặt
hàng gạo. Các mặt hàng khác được nhắc tới trong bài chỉ là một yếu tố minh hoạ, bổ
sung cho việc nghiên cứu mặt hàng gạo.

5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu trên, đề tài dự kiến sẽ sử dụng những
phương pháp nghiên cứu sau đây:
Phương pháp thực tiễn: phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu, phương
pháp so sánh đối chiếu, phương pháp diễn giải- quy nạp, phương pháp dự báo.
5
Phương pháp lý thuyết: phương pháp thu thập nguồn tài liệu thứ cấp, phương
pháp tổng hợp, thống kê, so sánh, phân tích, phương pháp hệ thống hoá phương pháp
nghiên cứu điển hình, phương pháp ý kiến chuyên gia, phương pháp mô hình hoá.
6. Kết quả nghiên cứu dự kiến

1
(1949 –
1950) chuyên giao dịch đồng hồ gỗ từ dân tị nạn nước Đức sau thế chiến thứ hai.
Ở Châu Âu, phần lớn các nhà nghiên cứu đều cho rằng TMCB là sáng kiến của
các tổ chức phi chính phủ và có manh nha vào năm 1950, khi giám đốc Oxfam UK
2

sang thăm Hồng Kông và nảy ra ý định thu mua thú nhồi bông của những người tị
nạn Trung Quốc tại đây để giúp họ tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên cũng có nhà nghiên
cứu lựa chọn mốc ra đời TMCB là năm 1957, khi một tổ chức tên là SOS Wereld
Handel được một số thanh niên công giáo ở miền nam Hà Lan thành lập với mục đích
nhập khẩu các sản phẩm của các nước đang phát triển với mức giá công bằng.
Năm 1964, tại Hội nghị của Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển tại
Giơnevơ, Thụy Sĩ, một số thành viên các nước thuộc địa cũ hoặc đang trong phong
trào đấu tranh đã đưa ra khẩu hiểu “trade not aid”, tức là phải tiến hành thương mại
chứ không phải thuần túy là viện trợ đối với các nước này. Các nước này mong muốn
thiết lập mối quan hệ thương mại để mở rộng thị trường cho những người sản xuất
nhỏ tại đây, vì thiếu kinh nghiệm và khả năng tài chính mà bị cô lập. Khẩu hiệu trên
được đưa ra trong bối cảnh các nước phát triển thường chỉ nói đến trợ giúp nhân đạo,
viện trợ phát triển hay cho vay, nhằm lẩn tránh bàn bạc đến các vấn đề then chốt như
giá cả nguyên vật liệu, mở cửa thị trường cho các nước đang phát triển. Tiếp tục tinh
thần của khẩu hiệu “trade not aid”, người ta tiến hành phát triển một phương thức
thương mại với mục đích làm cho thương mại được công bằng hơn trong các quan hệ
giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Phương thức thương mại này
được gọi là “thương mại thay thế” (Alternative Trade) sau này được đổi tên thành
TMCB nhằm thay thế thương mại truyền thống, thương mại quy ước hay thương mại
chạy theo lợi nhuận của chủ nghĩa tư bản.
Đến tháng 4 năm 1969, “Cửa hàng thế giới” (World Shop) đầu tiên mở cửa ở
Hà Lan cùng với sự giúp đỡ của Oxfam và các tổ chức nhân đạo ở châu Âu, đánh dấu
sự ra đời của chuỗi phân phối sản phẩm TMCB đầu tiên trên thế giới. Kể từ đó chuỗi

xuất ở các nước đang phát triển một cách bền vững. Tiêu dùng đối với họ không chỉ
là một hành động tiêu thụ mà là sự tiêu dùng có ý thức, tối thiểu phải đáp ứng được
ba yêu cầu: giúp đỡ những nhà sản xuất ở các nước đang phát triển, tôn trọng một số
chuẩn mực xã hội, giữ gìn và bảo vệ môi trường.
1.1.2. Khái niệm
Vào năm 1988, tổ chức FINE gồm bốn tổ chức là tổ chức dán nhãn TMCB
(FLO, nay là FI), hiệp hội TMCB thế giới (IFAT, nay là WFTO), mạng lưới “Cửa
hàng thế giới” tại châu Âu (NEWS) và hiệp hội TMCB châu Âu (EFTA) đã định
nghĩa TMCB là: “Quan hệ đối tác kinh doanh dựa trên nền tảng của đối thoại, minh
bạch, sự tôn trọng đối với con người và môi trường tự nhiên, tìm cách để trở nên công
bằng hơn trong thương mại quốc tế. TMCB góp phần vào sự phát triển bền vững bằng
cách đề ra những điều kiện thương mại lành mạnh hơn và bảo đảm quyền lợi của các
nhà sản xuất và công nhân”. (Fair Trade Resource Network, 2009)
Dưới góc nhìn của FINE, TMCB hướng tới mục tiêu thiết lập hệ thống quản
lý công khai và minh bạch với những nguyên tắc rõ ràng, cụ thể để hình thành nên
8
các mối quan hệ thương mại bình đẳng, tôn trọng các đối tác. TMCB đảm bảo cho sự
tồn tại và phát triển về mặt xã hội, kinh tế và môi trường của các nhà sản xuất và chủ
đất quy mô nhỏ ở các nước đang phát triển. Hay nói cách khác, TMCB không chỉ là
một hình thức thương mại đơn thuần mà nó góp phần hình thành nên sự công bằng
trong thương mại quốc tế. Nó làm nổi bật sự cần thiết phải thay đổi các quy tắc và tập
quán của thương mại truyền thống.
Theo tổ chức phi chính phủ Oxfam năm 1998, TMCB được định nghĩa là:
“Thương mại thúc đẩy phát triển bền vững nhờ nâng cao cơ hội tiếp cận thị trường
cho những nhà sản xuất kém lợi thế. TMCB tạo điều kiện vượt qua đói nghèo nhờ sự
hợp tác giữa những chủ thể tham gia vào quá trình thương mại (nhà sản xuất, người
tiêu dùng, trung gian thương mại)” (Mayoux L. & Williams, P. 2001).
Dưới góc nhìn của một tổ chức phi chính phủ hoạt động với mục đích nhân
đạo như Oxfam, TMCB là một hình thức thương mại mang ý nghĩa đạo đức, hướng
tới sự phát triển bền vững đồng thời chống lại sự bất công trong thương mại quốc tế

thì bao gồm 3 dòng sản phẩm: hạt fonio, quinoa và gạo; trong dòng sản phẩm gạo lại
bao gồm 22 sản phẩm phân biệt (FLO, 2014, pp. 1-2). Sản phẩm TMCB được chia
thành hai loại: sản phẩm đơn chất và sản phẩm hỗn hợp
(composite) (Fairtrade Mark, 2011)
Các sản phẩm đơn chất: là các sản phẩm thô, chưa qua chế biến như chuối, bông,
hoa, hoa quả tươi, vàng, mật, gạo, gia vị.
Các sản phẩm hỗn hợp: là các sản phẩm đã qua chế biến với nguyên liệu từ các
sản phẩm TMCB. Các sản phẩm hỗn hợp này sẽ được cấp chứng nhận TMCB khi và
chỉ khi mọi nguyên liệu (có trong danh mục sản phẩm TMCB) đều là sản phẩm
TMCB. Tùy từng tổ chức TMCB mà họ có thể đưa ra các quy định về hàm lượng
nguyên liệu TMCB tối thiểu như với FLO là 20% (FLO, 2011, pp. 10). Ví dụ như
thanh sô cô là một sản phẩm hỗn hợp được làm từ ca cao, bơ ca cao, đường và nhiểu
nguyên liệu khác, phụ thuộc vào loại sô cô la. Nếu ca cao, bơ ca cao và đường là sản
phẩm của TMCB thì thanh sô cô la đó sẽ được dán nhãn TMCB với điều kiện hàm
lượng 3 loại nguyên liệu trên trong thanh sô cô la lớn hơn hoặc bằng 20%.
1.1.4.2. Nhãn hiệu TMCB:
Nhãn hiệu TMCB là một bằng chứng cho việc sản phẩm hoặc tổ chức phù hợp
với các tiêu chuẩn của TMCB. Trong khi các loại nhãn hiệu thông thường dùng để
chứng nhận về chất lượng, về môi trường, thì nhãn hiệu TMCB lại là nhãn hiệu duy
nhất trên thế giới hiện nay chứng nhận cho tính công bằng về thương mại. Nhãn hiệu
TMCB gồm 2 loại: nhãn hiệu dành cho sản phẩm và nhãn hiệu dành cho nhà sản xuất. 3
Chú ý: Tất cả các tổ chức TMCB đều tuân theo bộ 10 nguyên tắc chung của TMCB. Tuy nhiên đối với một
số tổ chức dán nhãn riêng có thể phát triển bộ tiêu chuẩn của riêng họ, tuy nhiên vẫn phải dựa trên nền 10
nguyên tắc chung TMCB của thế giới. Ví dụ: FLO phát triển bộ tiêu chuẩn Fairtrade standard năm 2011.
10
1.1.4.2.1. Nhãn hiệu TMCB dành cho sản phẩm
Nhãn hiệu TMCB dành cho sản phẩm là một biểu tượng dùng để phân biệt
11
tạo ra nhiều lựa chọn hơn cho doanh nghiệp khi muốn tham gia vào chuỗi cung ứng
TMCB. Người tiêu dùng cũng có thể hỗ trợ cho người nông dân khi mua sản phẩm
từ những công ty tham gia chương trình TMCB. Còn người nông dân thì bán được
nhiều sản phẩm TMCB hơn. (The Fair trade program Mark, 2011).
Hình 1.2. Nhãn hiệu chương trình TMCB

Trên đây là 3 nhãn hiệu chương trình TMCB, tương ứng với ba mặt hàng:
đường, sợi bông và ca cao.
1.1.4.2.3. Kiểm tra và dán nhãn
Để đảm bảo mọi sản phẩm được dán nhãn đều tuân thủ các tiêu chuẩn của
TMCB thì việc kiểm tra các nhà sản xuất là cần thiết. Việc kiểm tra bao gồm kiểm tra
ban đầu và kiểm tra định kỳ.
Kiểm tra ban đầu được tiến hành với các nhà sản xuất mong muốn được sử
dụng nhãn hiệu TMCB. Đầu tiên, các nhà sản xuất phải nộp hồ sơ đăng ký theo quy
định của tổ chức cấp phép. Sau đó, tổ chức cấp phép sẽ tiến hành kiểm tra thực tế và
nếu tất cả các tiêu chuẩn TMCB đều được đảm bảo thì nhà sản xuất sẽ dán nhãn cho
sản phẩm họ đã đăng ký. Tổ chức sản xuất sẽ phải trả phí cho toàn bộ quá trình kiểm
tra ban đầu.
Kiểm tra định kỳ được thực hiện với các nhà sản xuất đã được quyền sử dụng
nhãn hiệu. Tùy theo quy định của tổ chức cấp phép mà việc kiểm tra có thể được thực
hiện theo hình thức giấy tờ hoặc kiểm tra thực tế. FLO tiến hành kiểm tra các nhà sản
xuất mỗi năm 1 lần, đối với các tổ chức hoàn thành tốt việc kiểm tra trong nhiều năm
liền, họ sẽ được tin tưởng và chỉ phải kiểm tra 3 năm 1 lần. Trong khi đó, quy trình
kiểm tra định kỳ của WFTO gồm 3 loại: bản tự đánh giá nộp 2 năm 1 lần, kiểm tra

có), chi phí chuẩn bị hàng và chi phí đóng gói (nếu có); và một mức lợi nhuận hợp lý.
1.1.4.3.2. Giá phúc lợi
Giá phúc lợi là một khoản tiền mà người sản xuất được nhận thêm từ người mua
để đầu tư cho cộng đồng, cuộc sống, công việc kinh doanh của người sản xuất (với
các tổ chức của người sản xuất nhỏ) hoặc đầu tư cho phát triển điều kiện kinh tế xã
hội cho công nhân và cộng đồng của họ (trong trường hợp công nhân làm thuê). Mục
đích cụ thể sẽ do những người sản xuất quyết định một cách dân chủ. Giá phúc lợi có
thể được thể hiện bằng một con số tuyệt đối hoặc một tỉ lệ tương đối tùy vào từng
trường hợp. Ví dụ: giá phúc lợi của gạo jasmine Thái Lan là 19,14 EUR/tấn; giá phúc
13
lợi của đường mía hữu cơ áp dụng toàn thế giới là 15% giá thị trường (áp dụng từ
ngày 12/03/2009)(FLO, 2014, pp.1).
1.1.4.4. Thanh toán và hỗ trợ tài chính
Thực tế cho thấy, những người sản xuất TMCB tại các nước đang phát triển
chủ yếu là những người sản xuất nhỏ lẻ và thường xuyên ở trong tình trạng thiếu vốn.
Để giải quyết vấn đề này, các tổ chức TMCB đưa ra tiêu chuẩn về hỗ trợ tài chính.
Hỗ trợ tài chính là một khoản tài chính ngắn hạn, cho phép tổ chức tài trợ vốn
cho các nhà sản xuất thành viên. Mục tiêu của nó là giúp người sản xuất có thể tiếp
cận được nguồn vốn một cách hợp lý để có thể thực hiện được những đơn hàng. Mức
hỗ trợ này là do trung gian hoặc công ty chế biến cung cấp theo hợp đồng được ký
với nhà sản xuất. Với các thành viên của FLO, khi người sản xuất yêu cầu và không
có quy định khác, tỷ lệ hỗ trợ tài chính trước có thể đạt đến mức trần là 60% trị giá
hợp đồng với mức lãi suất hợp lý
4
. Mức tối thiểu sẽ cho nhà sản xuất quy định. Như
vậy, nhà sản xuất có thể yêu cầu hỗ trợ tối đa là 60% trị giá hợp đồng và người mua
sẽ bắt buộc phải cung cấp được. Các khoản hỗ trợ này có thể dưới dạng trả trước hoặc
cung cấp giống cây cho người sản xuất (FLO, 2011, pp. 14 – 16). Đối với WFTO, tỷ
lệ hỗ trợ tối thiểu là 50%; lãi suất 0% với hàng thủ công và lãi suất hợp lý với mặt
hàng thực phẩm (WFTO, 2014, pp. 7/23). So sánh với lãi suất trả trước trong thương

phối và kiểm soát chung cho cả quá trình.
1.1.4.5.2. Các chủ thể trong hệ thống phân phối của TMCB
Hệ thống phân phối của TMCB bao gồm các chủ thể chính là: nhà sản xuất,
trung gian thương mại, tổ chức hỗ trợ, người tiêu dùng.
a. Nhà sản xuất
Nhà sản xuất trong mô hình phân phối bao gồm 3 chủ thể: nhà sản xuất đơn lẻ,
tập hợp của nhà sản xuất, công ty sản xuất (WFTO, 2014, pp. 2/23).
Các nhà sản xuất đơn lẻ là người trực tiếp tham gia sản xuất ra các sản phẩm
TMCB đơn chất. Họ chính là những người nông dân, thợ thủ công và công nhân đơn
lẻ - chủ thể hưởng lợi chính từ sự phát triển của TMCB. Nhờ vào sự xuất hiện của
Hình 1.
3.

Mô hình phân ph

i s

n ph

m TMCB



ch

c
c

a ngư

i
s

n xu

t

Công ty
s

n xu

t

Nhà
xu

t
kh

u


c
h


tr


15
TMCB mà các nhà sản xuất có cơ hội đầu tư vốn cho nghiên cứu và sản xuất các sản
phẩm phù hợp hơn với thị trường; đồng thời bán được những sản phẩm TMCB với
một mức giá công bằng hơn.
Tổ chức các sản xuất là một tập hợp những nhà sản xuất, đại diện thương mại
và pháp lý cho các thành viên trong các mối quan hệ với các chủ thể khác trong chuỗi
cung ứng TMCB và quyết định mục đích sử dụng của giá phúc lợi thông qua biểu
quyết dân chủ giữa các thành viên. Các tổ chức sản xuất có thể là các HTX, các hiệp
hội, các cửa hàng gia đình, các công ty nhỏ, các doanh nghiệp xã hội có ý thức trách
nhiệm hoặc cũng có thể là các tổ chức phi chính phủ. Tổ chức người sản xuất được
chia thành nhiều cấp. Tập hợp các nhà sản xuất đơn lẻ tạo thành tổ chức cấp 1, tập
hợp các tổ chức cấp 1 tạo thành tổ chức cấp 2.
Nhiệm vụ của các tổ chức sản xuất là thu mua sản phẩm từ các nhà sản xuất
đơn lẻ, bán lại cho các trung gian TMCB theo hợp đồng dài hạn, đảm bảo điều phối
hoạt động của các thành viên, giám sát việc thực hiện các nguyên tắc, tiêu chuẩn của
TMCB trong quá trình sản xuất, đưa ra các quyết định về đầu tư cho các dự án xã hội
từ nguồn lợi nhuận TMCB. Ngoài ra, trong một số trường hợp, tổ chức sản xuất có
thể đảm nhận thêm giai đoạn chế biến, đóng gói sản phẩm, xuất khẩu hoặc tự bán lẻ
thông qua hệ thống cửa hàng riêng. Ví dụ, GNC là tổ chức của người sản xuất nhưng
lại trực tiếp xuất khẩu hàng hóa cho các nhà nhập khẩu tại châu Âu. (Edwardson, W.
& Santacoloma, P. 2013, pp. 14)
Hoạt động theo nhóm cho phép những người sản xuất có điều kiện và khả năng
thực hiện những dự án mang tính cộng đồng có quy mô lớn mà nếu hoạt động riêng

đang phát triển và hỗ trợ họ trong việc đáp ứng những yêu cầu và các nguyên tắc của
TMCB.
Nhà nhập khẩu nhập khẩu sản phẩm TMCB từ các tổ chức sản xuất hoặc từ các
tổ chức xuất khẩu. Nhà nhập khẩu thường là các doanh nghiệp tại các nước phát triển.
Họ giúp đỡ các đối tác sản xuất TMCB trong quá trình phát triển sản phẩm, đào tạo
các kỹ năng và cũng hỗ trợ thêm trong điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn. Tại quốc
gia của mình, các tổ chức nhập khẩu hoạt động như những nhà bán buôn, bán lẻ, hoặc
đôi khi là sự kết hợp của cả hai (Nguyễn Mai Trang, 2009, pp. 13-17).
Ví dụ như công ty Claro Fair trade, thành viên của WFTO, vừa đóng vai trò là người
nhập khẩu sản phẩm TMCB để bán lại cho các cửa hàng bán lẻ trên khắp thế giới,
vừa đóng vai trò là tổ chức bán lẻ với hơn 126 cửa hàng bán lẻ Claro trên khắp Thụy
Sĩ. 5
Tiêu chuẩn dành cho tổ chức thương mại do tổ chức cấp phép quy định, như của FLO là Fairtrade trade standard
hoặc của WFTO là tiêu chuẩn dành cho thành viên thương mại tại Quarantee system
17
Tổ chức bán lẻ là các tổ chức trực tiếp bán sản phẩm TMCB tới người tiêu
dùng. Tổ chức bán lẻ thường là các doanh nghiệp tại các nước phát triển, họ phân
phối hàng thông qua hệ thống các cửa hàng, siêu thị, Các cửa hàng, siêu thị này có
thể chỉ phân phối hàng TMCB hoặc cũng có thể phân phối đồng thời hàng hóa TMCB
và hàng hóa thông thường.
Theo báo cáo của WFTO năm 2010 (Mark, B. 2010, pp. 31) hiện nay có 11 loại
hình tổ chức bán lẻ tham gia vào hệ thống phân phối TMCB. Theo đó, loại hình tổ
chức bán lẻ có quy mô lớn nhất là hệ thống các cửa hàng thương mại đơn lẻ với 635
cửa hàng chiếm 33%.
c. Người tiêu dùng có ý thức
Người tiêu dùng có ý thức tạo ra sự khác biệt khi mua sản phẩm TMCB. Nhận
thức được sự bất bình đẳng gây ra cho các nhà sản xuất bởi hệ thống thương mại hiện

nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ, dưới
10%
Nhãn hiệu TMCB chứng nhận
tính công bằng về thương mại do
tổ chức TMCB cấp.
Nhãn hiệu công ty, nhãn hiệu của
các tổ chức quản lý chất lượng
độc lập cấp.
Cao hơn và ổn định. Giá được
đàm phán trên cơ sở giá tổi thiểu
và giá phúc lợi được tổ chức
TMCB định sẵn.
Biến động, do thị trường quyết
định, các chủ thể ít có khả năng
can thiệp.
Thanh toán với nhiều ưu đãi và
nhiều hỗ trợ tài chính khác theo
quy định của tổ chức TMCB
Điều kiện thanh toán tự thỏa
thuận, phụ thuộc vào quyền lực
mua bán giữa hai bên.

Đặc
điểm
Tối giản trung gian, phân phối có
kiểm soát
Thường nhiều trung gian, phân
phối tự do.
Nhà sản
xuất

phẩm để phù hợp với những tiêu chuẩn kĩ thuật (để dán nhãn TMCB). Các tổ chức
TMCB địa phương có nhiệm vụ thúc đẩy cải tiến khoa học công nghệ trong sản xuất,
tăng cường các khóa huấn luyện về quản lý sản xuất và đào tạo kĩ thuật cho nông dân
nhằm tăng hiệu quả sản xuất. Ví dụ, theo báo cáo tổng hợp của tổ chức TMCB Max
Havelarr (Pháp) (Laroche, K. 2009, pp. 14), Liên hiệp HTX Cocla
6
sản xuất cà phê
của Peru đã đầu tư nâng cao chất lượng của cà phê ở mọi khâu sản xuất:
• Tổ chức chương trình đào tạo kỹ thuật cho cán bộ của HTX nhằm nâng cao
chất lượng ở mọi khâu sản xuất (từ quá trình trồng trọt đến khâu sau thu hoạch) và
tăng cường mở rộng các đồn điền cà phê;
• Làm việc với HTX nhằm áp dụng máy móc tiên tiến để xử lý sau thu hoạch
bao gồm hệ thống xử lý cà phê tươi, khu vực sấy khô cà phê, kho lưu trữ thích hợp,
thiết bị để đo độ ẩm và chất lượng của cà phê;
• Đầu tư một phòng thí nghiệm và đào tạo đội ngũ kĩ thuật viên chuyên kiểm
soát chất lượng cà phê.
• Đầu tư hệ thống máy phân loại tự động vào năm 1998.
Thứ hai, về thương mại, TMCB mở ra một thị trường tiêu thụ tiềm năng cho các nhà
sản xuất. Bên cạnh việc tham gia vào hệ thống thương mại thông thường, các nhà sản
xuất có thể chọn TMCB như là một thị trường ngách nhằm tăng doanh thu với mức
giá ít biến động (được thỏa thuận trên cơ sở mức giá tối thiểu). Một ví dụ điển hình 6
Cocla là liên hiệp các hợp tác xã cà phê ở Cuzco, Peru. Liên hiệp này bao gồm 22 hợp tác xã cà phê với 6800
nhà sản xuất được thành lập năm 1967, với mục đích giúp các thành viên thâm nhập thị trường tốt hơn. Cocla
được FLO chứng nhận vào năm 1996. Các hộ sản xuất có quy mô nhỏ, thường sở hữu các trang trại rộng 12
héc ta, trong đó có 3,5 héc ta trồng cà phề. Họ thường cung cấp phần lớn cà phê sản xuất cho hợp tác xã và
khoản các khoản thu từ cà phê chiếm 80% thu nhập của họ.
20

Ngu

n: HTX Conacado. Đơn v

:
T

n

Trích đoạn Sự cần thiết phát triển TMCB gạo tại Việt Nam Triển vọng phát triển TMCB gạo tại Việt Nam Thành công của Thái Lan trong việc phát triển nông nghiệp hữu cơ Bài học từ thành công của Thái Lan trong việc phát triển TMCB về gạo Giải pháp phát triển nền nông nghiệp hữu cơ
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status