Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng Ebanking tại thành phố Huế - Pdf 24

Báo Cáo Thực Tập Giáo Trình 2010
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................................................. 3
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU .................................................................................................. 4
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................................................. 5
Sự cần thiết của nghiên cứu ............................................................................................................................... 5
3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................................................... 6
1. Tổng quan về ngân hàng điện tử .................................................................................................................... 8
1.1. Thương mại điện tử ................................................................................................................................ 8
1.2. Dịch vụ ngân hàng điện tử ..................................................................................................................... 9
1.6. Vai trò và tính ưu việt của dịch vụ ngân hàng điện tử ......................................................................... 15
1.6.1. Vai trò của ngân hàng điện tử trong xu thế hội nhập ........................................................................ 15
1.6.2. Tính ưu việt của dịch vụ ngân hàng điện tử ....................................................................................... 16
1.6.2.1. An toàn, nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm thời gian ..................................................................... 16
1.6.2.2. Tiết kiệm chi phí .............................................................................................................................. 18
1.6.2.3. Mở rộng phạm vi hoạt động cho ngân hàng ................................................................................... 18
1.6.2.4. Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng .................................................................................... 18
1.6.2.5. Cung cấp các dịch vụ chéo ............................................................................................................... 18
2. Mô hình và các giả thiết trong mô hình chấp nhận công nghệ Ebanking. ................................................... 19
2.1. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ..................................................................................... 24
2.1.1. Thực trạng phát triển dịch vụ Ebanking tại Việt Nam ....................................................................... 24
2.1.2. Thực trạng phát triển dịch vụ Ebanking trên địa bàn thành phố Huế. .............................................. 25
2.1.2.1. Thuận lợi ......................................................................................................................................... 26
2.1.2.2. Khó khăn ......................................................................................................................................... 27
2.2. Kết quả nghiên cứu ................................................................................................................................... 28
2.2.1. Thang đo ............................................................................................................................................. 28
2.2.2. Quy trình khảo sát .............................................................................................................................. 30
2.2.3. Kết quả khảo sát ................................................................................................................................. 31
2.2.3.1. Phân tích mô tả ............................................................................................................................... 31
2.2.3.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha ...................................................... 33
2.2.4. Nhận xét: ............................................................................................................................................ 46

Sơ đồ 1.2: Mô hình nghiên cứu ngân hàng điện tử ở Việt Nam………………...19
Bảng 1.2: Hệ thống phần mềm được áp dụng tại các ngân hàng thương mại ….
…………………………………………………………………………………...23
Bảng 1.3: Thị phần thẻ ATM trên địa bàn thành phố Huế………………………26
Bảng 1.4: Thang đo các thành phần trogn mô hình……………………………...27
Bảng 1.5: Mô tả đối tượng khách hàng…………………………………………..29
Bảng 1.6: Các dịch vụ của Ebanking…………………………………………….30
Bảng 1.7: Các tiện ích của Ebanking…………………………………………….30
Bảng 1.8: Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha………
……………………………………………………………………………………33
Bảng 1.9: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s trong phân tích nhân tố…………
……………………………………………………………………………………35
Bảng 2.0: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s của nhân tố dự định……………..36
Bảng 2.1: Kết quả rút trích nhân tố dự định………………………………………36
Bảng 2.2: Các hệ số của mô hình hồi quy bội…………………………………….37
Bảng 2.3: Các hệ số Beta của mô hình hồi quy bội……………………………….38
Biểu đồ 1.1: Biểu đồ phần dư chuẩn hóa………………………………………….39
Bảng 2.4: Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư……………………………….40
Nhóm 3_K41-TCNH Page 4
Báo Cáo Thực Tập Giáo Trình 2010
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự cần thiết của nghiên cứu
Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là ngành công nghệ thông
tin, đã tác động đến mọi mặt hoạt động của đời sống, kinh tế-xã hội, làm thay đổi nhận
thức và phương pháp sản xuất kinh doanh của nhiều lĩnh vực, nhiều ngành kinh tế
khác nhau trong đó có lĩnh vực ngân hàng. Những khái niệm về NHĐT, giao dịch trực
tuyến, thanh toán trên mạng… đã bắt đầu trở thành xu thế phát triển và cạnh tranh của
các NHTM ở Việt Nam. Phát triển các dịch vụ ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ
thông tin - NHĐT- là xu hướng tất yếu, mang tính khách quan, trong thời đại hội nhập
kinh tế quốc tế. Lợi ích đem lại của NHĐT là rất lớn cho khách hàng, ngân hàng và

3. Đối tượng nghiên cứu
Cán bộ - công nhân viên đang/có dự định sử dụng dịch vụ NHĐT của các Ngân hàng.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian:
+ Số liệu sơ cấp: Tiến hành điều tra khách hàng để thu thập số liệu sơ cấp vào 10/2010.
+ Số liệu thứ cấp: Số liệu của các chi nhánh Ngân hàng năm 2009.
- Về không gian: Hệ thống các Ngân hàng trên địa bàn Thành phố Huế.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện thông qua 2 bước chính: nghiên cứu sơ bộ thông qua
phương pháp định tính và nghiên cứu chính thức thông qua phương pháp định lượng.
- Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp định tính:
Đọc, tổng hợp, phân tích từ internet, giáo trình, sách báo, các tài liệu có liên quan,
tham khảo, phỏng vấn, trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng. Mục đích
của nghiên cứu này dùng để điều chỉnh, bổ sung hay loại bỏ các nhân tố của mô hình
chấp nhận công nghệ trong nghiên cứu Ebanking.
- Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng:
Nhóm 3_K41-TCNH Page 6
Báo Cáo Thực Tập Giáo Trình 2010
Sau khi sử dụng số liệu từ các báo cáo tài chính của các ngân hàng, tiến hành xử lý số
liệu bằng phần mềm Excell, sử dụng phương pháp phân tích và so sánh để đưa ra nhận
xét thực trạng.
Đồng thời thông qua bảng câu hỏi để thu thập thông tin từ khách hàng là cán bộ công
nhân viên đang sử dụng dịch vụ Ebanking tại thành phố Huế. Thông tin thu thập được
sẽ được xử lý thông qua phần mềm SPSS 16.0. Thang đo sau khi được đánh giá bằng
phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Anpha sẽ được phân tích nhân tố, đưa ra mô hình
hồi quy tuyến tính để có cơ sở kết luận một cách hợp lý và có khoa học.
6. Ý nghĩa của đề tài
Nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp thích hợp và khả thi để hoàn thiện hơn khả năng
cung ứng dịch vụ NHĐT tại Thành phố Huế, đồng thời mở rộng sản phẩm dịch vụ này
một cách có hiệu quả theo tiến trình hiện đại hóa ngân hàng, đưa sản phẩm dịch vụ

hình thức về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành
khách đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ.”
Nhóm 3_K41-TCNH Page 8
Báo Cáo Thực Tập Giáo Trình 2010
Như vậy, định nghĩa này cho thấy phạm vị hoạt động của TMĐT là rất rộng, bao quát
tất cả các lĩnh vực của hoạt động kinh tế, trong đó hoạt động mua bán hàng hóa và
dịch vụ chỉ là một phạm vi rất nhỏ.
Tóm lại, TMĐT là tất cả các phương pháp tiến hành kinh doanh của cá nhân hay tổ
chức thông qua các kênh điện tử mà phổ biến nhất là thông qua mạng internet toàn
cầu, dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu giữa các bên giao thương với nhau dưới dạng
văn bản, âm thanh hoặc hình ảnh.
1.2. Dịch vụ ngân hàng điện tử
Theo giáo trình Marketing ngân hàng (Nguyễn Minh Hiền, 2009): “NHĐT được hiểu
là một mô hình ngân hàng cho phép khách hàng truy cập từ xa đến ngân hàng nhằm:
thu thập thông tin; thực hiện các giao dịch thanh toán tài chính, tài chính dựa trên các
khoản lưu ký của ngân hàng; sử dụng các sản phẩm dịch vụ mới. NHĐT là hệ thống
kênh phân phối phát triển dựa trên cơ sở sử dụng công nghệ thông tin hiện đại vào việc
tổ chức cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Các giao dịch điện tử được thực hiện
thông qua các phương tiện giao dịch điện tử: Máy thanh toán tại điểm bán hàng
(EFTPOS), máy rút tiền tự động (ATM), ngân hàng qua điện thoại, ngân hàng qua
mạng internet, ngân hàng qua mạng nội bộ.”
Trên thực tế, những giao dịch về thẻ cũng được các NHTM coi là dịch vụ ngân hàng
điện tử. Tuy nhiên hiện nay, các ngân hàng tách riêng nghiệp vụ thẻ, một phần vì đây
là loại hình ngân hàng điện tử đầu tiên phát triển tại Việt Nam nhằm mục đích huy
động vốn.
Dịch vụ ngân hàng điện tử được giải thích như là khả năng của một khách hàng có thể
truy cập từ xa vào một ngân hàng nhằm: thu thập thông tin, thực hiện các giao dịch
thanh toán, tài chính dựa trên các khoản lưu ký tại ngân hàng đó, đăng ký sử dụng dịch
vụ mới (Trương Đức Bảo, 2003).
Dịch vụ NHĐT là hệ thống phần mềm vi tính cho phép khách hàng tìm hiểu hay mua dịch vụ

kênh phân phối như chi nhánh, mạng internet, mạng không dây…giúp cho việc xử lý
theo yêu cầu và phục vụ khách hàng được nhanh chóng và chính xác hơn.
1.3.4. Ngân hàng điện tử (E-bank)
Chính là mô hình lý tưởng của một ngân hàng trực tuyến trong nền kinh tế điện tử, một
sự thay đổi hoàn toàn trong mô hình kinh doanh và phong cách quản lý. Những ngân
hàng này sẽ tận dụng sức mạnh thực sự của mạng toàn cầu nhằm cung cấp toàn bộ các
giải pháp tài chính cho khách hàng với chất lượng tốt nhất. Từ những bước ban đầu là
cung cấp các sản phẩm và dịch vụ hiện hữu thông qua nhiều kênh riêng biệt, ngân
Nhóm 3_K41-TCNH Page 11
Báo Cáo Thực Tập Giáo Trình 2010
hàng có thể sử dụng nhiều kênh liên lạc này nhằm cung cấp các giải pháp khác nhau
cho từng đối tượng khách hàng chuyên biệt.
Nhóm 3_K41-TCNH Page 12
Báo Cáo Thực Tập Giáo Trình 2010
1.4. Các dịch vụ ngân hàng điện tử
Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống công nghệ thông tin trong những năm gần đây đã
ảnh hưởng rõ nét đến sự phát triển của công nghệ ngân hàng bằng việc cho ra đời các
dịch vụ NHĐT và các phương tiện TTĐT.
1.4.1. Internet Banking
Dịch vụ này giúp khách hàng chuyển tiền trên mạng thông qua các tài khoản cũng như
kiểm soát hoạt động của các tài khoản này. Để tham gia khách hàng truy cập vào
website của ngân hàng và thực hiện giao dịch tài chính, truy vấn thông tin cần thiết.
Khách hàng cũng có thể truy cập vào các website khác để mua hàng và thực hiện thanh
toán với ngân hàng. Tuy nhiên, khi kết nối internet thì ngân hàng phải có hệ thống bảo
mật đủ mạnh để đối phó với rủi ro trên phạm vi toàn cầu. Đây là trở ngại lớn đối với
các ngân hàng tại Việt Nam vì đầu tư vào hệ thống bảo mật rất tốn kém.
1.4.2. Home Banking
Với ngân hàng tại nhà, khách hàng giao dịch với ngân hàng qua mạng nhưng là mạng
nội bộ (intranet) do ngân hàng xây dựng riêng. Các giao dịch được tiến hành tại nhà,
văn phòng, công ty thông qua hệ thống máy tính nối với hệ thống máy tính của ngân

Do quản lý dữ liệu tập trung nên khách hàng có tài khoản tại bất kỳ chi nhánh nào vẫn
gọi về một số điện thoại cố định của trung tâm này để được cung cấp mọi thông tin
chung và cá nhân. Khác với Phone Banking chỉ cung cấp các loại thông tin được lập
trình sẵn, Call Center có thể linh hoạt cung cấp thông tin hoặc trả lời các thắc mắc của
khách hàng. Nhược điểm của Call Center là phải có người trực 24/24 giờ.
1.5. Phương tiện giao dịch thanh toán điện tử
1.5.1. Tiền điện tử (Digital Cash)
Tiền điện tử là phương tiện thanh toán trên internet. Người muốn sử dụng tiền điện tử
gởi yêu cầu tới ngân hàng. Ngân hàng phát hành tiền điện tử sẽ phát hành một bức
điện được ký phát bởi mã cá nhân (private key) của ngân hàng và được mã hóa bởi
khoá công khai (public key) của khách hàng. Nội dung bức điện bao gồm thông tin xác
định người phát hành, địa chỉ internet, số lượng tiền, số seri, ngày hết hạn (nhằm tránh
Nhóm 3_K41-TCNH Page 14
Báo Cáo Thực Tập Giáo Trình 2010
việc phát hành hoặc sử dụng hai lần). Ngân hàng sẽ phát hành tiền với từng khách
hàng cụ thể. Khách hàng cất tiền điện tử trong máy tính cá nhân.
Khi thực hiện giao dịch mua bán, khách hàng gửi tới nhà cung cấp một thông điệp điện
tử được mã hóa bởi khóa công khai của nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ. Nhà cung cấp
dùng khóa riêng của mình để giải mã thông điệp, đồng thời kiểm tra tính xác thực của
thông điệp thanh toán này với ngân hàng phát hành cũng bằng mã khóa công khai của
ngân hàng phát hành và kiêm tra số seri tiền điện tử.
1.5.2. Séc điện tử (Digital Cheque)
Cũng sử dụng kỹ thuật tương tự như trên để chuyển séc và hối phiếu điện tử trên mạng
internet. Séc điện tử có nội dung giống như séc thường, chỉ khác biệt duy nhất là séc
này được ký điện tử (tức là việc mã hóa thông điệp bằng mật mã cá nhân của người ký
séc). Khi ngân hàng của người thụ hưởng thực hiện nghiệp vụ nhờ thu séc, họ sẽ đánh
dấu lên thông điệp điện tử và việc thông điệp này được mã hóa bởi mã hóa công khai
của ngân hàng phát hành séc sẽ là cơ sở cho việc thanh toán séc điện tử này.
1.5.3. Thẻ thông minh – Ví điện tử (Stored Value Smart Card)
Là loại thẻ nhựa gắn với một bộ vi xử lý (micro - processor chip). Người sử dụng thẻ

động đến hoạt động của các ngân hàng, thúc đẩy sự hình thành các ngân hàng lớn. Bên
cạnh đó, nó tác động đến sự phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin, lĩnh vực
thanh toán qua ngân hàng.
Ngoài ra, sự phát triển của các dịch vụ NHĐT giúp cho việc liên kết giữa các ngân hàng ngày
càng chặt chẽ, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ. Không chỉ củng cố mối
quan hệ giữa các ngân hàng, nó còn tăng cường mối quan hệ giữa lĩnh vực ngân hàng
và các lĩnh vực khác như tài chính, bảo hiểm, chứng khoán, du lịch, xây dựng, pháp
luật, dịch vụ, văn hóa xã hội,…
1.6.2. Tính ưu việt của dịch vụ ngân hàng điện tử
1.6.2.1. An toàn, nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm thời gian
Khách hàng có thể sử dụng dịch NHĐT ở bất cứ địa điểm nào và bất kỳ khoảng thời
gian nào. NHĐT có thể phục vụ khách hàng 24/24 giờ và cả 7 ngày trong tuần.
Dịch vụ NHĐT đặc biệt có ý nghĩa đối với những khách hàng không có thời gian đến
giao dịch trực tiếp với ngân hàng, khách hàng có số lượng giao dịch không nhiều hoặc
có số lượng giao dịch nhiều nhưng số tiền từng lần giao dịch không lớn.
Nhóm 3_K41-TCNH Page 16
Báo Cáo Thực Tập Giáo Trình 2010
Một tin nhắn hay một cuộc điện thoại hoặc vài giây truy cập website đã có thể giúp
khách hàng thỏa mãn nhu cầu giao dịch của mình với ngân hàng một cách an toàn và
nhanh chóng. Ngoài ra, khách hàng được ngân hàng phục vụ tận nơi với những thông
tin mới nhất như biến động tỷ giá, tra cứu thông tin tài chính của đối tác, xem biến
động giá chứng khoán. Hơn nữa, với những tiêu chuẩn chuẩn hóa, khách hàng được
phục vụ tận tụy thay vì phải tùy thuộc vào thái độ phục vụ khác nhau của các nhân
viên ngân hàng.
Đây là những tiện ích mà ngân hàng truyền thống khó có thể đạt được với tốc độ
nhanh chóng, an toàn so với ngân hàng điện tử.
Bảng 1.1: So sánh hệ thống công nghệ cũ và mới
Stt Tiêu chí Hệ thống công nghệ cũ Hệ thống công nghệ mới
Khả năng bảo mật và toàn vẹn dữ liệu Thấp Cao
Mô hình xử lý tập trung Không đáp ứng Đáp ứng

muốn thực hiện giao dịch thanh toán thì phải trực tiếp đến ngân hàng, do vậy để tiện
lợi cho khách hàng thì ngân hàng phải mở thêm các chi nhánh hoặc quầy giao dịch.
Nhưng khi dịch vụ TTTT ra đời thì ngân hàng có thể giảm bớt chi phí mở quầy giao
dịch, từ đó giảm chi phí tiền lương và tăng cường tính hiệu quả của việc sử dụng lao
động.
1.6.2.3. Mở rộng phạm vi hoạt động cho ngân hàng
NHĐT giúp cho các NHTM quảng bá được các sản phẩm, dịch vụ và hình ảnh của
mình một cách hiệu quả. Chính vì vậy, ngân hàng không cần mở thêm chi nhánh hay
phòng giao dịch nhưng vẫn được khách hàng biết đến và tiến hành quan hệ giao dịch.
1.6.2.4. Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng
NHĐT là một dịch vụ có khả năng giữ và thu hút khách hàng cao. Những tiện ích có
được từ công nghệ ứng dụng, phần mềm, các nhà cung cấp mạng, sẽ thu hút và giữ
khách hàng sử dụng, quan hệ giao dịch với ngân hàng, và dần trở thành khách hàng
truyền thống của ngân hàng.
Các dịch vụ TTĐT cung cấp cho khách hàng sản phẩm và dịch vụ đa dạng hơn, từ đó
tăng cường sự tín nhiệm của khách hàng. Khách hàng sẽ không chuyển sang giao dịch
với ngân hàng khác khi mà họ có thể nhận được mọi thông tin, cũng như thực hiện các
giao dịch ngay khi họ đang ở đâu và trong khoảng thời gian nào.
Với mô hình kinh doanh đa năng nên NHĐT có khả năng cung ứng sản phẩm, dịch vụ
cho mọi đối tượng khách hàng và nhiều lĩnh vực kinh doanh. Chính nhờ tiện ích này
mà ngân hàng có thể mở rộng đối tượng khách hàng và tăng thị phần của mình.
1.6.2.5. Cung cấp các dịch vụ chéo
Ngoài những sản phẩm, dịch vụ của mình, các ngân hàng có thể liên kết với các công
ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty tài chính khác để đưa ra các sản phẩm tiện
Nhóm 3_K41-TCNH Page 18
Báo Cáo Thực Tập Giáo Trình 2010
ích nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng về các dịch vụ liên quan: ngân hàng,
bảo hiểm, đầu tư chứng khoán, đầu tư vàng…
Tóm lại, dịch vụ NHĐT có rất nhiều tiện ích và đang thể hiện được tính ưu việt ở thời
điểm hiện tại cũng như trong tương lai. Dịch vụ NHĐT là hướng chiến lược mà các

TPB nguyên
thuỷ
Sự tiếp cận IB-chiến
lược cho một
quốc gia
đang phát
triển
- Nhân tố khuyến khích: sự hữu ích
cảm nhận và đặc điểm của
website
- Nhân tố cản trở: môi trường bên
ngoài.
Malaysia
Petrus
Guriti
ng,
Nelso
n Oly
Ndub
isi
TAM mở
rộng,
thêm
hai
biến
là sự
tự tin

kinh
nghiệ

TPB nguyên
thuỷ
Các nhân tố ảnh
hưởng đến
thái độ và sự
chấp nhận IB
- Kinh nghiệm về máy tính, kinh
nghiệm giao dịch với ngân
hàng và thái độ ảnh hưởng
mạnh đến ý định.
- Biến nhân khẩu học ảnh hưởng đến
ý định - Nhóm tham khảo
không có ảnh hưởng.
Đài Loan
Yi-Shun
Wang
, Yu-
Min
Wang
,
Hsin-
Hui
Lin,
Tzun
g –I
Tang
TAM mở
rộng,
thêm
vào

- Sự dễ sử dụng, sự hữu ích cảm nhận
và sự tự tin ảnh hưởng đến ý
định sử dụng.
- Biến tin cậy không có ảnh hưởng
Nhóm 3_K41-TCNH Page 20
Báo Cáo Thực Tập Giáo Trình 2010
hai
biến
là sự
tự tin
và rủi
ro
Estonia
Kent
Erick
sson,
katri
Kere
m,
Danie
l
Nilss
on
TAM mở
rộng,
thêm
vào 1
biến
là sự
rủi ro

công nghiệp phát triển gần nửa thế kỷ cũng giải thích được phần nào việc thiếu tự chủ
về công nghệ của một bộ phận lớn người dân Việt Nam. Vì vậy sự tự chủ càng thể
hiện vai trò quan trọng trong việc đo lường mức chấp nhận NHĐT ở Việt Nam, những
người có sự tự chủ tin học cao sẽ có khả năng sử dụng hệ thống nhiều hơn.
- Sự thuận tiện có mối quan hệ với sự dễ sử dụng cảm nhận (H4), đó là việc khách
hàng cảm thấy thoải mái về việc đăng nhập/thoát khỏi hệ thống, địa điểm giao dịch,
thời gian giao dịch… Nghiên cứu của Dennis và Papamatthaiou (2003) về động cơ
mua sắm trực tuyến đã chứng tỏ sự thuận tiện có tương quan chặt chẽ với dự định giao
dịch trực tuyến và sự thuận tiện cũng có mối quan hệ đồng biến với việc sử dụng ngân
hàng trực tuyến (Polatoglu và Ekin, 2001; Gerard và Cunningham, 2003). Với thực
trạng cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ ở Việt Nam, đây sẽ là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến sự
dễ sử dụng cảm nhận.
- Sự dễ sử dụng cảm nhận có mối quan hệ với Ích lợi cảm nhận (H5) (Davis, 1989).
Đây là hai biến niềm tin trong mô hình TAM nguyên thủy. Người sử dụng cảm thấy hệ
thống là hữu ích khi nhờ đó họ thực hiện giao dịch nhanh hơn, dễ sử dụng, nâng cao
hiệu quả… Mặt khác, khách hàng cũng sẽ không cảm nhận được lợi ích mà NHĐT
đem lại nếu họ không thấy dễ sử dụng hệ thống.
- Thái độ có mối quan hệ với sự dễ sử dụng cảm nhận (H6) và ích lợi cảm nhận
(H7). Theo đó, cá nhân sẽ dự định sử dụng hệ thống khi họ có thái độ tích cực và
ngược lại không chấp nhận hệ thống khi họ có thái độ tiêu cực đối với việc sử dụng
(Davis và cộng sự, 1989).
Nhóm 3_K41-TCNH Page 22
Báo Cáo Thực Tập Giáo Trình 2010
- Dự định có mối quan hệ với ích lợi cảm nhận (H8) và thái độ (H9). Cá nhân có dự định
hướng đến hành vi khi họ tin sẽ nâng cao hiệu quả công việc. Sự nâng cao này đem lại
những lợi ích khác nhau và tác động trở lại hành vi (Davis và cộng sự, 1989). Ích lợi
cảm nhận cũng là một trong những biến mạnh nhất ảnh hưởng đến dự định sử dụng
(Venkatesh và Davis, 2000).
Nhóm 3_K41-TCNH Page 23
Báo Cáo Thực Tập Giáo Trình 2010

Báo Cáo Thực Tập Giáo Trình 2010
Bảng 1.2: Hệ thống phần mềm được áp dụng tại các ngân hàng
STT NGAN HANG
HE THONG PHAN MEM
AP DUNG
XEP HANG
TU 2004-
2009
1 BIDV ,VCB, CTG, MSB
SIBS ( Sikverlake Integrated
Banking Solutions)
9,9,9,8,9,10
2
Techcombank, Sacombank,
Vpbank.. (gần 20
NH)
Temenos T24 1,2,1,1,1,1,
3
Habubank, Lien Viet,
Tien Phong…
Symbol System Access 12,10,9,10,9,10
(Nguồn:htpp://www.inntron.com/corebanking.html)
Với những đặc điểm đó, thị trường Việt Nam hứa hẹn một tương lai tốt cho sự tồn tại và phát
triển mạnh mẽ các nghiệp vụ NHHĐ trong thời gian tới.
2.1.2. Thực trạng phát triển dịch vụ Ebanking trên địa bàn thành phố Huế.
Trong những năm gần đây, dịch vụ NHĐT đã bắt đầu phát triển ở Huế. Các ngân hàng chi
nhánh Huế đều có Website riêng cung cấp cho khách hàng các thông tin về lãi suất, tỷ
giá, điểm đặt máy ATM, giao dịch máy POS, các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng,…
Bảng 1.3: Thị phần thẻ ATM trên địa bàn thành phố Huế năm 2009
NGÂN HÀNG SỐ MÁY ATM SỐ THẺ ĐÃ PHÁT HÀNH THỊ PHẦN THẺ ATM


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status