Các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch - Pdf 24

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI NÓI ĐẦU
NỘI DUNG....................................................................................................................3
I. Khái quát chung về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch...........................................3
1. Định nghĩa mua bán hàng hóa qua sở giao dịch........................................................3
2. Đặc điểm của mua bán hàng hóa qua sở giao dịch....................................................3
2.1. Mua bán hàng hóa qua SGD là hoạt động thương mại.......................................3
2.2. Về chủ thể...........................................................................................................3
2.3. Hình thức mua bán hàng hóa thông qua SGD....................................................4
2.4. Về phương thức giao dịch ..................................................................................4
2.5. Đối tượng của quan hệ MBHHQSGDHH..........................................................5
3. Ý nghĩa của hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch.....................................5
II. Pháp luật hiện hành về MBHHQSGDHH ở Việt Nam.............................................5
1. Về tổ chức và hoạt động của SGDHH.......................................................................6
1.1. Địa vị pháp lý của SGDHH................................................................................6
1.2. Điều kiện để thành lập SGDHH.........................................................................7
1.3. Quyền và trách nhiệm của SGDHH....................................................................7
1.4. Thành viên của SGDHH.....................................................................................7
2. Hoạt động mua bán hàng hoá qua SGDHH...............................................................8
2.1. Hợp đồng mua bán hàng hoá qua SGDHH.........................................................8
2.2. Loại hàng hoá được phép đưa vào giao dịch .....................................................9
2.3. Phương thức giao dịch......................................................................................10
2.4. Phương thức thực hiện hợp đồng......................................................................10
2.5. Chế độ ủy thác mua bán hàng hóa qua sở giao dịch.........................................11
1
3. Quản lí nhà nước và cơ chế giải quyết tranh chấp, vi phạm, khiếu nại, tố cáo liên
quan đến hoạt động MBHHQSGDHH........................................................................11
4. Một số hành vi bị cấm trong mua bán hàng hóa qua sở giao dịch...........................11
5. Sở giao dịch hàng hóa của Việt Nam......................................................................12
III. Nhận xét về các quy định của pháp luật hiện hành về mua bán hàng hóa qua Sở
giao dịch.......................................................................................................................13

Có thể thấy, khái niệm mua bán hàng hóa qua SGDHH của LTM năm 2005 đã
thể hiện đầy đủ bản chất của hoạt động mua bán hàng hóa qua SGDHH.
2. Đặc điểm của mua bán hàng hóa qua sở giao dịch
Mua bán hàng hóa qua SGDHH có những đặc điểm sau:
2.1. Mua bán hàng hóa qua SGD là hoạt động thương mại
Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm sinh
lợi khác. Như vậy, mua bán hàng hóa qua SGD là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi,
hay nói cách khác là hoạt động kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận của các chủ thể
khi tham gia vào quan hệ thương mại.
2.2. Về chủ thể
Tham gia vào hoạt động MBHHQSGD gồm những chủ thể chính sau:
Thứ nhất, khách hàng (hay những người có nhu cầu mua bán hàng hoá qua
SGD hàng hoá) là tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của SGDhàng hoá, thực
hiện hoạt động MBHHQSGDHH thông qua việc uỷ thác cho thành viên kinh doanh
của SGDHH. Khách hàng là chủ thể hợp đồng mua bán hàng hoá qua SGD và không
bắt buộc phải là thương nhân, chỉ là các tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua bán hàng
hoá qua sở giao dịch. Tuy nhiên, khách hàng không trực tiếp giao dịch tại SGD mà
phải uỷ thác cho thành viên kinh doanh của SGD để thực hiện hoạt động mua hoặc
bán hàng hoá qua sở giao dịch.
Thứ hai, thành viên kinh doanh của SGDHH. Thành viên kinh doanh có quyền
thực hiện các hoạt động mua bán hàng hoá cho chính mình để tìm kiếm lợi nhuận
hoặc nhận uỷ thác MBHHQSGDHH cho khách hàng để hưởng thù lao.
Thứ ba, thành viên môi giới của SGD. Thành viên môi giới thực hiện hoạt
động môi giới MBHHQSGDHH để nhận thù lao. Thành viên môi giới không được
3
nhận uỷ thác của khách hàng như thành viên kinh doanh để MBHHQSGDHH mà chỉ
được thực hiện hoạt động môi giới mua bán hàng hoá qua SGD hàng hoá.
Bên cạnh ba chủ thể chính này, trong mua bán hàng hóa thông qua SGDHH
còn có một số chủ thể khác, đó là các nhà tư vấn thực hiện việc phân tích thị trường,

4
- Thúc đẩy hoạt động mua bán kỳ hạn và quyền chọn của các thành viên. Bản thân sở
không tham gia vào việc mua bán kỳ hạn mà chỉ cung cấp những tiện nghi cho các
bên tham gia vào hoạt động mua bán hàng hóa giao sau tại sở.
2.5. Đối tượng của quan hệ MBHHQSGDHH
Đối tượng của quan hệ MBHHQSGDHH là hàng hoá. Hàng hoá được các bên
thoả thuận giao kết phải là hàng hoá được phép giao dịch tại sở giao dịch; tuân thủ
các quy định về loại hàng, tiêu chuẩn chất lượng, chủng loại và các điều kiện khác mà
SGDHH đặt ra. Theo thông lệ chung, hàng hoá được mua bán tại SGD thường là
những hàng hoá được giao kết với số lượng lớn và có sự biến động mạnh về giá cả, ví
dụ: Nông sản (gạo, hạt tiêu, cà phê, ca cao, ngũ cốc), vàng, kim loại màu, len thô…
Hàng hoá được giao dịch tại SGDHHcó thể chưa hiện hữu vào thời điểm giao kết hợp
đồng (ví dụ: Máy móc chưa sản xuất; nhà chưa hoặc đang xây dựng; gạo, cà phê, ca
cao, cao su, bông vải…chưa đến vụ thu hoạch). Tuy nhiên, chỉ một số hàng hóa nhất
định đáp ứng các tiêu chuẩn do SGDHH theo quy định mới được mua bán thông qua
sở giao dịch.
3. Ý nghĩa của hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch
Có thể nhận thấy SGDHH có ý nghĩa đối với thương nhân ở chỗ, đó là nơi giao
dịch mua bán hàng hóa thật trên cơ sở duy trì các giao dịch có giao hàng và là nơi để
bảo hiểm rủi ro hoặc để đầu cơ trên cơ sở duy trì các giao dịch công cụ tài chính phát
sinh. Tại các SGD hiện đại ngày nay, giao dịch mua bán hàng hóa chỉ chiếm 10%
khối lượng, còn lại là các giao dịch công cụ, nghĩa là các giao dịch mua bán khống
các đối tượng hàng hóa cụ thể và do đó, bảo hiểm rủi ro và đầu cơ trở thành mục đích
chính của thương nhân khi giao dịch qua SGD hàng hóa.Đầu cơ chỉ xảy ra khi nhà
đầu tư tin tưởng vào dự đoán xu hướng thay đổi giá của mình và do đó có nhu cầu
giao dịch. Do đó, bảo hiểm rủi ro là một ý nghĩa hết sức quan trọng cho sự ổn định
kinh doanh. Chính vì yếu tố bảo hiểm rủi ro mà các SGDHH thường là giao dịch các
mặt hành là nguyên liệu đầu vào của sản xuất. Sau này trên thị trường tài chính, nhiều
“mặt hàng” đặt biệt (như chứng khoán, tiền, vàng…) trở thành đối tượng giao dịch
tương lai cũng xuất phát từ nhu cầu bảo hiểm rủi ro như vậy, nó không phải là nguyên

ngoài sở. Trong hoạt động mua bán hàng hóa thông thường, các bên trực tiếp thỏa
thuận với nhau về giá cả, số lượng, phẩm cấp hàng hóa, thời hạn giao nhận mà không
cần phải thông qua một chủ thể trung gian nào. Hay tại thì trường hàng hóa giao sau
ngoài sở, các bên có thể chủ động thỏa thuận với nhau việc mua, bán một lượng hàng
hóa nhất định với các điều khoản về chất lượng, giá cả và thời điểm giao hàng trong
tương lai nhất định mà không thông qua một tổ chức nào. Nhưng đối với hoạt động
mua bán hàng hóa thông qua SGD hàng hóa, thỏa thuận mua bán hàng hóa của các
bên nhất thiết phải thực hiện thông qua SGD hàng hóa. SGDHH đóng vai trò trung
gian, kết nối quan hệ mua bán hàng hóa của các bên mua bán hàng hóa. Để tham gia
được vào quan hệ mua bán này, người mua và người bán phải đáp ứng được những
yêu cầu nhất định so SGDHH đặt ra. Việc mua bán được diễn ra theo một trình tự,
thủ tục chặt chẽ, thống nhất theo quy định của SGD hàng hóa.
6
1.2. Điều kiện để thành lập SGDHH
Theo quy định tại Điều 8 NGhị định 158 SGDHH được thành lập nếu đáp ứng
đủ các điều kiện sau đây:
1. Vốn pháp định là một trăm năm mươi tỷ đồng trở lên;
2. Điều lệ hoạt động phù hợp với quy định của Nghị định này;
3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có bằng đại học, cử nhân trở lên và có thời
gian công tác trong lĩnh vực kinh tế - tài chính ít nhất là 05 năm; có đủ năng lực hành
vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của
Luật Doanh nghiệp;
Như vậy, SGDHH chỉ được thành lập nếu đáp ứng các điều kiện trên, trong đó
Điều lệ hoạt động của SGD phải phản ánh được tư cách thành viên sở giao dịch, loại
hàng hoá, tiêu chuẩn, đơn vị đo lường của hàng hoá giao dịch, mẫu hợp đồng và lệnh
giao dịch, hạn mức giao dịch, kí quỹ, phí giao dịch, phương thức giao dịch, chế độ
thông tin, báo cáo hoạt động, báo cáo tài chính, quản lí rủi ro, giải quyết tranh chấp.
1.3. Quyền và trách nhiệm của SGDHH
Quyền và trách nhiệm của SGDHH SGDHH được quy định khá cụ thể trong
các điều 15, 16 Nghị định của Chính phủ số 158/2006/NĐ-CP. SGDHH có quyền lựa


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status