Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật canh tác đến năng suất và hiệu quả kinh tế của giống sắn KM94 trên đất gò đồi tỉnh Nghệ An - Pdf 29

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ THANH TÂM
ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC
ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ GIỐNG SẮN
KM94 TRÊN ĐẤT GÒ ĐỒI TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP
NGHỆ AN, 2014
LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đều đã được ghi rõ nguồn gốc.
Vinh, ngày…. tháng … năm 2014
Tác giả
Nguyễn Thị Thanh Tâm
2
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa học và thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản
thân tôi còn nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, gia đình, các tập thể cá
nhân và bạn bè đồng nghiệp.
Nhân dịp này cho phép tôi bày tỏ lời cảm ơn tới:
- PGS. TS Phạm Văn Chương – Nguyên Viện Trưởng Viện Khoa học kỹ
thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ, thầy giáo hướng dẫn khoa học, đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
- Tập thể các thầy giáo, cô giáo khoa Nông Lâm Ngư trường Đại học Vinh
đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành chương trình học tập và hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
- Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả và cây công nghiệp Phủ Quỳ, phòng
Khoa học và hợp tác Quốc tế thuộc, Phòng Thí nghiệm Tổng hợp Viện Khoa học

Chương 1. TỔNG QUAN
1.1.Giới thiệu chung về cây sắn
1.1.1. Tên gọi, mô tả, phân loại.
1.1.2. Nguồn gốc
5
5
5
1.1.3. Vùng phân bố và lịch sử phát triển của cây sắn
1.1.3.1. Vùng phân bố
1.1.3.2. Sự phát triển của cây sắn trên thế giới
7
7
7
1.1.4. Giá trị sử dụng và dinh dưỡng của cây sắn
1.2. Tình hình sản xuất sắn trên thế giới và trong nước
1.2.1. Tình hình sản xuất sắn trên thế giới
8
9
9
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn ở Việt Nam 10
1.2.3. Tình hình sản xuất sắn của Nghệ An
1.3. Tình hình nghiên cứu sắn trên thế giới
1.3.1. Nghiên cứu thời vụ trồng
12
12
12
2.1.2. Nghiên cứu về mât độ trồng
2.1.3. Nghiên cứu về phân bón
14
15

43
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Năng suất của một số giống sắn trên đất gò đồi tỉnh Nghệ An
45
45
3.2. Nghiên cứu thời vụ thích hợp đối với giống sắn KM94
3.2.1. Ảnh hưởng của thời vụ đến sinh trưởng của giống sắn KM94
46
46
3.2.2. Ảnh hưởng của thời vụ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
giống sắn KM94 49
3.3. Nghiên cứu về mật độ trồng thích hợp 50
3.3.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chiều cao cây 50
3.3.2. Ảnh hưởng của mật độ đến một số chỉ tiêu về lá 51
3.3.3. Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng
suất
.
52
3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và năng suất
sắn
3.4.1. Ảnh hưởng của phân bón đến tình hình sinh trưởng của giống săn KM94
54
3.4.2. Ảnh hưởng của phân bón đến một số chỉ tiêu về lá 55
3.4.3. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 56
3.4.5. Hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón 57
3.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của trồng xen cây họ đậu trong sản xuất sắn
3.5.1. Ảnh hưởng của các phương thức trồng xen đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất giống sắn KM94
59
59

QĐ-TT: Quyết định Thủ tướng
LER: Hệ số sử dụng đất
LA: Diện tích lá
LAI: Chỉ số diện tích lá
NS: Năng suất
NSLT: Năng suất lý thuyết
NSTT: Năng suất thực thu
NSTB: Năng suất tinh bột
NSCK: Năng suất chất khô
IIAT : Viện nghiên cứu nông nghiệp nhiệt đới quốc tế
STT : Số thứ tự
TNHH: Tránh nhiệm hữu hạn
Tr: Triệu đồng
7
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên bảng Trang
Bảng 1.1 Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên thế giới từ năm 1995-2011 10
Bảng 1.2 Năng suất, sản lượng, diện tích trồng sắn của các vùng từ năm 2011-2012 11
Bảng 2.1 Đặc điểm đất đai khu thí nghiệm năm 2012-2013 44
Bảng 2.2 Tình hình thời tiết, khí hậu tại Thị xã Nghĩa Đàn năm 2013 45
Bảng 3.1 Đánh giá năng suất một số giống sắn trên vùng đất đồi năm 2012-2013 46
Bảng 3.2 Động thái tăng trưởng chiều cao và đường kính thân của giống sắn KM94 47
Bảng 3.3 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống sắn KM94 50
Bảng 3.4 Động thái tăng trưởng chiều cao của giống sắn KM94 52
Bảng 3. 5 Ảnh hưởng của mật độ đến một số chỉ tiêu về lá 53
Bảng 3.6 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống sắn KM94 54
Bảng 3.7 Chiều cao cây, đường kính thân ở các công thức phân bón khác nhau 55
Bảng 3.8 Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến một số chỉ tiêu về lá. 56
Bảng 3.9 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống sắn KM94 57
Bảng 3.10 Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến chất lượng giống sắn

tinh bột, thức ăn gia súc, thực phẩm, dược liệu và đã trở thành cây hàng hoá xuất
khẩu của nhiều tỉnh. Năm 2010 ở Việt Nam trồng 496,5 nghìn ha với tổng sản
lượng thu được 8,52 triệu tấn (FAOSTAT, 2011). Cây sắn là nguồn thu nhập
quan trọng của các hộ nông dân nghèo do sắn dễ trồng, ít kén đất, ít vốn đầu tư,
phù hợp sinh thái và điều kiện kinh tế nông hộ. Sắn chủ yếu dùng để bán (48,6%)
9
kế đến dùng làm thức ăn gia súc (22,4%), chế biến thủ công (16,8%), chỉ có
12,2% dùng tiêu thụ tươi.
Sắn cũng là cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.
Sắn là nguyên liệu chính để chế biến bột ngọt, bio- ethanol, mì ăn liền, bánh kẹo,
siro, nước giải khát, bao bì, ván ép, phụ gia dược phẩm, màng phủ sinh học và
chất giữ ẩm cho đất. Toàn quốc hiện có trên 60 nhà máy chế biến tinh bột sắn với
tổng công suất khoảng 3,8 triệu tấn củ tươi/năm và nhiều cơ sở chế biến sắn thủ
công rãi rác tại hầu hết các tỉnh trồng sắn. Năm 2007 Chính phủ đã phê duyệt Đề
án “Phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” đã tại
quyết định số 177/2007/ QĐ-TT ngày 20 tháng 11 năm 2007. Công ty TNHH
Nhiên liệu sinh học Phương Đông (OBF) là liên doanh giữa Tổng Công ty Dầu
Việt Nam (PVOIL) và tập đoàn Itochu Nhật Bản đang triển khai xây dựng nhà
máy sản xuất Ethanol từ sắn tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước với công suất
chế biến 100 triệu lít/năm (dự tính sử dụng 230 nghìn tấn sắn lát khô/năm hoặc
575 nghìn tấn củ tươi/năm). Việt Nam hiện sản xuất mỗi năm khoảng 800.000 –
1.200.000 tấn tinh bột sắn, trong đó trên 70% xuất khẩu và gần 30% tiêu thụ
trong nước. Sản phẩm sắn xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là tinh bột, sắn lát và bột
sắn. Chương trình sản xuất ethanol của Chính phủ Braxin đã tạo ra gần 1 triệu việc
làm cho người lao động. Còn đối với các nước đang phát triển như Việt Nam thì
điều này rất có ý nghĩa vì phát triển nhiên liệu sinh học còn gắn với mục tiêu là:
Tạo đầu ra cho nông sản, tăng thu nhập cho người nông dân các dân tộc, góp phần
xoá đói giảm nghèo và giảm chênh lệch giữa thành thị và nông thôn; Tạo thêm
công ăn việc làm cho người lao động, góp phần ổn định xã hội, tăng lòng tin của
người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Góp phần đảm bảo an ninh

tế của giống sắn KM94 trên đất gò đồi tỉnh Nghệ An”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
*/ Mục tiêu tổng quát:
Nâng cao năng suất sắn, giảm sự suy thoái đất, bảo vệ môi trường, tăng
hiệu quả kinh tế cho người trồng sắn.
*/ Mục tiêu cụ thể:
11
Xây dựng quy trình thâm canh tổng hợp nhằm chống xói mòn trên đất
trồng sắn để đảm bảo tính bền vững, bảo vệ môi trường và hiệu quả nghề trồng sắn.
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiến của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu quan trọng phục vụ giảng dạy ở
các trường đại học và tập huấn.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện qui trình thâm canh sắn bền vững
trên đất gò đồi đạt hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường chống xói mòn đất.
1.4. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu thời vụ thích hợp đối với giống sắn KM94 ở vùng đồi Nghệ An
- Nghiên cứu về mật độ thích hợp đối với giống sắn KM94
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và năng suất giống sắn KM94
- Nghiên cứu ảnh hưởng của trồng xen cây họ đậu trong sản xuất sắn.
12
Chương 1. TỔNG QUAN
1.2. Giới thiệu chung về cây sắn
1.1.1. Tên gọi, mô tả, phân loại.
Tên gọi, mô tả, phân loại: Sắn (Manihot esculenta Crantz; tên khác: khoai
mì, cassava, tapioca, yuca, mandioca, manioc, maniok, singkong, ubi kayu,
aipim, macaxeir, kappa, maracheeni) là cây lương thực ăn củ hàng năm, có thể
sống lâu năm, thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae. Cây sắn cao 2 - 3 m, đường
kính tán 50 - 100 cm. Lá khía thành nhiều thùy, có thể dùng để làm thức ăn chăn

công nguyên và được tìm thấy trong những hang động của thung lũng
Têhucan, bang Pueblo, Mêhicô. Ngoài ra lịch sử bộ lạc Maya chỉ rõ sắn đối với
họ quan trọng hơn là người ta vẫn tưởng. Một trung tâm khác có thể ở vùng
duyên hải khô Nam Mỹ, đặc biệt là ở các trảng cỏ Vênêzuêla. Người ta tìm thấy
những bằng chứng củ sắn ở vùng ven biển Peru 2000 năm trước công nguyên và
sự tồn tại của những lò nướng bánh sắn trong phức hệ Malambo, ở phía Bắc
Côlômbia niên đại 1200 trước công nguyên cùng với những di tích khảo cổ học
khác ở vị trí địa hình Rancho peludo (hồ Maracaibo Venêzuêla) niên đại 2700
trước công nguyên. J.C- Leon cho rằng việc buôn bán bột sắn đã nhộn nhịp ở
phía bắc Nam Mỹ 1000 hay 2000 năm trước công nguyên. Những nghiên cứu
gần đây cho rằng cây sắn là cây đa nguồn gốc phát sinh (Renvoize, 1973). Spath
(1973) cây sắn có 4 trung tâm khởi nguyên đó là Guatemala, Mêhicô, vùng
duyên hải Savana Tây Bắc của Nam Mỹ, miền Đông của Bolivia và miền Tây
Bắc của Achentina và miền Đông của Braxin. Một số tác giả nghĩ rằng vì sắn
ngọt không yêu cầu phải chế biến một cách đặc biệt trước khi ăn nên được thuần
hóa trước tiên. Sự phân bố của sắn đắng và sắn ngọt hiện nay cho thấy rằng sắn
đắng nhiều ở phía Đông Nam Mỹ, đặc biệt ở vùng Amazon và sắn ngọt nhiều ở
phía Tây và ở trung tâm Nam Mỹ, ở Trung Mỹ và Mêhicô. Phân bố này không
phản bác lại giả thuyết nêu trên nhưng cũng không chứng minh được là sắn được
thuần hóa ở những nơi tập quán trồng sắn ngọt hiện nay. Thực ra, người ta trồng
sắn ngọt khi sắn được coi như một loại rau bổ sung và trồng sắn đắng khi sắn là
cây lương thực chính. Dựa trên những nghiên cứu trên những phạm vi rộng từ
14
Nam Mỹ đến Achentina, Rogers và Appan (1973) đã xác định được trong chi
Manihot có 98 loài sắn hoang dại phân bố rộng khắp vùng thấp nhiệt đới của
Châu Mỹ. Nassar (1978) xác định có 4 trung tâm phát sinh loài sắn hoang dại:
Vùng trung tâm của Braxin (Miền nam Goias và miền tây Minas Gerais) có 38
loài; miền Tây Mêhicô có 19 loài và 2 trung tâm phụ là vùng Đông Bắc Braxin
và miền tây Mâm Grosso và miền Đông Bolivia. Roger (1963) đã xây dựng một
bản đồ phân bố các loài của chi Manihot ở Trung Mỹ và Nam Mỹ, ở phía Tây và

cuối thế kỷ 18, hình như sắn đã được đưa vào trồng trước đó (thế kỷ 16) bởi
người Bồ Đào Nha ở Goa (ấn Độ) và người Tây Ban Nha ở Philippin, từ đó sắn
mới đem trồng ở Inđônesia cuối thế kỷ 18. Cuối cùng sắn được đem vào trồng ở
Úc đầu thế kỷ 20. Cũng như châu Phi, nghề trồng sắn mới bắt đầu trở nên quan
trọng vào thế kỷ 19.
1.1.4. Giá trị sử dụng và dinh dưỡng của cây sắn
Sắn được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới từ 30 độ vĩ Bắc đến 30
độ vĩ Nam với độ cao giới hạn trong khoảng 2.000 m. Sản phẩm từ sắn (củ, thân,
lá) được dùng để chế biến ra nhiều loại sản phẩm phục vụ cho nhiều ngành công
nghiệp như: Dược, dệt, hoá dầu thực phẩm, chăn nuôi… Giá trị của cây sắn ngày
càng được nâng cao nhờ những ứng dụng rộng rãi của nó. Trong ngành dược,
tinh bột sắn được sử dụng làm tá dược trong sản xuất thuốc, biến tính tinh bột sắn
cho nhiều sản phẩm có giá trị như đường gluccose, fructose … để làm dịch
truyền hoặc các phụ gia cho các sản phẩm khác. Tinh bột sắn còn được dùng để
làm hồ vải, làm lương thực, thực phẩm cho người, đặc biệt tinh bột sắn là thành
phần không thể thiếu được trong ngành công nghiệp chế biến thức ăn cho nghề
nuôi trồng thuỷ sản do nó có độ dẻo cao và không bị tan trong nước. Từ tinh bột
sắn có thể chế biến được gần 300 loại sản phẩm khác nhau. Lá sắn dùng để chế
biến thức ăn gia súc hoặc dùng để nuôi tằm Eri rất tốt, do chứa nhiều axit amin
và một số chất dinh dưỡng. Thân sắn dùng để chế biến cồn, làm giấy, ván ép,
chất đốt hoặc làm giá thể trồng nấm …
16
Một trong những ứng dụng có thể nói nổi bật nhất hiện nay của cây sắn là
sản xuất xăng sinh học để dùng cho các động cơ đốt trong, không gây ô nhiễm
môi trường. đây là hướng phát triển chủ yếu hiện nay.
Ở nước ta những năm gần đây, cây sắn thực sự đã trở thành cây hàng hoá
góp phần rất lớn trong công cuộc xoá đói giảm nghèo. Hiện nay cả nước có 53
nhà máy công suất trên 50 tấn tinh bột ngày đêm và khoảng hơn 2.000 cơ sở chế
biến thủ công. Sản lượng tinh bột hàng năm xấp xỉ 1 triệu tấn, đóng góp đáng kể
cho nền kinh tế quốc dân.

2006 18,56 12,06 223,85
2007 18,42 12,28 226,30
2008 18,39 12,62 232,14
2009 18,76 12,51 234,55
2010 18,46 12,43 229,54
2011 19,64 12,84 252,20
Nguồn: FAO, 2013
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cây sắn đã chuyển đổi vai trò từ cây lương thực thành cây
công nghiệp với tốc độ cao, năng suất và sản lượng sắn đã tăng nhanh ở thập kỷ
đầu của thế kỷ XXI. Cây sắn là nguồn thu nhập quan trọng của các hộ nông dân
nghèo bởi sắn dễ trồng, ít kén đất, ít vốn đầu tư, phù hợp sinh thái và điều kiện
kinh tế nông hộ (Hoàng Kim và Phạm Văn Biên, 1997). Nghiên cứu và phát triển
cây sắn theo hướng sử dụng đất nghèo dinh dưỡng, đất khó khăn là việc làm có
18
hiệu quả cao (Hoàng Kim và Trần Công Khanh, 2005), đây là hướng hỗ trợ chính
cho việc thực hiện Đề án “Phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn
đến năm 2025” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số
177/2007/ QĐ-TT ngày 20 tháng 11 năm 2007.
Tại Việt Nam, sắn được canh tác phổ biến ở hầu hết các tỉnh của các vùng
sinh thái nông nghiệp. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn Việt Nam qua các
năm và phân theo các vùng sinh thái được thể hiện qua Bảng 1.2.
Bảng 1.2: Năng suất, sản lượng, diện tích trồng sắn của các vùng từ năm 2011-2012
Vùng Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
Diện tích
(nghìn ha)
2011 2012 2011 2012 2011 2012

Sơn, Quế Phong, Quỳ Hợp, Quỳ Châu Hiện nay, để phục vụ phát triển vùng
nguyên liệu cho các nhà máy chế biến sắn, một số giống sắn có năng suất cao như:
KM94, HN124, NA1, TC11 đã được áp dụng cho kết quả tốt, năng suất cao [91].
1.3. Tình hình nghiên cứu sắn trên thế giới
1.3.1. Nghiên cứu thời vụ trồng
Sắn là cây có củ miền nhiệt đới, cần đến ít nhất tám tháng thời tiết ấm để
có thể sản xuất được. Cây sắn thích nghi nhất với khí hậu xavan, nhưng có thể
sinh trưởng trong mùa mưa. Trong những vùng ẩm ướt sắn không chịu đựng
được ngập lụt. Ở những vùng khô hạn sắn rụng bớt lá để duy trì hơi ẩm và ra lá
mới khi bắt đầu có mưa. Sắn đòi hỏi 18 tháng hoặc dài hơn để sản xuất củ dưới
những điều kiện thời tiết như là lạnh hoặc khô. Ngoài ra, sắn không chịu đựng
được điều kiện băng giá (Stephen, 1998) [90].
Ở Châu Á sắn thường được trồng vào hai vụ chính là đầu mùa mưa và
cuối mùa mưa. Vụ đầu mùa mưa, sắn được trồng ngay sau những cơn mưa đầu
tiên, khi ẩm độ trong đất đủ để hom sắn mọc mầm và phát triển. Vụ cuối mùa
mưa sắn được trồng vào thời điểm lúc mùa mưa sắp kết thúc.
20
Những nghiên cứu ở phía Đông đảo Java của Indonexia cho thấy thời vụ
trồng sắn thích hợp là vào tháng 10 - 11 và khi bắt đầu mùa mưa từ tháng 7 đến
tháng 10. Thời gian trồng dài hay ngắn phụ thuộc vào sự phân bố lượng mưa.
Tại Thái Lan, có hai khoảng thời gian trồng sắn thích hợp là vào tháng 5
và tháng 11, thời gian trồng và thu hoạch có ảnh hưởng đến năng suất củ của các
giống sắn. Năng suất củ tăng tỷ lệ thuận với thời gian thu hoạch từ 8÷18 tháng
sau trồng, nhưng nếu kéo dài thời gian thu hoạch của năm trước thì sẽ ảnh hưởng
đến thời vụ trồng sắn năm sau. Với các giống sắn khác nhau như Rayong 2,
Rayong 3 trồng vào tháng 5 và thu hoạch 12 tháng sau trồng cho năng suất củ
cao nhất. Giống sắn Rayong 60 nếu trồng muộn vào tháng 6 năng suất củ sẽ giảm.
Những nghiên cứu của Viện nông nghiệp Nhiệt đới Nam Trung Quốc cho
thấy: Thời gian trồng sắn thích hợp ở vùng Hoa Nam là vào đầu mùa xuân từ
tháng 2 đến tháng 4 và thời gian thu hoạch sau khi trồng từ 10- 12 tháng. Năng

bởi khoảng cách mật độ trồng. Trái lại những giống phân cành nhiều thân lá phát
triển mạnh trồng với mật độ cao năng suất sẽ giảm. Mật độ trồng sắn thích hợp
có thể thay đổi từ 13.000÷20.000 cây/ha,
Nghiên cứu tại Ayepe, Osun State, Nigeria, xác định mật độ sắn thích hợp
trong sự kết hợp với loại chuối lá để đạt được năng suất cực đại. Sắn được trồng
xen với dưa, ngô và chuối. Nghiên cứu chỉ ra rằng mật độ thích hợp cho chuối lá
trồng xen cùng với mật độ sắn là: 5000; 7000 và 10000 hom/ha và 1666 cây
chuối/ha (Akinyemi, 2001)[32].
Theo Watana, nhiều nghiên cứu có sự tham gia của nông dân tại Thái Lan
cho thấy sự khép kín tán lá của cây sắn chậm, với thời gian dài hơn khi nông dân
không bón phân. Điều đó dẫn tới xói mòn đất rất nghiêm trọng trên đất dốc và
kết quả làm rửa trôi chất dinh dưỡng. Như vậy, nguyên nhân chính của lượng đất
mất đi bởi xói mòn là do mật độ trồng không thích hợp (trồng quá thưa). Nên
việc xác định mật độ trồng sắn thích hợp góp phần trong việc sản xuất sắn bền
vững (Watana, 2007)[81].
22
Tại mật độ 1,7 vạn hom/ha và để số thân/gốc phát triển tự do thì cây tranh
chấp ánh sáng lẫn nhau, tuổi thọ của lá giảm và nhanh già, rụng. Mật độ 1,2 - 1,4
vạn hom/ha, sản xuất và lợi ích kinh tế là cao nhất trên vùng đất tốt giàu mùn. Như
vậy, sắn không thể trồng quá dày hay quá thưa. Tuy nhiên, một số nông hộ
(26,8%) đang thiếu lao động, nhưng thừa đất, chấp nhận trồng với mật độ 1 vạn
hom/ha. Hệ số sử dụng đất tương đương hay còn gọi là hệ số sử dụng đất (LER),
đối với ngô, lạc và sắn trồng xen là cao hơn một trong 3 năm bỏ hoang. LER giảm
dẫn đến làm tăng thời gian đất bỏ hoang (Nounamo và Yemefack, 2000)[64].
2.1.3. Nghiên cứu về phân bón
Sắn có nhu cầu cao về dinh dưỡng khoáng, nhất là K, tiếp đến là N, Ca và
P. Vì thế, sắn được coi là cây “làm kiệt quệ” chất dinh dưỡng đất. Tuy nhiên, nếu
chỉ thu hoạch củ thì chất dinh dưỡng bị sắn lấy đi từ đất ít hơn cây trồng khác,
ngoại trừ K. Nếu thu cả củ lẫn thân lá thì dinh dưỡng đất bị lấy đi tăng lên rất
nhiều, đặc biệt là N, Ca, Mg (Howeler và Christopher, 2001)[45].

giống SC201 ở mức 50 kg N/ ha [73].
Cây sắn cần lân nhưng sử dụng không nhiều, có thể đạt năng suất cao ở
0,015 - 0,025 ppm lân trong dung dịch đất (CIAT-RA, 1978). Howeler cho rằng:
23
khả năng hút lân của sắn tốt hơn cây khác, do sự cộng sinh giữa nấm rễ
Mycorrhizae và hệ rễ sắn. Có những giống sắn thích ứng với đất nghèo lân, bởi lẽ
chúng có khả năng cộng sinh với nấm rễ tốt. Rễ sắn chịu ảnh hưởng một cách rất
tự nhiên với Mycorrhizae hiện diện ở tất cả các loại đất. Sự cộng sinh đó làm
tăng hút P trong đất có mức lân dễ tiêu rất thấp, dẫn đến sắn chịu đựng được đất
có lượng Al di động cao, cho phép sinh trưởng tốt ở đất acid và có P dễ tiêu thấp
(Howeler và Christopher, 2001[63]; (Howeler, 1981)[38].
Những kết quả nghiên cứu khác tại Ấn Độ, Thái Lan, Indonexia, Philippin
và Trung Quốc cho thấy bón cân đối N, P, K có thể làm tăng năng suất sắn lên
48% so với không bón phân. Cũng theo các kết quả nghiên cứu tại các quốc gia
này thì mức bón NPK dao động trong khoảng: [100 kg N + 50 kg P
2
O
5
+ 100 kg
K
2
O]/ha; [60 kg N + 60 kg P
2
O
5
+ 120 kg K
2
O]/ha; [80 kg N + 40 kg P
2
O

trừ Kali. Thực tế sắn là loại cây trồng sử dụng các chất dinh dưỡng của đất rất cao
(Howeler, 1991; 1995; 2001;). Lượng dinh dưỡng cao được sắn hấp thu, đặc biệt là
kali trong điều kiện ở dưới mức thích hợp; Tiếp tục trồng sắn mà không bón phân
24
thì chắc chắn sẽ gây nên cạn kiệt dinh dưỡng đất, nhưng điều này có thể khắc phục
bằng cách bón phân cân dối (Howeler, 1991; 1995; 2001) [43], [44], [45].
Nhiều thí nghiệm dài hạn chỉ ra rằng năng suất sắn giảm khi trồng độc
canh không bón phân. Nhưng có thể duy trì năng suất ở mức độ khá khi được
bón số lượng thích hợp N và K. Kali bị lấy đi khi thu hoạch củ lớn hơn K bón
trong phân khoáng hoặc là phân hữu cơ, nên K trong đất đã bị cạn kiệt. Đối với
N trong hệ thống độc canh lượng bón vào hoặc lấy đi là tương đương. Trường
hợp P, lượng bón vào vượt quá xa so với lượng lấy đi, lượng lớn chất dinh dưỡng
đã bị lấy đi chủ yếu là K (Chairoj và CTV, 2007)[35].
Nghiên cứu phân bón chỉ ra rằng sắn có thể phát triển và cho năng suất khá,
ở nơi có độ màu mỡ thấp. Sắn có mối quan hệ không chặt chẽ với liều lượng đạm.
Vì vậy, chỉ cần đáp ứng lượng 100 kg N/ha sẽ khai thác tốt năng suất sắn. Lân là
nguyên tố dinh dưỡng quan trọng làm tăng khả năng phospho hoá đường thành
tinh bột, nhưng nếu sử dụng vượt quá 70 kg P
2
O
5
/ha thì sản lượng và hiệu quả kinh
tế không tăng. Mức độ 100 hoặc 150 kg/ha lân thành phẩm được giới thiệu cho sản
xuất. Sắn lấy đi K từ đất nhiều hơn bất cứ nguyên tố nào. Với liều lượng bón 100
kg/ha hoặc cao hơn, sắn sẽ sinh trưởng, phát triển củ tốt. Khi sắn được trồng nhiều
năm trên một mảnh đất thì bổ sung Kali là điều cần thiết. Kali làm tăng giá trị về
phẩm chất củ, liên quan đến tích luỹ vật chất khô và HLTB, làm giảm hàm lượng
glucozit (chất độc trong sắn) do cây giảm hút đạm (Sierra, 1997)[72].
Để thu 15 - 30 tấn củ tươi/ha cần bón 80 - 150 kg N, 10 - 30 kg P
2


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status