Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật canh tác đến năng xuất và chất lượng giống lúa J02 trong vụ xuân năm 2013 tại huyện Hoàng Su Phì - Pdf 24


Số hóa bởi trung tâm học liệu
1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LÈNG SEO SENG
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC ĐẾN NĂNG SUẤT
VÀ CHẤT LƢỢNG CỦA GIỐNG LÚA J02 TRONG
VỤ XUÂN NĂM 2013 TẠI HUYỆN HOÀNG SU PHÌ

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60 62 01 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đặng Quý Nhân


bộ môn cây Lương thực và cây Công nghiệp; Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên là người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian
thực hiện đề tài.
Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo
trong Khoa Nông học cùng các thầy cô giáo trong Ban Giám hiệu Trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi hoàn thành nghiên cứu đề
tài và hoàn thành luận văn của mình.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã động
viên khích lệ, giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 11 tháng 9 năm 2013
Tác giả luận văn
Lèng Seo Seng
Số hóa bởi trung tâm học liệu
iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH ix

2.2.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 25
2.2.2.2. Quy trình kỹ thuật 26
2.2.2.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 27
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu 30
Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 31
3.1. Điều kiện thời tiết khí hậu 31
3.2. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa
J02, vụ xuân năm 2013 tại huyện Hoàng Su Phì 33
3.2.1. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến thời gian sinh trưởng của giống lúa J02,
vụ xuân 2013 33
3.2.2. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến khả năng đẻ nhánh của giống lúa J02,
vụ xuân 2013 34
3.2.3. Ảnh hưởng của mật độ đến chiều cao cây và khả năng chống đổ của
giống lúa J02, vụ xuân 2013 38
3.2.3.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây 38
3.2.3.2. Chiều cao cây cuối cùng và khả năng chống đổ 40
3.2.4. Ảnh hưởng của mật độ đến tình hình sâu bệnh hại giống lúa J02, vụ
xuân 2013 41
3.2.5. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
của giống lúa J02, vụ xuân 2013 tại huyện Hoàng Su Phì 43
3.2.6. Hiệu quả kinh tế 46
3.3. Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng và năng suất của
giống lúa J02, vụ xuân 2013 tại huyện Hoàng Su Phì 48

Số hóa bởi trung tâm học liệu
v

3.3.1. Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến thời gian sinh trưởng của
giống lúa J02, vụ xuân 2013 tại huyện Hoàng Su Phì 48
3.3.2. Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến khả năng đẻ nhánh của

NSTT
: Năng suất thực thu
KL
: Khối lượng
ĐBSCL
: Đồng bằng Sông Cửu Long
NL
: Nhắc lại
BVTV
: Bảo vệ thực vật
NSLT
: Năng suất lý thuyết

Số hóa bởi trung tâm học liệu
vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Diễn biến diện tích, năng suất và sản lượng lúa trên thế giới giai
đoạn 1970 - 2012 17
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa gạo của 10 nước đứng đầu thế
giới năm 2012 18
Bảng 2.3. Diễn biến diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Việt Nam giai
đoạn 1970 - 2012 22
Bảng 3.1. Diễn biến thời tiết khí hậu từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2013 ở huyện
Hoàng Su Phì 32
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến thời gian sinh trưởng, phát triển của
giống lúa J02, vụ xuân 2013 tại huyện Hoàng Su Phì 34
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của mật độ đến động thái đẻ nhánh của giống lúa J02,
vụ xuân 2013 tại huyện Hoàng Su Phì 35

giống lúa J02, vụ xuân 2013 tại huyện Hoàng Su Phì 55
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất giống J02, vụ xuân 2013 56
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến hiệu quả kinh tế của
giống lúa J02, vụ xuân 2013 tại huyện Hoàng Su Phì 58 Số hóa bởi trung tâm học liệu
ix

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1. Ảnh hưởng của mật độ đến động thái đẻ nhánh của giống lúa J02,
vụ xuân 2013 tại huyện Hoàng Su Phì 36
Hình 3.2. Ảnh hưởng của mật độ đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của
giống lúa J02, vụ xuân 2013 tại huyện Hoàng Su Phì 40
Hình 3.3. Hệ tương quan giữa mật độ với một số yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất thực thu của giống lúa J02, vụ xuân năm 2013 46
Hình 3.4. Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến động thái đẻ nhánh của
giống lúa J02, vụ xuân 2013 tại huyện Hoàng Su Phì 50
Hình 3.5. Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến động thái tăng trưởng
chiều cao cây của giống lúa J02, vụ xuân 2013 tại Hoàng Su Phì . 53

1

Số hóa bởi trung tâm học liệu
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Lúa là cây lương thực chiếm vị trí quan trọng trong đời sống con người,
xếp thứ hai sau lúa mì. Sản phẩm của lúa có ảnh hưởng đến 65% dân số thế

Nguyên nhân dẫn đến tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của huyện
Hoàng Su Phì còn chậm là do kinh tế của huyện chủ yếu phụ thuộc vào sản
xuất nông nghiệp trong khi điều kiện tự nhiên không thuận lợi. Diện tích đất
đai hầu hết là núi cao, thời tiết khắc nghiệt, đặc biệt là do nhiệt độ thấp không
những hạn chế đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cây trồng mà còn hạn
chế đến việc mở rộng diện tích đặc biệt là lúa vụ xuân (năm 2012 diện tích lúa
ruộng của huyện là 3.757,3 ha, trong đó: diện tích lúa đông xuân 310,2 ha,
chiếm 8,3% diện tích đất trồng lúa). Để đảm bảo an ninh lượng thực, nâng cao
đời sống của nhân dân huyện cần có chiến lược đồng bộ, trong đó việc mở
rộng diện tích lúa vụ xuân, nâng cao hệ số sử dụng đất là rất cần thiết trong
giai đoạn hiện nay.
J02 là giống lúa thuộc nhóm Japonica do viện Di truyền Nông nghiệp
Việt Nam chọn tạo. Giống lúa J02 có chất lượng gạo ngon, chiều cao cây
trung bình, khả năng chống đổ, sâu bệnh hại, đặc biệt là khả năng chịu rét rất
tốt. Trong những năm qua, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã đưa
giống lúa J02 lên trồng thử ở huyện Hoàng Su Phì, kết quả cho thấy giống lúa
J02 có khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất khá cao trong điều
kiện vụ xuân. Tuy nhiên để mở rộng diện tích trồng giống lúa này cần nghiên
cứu để xác định quy trình kỹ thuật phù hợp.
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu một số
biện pháp kỹ thuật canh tác giống lúa J02 trong vụ xuân năm 2013 "
2. Mục tiêu của đề tài
Xác định được mật độ và tổ hợp NPK thích hợp nhằm nâng cao năng suất
và hiệu quả kinh tế cho giống lúa J02 tại huyện Hoàng Su Phì - Hà Giang.

Số hóa bởi trung tâm học liệu
3

3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá ảnh hưởng của mật độ và tổ hợp NPK đến khả năng sinh

số bông/m
2
(N), số hạt/bông (n), tỷ lệ hạt chắc (F) và khối lượng 1000 hạt
(W). Mối quan hệ phụ thuộc trên có thể biểu diễn bằng công thức:
Y= N * n * W * F * 10
-5
(tấn/ha)
Các yếu tố cấu thành năng suất có liên quan mật thiết với nhau. Số
bông/m
2
phụ thuộc vào tỷ lệ đẻ nhánh, mật độ cấy. Khi cây đẻ nhánh mạnh thì
số bông tăng. Khi số bông/m
2
tăng quá cao thì bông lúa bé đi, số hạt/bông
giảm, tỷ lệ hạt chắc/bông và khối lượng hạt cũng giảm. Để đạt được năng suất
cao cần điều khiển cho lúa có số bông tối ưu, đảm bảo số hạt/bông nhiều, tỷ lệ
hạt chắc cao và khối lượng hạt lớn (Nguyễn Văn Hoan, 2006)[14].
- Yếu tố ảnh hưởng đến số bông/m
2
: Số bông/m
2
được quyết định bởi 2
yếu tố chủ yếu là mật độ cấy và tỷ lệ nhánh đẻ (Nguyễn Văn Hoan, 2006)[14].
Muốn cho lúa đẻ nhánh tốt thì ngoài cấy mạ khỏe, đúng thời vụ, việc bón
phân thúc đẻ và thúc đòng ảnh hưởng có tính chất quyết định. Thời kỳ đẻ
nhánh cần được bón đủ đạm, lân và kali; thời kỳ làm đòng cần bón đạm và
kali (Lê Vĩnh Thảo, 2004 [26]).
- Yếu tố ảnh hưởng đến số hạt/bông: Số hạt/bông là do số lượng hoa
phân hóa và số lượng hoa thoái hóa quyết định (Nguyễn Văn Hoan,
2006)[14]. Tỷ lệ hoa phân hóa liên quan chặt đến chế độ chăm sóc, trong đó

khả năng cạnh tranh của 2 giống lúa Hokuriki 52 và Yamakogame cho biết: Các
giống lúa phản ứng với điều kiện phân bón khác nhau. Giống có tính thích ứng
cao trong điều kiện tự nhiên ít phân và tăng số lượng cây con ở mỗi đối tượng,
trong khi đó các giống cạnh tranh yếu bị thất bại nghiêm trọng trong điều kiện

Số hóa bởi trung tâm học liệu
6

trồng trọt bình thường, điều đó có nghĩa là giống khoẻ (Hokuriki 52) sẽ làm hại
nhiều cho giống yếu (Yamakogame) khi có đủ phân bón.
Theo Shi (1986)[48] cho rằng: Phân bón có tác dụng thúc đẩy hoạt
động quang hợp. Kết quả nghiên cứu các giống lúa Indica có phản ứng với
phân bón là tăng diện tích lá lớn hơn so với giống lúa Japonica nhưng lại phản
ứng yếu hơn khi hàm lượng phân bón tăng. Khi bàn về năng suất tác giả cho
biết: năng suất là kết quả của những giống có phản ứng tốt với phân bón và
biện pháp kỹ thuật. Ở vùng ôn đới, giống Japonica thường cho năng suất cao
vì nó phản ứng tốt với phân bón.
Theo kết quả nghiên cứu của Sinclair (1989)[47]: Hiệu suất bón đạm
cho lúa rất khác nhau: 1kg N cho từ 3,1 - 23 kg thóc.
Các công trình nghiên cứu của De Datta (1978)[40] Koyama
(1981)[43], Sinclair (1989)[47], Vlek (1986)[49] về đặc điểm bón phân cho
các giống lúa đều đi đến kết luận: Giống mới yêu cầu về phân bón nhất là lân
cao hơn giống cũ. Bón lân làm tăng khả năng hút đạm và kali. Là cơ sở để
tăng năng suất cây trồng. Để đánh giá khả năng cung cấp lân của đất cho cây
trồng, người ta dựa vào hàm lượng lân tổng số, phân lân bón cho lúa có hiệu
quả đứng thứ 2 sau đạm, nhưng trong một vài trường hợp, ở những đất nghèo
màu thì phân lân lại làm tăng năng suất nhiều hơn đạm. Tuy nhiên bón phân
lân cùng với đạm là điều kiện tốt để phát huy hiệu quả cao của phân lân. Khi
cây bị thiếu lân cây non có bộ lá hẹp, thường bị cuộn lại, sức đẻ nhánh giảm
và đẻ muộn, giai đoạn đẻ nhánh kéo dài. Ở thời kỳ lúa đẻ nhánh và tròn mình

nếu lượng đạm nhiều thì không có đỉnh thứ 2.
Tác giả đã đề nghị: Nếu lượng đạm ít sẽ bón vào 20 ngày trước trỗ.
Khi lượng đạm trung bình bón hai lần lúc lúa con gái và 20 ngày trước trỗ
bông, khi lượng đạm nhiều bón vào lúc lúa con gái.
Các nhà khoa học Trung Quốc đã kết luận: Với cùng một mức năng suất,
lúa lai hấp thu lượng đạm và lân thấp hơn so với lúa thuần, ở mức năng suất 75

Số hóa bởi trung tâm học liệu
8

tạ/ha lúa lai hấp thu đạm thấp hơn lúa thuần 4,8% hấp thu P
2
0
5
thấp hơn 18,2%.
Nhưng hấp thu K
2
0 cao hơn 30%. Với ruộng lúa cao sản thì hấp thu N cao hơn
lúa thuần 10%, hấp thu K
2
0 cao hơn 45% còn hấp thu P
2
0
5
bằng lúa thuần.
1.2.1.2. Những kết quả nghiên cứu về mật độ cấy trên thế giới
Mật độ cấy là số khóm cấy/m
2
. Lúa cấy được tính bằng khóm, lúa gieo
được tính bằng hạt mọc. Về nguyên tắc thì mật độ gieo hoặc cấy càng cao thì

Các tác giả sinh thái học đã nghiên cứu mối quan hệ giữa năng suất và
quần thể ruộng cây trồng và đều thống nhất rằng: các giống khác nhau phản
ứng với mật độ khác nhau, việc tăng mật độ ở một giới hạn nhất định thì năng
suất tăng nhưng vượt qua giới hạn đó năng suất không tăng mà còn giảm
xuống. Qua thực tế thí nghiệm nhiều năm đối với nhiều giống lúa khác nhau
S. Yoshida (1978) [50] cho rằng: Trong phạm vi khoảng cách 10 x 10 cm đến
50 x 50 cm khả năng đẻ nhánh có ảnh hưởng đến năng suất. Ông đã thấy rằng
năng suất của hạt giống IR - 154 - 451 (một giống đẻ nhánh ít) tăng lên với
việc giảm khoảng cách 10 x 10cm. Còn IR
8
(giống đẻ nhánh khỏe) năng suất
đạt cực đại ở khoảng cách cấy là 20 x 20 cm.
Các tác giả người Trung Quốc đã sử dụng tổ hợp lai 2 dòng PA
64S/9311 để nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của tổ hợp lai. Các tác giả sử dụng hai công thức cấy
thưa (90.000 khóm/ha) và công thức cấy truyền thống của Trung Quốc
(300.000 khóm/ha). Kết quả nghiên cứu cho thấy:
+ Số nhánh đẻ ở công thức cấy thưa giảm đáng kể so với công thức
cấy dầy vào thời điểm trước 10/5, nhưng đến sau 25/5 thì sự sai khác chỉ
còn rất nhỏ.
+ Kích thước nhánh đẻ ở công thức cấy thưa lớn hơn công thức cấy dầy
6,86%, tỷ lệ kết hạt thấp hơn 2,35% và khối lượng 1000 hạt cũng thấp hơn
0,86g. Năng suất của công thức cấy thưa giảm 17 - 19%.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu lúa ở Việt Nam
1.2.2.1. Tình hình nghiên cứu bón phân cho lúa ở Việt Nam
Theo Bùi Đình Dinh (1999) [9] cho rằng: Phân bón có từ rất lâu đời cùng
với sự ra đời của nền nông nghiệp và bắt đầu bằng việc sử dụng các loại phân
hữu cơ. Từ trước Công Nguyên con người đã quan tâm đến việc bón phân hữu
cơ cho ruộng, ở Trung Quốc đã biết bón phân xanh và phân bón đã được bắt đầu
sử dụng từ các phân của động vật và mở rộng ra các loại phân hữu cơ khác.

lượng dinh dưỡng dự trữ trong đất và khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây.
Lúa yêu cầu đạm ngay từ lúc nảy mầm và gần như đến cuối cùng của
thời kỳ sinh trưởng sinh thực. Tỷ lệ đạm trong cây so với trọng lượng chất

Số hóa bởi trung tâm học liệu
11

khô ở các thời kỳ như sau: Thời kỳ mạ 1,54%, đẻ nhánh 3,65%, làm đòng
3.06%, cuối làm đòng 1,95%, trổ bông 1,17% và chín 0,4%.
Đối với nhiều loại đất, ngay từ đầu cần phải bón đạm kết hợp với lân
mới cho năng suất cao. Cũng theo nghiên cứu của Lê Văn Căn (1968)[4]:
Sự tích luỹ đạm, lân, kali ở các cơ quan trên mặt đất không kết thúc ở thời
kỳ trỗ mà còn được tiến hành ở giai đoạn tiếp theo của cây. Tuy nhiên, từ
khi cây bắt đầu đẻ nhánh đến làm đòng, cây lúa phản ứng mạnh với dinh
dưỡng N, K
2
O ở mức độ cao.
Theo Đào Thế Tuấn (1970)[28] trong thí nghiệm 3 vụ liền ở đất phù sa
Sông Hồng đã rút ra kết luận: “Vụ lúa chiêm cũng như vụ lúa mùa, chia đạm
ra bón nhiều lần để bón thúc đẻ nhánh, nếu bón tập trung vào thời kỳ đầu đẻ
nhánh thì số nhánh tăng lên rất nhiều về sau lụi đi cũng nhiều và thiếu dinh
dưỡng. Nếu bón tập trung vào cuối thời kỳ đẻ nhánh thì số nhánh lụi đi ít
nhưng tổng số nhánh cũng ít vì vậy cần chú ý cả ai mặt. Trong trường hợp
đạm bón tương đối ít thì nên bón tập trung vào thời kỳ đẻ nhánh rộ.
Theo các công trình đã nghiên cứu, muốn đạt năng suất 50 tạ/ha/vụ cần
bón 100 - 120 kg N/ha. Lượng đạm này lấy từ các loại phân vô cơ và hữu cơ
bón cho lúa.
Cây lúa cần đạm ở tất cả các thời kỳ sinh trưởng, nhưng chủ yếu bón
vào thời kỳ bón lót, bón thúc khi đẻ nhánh và bón khi lúa bước vào thời kỳ
đòng. Tuỳ theo thời kỳ sinh trưởng của cây lúa mà bón, khi bón phải dựa vào

vào cơ cấu gieo cấy ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Chúng ta đã nhập và thuần
hoá nhiều giống lúa tốt từ nước ngoài mà nay đã trở thành các giống lúa đặc
sản của Việt Nam có thương hiệu như: IR64 Điện Biên, Bao Thai Định Hoá,
Khaodômaly Tiền Giang.
Phân bón có tác dụng rất lớn đến năng suất lúa. Tại nước ta từ năm
1990 trở lại đây bình quân lương thực bội thu nhờ phân bón hàng năm là
38%. Việc bón đạm ở vụ xuân có ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất lúa, hiệu
suất sử dụng đạm cao nhất khi bón với lượng đạm 102 kgN/ha (16,6 kg
thóc/kgN). Ở vụ mùa ít ảnh hưởng đến năng suất lúa, còn với nguyên tố lân ở
vụ Xuân hiệu suất sử dụng lân cao nhất khi bón với lượng 120 kgP
2
0
5
(cho
2,99kg thóc/kg P
2
0
5
). Hiệu suất sử dụng kali cao nhất khi bón với lượng 60 kg

Số hóa bởi trung tâm học liệu
13

K
2
0 (4,02 kg thóc/kg K
2
0). Vụ mùa hiệu suất sử dụng lân cao nhất ở mức bón
60 kg P
2

rất khó hoặc không thể đạt được số bông tối ưu. Các thí nghiệm về mật độ thực
hiện ở giống Bắc ưu 64 cho thấy: Mật độ 35 khóm đạt được 320 bông/m
2
và số
hạt trung bình 1 bông đạt 130 hạt. Khi tăng mật độ lên 70 khóm/m
2
thì cũng chỉ
đạt được 400 bông/m
2
nhưng số hạt trung bình 1 bông giảm xuống chỉ còn 73 hạt.
Như vậy mật độ tăng lên 2 lần cũng chỉ tăng được 1,25 lần số bông, còn số
hạt/bông giảm tới 1,78 lần (Nguyễn Văn Hoan, 2006)[14].
Mật độ cấy thích hợp tùy thuộc vào giống, mùa vụ, tuổi mạ, điều kiện
đất đai, phân bón và tập quán canh tác của từng địa phương Theo Nguyễn
Thị Trâm (2007)[31] thì sử dụng mạ non để cấy thì sau cấy lúa thường đẻ
nhánh sớm và nhanh. Nếu cần đạt 9 bông hữu hiệu /khóm với mật độ 40
khóm/m
2
chỉ cần cấy 3-4 dảnh, mỗi dảnh đẻ 2 nhánh là đủ, nếu cấy nhiều
hơn, số nhánh đẻ có thể tăng nhưng tỷ lệ hữu hiệu giảm.

Số hóa bởi trung tâm học liệu
14

Khi sử dụng mạ thâm canh, mạ đã đẻ 2- 5 nhánh thì số dảnh cấy phải
tính cả nhánh đẻ trên mạ. Loại mạ này già hơn 10 - 15 ngày so với mạ chưa
đẻ vì vậy số dảnh cấy cần phải bằng số bông dự định hoặc ít nhất cũng phải
đạt trên 70% số bông dự định. Sau khi cấy các nhánh đẻ trên mạ sẽ tích luỹ, ra
lá lớn lên và thành bông. Thời gian đẻ nhánh hữu hiệu chỉ tập trung vào 8 - 15
ngày sau cấy. Vì vậy cấy mạ thâm canh cần có số dảnh cấy/khóm nhiều hơn

Theo kết quả đạt được trên những ruộng lúa thâm canh năng suất đạt
được trên 300 kg/sào thì khóm lúa cần có 7 - 10 bông (thí nghiệm trên Sán Ưu
Quế 99) thì mật độ là: Với 7 bông/khóm cần cấy 43 dảnh/m
2
, với 8 bông/
khóm cần cấy 38 dảnh/m
2
, với 9 bông/khóm cần cấy 33 dảnh/m
2
, với 10
bông/khóm cần cấy 30 dảnh/m
2
.

Số hóa bởi trung tâm học liệu
15

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng đạm tới sinh
trưởng của lúa ngắn ngày thâm canh. Nguyễn Như Hà (1999) [12] kết luận:
Tăng mật độ cấy làm cho việc đẻ nhánh của một khóm giảm. So sánh số
dảnh/khóm của mật độ cấy thưa 45 khóm/m
2
và mật độ cấy dày 85
khóm/m
2
thì thấy số dảnh đẻ trong một khóm lúa ở công thức cấy thưa lớn
hơn 0,9 dảnh/khóm - 14,8% ở vụ xuân, còn ở vụ mùa lên tới 1,9
dảnh/khóm - 25%. Về dinh dưỡng đạm của lúa tác động đến mật độ cấy,
tác giả kết luận tăng bón đạm ở mật độ cấy dầy có tác dụng tăng tỷ lệ dảnh
hữu hiệu. Tỷ lệ dảnh hữu hiệu tăng tỷ lệ thuận với mật độ cho đến 65

ngắn. Cấy dầy ở mật độ lúa cao sẽ không đẻ nhánh và một số cây mẹ sẽ lụi dần.
Nguyễn Văn Luật (2001) [22] nhận xét phương pháp canh tác cổ truyền
trước đây so với ngày nay: Trước năm 1967, người dân trồng lúa thường cấy
thưa với mật độ 40 x 40 cm hoặc 70 x 70 cm ở một vài ruộng sâu, còn ngày
nay có xu hướng cấy dầy 20 x 20 cm; 20 x 25 cm; 10 x 15 cm.

Trích đoạn Phương pháp xử lý số liệu Động thái tăng trưởng chiều cao cây Các yếu tố cấu thành năng suất Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status