sáng kiến kinh nghiệm làm thế nào để phòng chống tai lạn thương tích - Pdf 24

MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Lý do chọn đề tài 2
2. Xác định mục đích, phương
pháp, giới hạn
3
3. Đối tượng nghiên cứu 3
B/ NỘI DUNG ĐỀ TÀI 4
1. Cơ sở lý luận 4
2. Phân tích thực trạng 5
3. Các biện pháp thực hiện 7
3.1. Tìm hiểu nguyên nhân HS
thường bị TNTT
7
3.2. Triển khai chuyên đề tập
huấn phòng tránh TNTT cho
trẻ em
8
3.3. Chỉ đạo triển khai cụ thể
các biện pháp phòng tránh
TNTT cho HS trường TH Tân
Hiệp
9
C/ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 17
1. Kết quả 17
2. Bài học kinh nghiệm 18
2. Kết luận 18
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ :
1. Lý do chọn đề tài
TNTT Trẻ em hiện đang là vấn đề y tế công cộng cần được quan tâm.

Người thực hiện : Lâm Thị Kim Oanh
2
Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của chuyên đề phòng
tránh TNTT trong trường TH Tân Hiệp.
3. Đối tượng nghiên cứu :
Chương trình giáo dục kỹ năng phòng tránh TNTT cho trẻ em.
HS trường Tiểu học Tân Hiệp; ( năm học 2009 – 2010; 2010 – 2011;
2011 – 2012)
GV dạy lớp , GV bộ môn, TPT đội trường Tiểu học Tân Hiệp.
B/ NỘI DUNG ĐỀ TÀI :
1. Cơ sở lý luận
TNTT là những thương tổn thực thể trên cơ thể người do tác động của
những năng lượng là các tác nhân gây nên( bao gồm cơ học, nhiệt, điện, hóa
học, phóng xạ ,… ) với mức độ, tốc độ khác nhau, quá sức chịu đựng của cơ
thể người . Ngoài ra TNTT còn là những sự thiếu hụt các yếu tố cần thiết
cho sự sống như thiếu ô xy trong trường hợp đuối nước, bóp nghẹt, giảm
nhiệt độ trong môi trường cóng lạnh.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến TNTT ở học sinh tiểu học : Đó là vấn đề
an toàn cho trẻ ở 3 môi trường: gia đình – nhà trường – xã hội chưa thật sự
đảm bảo giảm thiểu các nguy cơ gây ra TNTT. Công tác truyền thông, giáo
dục chưa đủ mạnh để có thể chuyển đổi hành vi ứng xử trong cộng đồng,
nhất là gia đình và trường học trong việc phòng chống TNTT trẻ em . Đối
với trường học, nguyên nhân dẫn đến các TNTT nêu trên là do điều kiện,
môi trường sinh hoạt và học tập của học sinh còn nhiều bất cập, chưa bảo
đảm đầy đủ an toàn phòng chống TNTT ; công tác truyền thông giáo dục
chưa đồng bộ, chưa sâu rộng do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh hiếu
Người thực hiện : Lâm Thị Kim Oanh
3
động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có kiến thức, kĩ năng phòng tránh
nên rất dễ bị TNTT.


TNTT của HS thường bị chấn thương phần mềm : xây xát da trên cơ
thể (khủy tay, đầu gối, cằm, mặt,…); gai, đá nhọn đâm vào chân có trường
hợp gãy tay ( 2 trường hợp).
Qua thực trạng trên, tôi nhận thấy thực hiện tốt cống tác phòng tránh
TNTT cho HS mới: đảm bảo môi trường học tập an toàn cho HS; đảm bảo
về sức khỏe cho HS; Phụ huynh HS an tâm khi gửi con em tới trường, từ đó
chất lượng dạy học cũng được nâng cao.
3. Các biện pháp thực hiện
Để khắc phục tình trạng học sinh bị TNTT trong trường học thì có rất
nhiều các biện pháp khác nhau. Theo tôi để thực hiện tốt công việc này thì
người quản lý cần phải thực hiện tốt một số biện pháp sau :
3.1. Tìm hiểu nguyên nhân HS thường bị TNTT
Cuối năm học 2009 – 2010, tôi đã tiến hành khảo sát tình TNTT của HS
xãy ra trong trường:
Tổng số HS trong toàn trường : 356/173 nữ
Số lớp : 14
Số GVCN : 14
GV bộ môn : 5
Người thực hiện : Lâm Thị Kim Oanh
5
Số trường hơp bị TNTT xảy ra trong năm học 2009 - 2010 : 26 trường
hợp (gãy tay, chấn thương phần mềm, xây xát da trên cơ thể: khủy tay, đầu
gối, cằm, mặt, )
Qua khảo sát giáo viên và học sinh cho thấy :
- TNTT do ngã cao nhất : 24/26 tỉ lệ 92.3 %
- TNTT do vật sắc nhọn: 2/26 tỉ lệ 7.7 %
- TNTT khác : không
Nguyên nhân :
Từ phía học sinh: do các em chạy nhảy, nô đùa trong giờ ra chơi, trong

Xây dựng trường học an toàn phòng tránh TNTT cho HS.
Tóm lại, thông qua tập huấn CB, GV – NV sẽ nâng cao hơn ý thức
phòng tránh TNTT cho trẻ em tại trường học, nhằm giảm tỉ lệ tử vong và tàn
tật ở trẻ em do TNTT gây ra. Đây là đóng góp thiết thực vào việc thực hiện
Luật bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, Công ước quốc tế về Quyền trẻ
em một cách thiết thực nhất.
3.3. Chỉ đạo, triển khai cụ thể các biện pháp phòng tránh TNTTcho HS
trong trường Tiểu học Tân Hiệp .
 Chỉ đạo cho Tổng phụ trách đội, cho GVCN thực hiện tốt công tác tuyên
truyền.
Giúp HS: nhận ra nguy cơ và hậu quả của TNTT , hậu quả của TNTT
đối với HS và nhà trường
Cung cấp cho HS kiến thức đúng và đầy đủ để HS hiểu về nguyên nhân
TNTT, các loại hình TNTT , cách phòng tránh TNTT, phương pháp xử lý
hiệu quả khi TNTT xảy ra.
Người thực hiện : Lâm Thị Kim Oanh
7
Hình thức tuyên truyền: thông qua băng ron, hình ảnh, tài liệu và được
TPT đội, GV tuyên truyền trong sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt chủ nhiệm,
thông qua các bài học,…
Học sinh toàn trường trong buổi tuyên truyền về phòng tránh TNTT
 Chỉ đạo cho giáo viên hướng dẫn HS lên xuống cầu thang:
Tôi đề ra các biện pháp sau:
Thứ nhất, ngoài cầu thang dành cho HS ở dãy phòng học, tôi sử dụng
cầu thang ở khu hành chính (vì cầu thang khu hành chính gần với các lớp
học của HS lớp 4, 5. Tôi bố trí như sau:
- HS lớp 4.5 lên xuống cầu thang ở khu hành chính.
- HS lớp 1,2 lên xuống cầu thang ở dãy phòng học.
Người thực hiện : Lâm Thị Kim Oanh
8


Học sinh khởi động trước khi học các nội dung trong giờ học
Sau khi cho HS khởi động sẽ hạn chế được tình trạng trật các khớp tay
chân trong quá trình học động tác nhảy cũng như chơi trò chơi
GV làm mẫu động tác nhảy, HS tập 4 đến 5 lần; GV lưu ý khoảng cách
giữa các HS tránh để tình trạng HS va quẹt vào nhau.
Người thực hiện : Lâm Thị Kim Oanh
12
Học sinh nhảy dây trong giờ học thể dục
 Quản lý cơ sở vật chất:
Cơ sở vật chất khang trang nhưng vẫn còn nhiều yếu tố gây mất an
toàn cho HS. Vì vậy, người quản lý cần phải:
Thường xuyên kiểm tra cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.:
Bàn ghế hỏng, không chắc chắn phải được sửa chữa ngay; Cửa kính
vỡ cần dọn dẹp và thay mới, đóng chặt cửa khi có gió lớn đề phòng kính va
đập sẽ dễ vỡ; không cho HS chơi đá banh vào khu vực phòng học, khu vực
hành chính.
Kiểm tra tay vịn cầu thang thường xuyên.
Nhắc nhở phục vụ dọn dẹp, lau chùi cầu thang, hành lang, khu vực
nhà vệ sinh khô ráo.
Không kê các ghế đá gần lan can các phòng học trên lầu.
Các trang thiết bị dạy học cần được sửa chữa hoặc thay thế khi bị hư
hỏng.
Người thực hiện : Lâm Thị Kim Oanh
13
Nhân viên phục vụ lau sàn nhà vệ sinh
C/ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết quả của việc ứng dụng đề tài
Qua việc chỉ đạo GV thực hiện phòng tránh TNTT cho HS, cùng với
sự nỗ lực, phấn đấu nhiệt tình trong việc phòng tránh TNTT cho HS của đội

Giáo dục kĩ năng sống cho HS thông qua các giờ học, sinh hoạt chủ
nhiệm, sinh hoạt dưới cờ.
Quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch
phòng chống TNTT trong trường học. Tuyên dương, động viên các giáo
viên thực hiện tốt công tác phòng chống TNTT cho HS trong trường học;
phê bình, nhắc nhở kịp thời những giáo viên thực hiện chưa tốt. Đưa nội
dung phòng chống TNTT cho học sinh là cơ sở quan trọng để đánh giá kết
quả công tác chủ nhiệm, công tác quản lý lớp trong giờ học của giáo viên.
3. Kết luận
Qua thực tế quá trình quản lý, chỉ đạo việc phòng tránh TNTT cho HS
trong trường học cùng với những kinh nghiệm của bản thân và sự nghiên
cứu học hỏi đồng nghiệp, tôi nhận thấy phần trình bày trên còn có những hạn
chế nhất định. Vì vậy tôi rất mong sự góp ý chân thành của các cấp lãnh đạo
để cho đề tài của tôi ngày càng hoàn thiện hơn.
Người thực hiện : Lâm Thị Kim Oanh
15
Tân Hiệp, ngày 15 tháng 01 năm 2013

Người viết
Lâm Thị Kim Oanh
Người thực hiện : Lâm Thị Kim Oanh
16


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status