Báo cáo KH: "KIẾN TRÚC CỔ HÀ NỘI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG" - Pdf 23


CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƢỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC”

NĂM 2009
Tên công trình:
KIẾN TRÖC CỔ HÀ NỘI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH

BỀN VỮNG Thuộc nhóm ngành
: XH2b

chế. Qua chương II, người đọc sẽ hình dung được một cách rõ ràng rằng mặc dù các
công trình kiến trúc cổ Hà Nội có vai trò quan trọng không chỉ trong đời sống hằng
ngày của người dân mà còn trong việc phát triển du lịch, nhưng việc khai thác và sử
dụng cũng như quá trình bảo tồn, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp các công trình này còn
nhiều bất cập.
Trong chương III, nhóm nghiên cứu đưa ra những giải pháp cho công tác bảo
tồn cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của các công trình kiến trúc cổ Hà Nội.
Các nhóm giải pháp bảo tồn được đề ra trên cơ sở khắc phục những tồn tại trong
công tác bảo tồn, tiếp tục đẩy mạnh những giải pháp hữu hiệu đã được thực hiện
cũng như đưa ra các giải pháp mang tính đột phá. Các nhóm giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động của các công trình kiến trúc cổ trong phát triển du lịch bền
vững được đề ra trong ngắn hạn và dài hạn, với những giải pháp từ tổng quan đến chi
tiết, có tính khả thi cao.
Công trình nghiên cứu “Kiến trúc cổ Hà Nội với phát triển du lịch bền vững”,
với
kết cấu ba chương rõ ràng, đã làm rõ những khái niệm có liên quan, đưa ra
những
phân tích, nhận định xuất phát từ thực tế hoạt động và bảo tồn các công trình kiến trúc cổ
Hà Nội, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp có tính khả thi cao cho công tác bảo tồn và
nâng cao hiệu quả hoạt động của các công trình này.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nội dung hoàn chỉnh

United Nations Educational Scientific and Cultural
UNESCO

LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƢƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG 2
I. Kiến trúc cổ 2
1. Khái niệm Kiến trúc cổ và phân loại Kiến trúc cổ Hà Nội 2
2. Ý nghĩa lịch sử, văn hoá của các công trình kiến trúc cổ ở Hà Nội 7
II. Du lịch bền vững 11
1. Khái niệm du lịch bền vững và nhân tố để phát triển du lịch bền vững 11
2. Vai trò của kiến trúc cổ Hà Nội trong phát triển du lịch bền vững 13
CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ BẢO TỒN CÁC CÔNG TRÌNH
KIẾN TRÖC CỔ HÀ NỘI 17
I. Thực trạng hoạt động của các công trình kiến trúc cổ Hà Nội 17
1. Thực trạng hoạt động của các công trình kiến trúc cổ phục vụ mục đích tâm linh 17

2. Thực trạng hoạt động của các công trình kiến trúc cổ được dùng làm nhà ở và nơi
làm việc 21
3. Thực trạng hoạt động du lịch tại các công trình kiến trúc cổ Hà Nội 26
II. Thực trạng việc bảo tồn các công trình kiến trúc cổ ở Hà Nội 31
1. Những mặt tích cực trong quá trình bảo tồn kiến trúc cổ 31
2. Những mặt hạn chế trong công tác bảo tồn kiến trúc cổ Hà Nội 35
CHƢƠNG III. PHÁT HUY VAI TRÕ KIẾN TRÖC CỔ HÀ NỘI TRONG PHÁT
TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 43
I. Giải pháp để bảo tồn các công trình kiến trúc cổ ở Hà Nội 43
1. Nhóm giải pháp bắt nguồn từ thực trạng bất cập 43
2. Nhóm giải pháp phát huy những nhân tố tích cực đã được hình thành 53
II. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các công trình kiến trúc cổ
trong phát triển du lịch bền vững 60
1. Những giải pháp trong ngắn hạn 60
2. Những giải pháp trong dài hạn 63
KẾT LUẬN CHUNG 76 -2-

CHƢƠNG I.
KHÁI QUÁT CHUNG I. Kiến trúc cổ
1. Khái niệm Kiến trúc cổ và phân loại Kiến trúc cổ Hà Nội
1.1. Khái niệm Kiến trúc cổ
Thuật ngữ kiến trúc (trong xây dựng) thường được sử dụng một cách truyền
thống để chỉ những thiết kế và cấu trúc thật sự mang ý nghĩa quan trọng về mặt văn
hóa. Ngày nay, nhiều người cho rằng một công trình xây dựng tốt phải thỏa mãn ít
nhất ba điều kiện: đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng đã định, có kết cấu kỹ thuật tốt, và
phải truyền tải được những giá trị thẩm mỹ. Nhưng, những công trình xây dựng tốt
nhất thường được thi công một cách hoàn hảo đến mức chúng tồn tại lâu hơn rất
nhiều so với giá trị sử dụng ban đầu của chúng. Những công trình đó trường tồn
cùng thời gian, nó vừa mang giá trị thẩm mĩ, vừa là những tư liệu về lịch sử phát
triển của các nền văn hóa, là những thành tựu trong lĩnh vực kiến trúc đại diện cho
xã hội đương thời đã sản sinh ra chúng. Những công trình kiến trúc ấy không bao giờ
là thành quả lao động của một cá nhân đơn lẻ. Kiến trúc là một loại hình nghệ thuật
mang tính xã hội. Kiến trúc phải được sinh ra từ tình yêu nghệ thuật và đam mê
hướng tới cái đẹp.
Kiến trúc cổ là những nét kiến trúc lâu đời, được gìn giữ qua những di tích lịch
sử còn sót lại. Kiến trúc cổ phản ánh trình độ văn hoá, những phong tục tập quán sinh hoạt
và cả những truyền thống tốt đẹp của các thế hệ đi trước. Như vậy, không phải bất cứ
công trình xây dựng nào có tuổi đời lâu năm cũng được gọi là công trình kiến trúc cổ- bên
cạnh giá trị lịch sử, công trình đó phải mang giá trị văn hóa- kiến trúc đặc trưng và độc

các chùa tháp.
Kiến trúc thời Lý mang những đặc điểm cơ
bản như:
- Kiến trúc thời Lý thiên về kiến trúc chùa tháp cũng do chịu ảnh hưởng nhiều của
Phật giáo thể hiện qua việc xây dựng và trùng tu hàng loạt chùa như Chùa Một Cột,
Chùa Trấn Quốc, Chùa Keo, Chùa Thầy…
-4-
- Kiến trúc thời Lý có đặc điểm là thể hiện phong cách chắc khoẻ và hài hoà với
cảnh trí thiên nhiên. Chùa chiền thời Lý có quy mô rộng lớn, bố cục vuông vức, tiền thân
của kiểu kiến trúc chữ “quốc” sau này, kiểu dáng chùa chiền mềm mại, mái cong vút và
thon thả.
- Về hình thức, kiến trúc thời Lý mang tính quần thể cao; hình thức kiến trúc
và chi tiết kiến trúc giàu sức biểu hiện. Hoa văn hoạ tiết trong kiến trúc thời Lý gắn
bó với thiên nhiên và cuộc sống đời thường nhưng mang tính nghệ thuật cao. Hoa
văn trang trí thường là hình ảnh hiên nhiên, động vật hoặc hình ảnh con người và
mang nét mềm mại, thanh thoát, đặc trưng nhất là hình tượng con rồng. Phường phố,
chợ quán, nhà đất và nhà sàn trong mảng kiến trúc dân gian phát triển song song với
kiến trúc cung đình.
Một số công trình mang nét kiến trúc thời Lý ở Hà Nội là đền Quán Thánh
(Trấn Vũ Quán), Chùa Một Cột, đền Bạch Mã, hoàng thành Thăng Long và một số di
tích trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Kiến trúc thời Trần (1226- 1400)

Kiến trúc thời nhà Trần
hình thành và phát triển từ
khoảng những năm 1230 sau khi

Nhà Lê lên nắm quyền vào đầu thế kỷ XV. Nhà nước phong kiến Lê Sơ được
thành lập trong bối cảnh nền văn hóa bị
hủy hoại nghiêm trọng, xã hội đầy rẫy
những khó khăn. Hai mươi năm giặc
Minh đô hộ, những công trình Phật giáo
nổi tiếng một thời như chùa Long Đọi,
tháp Chương Sơn… đều bị phá hủy. Hệ
tư tưởng thống trị của triều đình thời Lê
Sơ là Nho giáo, Phật giáo cùng các tôn
giáo khác lâm vào cảnh tưởng chừng
như suy tàn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến kiến trúc thời Lê.
Kiến trúc thời Lê mang những đặc điểm cơ bản như:
- Kiến trúc ghi nhận hai loại hình chủ yếu là cung điện và lăng tẩm (ra đời và
phát triển rầm rộ theo thiết chế Khổng giáo). Do ảnh hưởng của Nho giáo sâu sắc và
Phật giáo suy tàn trong thời kỳ này nên chùa chiền không được chú trọng phát triển.
- Kiến trúc thời Lê về cơ bản kế tục kiến trúc dân gian thời Lý, Trần với
phong cách hồn nhiên tươi mát nhưng đã phần nào thể hiện uy quyền phong kiến qua
-6-
những hình tượng trang trí trong kiến trúc. Ví dụ hình tượng con rồng trong hoa văn
trang trí của các công trình kiến trúc thời Lê không mềm mại và gần gũi với đời
thường như con rồng thời Lý, Trần mà chuyển thành con vật dữ tợn, mình mập, đầu to,
bờm như sư tử, chân năm móng quặp vào như chân diều hâu, tượng trưng cho uy quyền
của giai cấp thống trị.
Những công trình kiến trúc thời Lê tiêu biểu ở Hà Nội gồm Chùa Quán Sứ,
điện
Kính thiên (nằm trong thành Hà Nội cũ, phía Bắc Cột cờ, quận Ba Đình, Hà
Nội, dựng

Nét nổi bật của kiến trúc là kiến trúc độc đáo của mái vòm, cột và những đường nét hoa
văn trang trí tinh tế ở những thành bậc cửa sổ, mái, ban công mang đậm hơi
hướng của
tôn giáo phương Tây. Các công trình xây dựng thời kỳ này thường có
hình khối đồ sộ
và mang vẻ đẹp của kiến trúc cổ điển thuần tuý, mang tính đối xứng cao. Tiêu biểu cho
kiến trúc thời kỳ này có Nhà hát lớn Hà Nội, Phủ Chủ tịch, Nhà khách Chính phủ, Toà án
tối cao...
 Những công trình kiến trúc được xây dựng trong giai đoạn 1920-1945
Thời kỳ này, các công trình kiến trúc do Pháp xây dựng đã hài hoà hơn với điều
kiện tự nhiên của thuộc địa. Kiến trúc về cơ bản vẫn phóng khoáng, đồ sộ, cao ráo và
mang màu sắc sáng sủa nhưng đã bớt đi những hoạ tiết kết cấu cầu kỳ. Nhìn chung kiến
trúc giai đoạn này mang phong cách sang trọng, đơn giản và xen lẫn một số nét Á Đông
như sự xuất hiện của mái ngói, cửa sổ vuông rộng. Kiến trúc không nhấn mạnh vào sự
đối xứng mà biến tấu hài hoà, chan hoà với tự nhiên.Tiêu biểu cho kiến trúc thời kỳ này là
Đại học tổng hợp Hà Nội, toà nhà Bộ Ngoại giao, Bảo tàng lịch sử, Viện Pasteur, nhà thờ
Cửa Bắc...
Ngoài ra, kiến trúc cổ thời kỳ Pháp thuộc còn ghi nhận khoảng hơn 900 biệt thự
cổ ở Hà Nội, hiện nay một phần bị cắt xẻ ra thành những khu nhà đông dân cư, một
phần được sử dụng làm tư dinh của những lãnh đạo cao cấp hoặc các trụ sở, cơ quan nhà
nước và các đại sứ quán.
2. Ý nghĩa lịch sử, văn hoá của các công trình kiến trúc cổ ở Hà Nội
Trước hết phải khẳng định rằng kiến trúc và văn hoá lịch sử có mối quan hệ
khăng khít với nhau. Khách du lịch không bị hấp dẫn bởi một công trình kiến trúc
chỉ vì vẻ bề ngoài của nó. Cái làm nên sự lôi cuốn cho kiến trúc cổ chính là chiều sâu
văn hoá lịch sử. Điều gì khiến cho những viên gạch đã phủ kín rêu và xỉn màu lại có
thể được coi là đẹp? Điều gì khiến cho nhà nước phải tiêu tốn hàng trăm tỉ đồng để
bảo tồn những khu di tích đã nứt rạn theo thời gian? Có nhiều câu hỏi được đặt ra
như vậy và chỉ có thể tìm câu trả lời bằng những dày công nghiên cứu nhằm mục
đích giải mã sự hấp dẫn của kiến trúc cổ Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.

đô hộ khai sinh ra nước Vạn Xuân năm 544. Chùa Lý Quốc Sư được xây
dựng dưới
thời Lý để thờ Lý Quốc Sư Nguyễn Minh Không…
Kiến trúc cổ còn phản ánh đặc điểm kinh tế- xã hội của từng thời kỳ khác
nhau. Nước ta đã trải qua nhiều thời kỳ chiến tranh, sự hưng thịnh rồi suy vong của
các triều đại phong kiến. Điều này khiến cho các công trình kiến trúc còn tồn tại có
đặc điểm nổi bật là trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo. Chính vì thế, các công trình
kiến trúc cổ Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng mang trên mình dấu ấn của
-9-
nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau. Kiến trúc còn là bức tranh toàn cảnh cho sự phát
triển
của đất nước qua các thời kỳ. Ví dụ như dưới thời Lý, Trần, đất nước phát triển
hưng
thịnh nên các công trình kiến trúc có quy mô bề thế, hoa văn hoạ tiết mang màu sắc
thiên nhiên vui tươi sống động hoặc lấy cảm hứng từ cảnh sinh hoạt yên
bình của
người dân. Sang đến thời Lê, đất nước vừa trải qua ách đô hộ của nhà
Minh, Lê Lợi
đã đấu khởi nghĩa giải phóng đất nước, kiến trúc mang nặng uy quyền phong kiến. Đến
những thời kỳ sau, giai cấp phong kiến yếu thế, kiến trúc nổi lên là kiến trúc mang phong
cách dân gian, đơn gi ản.
2.2. Kiến trúc cổ là di sản văn hóa to lớn
Không chỉ là minh chứng cho từng thời kỳ lịch sử, các công trình kiến trúc cổ còn
là hiện thân của những giá trị văn hoá truyền thống.
Trước hết, kiến trúc cổ phản ánh đặc điểm địa lý và điều kiện sinh hoạt của
người Việt từ ngàn đời nay. Tại sao kiến trúc phong kiến Việt Nam lại khác kiến trúc
phong kiến ở Campuchia, Ấn Độ hay Châu Âu? Đó là vì kiến trúc mang những đặc

màu đỏ? Đứng ở góc độ thẩm mỹ mà xem xét không gian xung quanh thì có vè đó
là màu tất yếu để làm nổi bật cây cầu. Nhưng trên thực tế, màu sắc này mang nhiều
ý nghĩa hơn thế. Theo nghĩa xưa, Thê Húc có nghĩa là đón ánh sáng ban mai về miền
đất thánh thiện từ Đông sang Tây. Vì nghĩa ấy nên cầu được xây về hướng đông và
được sơn màu đỏ thể hiện màu của sự sống, của mọi nguồn hạnh phúc. Cầu Thê Húc
được xây dựng với ý nghĩa: “biểu tượng của mặt trời”. Sự hoà quyện của tôn giáo
vào kiến trúc cũng có thể thấy rõ qua các triều đại Việt Nam. Ví dụ như thời Lý-
Trần, Phật giáo phát triển nên kiến trúc phổ biến là kiến trúc chùa chiền, đình tháp
mang hơi hướng phật giáo. Đến thời kỳ Nho giáo thịnh hành, kiến trúc lại ảnh hưởng
sâu sắc đặc điểm kiến trúc Nho giáo, tuân theo những học thuyết của Khổng Tử từ
những cách bài trí đến hoa văn hoạ tiết, kết cấu xây dựng…Hay như thời kỳ thuộc
địa nửa phong kiến, kiến trúc ghi nhận một loại hình mới: kiến trúc theo lối kiến trúc
cổ châu Âu và mang nặng hơi hướng thiên chúa giáo thể hiện ở hoạ tiết trang trí, kết
cấu mái vòm…
Kiến trúc cổ ở Việt Nam và Hà Nội là sự hoà trộn của các nền văn hoá đa
dạng, phong phú. Đây là đặc điểm tạo nên sự độc đáo của kiến trúc cổ Hà Nội nói
riêng và Việt Nam nói chung. Quần thể kiến trúc Hà Nội có thể coi là độc đáo với sự
đan xen kiến trúc nhiều thời kỳ, của kiến trúc Phương Đông và kiến trúc Phương
Tây. Đã có thời kỳ, kiến trúc cổ thời Pháp thuộc để lại không được nhìn nhận với
đúng giá trị của nó vì bị xem là minh chứng của thời kỳ đô hộ. Nhiều nơi, nhân dân
-11-
phá bỏ các lô cốt, pháo đài… Nhưng nhìn chung, kiến trúc cổ để lại, dù trong hoàn cảnh
nào, cũng là những tài sản quý giá và đáng trân trọng.
2.3. Kiến trúc cổ mang ý nghĩa định hƣớng cho tƣơng lai
Kiến trúc cổ không chỉ có giá trị lưu giữ văn hoá lịch sử mà còn có tính định
hướng cho kiến trúc tương lai. Kiến trúc mỗi thời kỳ không phải là sản phẩm hoàn
toàn mới của con người thời kỳ đó. Kiến trúc, cũng như nhiều mặt khác của tự nhiên

nghĩa là phát triển. Tăng trưởng phải tạo ra sự biến đổi về mặt cơ cấu, nội hàm theo
chiều hướng tích cực mới được gọi là phát triển. Tuy nhiên, vấn đề chúng ta quan
tâm không đơn thuần là phát triển mà là phát triển bền vững. Vậy phát triển bền
vững là gì? Xin được trích dẫn nguyên văn khái niệm “Phát triển bền vững” trong
wikipedia. Theo đó, “ phát triển bền vững là một khái niệm nhằm định nghĩa một sự
phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải đảm bảo sự tiếp tục phát triển trong
tương lai xa.” Từ đó có thể hiểu rằng Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu
hiện tại của du khách và khai thác các vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng
đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ trong tương lai. Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản
lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng những nhu
cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hoá, các quá
trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ đảm bảo sự sống.
1.2. Những nhân tố để phát triển du lịch bền vững
Có nhiều nhân tố để phát triển du lịch nói chung, nhưng để phát triển du lịch bền
vững thì cần những nhân tố cơ bản sau:
- Tiềm năng của đất nước và con người: Du lịch để phát triển được thì trước hết
cần có tiềm năng phát triển du lịch. Tiềm năng này có thể là cảnh quan tự nhiên hoặc
chiều sâu văn hoá, lịch sử. Du lịch phát triển mà không dựa trên việc khai thác những
tiềm năng về con người, cảnh quan và văn hoá của đất nước mà mang tính nhân tạo
nhiều thì sẽ không thể phát triển bền vững trong tương lai.
- Chính sách khai thác và phát triển du lịch đúng đắn: Tiềm năng du lịch là
quan trọng nhưng chỉ là tiền đề cơ bản. Du lịch có phát triển hay không và phát triển
như thế nào, ồ ạt hay bền vững là phụ thuộc vào chính sách khai thác du lịch của mỗi
quốc gia. Trong số du khách đi tham quan có rất nhiều người mong muốn tìm hiểu
những khác biệt về thiên nhiên, văn hóa.. mà ở đất nước hay vùng sinh sống của họ
không có. Vấn đề là phải phát hiện ra bản sắc của đất nước con người, sự khác biệt
làm nên nét độc đáo cho nền văn hoá, lựa chọn đầu tư vào khía cạnh nào và đầu tư
như thế nào cho thích hợp thì mới có thể phát triển du lịch một cách bền vững.
nơi thích hợp để phát triển những loại hình du lịch khác. Thứ nhất, địa hình nhỏ hẹp,
dân cư đông đúc, nếp sinh hoạt mang tính cộng đồng với nhiều nếp nhà nhỏ, phố xá
nhà cửa san sát nên những loại hình du lịch với nhu cầu tìm đến một nơi an dưỡng
nghỉ ngơi sau khi làm việc căng thẳng như du lịch MICE hay du lịch sinh thái là
không thích hợp. Khu vực ngoài nội thành Hà Nội cũng đã phát triển du lịch sinh
thái trong nhiều năm gần đây nhưng chỉ thu hút đại bộ phận giới trẻ trong nước, còn
du khách nước ngoài hầu như không có. Như vậy, việc phát triển du lịch ở những
khu vực này chưa đáp ứng được nhu cầu du lịch sinh thái thực sự, chất lượng chưa
-14-
cao và không cạnh tranh được với nhiều địa phương khác trong cả nước và các quốc
gia trong khu vực. Thứ hai, Hà Nội là một thủ đô có bề dày văn hiến, mặc dù trong
thời kỳ hội nhập và phát triển nhanh chóng nhưng thói quen sinh ho ạt ồn ào, xô bồ
vẫn không phải là thích hợp trong thời đại hiện nay. Hà Nội chưa và không thể lại trở
thành một kinh đô thời trang hay một trung tâm mua sắm như Hồng Kông hay
Paris…với sự khác biệt văn hoá sâu sắc. Lối sống khẩn trương, ồn ào náo nhiệt
không phù hợp với những đặc thù, cảnh quan vốn có của Hà Nội. Nếu phát triển du
lịch theo hướng như trên thì Hà Nội cũng không có tính cạnh tranh với nhiều thành
phố trong khu vực và trên thế giới, và có nguy cơ dẫn đến sự suy tàn những truyền
thống văn hoá tốt đẹp gìn giữ được.
Do vậy, phát triển du lịch văn hoá ở Hà Nội là thích hợp nhất. Việc chọn lựa
những nét văn hóa đặc trưng để quảng bá, cũng như việc quảng bá văn hoá Hà Nội như
thế nào, là những vấn đề cơ bản cần bàn luận hiện nay để tạo ra hình ảnh một thủ đô
ngàn năm văn hiến, một cái nôi của nền văn hoá Việt.
Trong phát triển bền vững du lịch Hà Nội theo hƣớng phát triển du lịch
văn hóa nói trên, các công trình kiến trúc cổ giữ một vai trò hết sức quan trọng.
Xét ở phương diện mỹ quan thủ đô, thì kiến trúc cổ tạo nên diện mạo và sức
thuyết phục của một thủ đô giàu truyền thống văn hoá. Hà Nội chắc chắn sẽ kém sức

di tích kiến trúc cổ. Bản thân người Việt sinh sống và làm việc tại Hà Nội, do quen
thuộc với các công trình kiến trúc cổ nên chưa có nhận thức đúng hoặc nhận thức sai
về những giá trị văn hoá quý giá. Có nhiều nét độc đáo của di tích hấp dẫn du khách
nước ngoài hơn là du khách người Việt Nam. Do đó, phải nhận thức đúng và chú
trọng phát huy vai trò của kiến trúc cổ Hà Nội mới hy vọng thuyết phục được du
khách nước ngoài về du lịch văn hoá Hà Nội.
Về mặt ngoại giao, gìn giữ được các di tích kiến trúc cổ góp phần nâng cao vị
thế của Hà Nội trong con mắt bạn bè quốc tế. Trên thế giới, các quốc gia, thành phố
được coi trọng thường là những vùng có kinh tế phát triển cao hoặc những cái nôi
của văn minh nhân loại. Quần thể kiến trúc cổ phong phú và độc đáo của Hà Nội góp
phần không nhỏ vào việc tạo dựng bộ mặt của thủ đô và đất nước với rất nhiều di
tích lâu năm như Văn Miếu- Quốc Từ Giám, chùa Một Cột, chùa Trấn Quốc…Muốn
phát triển du lịch bền vững, trước tiên phải tạo dựng được chỗ đứng trong lòng bạn
bè quốc tế và các công trình kiến trúc cổ Hà Nội phải có vị trí chủ đạo.
Du lịch bền vững gắn liền với lợi ích kinh tế lâu dài. Trong phát triển bền
vững du lịch Hà Nội thì bảo tồn di tích kiến trúc cổ có thể được coi là một loại hình
-16-
kinh doanh bền vững. Đầu tư bảo tồn đáp ứng tiêu chuẩn chính là mở ra cơ hội lớn
về du lịch. Thu nhập từ du lịch văn hoá không mạnh mẽ bằng một số loại hình khác
nhưng nếu có những biện pháp thích hợp phát huy vai trò kiến trúc cổ Hà Nội trong
phát triển du lịch thì du lịch văn hoá Hà Nội hứa hẹn sẽ là ngành có sự tăng trưởng
bền vững.
Qua phân tích từng khía cạnh như trên, có thể thấy vai trò của kiến trúc cổ Hà Nội
trong phát triển du lịch bền vững là hết sức quan trọng. Du lịch Hà Nội nói riêng và Việt
Nam nói chung muốn phát triển theo hướng bền vững cần thiết phải nhận thức đúng
vai trò của kiến trúc cổ, từ đó có những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các
công trình này.

còn hạn chế. Ngoài ra, do có sự liên hệ mật thiết giữa các loại giá trị sử dụng tr ên-
mỗi công trình kiến trúc cổ có thể cùng lúc mang trong mình những giá trị sử dụng
khác nhau- nên trong nghiên cứu cũng không tránh khỏi trộn lẫn và đan xen giữa ba
nhóm giá trị sử dụng trên. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu sẽ cố hết sức để phân tách
các cụm giá trị này, giúp việc nhận biết thực trạng hoạt động các công trình kiến trúc
-18-
cổ được dễ dàng. Xin lưu ý việc phân chia các công trình kiến trúc cổ vào ba nhóm trên
được căn cứ vào giá trị sử dụng chính của các công trình đó.
1. Thực trạng hoạt động của các công trình kiến trúc cổ phục vụ mục đích tâm
linh
1.1. Giá trị của các công trình kiến trúc cổ phục vụ mục đích tâm linh chƣa
đƣợc hiểu biết rộng rãi.
Các công trình kiến trúc cổ phục vụ mục đích tâm linh gồm phần lớn l à các
công trình kiến trúc cổ phong kiến như đình, đền, chùa. Ngoài ra còn có nhà thờ
Thiên chúa giáo nhưng hoạt động lắng hơn và chủ yếu dành cho giáo dân. Đình-đền-
chùa là những chốn tôn nghiêm, mang những dấu ấn đặc trưng của văn hóa Việt
Nam. Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn một số đình chùa được xây
dựng từ xa xưa như chùa Bát Tháp, đình Kim Liên, đền Bạch Mã, v.v.. Không chỉ có
cảnh quan đẹp mà các đình chùa này còn lưu giữ được những hiện vật có giá trị lịch
sử, nghệ thuật, kiến trúc. Cùng với sự gia tăng mức thu nhập, nhu cầu h ướng tới
những giá trị tín ngưỡng của con người cũng ngày càng lớn hơn. Tại những ngôi
chùa cổ nổi tiếng như chùa Một Cột, đền Bạch Mã, hay chùa Hà, không chỉ vào
những dịp lễ lớn như lễ hội chính của chùa hay Tết Nguyên Đán mà ngày rằm, mồng
Một, hay cả ngày thường, đều rất đông du khách đến thăm quan và cúng bái. Có thể
nói, hoạt động tín ngưỡng ở Hà Nội tương đối sôi nổi so với các địa phương khác
trên toàn quốc. Chùa chiền cũng vì thế mà được quan tâm đóng góp sửa sang và xây
dựng mới nhiều. Điều này cho thấy vai trò của các công trình kiến trúc phục vụ mục

còn bị sử dụng vào những hoạt động khác và đa phần là theo nghĩa không mấy tích cực.
Nhẹ nhàng thì là việc chiếm dụng khuôn viên chùa chiền, di tích kiến trúc cổ làm nơi
kinh doanh bày bán hàng tạp phẩm, nặng hơn thì tận dụng khuôn viên di tích làm bãi để
xe, nhà ở. Theo nhận định chung, ngoài những đình chùa có tường bao kiên cố tách
bạch khuôn viên với khu dân cư bên ngoài hoặc những di tích ở vị trí đặc biệt như chùa
Trấn Quốc ít có khả năng bị lạm dụng ra , còn lại đa phần các chùa chiền hiện nay bị xâm
lấn ít nhiều.
Đối với những chùa cổ chưa được khai thác cho mục đích du lịch và do đó
chưa thu hút được sự chú ý của đông đảo dư luận như chùa Bát Tháp hay chùa Am
Cây Đề (số 2 phố Lê Trực, phường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình) thì tình trạng phổ
biến nhất đang diễn ra với các công trình kiến trúc cổ này là việc bị các hộ dân xung
quanh lấn đất, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mỹ quan cũng như đến các bộ phận
của quần thể kiến trúc. Với chùa Am Cây Đề- một di tích được xếp hạng di tích kiến
-20-
trúc nghệ thuật - ngay cổng chùa đã được những hộ dân xung quanh tận dụng l àm
lối đi
và bãi dựng xe máy miễn phí, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc ra vào
chùa và
đến mỹ quan chùa. Phía trong chùa với sự tiết kiệm từng milimet khối không gian của các
hộ dân bên cạnh, người ta khó có thể tưởng tượng đây là một công trình mang giá trị văn
hóa và nghệ thuật kiến trúc sâu sắc.
Những ngôi chùa cổ khác nằm ở khu đông dân cư hơn việc lấn chiếm không gian
di tích còn diễn ra mạnh mẽ hơn. Chùa Vĩnh
Trù (59 phố Hàng Lược, quận Hoàn Kiếm) đã được
Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao
và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử-văn hóa, là
một điểm đến trong tuyến tham quan du lịch khu

khác biệt với những di sản thiên nhiên như vịnh Hạ Long hay khu di tích cũ thánh
địa Mỹ Sơn. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đô thị hóa nhanh chóng của Hà Nội
những năm qua đã tác động mạnh mẽ đến các di sản này cả theo chiều hướng tích
cực và tiêu cực. Ngoài một số điểm nhấn trong công tác bảo tồn v à sử dụng các công
trình kiến trúc cổ thuộc hai khu vực này, phần lớn các công trình còn lại chưa được
quan tâm chú ý đúng mức.
2.1. Thực trạng hoạt động của các công trình kiến trúc thuộc khu phố cổ
Khu phố cổ Hà Nội, thường được gọi là “Hà Nội 36 phố phường”, hình thành từ
đầu thế kỷ 15, giới hạn bởi phía Bắc l à đường Hàng Đậu, phía Nam là các đường phố
Hàng Bông-Hàng Gai - Cầu Gỗ và Hàng Thùng, phía Đông là đường Trần Nhật Duật -
Trần Quang Khải và phía Tây là đường Phùng Hưng, được khoanh lại trong một diện
tích khoảng 105 ha. Khu Phố cổ H à nội là một quần thể kiến trúc độc đáo, mang nặng
bản sắc dân tộc Việt với những mái ngói r êu phong cổ kính, những ngôi nhà nhỏ hình
ống xen kẽ, hòa quyện vào nhau, tạo nên không gian kiến trúc cổ sinh động, đa dạng.
Trải qua hàng trăm năm lịch sử, dưới tác động của thời gian, chiến tranh tàn phá, và con
người, những công trình kiến trúc cổ thuộc phạm vi khu phố cổ đang biến đổi sâu sắc và
phần lớn theo hướng tiêu cực.
Trong các căn nhà thuộc khu phố cổ có nhiều nhà tuổi đời tới hàng trăm năm,
do điều kiện kinh tế và công nghệ lúc xây dựng không có những vật liệu siêu bền,
siêu cứng như sắt, thép, xi măng... mà chỉ có gạch thô mái ngói, bền nhất mới chỉ có

Trích đoạn Nét đặc sắc của kiến trúc cổ Hà Nộ Những giải pháp gìn giữ và phát huy nét đặc sắc của kiến trúc cổ Hà Nộ Thống nhất và xây dựng biểu tượng cho du lịch Hà Nộ Đa dạng hoá các hình thức quảng bá du lịch KẾT LUẬN CHUNG
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status