Chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của Việt nam từ nay đến năm 2003 - Pdf 23

LỜI NÓI ĐẦU
Thế giới đã và đang diễn ra những biến đổi to lớn và sâu sắc. Những thay
đổi đó, một mặt tạo ra những cơ hội thuận lợi cho các nước đang trên đà phát
triển có thể nắm bắt vươn tới nhằm đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế
xã hội, mặt khác đang đặt ra những thách thức, những vấn đề phức tạp hơn mà
mỗi quốc gia phải đối phó giải quyết.
Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới đang phát
triển như vũ bão với tốc độ nhanh trên tất cả các lĩnh vực. Sự phát triển của khoa
học công nghệ đã đẩy nhanh quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới. Hợp
tác quốc tế đã trở thành yêu cầu tất yếu đối với sự phát triển đi lên của mỗi quốc
gia. Để hội nhập vào nền kinh tế khu vực và trên thế giới, Việt nam cần phải có
các chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn, phù hợp với khả năng của mình.
Chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu là một chiến lược của toàn bộ nền
kinh tế, của toàn xã hội.
Để khắc phục nguy cơ tụt hậu về kinh tế và thực hiện mục tiêu phát triển
kinh tế xã hội đến năm 2000 và các năm tiếp theo. Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ VIII đã khẳng định và nhất quán thực hiện “Chiến lược tăng trưởng dựa
vào xuất khẩu”.
Đã có nhiều bài viết về vấn đề này, tuy nhiên mỗi bài viết lại đề cập đến
một khía cạnh khác nhau, chưa nêu lên được toàn cảnh trong quá trình thực
hiện. Để góp phần làm sáng tỏ vấn đề, em lựa chọn đề tài: “Chiến lược tăng
trưởng dựa vào xuất khẩu của Việt nam từ nay đến năm 2003”.
Trong bài viết, em xin trình bày các nội dung:
- Chương I: Tổng quan chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu.
- Chương II: Chính sách trong chiến lược thúc đẩy xuất khẩu.
- Chương III: Tình hình xuất khẩu của Việt nam trong thời gian qua.
- Chương IV: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh chiến lược
tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của Việt nam.
1
Trong quá trình nghiên cứu, do kiến thức hiểu biết còn hạn chế, nên trong
bài viết không tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong được sự đóng góp của

với nó là chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang công - nông nghiệp - dịch vụ.
Đây là chiến lược truyền thống về công nghiệp hoá.
3
Thứ hai, vào những năm 50 của thế kỷ này, một số nước đang phát triển,
sau khi giành được độc lập dân tộc đã áp dụng chiến lược công nghiệp hoá thay
thế nhập khẩu. Về cơ bản, chiến lược này dựa vào độc lập dân tộc, muốn xây
dựng một nền công nghiệp dân tộc bằng cách tự tạo cho mình một nền khoa học
công nghệ trên cơ sở đóng cửa, bảo hộ sản xuất trong nước, nhằm sản xuất ra
hàng hoá tiêu dùng trước đây vẫn phải nhập khẩu.
Thứ ba, thông qua con đường nhập khẩu ngay từ đầu để tranh thủ những
tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại của thế giới dựa vào lợi thế so sánh của đất
nước nhằm đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu, từ đó tiến hành hiện đại hoá đất
nước. Cách đi này gọi là công nghiệp hoá theo hướng xuất khẩu.
Đối với cách đi thứ nhất, đã có nhiều công trình nghiên cứu và đã có
nhiều kết luận khá rõ ràng. Trong khi đó, cách đi thứ hai và thứ ba đối với nước
ta và các nước đang phát triển nói chung còn nhiều vấn đề cần phải được tổng
kết và làm sáng tỏ.
Ở nước ta, khi xác định những quan diểm lớn về công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng đã
khẳng định “kiên trì chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế
nhập khẩu những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả, phát huy lợi thế so
sánh của đất nước cũng như từng ngành, từng vùng, từng lĩnh vực trong từng
thời kỳ, không ngừng nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, thị
trường khu vực và thị trường quốc tế”. Chính vì vậy, vấn đề công nghiệp hoá,
hiện đại hoá theo hướng xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu đang là vấn đề
bức xúc.
2. Xu hướng trong chiến lược thương mại của các nước.
Trong chiến lược thương mại của các nước có ba mô hình phát triển
thương mại quốc tế. Một là chiến lược phát triển sản phẩm sơ chế; hai là chiến
lược sản xuất hàng nội địa thay thế hàng nhập khẩu; ba là chiến lược sản xuất

5
Song kinh nghiệm của các nước đi trước cho thấy: nếu chúng ta dừng lại
quá lâu ở giai đoạn chiến lược thay thế nhập khẩu sẽ vấp phải những trở ngại
lớn.
Chiến lược sản xuất hàng nội địa thay thế hàng nhập khẩu thực chất nhằm
vào thoả mãn nhu cầu trong nước là chính, chú trọng nhiều đến tự cấp của thị
trường nội địa. Với chiến lược như vậy, ngoại thương không được coi trọng, coi
nhẹ mặt tích cực của kinh tế thế giới đối với sự phát triển kinh tế trong nước.
Điều này sẽ hạn chế khai thác tiềm năng của đất nước trong việc phát triển ngoại
thương. Kinh tế các nước đang phát triển trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá là
nền kinh tế thiếu thốn đủ thứ như: vốn ít, tổng cầu vượt quá tổng cung, thường
thông qua nhập khẩu để cân bằng xu thế này và không thể khắc phục được ngay
trong thời gian ngắn. Nếu chúng ta hạn chế quá mức việc nhập khẩu, thực hiện
chính sách bảo hộ không thích hợp sẽ làm giảm tốc độ phát triển kinh tế. Cán
cân thương mại ngày càng thiếu hụt, nạn thiếu ngoại tệ là trở ngại cho việc phát
triển. Thực hiện thay thế nhập khẩu tuy tiết kiệm được ngoại tệ trên phương diện
thành phẩm nhưng lại đòi hỏi nhập khẩu nhiều nguyên liệu và bán thành phẩm
hơn để tăng cường cung ứng cho sản xuất trong nước, đồng thời sản xuất thay
thế nhập khẩu còn hạn chế việc phát triển các ngành sản xuất hàng xuất khẩu và
sản phẩm thu ngoại tệ. Do đó, không phải là chiến lược lâu dài để bù vào chỗ
thiếu hụt cán cân thương mại.
Thực hiện chiến lược sản xuất thay thế nhập khẩu nói chung được bảo hộ
bằng thuế quan, tăng cường các biện pháp hành chính... Điều này làm cho các
doanh nghiệp không năng động, thiếu cơ hội tìm kiếm ưu thế cạnh tranh quốc tế,
tìm kiếm mở rộng thị trường, tiếp cận vốn...
Bản thân chiến lược thay thế nhập khẩu không thể đưa tới mức độ mong
muốn về công nghiệp hoá. Thực tế này đã được các nước công nghiệp hoá nhỏ
hơn nhận biết nhanh chóng và đã chuyển sang chiến lược định hướng xuất khẩu.
Singapore là một minh hoạ cho sự sớm chuyển biến đó.
6

s
và các nước ASEAN đã nhanh chóng trở thành các “con
rồng” chính là nhờ thực hiện thành công chiến lược hướng về xuất khẩu. Tuy
nhiên quá trình thực hiện chiến lược này không phải ở các nước đều như nhau
mà thường được vận dụng phù hợp với những nét đặc thù của mỗi nước. Có
nước thực hiện chiến lược “hướng về xuất khẩu” gắn bó hoàn toàn với thị
trường bên ngoài. Có nước kết hợp giữa hướng vào xuất khẩu với việc củng cố
thị trường nội địa... Thực tế cho thấy nếu nền kinh tế “mở cửa” nhưng phụ thuộc
hoàn toàn vào thị trường quốc tế sẽ dẫn đến mất ổn định kinh tế trong nước.
Trong điều kiện thế giới diễn ra cạnh tranh gay gắt, chính sách “mở cửa” phù
hợp là mở cả hai hướng: thị trường thế giới và thị trường nội địa.
3. Việt nam thực hiện chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu là một tất yếu.
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ VIII đã chủ trương: “Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập
với khu vực và thế giới, hướng mạnh mẽ về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập
khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả”.
Hơn nữa, kinh nghiệm quốc tế cho thấy trong điều kiện hiện đại, muốn
tăng trưởng nhanh, lâu bền, ổn định, cần tạo ra một động lực mạnh là tăng
trưởng xuất khẩu. Các nước Đông Nam Á sở dĩ vượt hẳn nhiều nước khác có
cùng điểm xuất phát là do họ theo đuổi mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu
trong nhiều năm liên tục. Nhưng ta phải thấy rằng chiến lược tăng trưởng xuất
khẩu được thực thi ở đây là tăng trưởng xuất khẩu hàng chế tạo.
Những điều nói trên, gợi ý quan trọng về nguyên tắc lựa chọn chiến lược
mô hình công nghiệp hoá cho quốc gia đi sau. Tuy nhiên không nên quên rằng
so với thời đại của các “con rồng” trước đây, điều kiện phát triển hiện nay của
những nước đi sau như nước ta, đặc biệt là trong hoàn cảnh quốc tế có nhiều
biến đổi sâu sắc. Đó chính là những lý do để khẳng định tính đúng đắn của việc
lựa chọn chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của Đảng và nhà nước ta.
Chiến lược tăng trưởng dựa trên xuất khẩu mang tính quy luật và tính quy
luật này quy định cả từ hai phía: yêu cầu và khả năng thực hiện.

9
Ngoài những tất yếu trên của việc chuyển sang chiến lược hướng về xuất
khẩu, còn một tất yếu quan trọng khác nữa đó là do vai trò quan trọng của xuất
khẩu đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
II. VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH
TẾ ĐẤT NƯỚC.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt nam đã có nhiều biến đổi sâu
sắc trên tầm vĩ mô và vi mô. Đó là do sự thay đổi chính sách của Đảng và nhà
nước ta, chuyển từ cơ chế tập trung sang cơ chế thị trường có sự điều tiết và
quản lý cuả nhà nước. Cùng với việc thực hiện chính sách mở cửa thì việc buôn
bán giữa các quốc gia ngày càng phát triển. Vì vậy, Đảng và nhà nước ta rất coi
trọng hoạt động kinh tế đối ngoại và đặc biệt là hoạt động xuất khẩu. Để hoạt
động xuất khẩu đạt hiệu quả thì sản xuất trong nước phải sản xuất ra những sản
phẩm mà thế giới cần và thông qua đó vạch ra được những kế hoạch định hướng
phát triển phù hợp với yêu cầu chung của các nước trên thế giới. Có như vậy
Việt nam mới có thể sánh vai với các nước trong khu vực và các nước trên thế
giới. Vì vậy hoạt động xuất khẩu là hoạt động rất cần thiết. Xuất khẩu để đảm
bảo kim ngạch nhập khẩu phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước.
Mặt khác, xuất khẩu khai thác có hiệu quả lợi thế tuyệt đối, tương đối của
đất nước và kích thích các ngành kinh tế phát triển góp phần tăng tích luỹ vốn,
mở rộng sản xuất, tăng thu nhập cho nền kinh tế, cải thiện từng bước đời sống
nhân dân. Bởi vì nếu không có ngoại tệ thu được từ hoạt động xuất khẩu thì nền
sản xuất trong nước gặp rất nhiều khó khăn, điều đó thể hiện rõ ở chỗ nếu không
có ngoại tệ thì không có khả năng nhập máy móc thiết bị, nguyên liệu phục vụ
cho sản xuất.
Kinh nghiệm thực tế cho thấy, các nước có nguồn dự trữ ngoại tệ lớn như
Nhật Bản, Đài Loan, Singapore... đều là những nước có tỉ trọng xuất khẩu lớn
trên thế giới. Như vậy việc dự trữ ngoại tệ là rất cần thiết, đặc biệt là đối với
Việt nam hiện nay nguồn vốn trong nước còn hạn chế, trình độ phát triển chưa

11
thế, việc xuất khẩu còn cho phép mở rộng quy mô sản xuất và từ đó nhiều ngành
nghề mới ra đời phục vụ cho xuất khẩu, gây phản ứng dây chuyền giúp các
ngành kinh tế khác phát triển, kết quả là tăng tổng sản phẩm xã hội và giúp cho
nền kinh tế phát triển nhanh.
Chẳng hạn việc sản xuất gạo phát triển thì không những ngành trồng lúa
thực hiện việc mở rộng diện tích đất canh tác, tăng vụ để tăng sản lượng gạo để
xuất khẩu mà các ngành khác như dệt bao đay để đựng gạo, ngành say sát, chăn
nuôi... phát triển theo.
Ngoài ra, vai trò của xuất khẩu còn được thể hiện ở sự thay đổi cơ cấu
ngành theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tương đối của đất
nước. Trên thực tế cho thấy, bất cứ một quốc gia nào trên thế giới không bao giờ
tìm cách sản xuất tất cả các chủng loại hàng hoá trong khi khả năng và điều kiện
có hạn. Chính vì vậy mà nguyên tắc “lợi thế so sánh” được áp dụng vào mọi nền
sản xuất nhất là đối với những nước công nghiệp hoá.
Ở Việt nam chúng ta có rất nhiều tiềm năng để phát triển các mặt hàng
xuất khẩu, đó là lực lượng lao động dồi dào có trình độ văn hoá. Kết hợp với
nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú, thị trường rộng lớn, vị trí địa lý thuận
lợi cho việc phát triển kinh tế. Nhưng hiện nay Việt nam vẫn là một nước nghèo,
thiếu vốn, kỹ thuật, thiếu nguyên vật liệu và vật tư, thiếu thị trường tiêu thụ, kết
cấu hạ tầng yếu kém... Do vậy hoạt động xuất khẩu của Việt nam chưa phát triển
mạnh mẽ, do đó chúng ta cần phải khai thác triệt để lợi thế để mang lại hiệu quả
tốt hơn.
Cùng với những vai trò trên, hoạt động xuất khẩu còn cho phép tập trung
năng lực sản xuất cho những mặt hàng truyền thống được thị trường thế giới ưa
chuộng hay những mặt hàng tận dụng được những nguyên liệu có sẵn trong
nước hay các nước khác không làm được hoặc làm được nhưng giá thành cao
hơn. Thực tế cho thấy mấy năm gần đây những mặt hàng may mặc, thủ công mỹ
nghệ, gốm sứ, mây tre... vốn có truyền thống nay đã xuất khẩu được khối lượng
đáng kể và cũng đã chiếm lĩnh được thị trường khu vực và thế giới.

13
cho việc giao lưu buôn bán giữa các nước. Mặt khác về vận tải hàng không, tuy
chúng ta không có nhiều sân bay, nhưng chúng ta có sân bay Tân Sơn Nhất nằm
ở vị trí lý tưởng cách đều thủ đô các thành phố quan trọng trong vùng như Băng
Cốc (Thái Lan), Gia-các-ta (Indonexia), Manila (Philippin). Thông qua đó cho
phép chúng ta mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, đặc biệt là hoạt động kinh
doanh xuất nhập khẩu.
Cùng với vị trí địa lý thuận lợi, nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta
cũng là một trong những nguồn tiềm năng góp phần vào việc đẩy mạnh hoạt
động xuất khẩu. Với diện tích đất đai cả nước khoảng 360360 km
2
trong đó có
tới 50% đất dùng vào nông nghiệp và ngư nghiệp, thêm vào đó là khí hậu nhiệt
đới gió mùa, mưa nắng điều hoà cho phép chúng ta phát triển các mặt hàng nông
sản và lâm sản xuất khẩu có hiệu quả kinh tế cao như gạo, cao su và nông sản
nhiệt đới. Nước ta lại có hệ thống sông ngòi dày đặc giúp cho việc phát triển hệ
thống giao thông đường thuỷ tạo điều kiện phát huy thế mạnh cho việc vận
chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của nước ta với các nước trên thế giới được dễ
dàng hơn, thuận lợi hơn và chi phí thấp hơn so với các phương tiện khác.
Về nguồn nhân lực, dân số Việt nam là một nguồn lực lớn, là yếu tố số
một thúc đẩy quá trình phát triển của một nền kinh tế. Với dân số gần 80 triệu
dân, Việt nam là một thị trường đáng kể, là đối tượng quan tâm của giới kinh
doanh quốc tế.
Hơn nữa, Việt nam với tình hình chính trị - xã hội tương đối ổn định, tốc
độ tăng trưởng kinh tế mấy năm vừa qua đạt tỷ lệ cao so với các nước trong khu
vực và trên thế giới. Cụ thể như năm 1995, tốc độ tăng trưởng 9,5%; năm 1996
là 9,3%; năm 1997 là 9%. Chúng ta có sự cải thiện liên tục tình hình kinh tế
pháp luật và chính sách thương mại thông thoáng. Đó là những nhân tố tạo niềm
tin và sức hấp dẫn cho các đối tác nước ngoài.
 Thách đố:

vào thị trường thế giới, và tất cả các thành phần kinh tế được khuyến khích tham
gia vào sản xuất hàng xuất khẩu. Đồng thời cũng thông qua luật đầu tư này mà
15
quyền trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu của các ngành, các địa phương ngày
càng được mở rộng.
Bên cạnh việc ban hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam, chúng ta còn
có những bước thay đổi lớn trong quan hệ chính trị, ngoại giao. Cụ thể là đầu
năm 1994, mối quan hệ giữa Việt nam và Mỹ được bình thường hoá. Có thể nói
điều này đã mở cho Việt nam những bước tiến mới cho hoạt động xuất nhập
khẩu. Từ đây, Việt nam đã có cơ hội bắt tay và tiếp xúc được với nhiều nước
khác trên thế giới. Hàng hoá xuất khẩu của Việt nam đã xuất hiện ở nhiều thị
trường mới với số lượng ngày càng lớn.
Tiếp theo đó là một sự kiện cực kỳ quan trọng đối với Việt nam, đó là
việc gia nhập hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN vào tháng 7 năm
1995. Có thể nói đây thực sự là cái mốc rất lớn đánh dấu sự hội nhập thực sự
của nền kinh tế Việt nam vào khu vực và thế giới. Tuy khả năng về vốn và công
nghệ của các nước thuộc khối ASEAN không phải là lớn, nhưng lại là những
nước có nhu cầu tìm kiếm thị trường tiêu thụ hàng hoá và là nơi đầu tư có hiệu
quả. Trong khi đó, Việt nam với tài nguyên thiên nhiên phong phú, thị trường
lao động rẻ là lực hút đối với các nhà đầu tư. Thông qua việc đầu tư của các
nước ASEAN vào Việt nam, chúng ta có thể tiếp thu những công nghệ mới và
nâng cao chất lượng các mặt hàng phục vụ xuất khẩu.
Việt nam đang chuẩn bị gia nhập WTO. Đến tháng 11/1998 Việt nam
chính thức gia nhập APEC. Khi chúng ta gia nhập vào các tổ chức này, chúng ta
phải làm theo những quy định của tổ chức này. Trong đó quan trọng nhất là
những quy định về hàng rào thuế quan giữa các nước. Chúng ta phải đối phó với
sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế, chịu ảnh hưởng của xu thế “tự do
hoá thương mại”, của biến động giá cả quốc tế, lãi suất, tình hình cung cầu hàng
hoá và vốn đầu tư, nhu cầu đa dạng của thị trường.
Kể từ đầu tháng 7/1997 khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực với tâm

quan hệ với thị trường các nước SNG.
17
Lấy hiệu quả kinh tế của xuất nhập khẩu là mục tiêu lâu dài để tìm tòi và
tung ra thị trường những mặt hàng có chất lượng phù hợp. Thực hiện chiến lược
hướng mạnh về xuất khẩu đòi hỏi mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải
lấy hiệu quả kinh tế làm căn cứ để lựa chọn mặt hàng (trừ các mặt hàng thuộc
nhu cầu an ninh quốc gia), không nhất thiết phải tập trung vào các mặt hàng để
tăng hoặc đạt kim ngạch lớn nhưng không có hiệu quả hoặc đạt hiệu quả kinh tế
thấp.
Thị trường trong nước cũng như thị trường thế giới luôn có sự phân tầng
về thu nhập và trình độ tiêu dùng, ví dụ như các nước thuộc nhóm G7 (Anh,
Pháp, Canađa, Đức, Italia, Mỹ, Nhật Bản) luôn đòi hỏi hàng hoá, công nghệ và
dịch vụ đạt chất lượng cao. Phần lớn ở các nước đang phát triển có yêu cầu ở
mức thấp hơn. Bên cạnh đó còn có nhiều nước chậm phát triển thì các đòi hỏi ở
vào trình độ thấp. Với thực tế và xu hướng tiếp tục diễn ra trong thời gian tới
cần xem xét lại quan diểm về chất lượng hàng hoá của Việt nam. Hiện nay,
trong quan diểm về hàng hoá người ta ít chạy theo những mục tiêu chất lượng
cao mà chuyển sang chất lượng phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
Các nước như Trung Quốc, Hồng Kông, Thái Lan và nhiều nước khác
trên thế giới đã rất thành công trong chiến lược hướng về xuất khẩu, phần là họ
đã vận dụng tốt quan điểm này để đưa ra thị trường các hàng hoá dịch vụ có độ
đa dạng về cấp chất lượng. Việt nam chúng ta nên học tập những thành tựu đã
đạt được của họ.
Hoàn thiện hệ thống tổ chức và phương thức kinh doanh có hiệu quả
nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế và các loại hình
doanh nghiệp. Để đẩy mạnh xuất khẩu không chỉ có nhờ thị trường tiêu thụ hàng
hoá hoặc chờ hàng hoá được sản xuất ra có đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu mà còn
phải có các doanh nghiệp và các doanh gia có khả năng tổ chức và thực hiện tốt
nhiệm vụ xuất khẩu. Trong quá trình hoàn thiện hệ thống tổ chức sản xuất và
kinh doanh thương mại nhằm thực thi chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu còn

trên vốn cao và kỹ thuật hiện đại. Trong đó sự chuyển dịch cơ cấu hàng chế tạo
và tỉ lệ hàng chế tạo xuất khẩu có xu hướng tăng nhanh.
Công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu không phải là mục đích tự thân mà
nó là phạm trù lịch sử cho nên mục tiêu trực tiếp cụ thể không thể nào khác là
nhằm phát triển kinh tế xã hội nhanh, bền vững, có hiệu quả. Phấn đấu vượt qua
tình trạng nước nghèo và kém phát triển, cải thiện đời sống nhân dân, củng cố
quốc phòng và an ninh tạo điều kiện cho đất nước phát triển nhanh hơn vào thế
kỷ 21.
Thực chất của chiến lược kinh tế hướng về xuất khẩu là đặt nền kinh tế
quốc gia trong quan hệ cạnh tranh trên thị trường quốc tế nhằm phát huy lợi thế
so sánh, buộc sản xuất trong nước phải luôn đổi mới công nghệ, không thể tồn
tại với năng suất thấp kém, mau chóng nâng cao khả năng tiếp thị, tự do hoá
thương mại. Đích cuối cùng là đáp ứng nhanh nhạy nhu cầu của thị trường, kể
cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Hướng về xuất khẩu không có
nghĩa là xem nhẹ nhu cầu trong nước, không chú ý thay thế nhập khẩu.
Chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu nhằm:
 Để đảo bảo kim nghạch nhập khẩu phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá
hiện đại hoá đất nước
20
 Gắn sản xuất và nền kinh tế trong nước với các hoạt động của nền kinh tế thế
giới, nối kết các nền kinh tế với nhau và tạo ra một không gian kinh tế rộng
lớn hơn nhờ liên kết và buôn bán quốc tế.
 Tăng kim ngạch xuất khẩu nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế và tạo ra
ngoại tệ để nhập khẩu. Khai thác có hiệu quả lợi thế tuyệt đối và tương đối
của đất nước, kích thích các ngành kinh tế phát triển. Buộc các ngành kinh tế,
các cơ sở sản xuất kinh doanh phải đổi mới công nghệ, tiếp thu kỹ thuật mới,
phát huy lợi thế của các nước đi sau để đi tắt vào kỹ thuật tiên tiến nhất.
 Góp phần tăng tích luỹ và sử dụng vốn trong nước. Tận dụng được nguồn
vốn của nước ngoài có tính đến kinh nghiệm của các nước đi trước.
 Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước.

khẩu theo những hướng cơ bản sau:
Thứ nhất, giảm tỷ trọng xuất khẩu thô và sơ chế tăng tỷ trọng sản phẩm
chế biến ngày càng sâu và tinh, giảm tỷ trọng xuất khẩu nông sản, thuỷ sản thô.
Tiếp tục cấm xuất khẩu gỗ tròn, gỗ sẻ, giảm dần xuất khẩu dầu thô, quặng thô,
tài nguyên chưa qua chế biến. Chuyển từ xuất khẩu gạo, cà phê hạt, hạt điều, rau
quả sang thực phẩm chế biến như cà phê hoà tan... có bao bì hiện đại, mẫu mã
đẹp, thuận lợi cho bảo quản và sử dụng.
Thứ hai, tăng cường đầu tư cho công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu để
một mặt nâng cao giá trị hàng xuất khẩu mặt khác tận dụng được lao động trong
nước. Kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài để chế biến thành sản phẩm những ngành
cần đầu tư nhiều vốn để một phần thay thế hàng nhập khẩu.
Thứ ba, nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu để tăng sức cạnh tranh
hàng hoá của ta trên thị trường quốc tế.
Thứ tư, tạo ra những ngành hàng xuất khẩu mới có giá trị cao mạnh dạn
đào thải những mặt hàng xuất khẩu không mang lại hiệu quả kinh tế. Tiến hành
phát triển quy hoạch các mặt hàng chủ lực để xuất khẩu.
22
2. Chính sách gắn sản xuất với xuất khẩu.
Chính sách này có tầm quan trọng trong việc đẩy mạnh hàng xuất khẩu.
Chúng ta cần phải thấy được mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại giữa sản
xuất và xuất khẩu. Sản xuất tốt thì xuất khẩu tốt, kinh tế tăng trưởng và ngược
lại. Sản xuất là điều kiện cần của xuất khẩu. Muốn tạo ra được hàng hoá xuất
khẩu chiếm lĩnh được thị trường thì khâu sản xuất phải được chú trọng, để tạo ra
sản phẩm chất lượng tốt, giá thành hạ. Muốn vậy phải tạo điều kiện để người sản
xuất hiểu biết về thị trường của từng nước, từng khu vực trên thế giới và thị
trường trong nước. Thiết lập tốt mối quan hệ bạn hàng với các tổ chức và cá
nhân kinh doanh xuất nhập khẩu trong và ngoài nước thực hiện phương châm “
Buôn có bạn, bán có phường “ thực hiện các chính sách ưu đãi đối với các nhà
sản xuất hàng xuất khẩu như: các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu được
miễn thuế doanh thu. Các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu tăng lợi nhuận

năng lượng, dịch vụ bưu điện lắp ráp ôtô, chế biến hoa quả.
Với Singapore, ta có nhiều điều kiện tiếp xúc tăng cường quan hệ mậu
dịch, hợp tác xây dựng khách sạn làm hàng xuất khẩu, hợp tác nghiên cứu về
xây dựng hệ thống giao thông.
Với Thái Lan, ta có khả năng hợp tác khai thác đánh bắt nuôi trồng và chế
biến hải sản, khai thác đá quý, hợp tác liên doanh trồng và chế biến nông sản,
chế biến thức ăn gia súc, sản xuất hàng dệt, hàng tiêu dùng...
Với Philippin, ta cần thúc đẩy buôn bán hai chiều đồng thời xúc tiến các
liên doanh về lắp ráp ôtô, khai thác cát trắng, công nghiệp chế biến nông, lâm,
hải sản...
Với Indonesia ta có điều kiện tiếp tục buôn bán hai chiều nhập phân bón,
sắt thép thành phẩm và có thể hợp tác với Indonesia về các lĩnh vực dịch vụ
khách sạn, ngân hàng, hơi đốt, sản xuất URE, khai thác than...
Với Brunei, ta có thể liên doanh về hàng không, dịch vụ tranh thủ vốn và
hợp tác lao động.
24
Thị trường Nhật bản: Nhật bản hiện nay đã trở thành trung tâm giao dịch
chứng khoán, tiền tệ lớn thế giới. Nhật bản có thế mạnh về kinh tế, công nghiệp,
thương mại và thị trường. Nhật bản đang hướng vào các hoạt động tiền tệ vào
Châu Á muốn tăng cường buôn bán, đầu tư vào các nước Châu Á. Trong nhiều
năm qua Nhật bản là thị trường quan trọng của Việt nam. Nhật bản nhập khẩu
phần lớn là dầu thô, than đá, hàng thuỷ sản của Việt nam. Chính sách của Việt
nam chú trọng vào thị trường này là vì Nhật bản đã mở lại viện trợ phát triển
cho Việt nam vay. Nhật bản cần nhiều thứ của Việt nam như dầu thô hàng công
nghiệp may mặc, than đá, các mặt hàng thuỷ sản. Ngược lại, nước ta cần nhập
khẩu nhiều thứ của Nhật như máy móc, trang thiết bị điện tử tin học, nguyên
liệu, phân bón, hàng tiêu dùng...
Thị trường liên hiệp Châu âu EU (European Union). EU là thị trường lớn.
Trong quá khứ chúng ta ít buôn bán với thị trường này bởi chính sách phong toả
kinh tế đối với các nước XHCN của các nước đế quốc. Nhưng từ khi Liên xô và


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status