Hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa - Pdf 23

I. PHẦN GIỚI THIỆU
1.1. Vị trí: chương VII, phần thứ 3 của môn học, trang 233.
1.2. Nội dung chính: Hình thái kinh tế - xã hội CSCN
1.3. Ý nghĩa bài học: Các bạn nhận thức được khái niệm hình thái kinh tế xã hội
cộng sản chủ nghĩa, chủ nghĩa cộng sản, sứ mệnh lịch sử của GCCN, cách mạng XHCN
là tất yếu khách quan, xây dựng niềm tin cho sinh viên vào sự lãnh đạo của Đảng cộng
sản, đội tiên phong của GCCN.
1.4. Mục đích
Trang bị cho các bạn những kiến thức:
+ Cách mạng xã hội chủ nghĩa
+ Xu thế tất yếu của hình thái kinh tế - xã hội CSCN
1.5. Yêu cầu
+ Tính tất yếu khách quan của liên minh giữa giai cấp công nhân, nông dân – tầng
lớp trí thức
+ Xu thế tất yếu sự xuất hiện hình thái kinh tế - xã hội CSCN
+ Các giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế - xã hội CSCN
II. CHUẨN BỊ
2.1 Nhóm 3
Đề cương bài thuyết trình, giáo trình môn học, slide,…
- Chuẩn bị phương tiện, đồ dùng thuyết trình.
- Dự kiến hình thức, phương pháp đánh giá kiến thức, kỹ năng trả lời câu hỏi của
các bạn.
2.2. Các nhóm khác
- Những kiến thức và kinh nghiệm liên quan bài học, tài liệu.
- Các yêu cầu đã chuẩn bị trước.
III. NỘI DUNG BÀI
3.1. Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Khái niệm cách mạng xã hội chủ nghĩa ?
Cách mạng xã hội là cuộc cách mạng nhằm thay thế chế độ tư bản chủ nghĩa lỗi
thời bằng chế độ xã hội chủ ngĩa, trong cuộc cách mạng đó, giai cấp công nhân là giai
1

càng được mở rộng. Sự phát triển về kinh tế - xã hội dưới chủ nghĩa tư bản càng gia
2
tăng thì sự suy đồi về đạo đức, về lối sống con người , sự nghèo khổ của giai cấp công
nhân, nguy cơ mất việc làm của giai cấp công nhân càng lớn.
C.Mác và Ph.Ăngghen đã phân tích một cách khoa học phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa và chỉ rõ mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là
mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất ngày càng xã hội hóa cao với quan hệ sản xuất dựa
trên sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất dẫn tới sự kìm hãm lực lượng
sản xuất. Nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất tất yếu đòi hỏi phải thay thế quan hệ
sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp để thúc đẩy lực lượng sản
xuất phát triển. Tính mâu thuẫn gay gắt trong lĩnh vực kinh tế được biểu hiện trên lĩnh
vực chính trị xã hội là mâu thuẫn giai cấp công nhân, nhân dân lao động với giai cấp tư
sản. Sự phát triển của cuộc đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn tới chuyên chính vô sản và sự
xác lập hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. C.Mác và Ph.Ăngghen dự báo sự
ra đời của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa từ những nước tư bản phát triển
nhưng căn cứ vào những điều kiện thực tế cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, V.I.Lênin
đã dự báo sự xuất hiện của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ở các nước có
trình độ phát triển trung bình và những dân tộc thuộc địa. Tuy nhiên, theo chủ nghĩa
Mác - Lênin để hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản chủ nghĩa xuất hiện ở các nước tiền
tư bản, phải có những điều kiện nhất định là :
Thứ nhất, do chính sách xâm lược của chủ nghĩa tư bản đối với các nước thuộc địa
trên thế giới, ở các quốc gia này phải xuất hiện những mâu thuẫn mới: mâu thuẫn giữa
giai cấp tư sản và giai cấp công nhân; mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc xâm lược với
các quốc gia dân tộc bị xâm lược; mâu thuẫn giữa các nước tư bản đế quốc tư bản với
nhau; mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân, tư sản và nông dân các nước thuộc địa…và
đặc biệt là mâu thuẫn chủ yếu giữa một bên chủ nghĩa đế quốc xâm lược cùng bọn
phong kiến tay sai, tư sản phản động một bên là cả dân tộc gồm: công nhân nông dân, trí
thức và những lực lượng yêu nước khác.
Thứ hai, có sự tác động toàn cầu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, hệ
tư tưởng Mác - Lênin, đặc biệt là những luận điểm về chủ nghĩa đế quốc và các dân tộc

cấp này, bởi vì thế chế độ tư bản chủ nghĩa không tự nó sụp đổ. Ngày nay chủ nghĩa tư
bản đã lỗi thời, nhưng giai cấp tư sản vẫn kiên quyết bảo vệ chế độ tư hữu tư nhân tư
bản chủ nghĩa bằng mọi thủ đoạn, mọi phương tiện chúng có trong tay.
4
Trong khi nhấn mạnh vai trò tích cực của nhân tố chủ quan trong tiến trình cách
mạng xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xác lập chế độ mới xã hội chủ nghĩa, các nhà
sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học cũng cương quyết đấu tranh chống lại khuynh
hướng cách mạng phiêu lưu, không tính đến trình độ phát triển của hiện thực cách
mạng, không xem xét tới trình độ giác ngộ của nhân dân, thiếu sự chuẩn bị chu đáo.
3.2.4. Các giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế - xã hội CSCN
Dựa trên quan điểm khoa học, cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất, C.Mác và
Ph.Ăngghen không chỉ phân chia lịch sử phát triển xã hội loài người thành các hình thái
kinh tế - xã hội mà còn chia hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa thành các giai
đoạn khác nhau. Theo các ông, hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa phát triển
từ thấp đến cao, từ giai đoạn xã hội xã hội chủ nghĩa lên xã hội CSCN.
Giai đoạn cao của chủ nghĩa Cộng sản là giai đoạn xã hội Cộng sản chủ nghĩa. Ở
giai đoạn này con người không còn lệ thuộc một cách phiến diện và cứng nhắc vào phân
công lao động xã hội, đồng thời lao động của thời lao động trong giai đoạn này không
chỉ là phương tiện kiếm sống mà nó trở thành nhu cầu số một của con người như những
nhu cầu thiết yếu khác. Khi đó con người thực hiện nguyên tắc phân phối “làm theo
năng lực, hưởng theo nhu cầu”.
Trong tác phẩm “Chủ nghĩa Mác về vấn đề nhà nước”, trên cơ sở diễn đạt tư
tưởng của C.Mác, V.I.Lênin đã chia hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa thành
ba thời kỳ: “Những cơn đau đẻ kéo dài” (thời kỳ quá độ); Giai đoạn đầu của xã hội
cộng sản chủ nghĩa (chủ nghĩa xã hội); Giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa
(chủ nghĩa cộng sản).
Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, hình thái kinh tế - xã hội cộng
sản chủ nghĩa có thể chia thành ba thời kỳ:
a. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Tính tất yếu của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên lên chủ nghĩa xã hội

Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa chỉ có nghĩa
là trong lịch sử nước ta sẽ không có một giai đoạn nào trong đó giai cấp tư sản nắm
chính quyền và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa giữ địa vị thống trị trong nền kinh tế
quốc dân. Nhưng để tạo lập cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nhà nước
cách mạng phải giải quyết những vấn đề phức tạp, trong đó có nhiều vấn đề mà giai cấp
tư sản đã từng làm ở những nước đã trải qua chủ nghĩa tư bản, như chuyển nền kinh tế
6
tự nhiên lên kinh tế hàng hóa, tích lũy vốn, hợp tác lao động, cách mạng kỹ thuật và
công nghiệp hóa nền kinh tế quốc dân, ứng dụng công nghệ mới, hoàn thiện quản lý
kinh tế - xã hội...tham gia vào quá trình trên có nhiều thành phần kinh tế, kể cả kinh tế
tư bản tư nhân, được phát triển ở mọi lĩnh vực mà nhà nước không cấm.
Do đó, nước ta quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN là chọn con đường phát
triển "rút ngắn" lên CNXH. Về mặt chính trị, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua
việc xác lập sự thống trị của giai cấp tư sản, của kiến trúc thượng tầng TBCN. Về kinh
tế, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua sự thống trị của quan hệ sản xuất TBCN,
nhưng phải tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư
bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, phát triển nhanh lực lượng sản xuất,
xây dựng nền kinh tế hiện đại.
Đặc điểm, nội dung tính chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là sự tồn tại của xã hội cũ đan
xen với những nhân tố mới của chủ nghĩa xã hội trong mối quan hệ vừa thống nhất vừa
đấu tranh với nhau trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như: chính trị, kinh tế, văn
hoá, tư tưởng…và phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trên lĩnh vực kinh tế: là sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần trong hệ thống
kinh tế quốc dân thống nhất, vận động theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế có
nhiều thành phần (VD: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài, kinh tế tư bản nhà nước), được xác lập trên cơ sở khách quan của sự
tồn tại nhiều loại hình sở hữu (VD: sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu chung, sở
hữu tư nhân, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, sở hữu của tổ chức
chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp), về tư liệu


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status