tổ chức tiết dạy hóa học theo phương pháp hoạt động nhóm - Pdf 24

SKKN:”Tổ chức tiết học theo PP hoạt động nhóm”
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Đặt vấn đề
Như chúng ta đã biết, trước đây theo phương pháp dạy học (PPDH) cũ,
thầy giáo đóng vai trò trung tâm, là người truyền đạt kiến thức, còn học sinh
(HS) là đối tượng tiếp nhận kiến thức một cách thụ động. Phương pháp này ít
mang lại hiệu quả giáo dục, nó không còn phù hợp với tình hình phát triển của
nước ta hiện nay.
Để nâng cao chất lượng giáo dục thì việc đổi mới PPDH là một vấn đề
được ngành giáo dục đề cập và đặt lên hàng đầu. GV cần chuyển từ quan điểm
PPDH “ Lấy GV làm trung tâm” sang “ Lấy HS làm trung tâm”.
Thực tế quá trình dạy- học , thầy và trò gặp không ít khó khăn về nhiều
mặt: Đa số các em ban cơ bản còn yếu kém về kiến thức và năng lực tự học, nội
dung chương trình sách giáo khoa (SGK) mới khá nặng, bài tập khá nhiều và đa
dạng mà số tiết bài tập thì ít. Đứng trước thực tế đó, mỗi giáo viên (GV) đều tự
hỏi làm thế nào để nâng cao chất lượng tiết dạy ? Vận dụng những phương pháp
nào để vừa phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS, vừa có
thời gian giải bài tập ?
Qua một học kì giảng dạy Hóa học lớp 10 Ban cơ bản, tôi đã chọn đề tài:
“ TỔ CHỨC TIẾT DẠY HÓA HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP HOẠT
ĐỘNG NHÓM”.
2. Mục đích đề tài
Giúp HS phát huy tính chủ động, tích cực phát biểu xây dựng bài để chiếm
lĩnh làm chủ kiến thức, chống lại thói quen thụ động.
Thu hút tất cả các đối tượng HS trong lớp tham gia vào bài học, tiết kiệm
được thời gian học bài mới và còn chút ít thời gian giải quyết phần nào bài tập
trong SGK.
Tạo điều kiện cho GV làm việc với tư cách là người hướng dẫn, tư vấn
cho HS, không bị “ cháy giáo án”.
3. Lịch sử đề tài
Hoạt động nhóm là một PPDH mới, đã được đề cập trong nhiều sách vở,

Trong năm học 2007-2008, năm đầu tiên trường có phòng thực hành Hóa
và phòng nghe nhìn, trang thiết bị tương đối đầy đủ cho giáo viên thiết kế bài
giảng theo hướng đổi mới PPDH…
2. Nội dung cần giải quyết
* Trước hết cần biết quá trình dạy học bao gồm các thành tố sau:
- Mục tiêu dạy học
- Nội dung dạy học
- Phương pháp dạy học
- Tổ chức dạy học
- Đánh giá kết quả dạy học
Các thành tố trên tác động qua lại với nhau và điều chỉnh lẫn nhau.
* Trong các PPDH thì Hoạt động nhóm là hình thức HS hoạt động tập thể
dưới sự hướng dẫn của GV, nói cách khác là “GV thiết kế” cho các nhóm “HS
thi công”.
* Ưu điểm của Hoạt động nhóm:
- HS hoạt động nhiều hơn
- HS tích cực, sáng tạo
- HS rèn luyện được năng lực giao tiếp, hợp tác
- Lớp học sinh động, tăng tinh thần đoàn kết.
* Nhược điểm:
- trang 2 -
SKKN:”Tổ chức tiết học theo PP hoạt động nhóm”
- Tốn thời gian chuẩn bị và thực hiện.
- Áp dụng với bài học có nội dung ngắn, bài luyện tập, thực hành mà nội
dung một số thí nghiệm nhỏ, kết quả thí nghiệm nhanh.
* Năng lực hoạt động nhóm được hợp thành bởi năm yếu tố:
- Kiến thức
- Kĩ năng
- Kinh nghiệm
- Quan hệ

- Phiếu học tập: có in câu hỏi hoặc bài tập, phát cho HS vào những lúc
cần thiết. Nội dung phiếu học tập có các câu hỏi, bài tập vừa sức với từng đối
- trang 3 -
SKKN:”Tổ chức tiết học theo PP hoạt động nhóm”
tượng HS trong lớp để các em đều có tham gia trả lời, không nên viết lại những
câu hỏi trong SGK vừa ít tác dụng tư duy vừa tốn kém không cần thiết. Số lượng
phiếu học tập trong một tiết học không được quá nhiều sẽ gây rối cho HS.
- Nghiên cứu tìm ra những câu hỏi thật sự cô đọng, súc tích, có khả năng
phát huy tư duy, sáng tạo của HS. Có sự chuẩn bị trước cho những tình huống sư
phạm có thể xảy ra ngoài yêu cầu của bài để không bị động trước tư duy của HS.
* Học sinh:
- Cần có sự chuẩn bị thật kĩ theo yêu cầu của GV từ tiết trước (mỗi HS
đều phải soạn bài mới vào tập, GV thường xuyên kiểm tra tập soạn của HS).
- Học sinh có thể tự tìm tòi, sưu tầm thêm kiến thức từ các nguồn ngoài
SGK phục vụ cho bài học.
Trên lớp, GV tiến hành các bước:
- Chia nhóm: GV chia lớp thành 4 nhóm theo vị trí chỗ ngồi (có thể chia
nhóm từ đầu học kì cho đỡ mất thời gian), nếu tiết thực hành thì chia 6 nhóm
theo năng lực, chọn nhóm trưởng. Nhóm trưởng phân công từng nhiệm vụ cụ thể
cho các thành viên, đôn đốc thực hiện và báo cáo kết quả hoạt động của nhóm
mình. Tùy nội dung cần học, có thể cử thành viên bất kì trong nhóm trình bày.
- Thông qua một số tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập GV nêu yêu cầu
để học sinh thực hiện.
- GV đánh giá kết quả học tập của học sinh, nhận xét, bổ sung (nếu cần).
Về phía HS:
- Tuyệt đối phục tùng sự chỉ huy của nhóm trưởng.
- Phải có ý thức học tập cao, không ỷ lại người khác, tránh thảo luận đi xa
yêu cầu của bài.
- Không thảo luận quá lớn tiếng ảnh hưởng đến nhóm khác.
Từ cơ sở lí luận và thực tế trên, làm thế nào để tổ chức cho HS hoạt động


đặc có tính háo nước, được dùng làm chất hút ẩm. Do đó khi pha
loãng axit sunfuric đặc, nên đổ từ từ axit vào nước mà không làm ngược
lại.
HS hứng thú và được khắc sâu kiến thức khi xem: Thí nghiệm pha loãng axit
sunfuric đặc.
VD2: Bài 32- SGK 10CB trang 134
Phần tính chất hóa học của lưu huỳnh đioxit
* Mục tiêu: HS hiểu tính chất hóa học của lưu huỳnh đioxit, vì sao có những
tính chất đó; rèn luyện khả năng đọc SGK, hợp tác trong nhóm, quan sát, nhận
xét, giải thích hiện tượng thí nghiệm.
* GV: Đặt câu hỏi theo tiến trình bài giảng, cho HS thảo luận trong ít phút:
1. S là kim loại hay phi kim? Vậy SO
2
là oxit axit hay oxit bazơ?
SO
2
tác dụng được với dd NaOH hay HCl ?
Viết phương trình phản ứng minh họa?
2. Khi nào tạo muối axit, muối trung hòa?
3. Xác định số oxi hóa của S trong SO
2
? Dự đoán tính chất hóa học của
SO
2
?
4. Xem phim thí nghiệm, nhận xét hiện tượng, viết phương trình phản
ứng minh họa. Suy ra cách nhận biết khí SO
2


+ NaOH = NaHSO
3
( Natri Hidrosunfit)
SO
2
+ 2NaOH = Na
2
SO
3
+ H
2
O
2. Lập tỉ lệ mol: a = số mol NaOH / số mol SO
2

Nếu a ≤ 1 : chỉ tạo NaHSO
3
( SO
2
có thể dư)
Nếu a ≥ 2 : chỉ tạo Na
2
SO
3

( NaOH có thể dư)
Nếu 1≤ a ≤ 2 : tạo Na
2
SO
3

SO
2
+ 2H
2
S

3S


+2H
2
O
- trang 6 -
SKKN:”Tổ chức tiết học theo PP hoạt động nhóm”
Trong phần này, HS được trao đổi kiến thức với nhau, bổ sung cho nhau, tập
được tính mạnh dạn trước đám đông, rèn được kĩ năng quan sát và giải thích hiện
tượng, biết nguyên nhân gây ra mưa axit và có ý thức bảo vệ môi trường.

VD3: Bài 29- SGK 10CB trang 126
Phần tính chất, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của Ozon
* Mục tiêu: HS nắm tính chất vật lí, tính chất hóa học của Ozon, biết Ozon hiện
diện ở đâu trong tự nhiên, biết ứng dụng của Ozon; rèn luyện khả năng đọc SGK,
giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
* GV: Phát phiếu học tập cho HS ( khi học đến phần này mới phát, không phát
trước), nhóm 2HS xem chung một phiếu.
- trang 7 -
SKKN:”Tổ chức tiết học theo PP hoạt động nhóm”
PHIẾU HỌC TẬP BÀI OXI- OZON
Phiếu số 2: OZON
Hãy cho biết: 1. Công thức phân tử của ozon? tính chất vật lí của Ozon ?

không oxi hoá được.
3 2 2
2Ag O Ag O O+ → +
Ozon trong tự nhiên
- Trên tầng cao của khí quyển, dưới tác dụng của tia cực tím,
ozon tạo thành từ oxi:

UV
2 3
3O 2O→
- Tầng ozon hấp thu tia tử ngoại bảo vệ con người và sinh
vật.
Ứùng dụng
- Không khí chứa 1 lượng rất nhỏ O
3
(dưới 10% theo thể tích) thì không khí
trong lành. Nếu lớn hơn sẽ độc hại cho con người.
- Dùng khử trùng nước uống, khử mùi, trong y khoa, O
3
dùng chữa sâu
răng.
3.2. Hoạt động nhóm trong tiết luyện tập, ơn tập
- trang 8 -
SKKN:”Tổ chức tiết học theo PP hoạt động nhóm”
VD1: Bài 26- SGK 10CB trang 116
Phần cấu tạo ngun tử và tính chất của đơn chất Halogen
* Mục tiêu: HS nắm vững cấu tạo ngun tử, cơng thức phân tử và tính chất của
đơn chất Halogen. Hệ thơng hóa và so sánh khả năng phản ứng của các đơn chất
halogen.
* GV: Cho HS sử dụng bảng trang 116-117 SGK để trả lời các câu hỏi:

a) Tăng nhiệt độ nghịch thuận
b) Thêm lượng hơi nước vào … …
. . . … …
VD3: Tiết ơn tập HK2 có 1 câu hỏi: Hình nào sau đây dùng thu khí clo?

Cl
2
- trang 9 -
SKKN:”Tổ chức tiết học theo PP hoạt động nhóm”
Cl
2

Nhóm 2HS sẽ trao đổi ý kiến và đưa ra kết luận:
- Hình 3 thu khí khơng (hoặc ít) tan trong nước, VD Oxi
- Hình 2 thu khí nhẹ hơn khơng khí
- Hình 1 thu khí nặng hơn khơng khí
Mà Cl
2
có tỉ khối so với khơng khí là: 71/29

Cl
2

nặng hơn khơng khí
Do đó chọn hình 1.
3.3. Hoạt động nhóm trong tiết thực hành
VD: Bài 31- SGK 10CB trang 133
Thí nghiệm 1: Tính oxi hóa của oxi
* GV nêu những yêu cầu cần thực hiện trong bài thực hành:
+ Gắn mẩu than gỗ sao cho không bò rơi. Khi đưa dây thép vào bình đựng


Fe
3
O
4
- trang 10 -
Hình 1 Cl
2
Hình 2
Hình 3
H
2
O
SKKN:”Tổ chức tiết học theo PP hoạt động nhóm”

4. Kết quả, chuyển biến của đối tượng
Từ những bỡ ngỡ ban đầu về phương pháp học mới, các em HS lớp 10CB đã
thích ứng với việc soạn bài mới ở nhà, trong lớp tự ghi bài. Từ những bối rối
trong việc phân công các bạn trong nhóm hoàn tất phần việc được giao, nay các
em biết “hoạt động nhóm” là như thế nào. Không còn không khí học thụ động
như trước, bây giờ mỗi câu hỏi của GV đều có sự chuẩn bị trả lời. Do đó, chất
lượng giảng dạy ít nhiều được nâng lên, GV ít tốn sức trong tiết dạy, mà chỉ tốn
công ở khâu chuẩn bị và giao nhiệm vụ cho HS. Hoạt động nhóm còn góp phần
hoàn thiện nhân cách cho mỗi HS: mạnh dạn hơn, tự tin hơn, làm việc có mục
đích và biết tổ chức, sắp xếp công việc…
III. KẾT LUẬN
1. Tóm lược các giải pháp
Như vậy, hoạt động nhóm là một trong những PPDH tích cực, nó có tác
dụng hoạt động hóa người học, tăng cường sự giao lưu học hỏi giữa thầy ↔ trò,
đặc biệt là giữa trò ↔ trò.

ĐH Cần Thơ, 2001
- trang 12 -


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status